Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đánh giá tình hình đăng kí đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã vân sơn huyện triệu sơn tỉnh thanh hoá giai đoạn 2005 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.65 KB, 62 trang )

MỤC LỤC

1


1


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi dân tộc, mỗi
Quốc gia, là tặng vật của thiên nhiên cho không con người, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hóa, kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất là mối quan tâm hàng đầu
của mỗi quốc gia trên thế giới và là nội dung quan trọng trong chiến lược phát
triển bền vững toàn cầu.
Đất đai có ý nghĩa rất quan trọng, bất kỳ ngành nào, quốc gia nào cũng
cần đến đất đai. Đất đai có tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ
một tư liệu sản xuất nào khác, nó là nơi cư trú của sinh vật trên toàn trái đất,
là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian không thể
di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người.
Dân tộc Việt Nam đã trãi qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao
nhiêu xương máu, công sức mới tạo lập được vốn đất như ngày nay. Ở nước
ta vấn đề sử dụng đất, bảo vệ đất có hiệu quả càng trở nên cấp thiết do dân số
phát triển nhanh, bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và đất đai ngày
càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và
Luật đất đai 1993 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý, cho nên đất đai phải được thống nhất quản lý từ trung


ương đến địa phương đến từng thửa đất từng chủ sử dụng”.
Để góp phần vào công tác quản lý nhà nước về đất đai thì nhiệm vụ
đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ là rất cần thiết, nhằm thiết lập đầy đủ cơ chế

2


2


pháp lý để nhà nước nắm chắc quỹ đất của quốc gia, nhằm tạo điều kiện cho
chủ đất chủ động khai thác hết mọi tiềm năng đất đai và kiểm soát việc thực
hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Xã Vân Sơn – huyện Triệu Sơn là một xã thuộc vùng bán sơn địa, nằm
ở phía Nam của huyện Triệu Sơn với địa giới hành chính như sau:
- Phía Nam giáp xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn
- Phía Bắc giáp xã An Nông, huyện Triệu Sơn
- Phía Đông giáp xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn
- Phía Tây giáp xã Xuân Du, huyện Như Thanh
Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã Vân Sơn đang diễn ra quá
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa mạnh mẽ làm cho quỹ đất nông nghiệp
của xã ngày càng giảm đi, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đất đai biến dộng nhanh, gây
khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương.
Một thực tế đặt ra đó là làm thế nào đưa quỹ đất vào quản lý chặt chẽ,
theo pháp luật, đúng mục đích và hiệu quả là việc làm cần thiết. Muốn làm
được điều đó, thì một trong những biện pháp hữu hiệu đó là phải tiến hành
công tác rà soát, đẩy mạnh cấp GCNQSDĐ tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý đất đai của địa phương.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của
xã Vân Sơn trong những năm qua đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu

cho công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn. Được sự hướng dẫn cảu Thạc sỹ
Nguyễn Đình Trung – khoa Tài Nguyên và Môi Trường em đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá tình hình đăng kí đất đai và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất Xã Vân Sơn - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá giai
đoạn 2005 - 2010”.

3


3


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý, trình tự đăng ký
đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010.
- Đánh giá và đề xuất những giải pháp trong công tác đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Vân Sơn.
1.2.2.Yêu cầu
- Số liệu điều tra, thu thập chính xác, phải phản ánh trung thực và
khách quan việc thực hiện dăng ký, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính.
- Phải nắm chắc và thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm của các
văn bản về đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính.
- Đề xuất giải pháp phải đúng với quy định của pháp luật, có tính chất
khoa học, khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Đề tài được thực hiện trên phạm vi xã Vân Sơn - huyện Triệu
Sơn – tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/01/2011
đến ngày 30/03/2011.

4


4


PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở pháp lý và căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai cấp
GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính.
2.1.1. Cơ sở pháp lí
Đất đai có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước
ta, nhà nước đã xây dựng một hệ thống chính sách đất đai chặt chẽ nhằm tăng
cường công tác quản lí và sử dụng đất trên phạm vi cả nước, giải quyết các
vấn đề: Tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, cải thiện đời sống nhân
dân, bảo vệ tài nguyên gốc quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái nói chung,
kiểm soát tình trạng phát triển bừa bãi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động
trên cơ sở quy hoạch, sử dụng đất hợp lí tăng nguồn thu cho ngân sách nhà
nước. Chính vì thế cơ quan quản lí đất đai được hình thành ở cấp 4 từ trung
ương đến địa phương trong phạm vi cả nước và từ đó nhà nước ban hành các
văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lí đất đai cụ thể là: Ban hành
Luật Đất đai cho từng thời kì. Thông qua Luật đất đai, quyền sở hữu nhà nước
về đất đai được xác định là duy nhất và thống nhất, đảm bảo đúng mục tiêu
“Nhà nước thống nhất quản lí toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”.
Chính sách đầu tiên mà Đảng và Nhà nước thực hiện đó là : “ Chính
sách cải cách ruộng đất” ra đời ngày 04/12/1953. Chính sách này đã đánh đổ
hoàn toàn chế độ sở hữu của bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai cũng như bọn

địa chủ phong kiến. Sau khi thực hiện chế độ cải cách ruộng đất, đời sống
nhân dân đi vào ổn định.
Hiến pháp 1959 ra đời đánh dấu sự trưởng thành của nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Trong hiến pháp có quy định rõ ba hình thức sở hữu
ruộng đất : sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.


