Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Khảo Sát Công Trình Chịu Tải Trọng Động Đất Bằng Phương Pháp Phân Tích Phi Tuyến Tĩnh (Push over Analysis) bằng phần mềm ETABS_Kết cấu BTCT nâng cao_Cao học xây dựng Đại học Bách khoa TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 26 trang )

GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH CHỊU TẢI
TRỌNG ĐỘNG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG
PHÁP PHÂN TÍCH PHI TUYẾN TĨNH
(NONLINEAR STATIC PUSH-OVER
ANALYSIS)

NHÓM 6

Trang 1


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................................... 2
PHẦN BỔ SUNG ............................................................................................................... 3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 4
II. TỔNG QUAN .................................................................................................... 4
1. Nội dung phương pháp phân tích phi tuyến tĩnh ...................................................... 4
2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
III. PHÂN TÍCH PUSH-OVER BẰNG PHẦN MỀM ETABS v9.7 ........................... 7
1. Mô tả công trình ........................................................................................................ 7
2. Khảo sát sự hình thành khớp dẻo ứng với chuyển vị mục tiêu ................................. 7
3. Khảo sát sự ảnh hưởng của tiết diện cột đến quá trình hình thành khớp dẻo ........... 15
4. Khảo sát sự ảnh hưởng của cốt thép đến quá trình hình thành