Sau năm 1975 Việt Nam hoàn toàn giải phóng, nước ta bước vào giai đoạn
mới: Giai đoạn đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Ngày 08/01/1988, Luật đất đai
đầu tiên của nước ta ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong công tác quản lí đất
đai, đưa việc quản lí và sử dụng đất đai vào nề nếp. Đến ngày 11/04/1993 Luật
Đất đai được quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai năm 1988.
Bước sang nền kinh tế thị trường, Luật Đất đai năm 1993 là một trong
những bước đi đúng đắn của Nhà nước ta, trong luật thể hiện đầy đủ các quy
định trong quản lí và sử dụng đất. Trải qua một thời gian thực hiện, tuy đã đáp
ứng được đòi hỏi của công tác quản lí và sử dụng đất nhưng nó cũng đã bộc lộ
những hạn chế và Quốc Hội đã đưa ra luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Đất đai năm 1993 vào các năm 1998, 2001. Tại điều 5 Luật Đất đai năm 2003
cũng khẳng định rõ: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu”. “Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với mọi loại đất”[16]
Nhằm thực hiện Luật Đất đai có hiệu quả, nhà nước ta đã ban hành các
văn bản dưới luật hướng dẫn một cách chi tiết Luật Đất đai:
- Điều 19, 20 Hiến pháp 1980, điều 17, 18 Hiến pháp năm 1972 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 1 Luật Đất đai năm 1998 và
Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 đã quy định chế độ sỡ
hữu ruộng đất “Đất đai thuộc quyền sỡ hữu toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lí”. Sau đó tiếp tục khẳng định tại Luật Đất đai năm 1998 và Luật Đất
đai năm 1993.
- Nghị định 64/CP của chính phủ ngày 27/09/1993 quy định về giao đất
cho các hộ gia đình, các nhân sử dụng đất lâu dài vào mục đích nông nghiệp

- Nghị định 73/CP của Chính phủ ngày 25/01/1994 quy định chi tiết về
phân hạng đất, tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Nghị định 84/NĐ-Cp ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc CGCNQSDĐ, thu hồi đất, thực quyền sử dụng đất, trình tự, thủ


tục bồi thường, hổ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại tố cáo về đất đai.
- Nghị định 02/CP của Chính phủ ngày 15/01/1994 quy định chi tiết về
việc giao đất lâu dài và mục đích nông nghiệp.
- Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở
và quyền sử dụng đất đô thị.
- Quyết định 199/CP ngày 16/09/1994 của Chính phủ về việc quản lí hồ
sơ địa chính, bản đồ địa giới, mốc giới hành chính các cấp.
- Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc
giao đất, cấp giấy chứng nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng chính phủ về một
số biện pháp hoàn thiện cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp,
đất đô thị và nông thôn.
- Quyết định 499/QĐ-ĐC (ngày 27/07/1995) về việc ban hành biểu
mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai.
- Công văn 1427/CV-ĐC (ngày 13/10/1995) hướng dẫn xử lí một số
vấn đề đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thông tư 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa chính
hướng dẫn việc đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Thông tư 1442/1999/TT-TCĐC ngày 21/09/1999 của Tổng cục Địa
chính - Bộ tài chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai
theo chỉ thị 18/1999/CT-TTg.
- Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC (ngày 30/11/2001) về việc hướng dẫn

đăng kí đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai.
Sau khi Luật Đất đai năm 2005 ra đời nhiều văn bản hướng dẫn thi
hành luật đã được ban hành nhằm nhanh chóng đưa Luật Đất đai năm 2003 đi
vào cuộc sống:


- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định
việc thi hành Luật Đất đai.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-ĐC ngày 01/07/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hệ thống các văn bản trên là cơ sở để Nhà nước và các cơ quan chức
năng thực hiện việc quản lí chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, sử dụng đất đúng mục
đích được giao và đúng quy hoạch, kế hoạch chung của cả nước
2.1.2. Đăng kí đất ban đầu
Đăng kí đất đai ban đầu giúp nhà nước nắm bắt được các thông tin
về người sử dụng đất để được thực hiện công tác quản lí đất đai ở cơ sở
được tốt hơn.
Đăng kí đất đai ban đầu thực hiện đối với người sử dụng đất nhưng
chưa đăng kí kê khai quyền sử dụng đất và chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Theo Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa
chính về việc hướng dẫn đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và lập hồ sơ địa chính. Thủ tục đăng kí đất đai ban đầu bao gồm:
- Hồ sơ kê khai đăng kí quyền sử dụng đất.
+ Đơn xin đăng kí quyền sử dụng đất.
+ Bản kê khai đăng kí quyền sử dụng đất.
+ Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất được UBND các xã chứng nhận.
+ Biên bản xác định ranh giới, mốc thửa sử dụng đất.
+ Văn bản ủy quyền kê khai đăng kí quyền sử dụng đất.
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu.

- Trình tự thực hiện:
+ Người sử dụng đất có trách nhiệm nộp hồ sơ kê khai đăng kí quyền
sử dụng đất tại UBND các xã nơi có đất.
+ UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra đơn xin đăng kí quyền SDĐ.


+ Trong trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ như quy định
về quyền sử dụng đất trong các thời kì thực hiện chính sách đất đai hoặc do
nhà nước Viêt Nam qua các thời kì cấp thì phải thông qua hội đồng đăng kí
đất đai cấp xã.
+ Hoàn thành việc xét duyệt đơn của hộ gia đình, UBND cấp xã công
khai tại hội trường UBND xã và các nơi dân cư sống đông. Nếu trong quá
trình công bố kết quả xét đơn nếu có tranh chấp hoặc khiếu kiện thì UBND xã
thành lập đoàn xuống địa bàn kiểm tra lại.
+ UBND cấp xã lập tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
+ Sở tài nguyên và môi trường, phòng tài nguyên và môi trường có
trách nhiệm thẩm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm
quyền của mình.
+ Duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng đất thực
hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định hoặc ghi nợ số tiền sử dụng đất,
thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ đối với gia đình và cá nhân
theo quy định.
+ UBND cấp xã có trách nhiệm đăng kí, vào sổ địa chính và trao giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
2.1.3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lí giữa nhà nước và
người sử dụng đất, thông qua đó nhà nước thực hiện quyền quản lí đối với

toàn bộ quỹ đất.
Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành và sử dụng thống nhất trong cả nước.


Theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định : Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi
trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả
nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng
nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền
hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:
Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in
màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6
chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;


Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác

gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng
khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy
chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;


Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài

sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng
nhận"

Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những
thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người
được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất gồm 2
bản, một bản cấp cho người sử dụng đất và một bản lưu tại Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất của cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộc
UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ.


* Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được
quy định tại điều 52 Luật Đất đai 2003 [16].
Căn cứ Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 28/09/2001 của Chính phủ quy
định về thẩm quyền giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với cá nhân và tập thể sử dụng.
- UBND cấp xã, phường thực hiện xác định tình trạng sử dụng đất hợp
pháp của hộ sử dụng đất khi thực hiện việc kê khai đăng kí ban đầu.
- UBND cấp huyện, quận thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đối với đất nông nghiệp và đất ở cho hộ gia đình theo quy định của Luật
Đất đai.
- UBND cấp tỉnh, thành phố thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là
các tổ chức cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.


2.1.4. Hệ thống hồ sơ địa chính
2.1.4.1 Hồ sơ địa chính gồm:
- Bản đồ địa chính
- Sổ địa chính
- Sổ mục kê đất đai
- Sổ theo dõi biến động đất đai

- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đơn đăng kí quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan
- Tài liệu hình thành trong quá trình thẩm tra xét duyệt đơn
- Các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
2.1.4.2 Lập hồ sơ địa chính:
- UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ địa chính ở địa
phương mình
- UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ địa chính,
sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai của địa phương mình theo mẫu do bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Sở tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm tổ chức kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ địa chính cấp xã. Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lập
hồ sơ địa chính, tổ chức phúc tra kết quả nghiệm thu lập hồ sơ địa chính của
phòng Tài nguyên và Môi trường.
2.1.5 Vai trò của các cấp Chính quyền trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.
Công tác ĐKĐĐ, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ là nhiệm vụ
của các cấp Chính quyền từ Trung ương đến cơ sở.
2.1.5.1 Cấp Trung ương
Cơ quan quản lý cao nhất là Bộ Tài nguyên và môi trường, cơ quan này
có nhiệm vụ cụ thể như sau:


- Xây dựng các văn bản chính sách đất đai, các quy định, quy trình biểu
mẫu về quản lý đất đai nói chung về công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ
sơ địa chính nói riêng.
- Xây dựng chủ trương, kế hoạch ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ trong cả nước.
- Kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- In ấn, phát hành GCNQSDĐ và hệ thống biểu mẫu, sổ sách trong hồ

sơ địa chính: Sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động.
2.1.5.2 Cấp tỉnh, Thành phố.
Cơ quan quản lý đất đai cao nhất cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi
trường, đứng đầu là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan này có
trách nhiệm trực tiếp trong việc triển khai chỉ đạo cấp quận, huyện trong địa
bàn thuộc phạm vi quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:
- Xác định chủ trương biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình địa phương.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ, làm thí điểm.
- Tổ chức đo vẽ bản đồ địa chính, phục vụ công tác đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Làm thủ tục trình UBND cấp tỉnh cấp GCNQSDĐ
- Tổ chức kiểm tra nghiệm thu kết quả ĐKĐĐ, lập hồ sơ địa chính.
- Lưu trữ hồ sơ phân cấp, chỉ đạo việc quản lý đất đai thường xuyên và
khai thác hiệu quả hồ sơ đất đã lập.
2.1.5.3 Cấp quận, huyện, thị xã.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND
huyện, thị xã thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai.
Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường về
chuyên môn nghiệp vụ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:
- Xây dựng, triển khai công tác quản lý đất đai đến từng xã, phường, thị
trấn trên địa bàn huyện.


- Tham gia thực hiện, kiểm tra, nghiệm thu kết quả đăng ký, cấp
GCNQSDĐ từ các xã, phường, thị trấn.
- Quyết định cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, đất ở đối với các hộ gia
đình cá nhân.
2.1.5.4 Cấp xã, phường, thị trấn.
- Cấp xã, phường thị trấn là cấp trực tiếp thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch SDĐ và hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai. Cán bộ địa chính chịu

trách nhiệm trước UBND xã, phường thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai
và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường. Tất cả các
số liệu về đất đai được cán bộ địa chính báo cáo lên hàng năm. Cấp xã có
nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết trên địa bàn xã.
- Phổ biến chủ trương chính sách đất đai, thực hiện ĐKĐĐ đến từng hộ
gia đình, các nhân sử dụng đất.
- Tổ chức thực hiện, chuẩn bị vật tư, biểu mẫu cần thiết cho công tác
ĐKĐĐ, lập hồ sơ trình UBND cấp huyện, quận xin cấp GCNQSDĐ.
2.2. Tổng quan về công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở một số
nước trên thế giới.
2.2.1. Hệ thống đăng kí đất đai ở Tây Úc
Tây Úc là một bang của nước Úc, có diện tích lớn nhất nước Úc (hơn
2.527.000 km2) có dân số gần 2 triệu người, chia thành 136 đơn vị hành
chính. Hệ thống đăng kí đất đai của Tây Úc có những đặc điểm sau:
Bộ máy tổ chức đăng kí đất đai gồm 5 đơn vị chủ yếu là phòng dịch vụ
khách hàng để cung cấp thông tin, lưu trữ hồ sơ và hướng dẫn khách hàng
kiêm nhiệm vụ quảng cáo; phòng đăng kí đất đai để đăng kí cấp giấy chứng
nhận đất đai trong các trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, làm thủ tục thế
chấp; phòng cấp giấy chứng nhận để kiểm tra tài liệu, thẩm tra hồ sơ cấp giấy


và in giấy chứng nhận; phòng công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về hệ
thống thông tin quản lí đất.
Cơ sở pháp lí của hệ thống đăng kí đất đai: Chủ yếu và duy nhất dựa
trên cơ sở Luật Đất đai của nhà nước Liên bang Úc. Luật ngày quy định cụ
thể các vấn đề về quyền sở hữu đất. Hệ thống hồ sơ địa chính tuân theo hệ
thống TORRENS. Cho nên có nhiều loại giấy chứng nhận (giấy chứng nhận
của tư nhân, giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức, giấy chứng nhận của thổ

dân, giấy chứng nhận cho thuê của nhà nước).
2.2.2. Hệ thống đăng kí đất đai ở Thái Lan.
Cơ quan đăng kí và cấp giấy thuộc cục đất đai và được phân cấp theo
đơn vị hành chính gồm 78 tỉnh có 180 chi nhánh và 810 huyện.
Hệ thống sử dụng: sử dụng hệ thống của TORRENS như của Tây Úc.
Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được sử dụng gồm 5 loại sau:
+ NS4: Loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chủ sử dụng
+ NS3K: Loại giấy chứng nhận QSDĐ dựa theo ảnh chụp máy bay
+ NS3: Loại giấy chứng nhận QSDĐ dựa trên cơ sở đo đạc đơn giản
+ NS2: Loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời
+ SPK4-01: Loại giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp bị thoái hóa
2.2.3. Hệ thống đăng kí đất đai ở Mỹ
Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do
nhà nước thống nhất quản lí. Đến nay, Mỹ đã hoàn thành việc cấp GCN
QSDĐ và hoàn thiện hồ sơ địa chính. Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống
thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng
cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy
đủ đến từng thửa đất. Công tác cấp GCN QSDĐ tại Mỹ sớm được hoàn
thiện. Đó cũng là một điều kiện để thị trường bất động sản Mỹ phát triển ổn
định.


2.2.4. Hệ thống đăng kí đất đai ở Pháp
Hầu hết đất đai tại Pháp thuộc sở hữu toàn dân. Nước Pháp đã thiết lập
được hệ thống thông tin được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa
phương. Đó là hệ thống tin học hoàn chỉnh (phục vụ trong quản lí đất đai).
Nhờ hệ thống này mà họ có thể cập nhật các thông tin về biến động đất đai
một cách nhanh chóng, thường xuyên, phù hợp và cũng có thể cung cấp thông
tin chính xác, kịp thời đến từng khu vực, từng thửa đất
Tuy nhiên, nước Pháp không tiến hành cấp GCNQSDĐ mà họ tiến

hành quản lí đất đai bằng tư liệu đã được tin học hóa và tư liệu trên giấy, bao
gồm: các chứng thư bất động sản và sổ địa chính. Ngoài ra, mỗi chủ sử dụng
được cấp một trích lục chính cho phép chứng thực chính xác các dữ liệu địa
chính đối với bất kì bất động sản nào đăng kí
2.3. Tổng quan về lịch sử công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ ở Việt Nam.
2.3.1. Lịch sử ĐKĐĐ, cấp GCNSDĐ ở Việt Nam
2.3.1.1. Thời kì trước năm 1945
* Thời Gia Long: Sổ địa bạ thời Gia Long được lập cho từng xã, phân
biệt đất công điền, đất tư điền của mỗi xã. Trong đó ghi rõ đất của ai, diện
tích…để tính thuế. Địa bạ gồm 3 bản nộp lại Bộ hộ, Dinh bố chánh, tại xã.
Theo quy định hàng năm phải tiểu tu và 5 năm phải đại tu bổ một lần.
* Thời Minh Mạng: Năm thứ 17 (năm 1836) triều Minh Mạng triều
đình có một khâm sai lo việc lập “điền bộ” sau đổi thành “địa bộ tại Nam kì”.
Hệ thống này đã được lập tới tận làng xã và có nhiều tiến bộ so với Gia Long.
Số hộ được lập trên cơ sở đo đạc điền với sự có mặt đầy đủ của các chức năng
trong làng.
* Thời kì Pháp thuộc
Do chính sách cai trị của thực dân nên ở Việt Nam tồn tại nhiều chế độ
điền thổ khác nhau.


- Chế độ quân chủ tại Nam Kì: Từ năm 1925 chính phủ Pháp chủ
trương thiết lập chế độ bảo thủ điền thổ thống nhất theo sắc lệnh 1925 thay
thế các chế độ trước đây. Chế độ này là bản đồ giải thửa được đo đạc chính
xác theo phương pháp hiện đại nhất vào sổ điền thổ thể hiện mỗi trang sổ
cho lô đất.
- Chế độ quân chủ chính tại Trung Kì: Được bắt đầu từ năm 1930
theo Nghị định 1358 của Tòa Khâm sứ Trung Kì, đến năm 1939 đổi thành
quản chủ địa chánh theo Nghị định số 3138 ngày 14/10/1939, tài liệu trong
thời kì này khá đầy đủ gồm bản đồ giải thửa (có tỉ lệ 1:2000), sổ bộ địa

chánh, sổ điền chủ bộ. Thời kì này có phân ranh giới đễn xã, cấm mốc ranh
giới thửa đất…
- Chế độ điền thổ và quản thủ địa chính tại Bắc Kì: Bắt đầu được tiến
hành vào năm 1889. Giai đoạn 1889-1920 chủ yếu đo đạc lập bản đồ đo đạc
nhằm mục đích thu thuế. Giai đoạn 1920 mới bắt đầu đo đạc chính xác để
thực hiện chế độ quản chủ địa chính
2.3.1.2. Thời kì Mỹ Ngụy tạm chiếm miền Nam (1954- 1975)
Thời kì này tồn tại hai chính sách ruộng đất: Một chính sách ruộng đất của
chính quyền cách mạng và một chính sách ruộng đất của chính quyền Ngụy
* Tân chế độ điền thổ: Theo sắc lệnh 1925 miền Nam Việt Nam sử
dụng chế độ điền thổ, đây là chế độ được đánh giá chặt chẽ có hiệu quả nhất
trong thời kì Pháp thuộc. Hệ thống hồ sơ được thiết lập theo chế độ này gồm:
Bản đồ giải thửa kế thừa từ thời Pháp; sổ điền thổ lập theo tô đất trong đó ghi
rõ: diện tích, nơi đo đạc, giáp ranh, biến động, tên chủ sỡ hữu; sổ mục lục lập
theo tên chủ ghi số liệu tất cả các thửa đất của mỗi chủ. Hệ thống hồ sơ trên
được lập thành hai bộ lưu tại Ty Điền địa và xã Sở tại.
* Chế độ quản chủ điền địa cũng tiếp tục được duy trì từ thời Pháp
thuộc. Theo chế độ này phương pháp đo đạc rất đơn giản các xã có thể tự đo
vẽ lực đồ. Và hệ thống sơ đồ gồm : sổ địa bộ được lập theo thứ tự thửa đất


(mỗi trang sổ lập cho 5 thửa), số điền chủ lập theo chủ sử dụng (mỗi chủ một
trang), sổ mục lục ghi tên chủ để tra cứu.
* Giai đoạn 1960-1975: Thiết lập Nha Tổng Địa. Nha này có 11 nhiệm
vụ trong đó có 3 nhiệm vụ chính là: xây dựng tài liệu nghiên cứu, tổ chức và
điều hành tam giác đo đạc, lập bản đồ và đo đạc thiết lập bản đồ, sơ đồ và các
văn kiện phụ thuộc.
2.3.1.3. Thời kì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
* Thời kì tháng 8/1945-1979: Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đặc

biệt là sau cải cách ruộng đất năm 1957, nhà nước đã tịch thu ruộng đất của
địa chủ chia cho dân nghèo. Đến năm 1960 hưởng ứng phong trào hợp tác hóa
sản xuất đại bộ phận nhân dân đã góp ruộng vào hợp tác xã làm cho hiện
trạng sử dụng đất có nhiều biến động. Thêm vào đó là điều kiện đất nước khó
khăn có nhiều hệ thống hồ sơ địa chính giai đoạn đó chưa được hoàn chỉnh
cũng như độ chính xác thấp do vậy không thể sử dụng được vào những năm
tiếp theo. Trước tình hình đó ngày 03/07/1958, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
số 344/TTg cho tái lập hệ thống Địa chính trong Bộ Tài chính.
Hệ thống tài liệu đất đai trong thời kì này chủ yếu là bản đồ giải thửa
đo đạc thủ công bằng thước đo dây, bàn đạc cải tiến và sổ mục kê ruộng đất.
Ngày 09/11/1979, Chính phủ đã ban hành Nghị định 404-CP về việc
thành lập các tổ chức quản lí trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản
lí Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên toàn bộ lãnh thổ
* Thời kì từ năm 1980-1988
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước thống nhất quản lí”. Nhà nước quan tâm đến công tác quản lí đất
đai. Tuy nhiên, trong giai đoạn này hệ thống quản lí đất đai của toàn quốc còn
nhiều hạn chế và chưa có biện pháp cụ thể để quản lí toàn bộ đất đai. Nhà nước
mới chỉ quan tâm đến việc quản lí đất nông nghiệp cho nên mới xảy ra tình trạng


giao đất, sử dụng tùy tiện đối với các loại đất khác. Từ trên thực tế, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều Quyết định, Thông tư, Chỉ thị như:
Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/07/1986 về công tác quản lí đất đai
trong cả nước.
Chỉ thị số 229/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về việc
triển khai thực hiện công tác đo đạc, ĐKĐĐ, thống kê đất đai, phân hạng đất.
Quyết định số 56/QĐ-ĐKTK ngày 05/11/1981 về việc điều tra đo đạc,
kê khai đăng kí và lập hồ sơ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ để đáp ứng nhu cầu
quản lí đất đai

Quyết định số 56 này ban hành đã làm cho công tác quản lí đất đai có
bước đột phá mới. Công tác ĐKĐĐ có một trình tự khá chặt chẽ. Việc xét
duyệt phải do hội đồng đăng kí đất đai thống kê của xã thực hiện, kết quả xét
đơn của xã phải do UBND huyện phê duyệt mới được đăng kí và cấp
GCNQSDĐ . Hồ sơ đăng kí khá hoàn chỉnh và chặt chẽ bao gồm 4 mẫu. Nó
đã đáp ứng nhu cầu công tác quản lí đất đai giai đoạn đó. Các tài liệu của hệ
thống quản lí đất đai này bao gồm: biên bản xác định địa giới hành chính,sổ
dã ngoại, biên bản và các kết quả chi tiết kiểm tra đo đạc ngoài thực địa, trong
phòng, đơn xin cấp GCNQSDĐ, bản kê khai ruộng đất của tập thể, bản tổng
hợp các hộ sử dụng đất không hợp pháp, sổ mục kê, biểu thống kê,
GCNQSDĐ, bản đồ địa chính, thông báo công khai hồ sơ đăng kí, biên bản
kết thúc công khai, sổ khai báo biến động…
Tuy nhiên trong giai đoạn này, việc xét duyệt được thực hiện chưa
nghiêm túc do đó độ chính xác chưa cao. Có thể nói, hệ thống hồ sơ địa chính
cũng như thủ tục quản lí khá chặt chẽ nhưng trong quá trình thực hiện chúng
lại không chặt chẽ. Do vậy, hệ thống hồ sơ này cũng chỉ mang tính chất điều
tra, phản ánh hiện trạng sử dụng đất. Trong quá trình thiết lập hệ thống hồ sơ
thì tình trạng sai sót vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (trên 10% có nơi trên 30%). Công
tác cấp GCNQSDĐ chưa được thực hiện. Công tác quản lí đất đai giai đoạn


này thiếu đồng bộ cũng như độ chính xác là do pháp luật chưa chặt chẽ, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cũng như nhận thức của người dân giai
đoạn này chưa cao.
* Thời kì từ năm 1988-1993
Năm 1988 Luật Đất đai lần đầu tiên được ban hành nhằm đưa công tác
quản lí đất đai vào nề nếp. Giai đoạn này thì công tác cấp GCNQSDĐ và
hoàn thành hệ thống hồ sơ địa chính là một nhiệm vụ bắt buộc và bức thiết
của công tác quản lí, là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai. Do yêu
cầu thực tế, để đáp ứng yêu cầu công việc và thừa kế sản phẩm theo Chỉ thị số

229/CT-TTg ngày 10/11/1980, tổng cục quản lí ruộng đất đã ban hành Quyết định
số 201. Chính việc ban hành các văn bản này mà công tác quản lí đất đai đã có
bước phát triển mới, công tác ĐKĐĐ có thay đổi mạnh mẽ và chúng được thực
hiện đồng loạt trong những năm tiếp theo trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện đã có những vướng mắc cần được
giải quyết đó là những vấn đề chất lượng hồ sơ, tài liệu đã thiết lập theo Chỉ
thị số 229 cũng như vấn đề chính sách đất đai trong giai đoạn hoàn thiện
Trong quá trình triển khai theo Luật Đất đai 1988, nhà nước đã ban
hành chính sách khoán 100 và khoán 10 theo Chỉ thị số 100/CT-TW làm cho
hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi do công tác ĐKĐĐ gặp nhiều khó
khăn cùng với việc chưa có hệ thống văn bản hoàn chỉnh chặt chẽ làm cho
công tác quản lí đất đai giai đoạn này kém hiệu quả.
Chính vì vậy mà công tác đất đai quản lí cũng như việc lập hồ sơ địa
chính và cấp GCNQSDĐ giai đoạn này chưa đạt kết quả cao. Đến năm 1993,
cả nước mới cấp được khoảng 1.600.000 GCNSDĐ cho các hộ nông dân tại
khoảng 1.500 xã tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng sông Cửu Long
(40%). Đặc biệt do chính sách đất đai chưa ổn định nên giấy chứng nhận giai
đoạn này chủ yếu là giấy chứng nhận tạm thời (theo mẫu của tỉnh) chủ yếu
cho các xã tự kê khai. Năm 1994, toàn quốc cấp được khoảng 1.050.000 giấy


chứng nhận. Loại giấy này có độ chính xác thấp cùng với việc cấp đồng loạt
do đó dẫn đến sai sót cao trong quá trình cấp.
* Thời kì từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời đến trước khi Luật Đất đai
2003 ra đời.
Luật Đất đai đầu tiên ra đời năm 1988 cùng với nó là sự thành công của
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã khẳng định đường lối, chủ trương của
Đảng là hoàn toàn đúng. Nó đã tạo điều kiện cho Luật Đất đai 1993 ra đời
nhằm quản lí chặt chẽ đất đai hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người
dân là chủ thực sự của đất đai. Nhà nước khẳng định đất đai có giá trị và

người dân có các quyền sau: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho, thuế chấp…
Do vậy, công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn này là việc làm cần thiết
của người dân khai thác được hiệu quả cao nhất từ đất. Nhận thấy được tính
cấp thiết của vấn đề cấp GCNQSDĐ cho người dân, cơ quan các cấp, các địa
phương đã tập trung chỉ đạo công tác cấp GCNQSDĐ và coi đó là vấn đề
quan trọng nhất trong quản lí đất đai giai đoạn này. Vì vậy,công tác cấp giấy
chứng nhận được triển khai mạnh mẽ nhất là từ năm 1997. Tuy nhiên,công tác
cấp GCNQSDĐ vẫn còn nhiều vướng mắc mặc dù Nhà nước đã ban hành
nhiều Chỉ thị về việc cấp GCNQSDĐ cho người dân và đã không hoàn thành
theo yêu cầu của Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg và Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho nông thôn vào
năm 2000 và thành thị vào năm 2001.
Để hỗ trợ cho Luật Đất đai 1993, Nhà nước đã ban hành một số văn bản
dưới luật như sau: Tổng cục Địa chính ra Quyết định số 499/QĐ-TCĐC ngày
27/7/1995 quy định mẫu hồ sơ địa chính thống nhất trong cả nước và thông tư
số 346/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 về việc hướng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp
GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính. Đến năm 2001, Tổng cục Địa chính ban hành


Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 31/11/2001 hướng dẫn các thủ tục
ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính trong cả nước.
Từ khi ban hành Luật Đất đai 1993 trong quá trình thực hiện bên cạnh
những tích cực cũng bộc lộ không ít những vấn đề chưa thật sự phù hợp, chưa
đủ cụ thể để xử lí những vấn đề mới phát sinh nhất là trong việc chuyển
quyền sử dụng đất, làm cho quan hệ đất đai trong xã hội rất phức tạp, làm cho
nền kinh tế phát triển không ổn định mà còn ảnh hưởng tới sự ổn định của xã
hội. Do vậy Luật Đất đai 1993 đã có nhiều lần sửa đổi, bổ sung và các năm
1998 và 2001 để kịp thời điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh
Nói chung, trong 10 năm thực hiện Luật Đất đai đã tạo sự ổn định

tương đối trong công tác quản lí Nhà nước về đất đai. Công tác cấp
GCNQSDĐ và hệ thống hồ sơ địa chính cũng khá hoàn chỉnh. Nhưng Luật
Đất đai 1993 và Luật sửa đổi bổ sung 1998 và 2001 vẫn bộc lộ những vấn đề
mới phát sinh mà chưa có định hướng giải quyết cụ thể. Do vậy, Luật Đất đai
2003 ra đời để đáp ứng nhu cầu của thực tế tạo cơ sở để quản lí đất đai chặt
chẽ hơn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
* Thời kì từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời đến nay
Ngày 16/11/2003 Luật Đất đai 2003 được ban hành và có hiệu lực từ
ngày 01/07/2004. Luật Đất đai 2003 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và góp
phần giải quyết những khó khăn vướng mắc mà Luật Đất đai giai đoạn trước
chưa giải quyết được.
Sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời, Nhà nước đã ban hành các văn bản
dưới luật để cụ thể hóa trong quá trình thực hiện:
Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trong năm 2005.
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai 2003 do Chính phủ ban hành.


Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về cấp GCNQSDĐ
Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lí, quản lí hồ sơ địa chính
Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về việc cấp GCNQSDĐ thay thế cho Quyết
định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi và giải

quyết khiếu nại về đất đai
Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/06/2007 hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 05/05/2007.
Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ tài nguyên
và môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lí, quản lí hồ sơ địa chính.
Thông tư 17/2009/TT – BTNMT quy định về mẫu Quy định về GCN
QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Nhìn chung, việc cấp GCNQSDĐ giai đoạn này đã thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật về đất đai và đã cấp được 6,2 triệu GCNQSDĐ cho
người dân. Các thủ tục hành chính đã được cải cách trong nhiều khâu, đặc
biệt là nhiều địa phương đã có kinh nghiệm để đơn giản hóa thủ tục,rút ngắn
được thời gian cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, công tác cấp GCNQSDĐ vẫn còn
chậm nhất là đất chuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp.
2.3.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn cả nước
Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng
phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của
riêng ai mà là của tất cả chúng ta.


Theo tổng hợp từ Tổng cục Quản lý đất đai và báo cáo về kết quả cấp
GCN của Chính phủ thì cho đến nay công tác đăng ký đất đai, cấp GCN trên
phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:
Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được trên 13 triệu giấy chứng nhận
với diện tích 7.524.600 ha đạt tỷ lệ 82,40% so với diện tích cần cấp.
Đất lâm nghiệp: cấp trên 1 triệu giấy với diện tích 8.707.400 ha đạt tỷ
lệ 66% so với diện tích cần cấp.
Đất nông thôn cấp trên 10 triệu giấy với diện tích 413.889 ha đạt tỷ lệ
81,1% so với diện tích cần cấp.
Đất đô thị cấp trên 3 triệu giấy với diện tích 76.296 ha đạt tỷ lệ 68,1%

so với diện tích cần cấp.
Đất cơ sở tôn giáo cấp trên 13 nghìn giấy với diện tích 5.586 ha đạt tỷ
lệ 42,5% so với diện tích cần cấp.
Đất chuyên dùng cấp trên 93 nghìn giấy với diện tích 255.499 ha đạt tỷ
lệ 35,4% so với diện tích cần cấp.
Như vậy, so với năm 2008 kết quả cấp GCN năm 2009 chỉ tăng chủ yếu
ở một số loại đất: Đất ở đô thị tăng 8,5%, đất lâm nghiệp tăng 10,1% , đất
chuyên dùng tăng 15,2%. Các loại đất khác tăng không đáng kể.
Nguyên nhân dẫn đến tiến độ xét cấp GCN còn chậm ở nhiều địa
phương là thiếu nhân lực; vướng mắc do có nhiều xã chưa có bản đồ địa
chính, biến động đất đai lớn nhưng thiếu kinh phí thực hiện kế hoạch cấp
GCN. Thêm vào đó cơ chế chính sách có nhiều điểm bất cập, chưa thuận lợi
và tác động tích cực đến người dân xin cấp giấy. Mặc dù những năm gần đây
nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi người dân tiến hành làm thủ tục để
được cấp GCN theo phương châm đơn giản hóa thủ tục, giải quyết nhanh gọn,
đúng luật, đúng trình tự, hạn chế tối đa việc đi lại của người dân. Song theo
khảo sát điều tra cho thấy hiện tại đa phần người dân làm thủ tục xin cấp
GCN chủ yếu là do nhu cầu thiết yếu như: Để thế chấp vay vốn; mua bán; cho


tặng; thừa kế…còn lại là những trường hợp khác không có nhu cầu đăng ký,
cấp GCN vì chưa có tiền nộp các khoản thu. Có thể nói một trong những
nguyên nhân chính trong cơ chế chính sách làm cản trở và chậm tiến độ xét
cấp GCN hiện nay là về chính sách tài chính về nghĩa vụ đối với nhà nước
của người SDĐ.


×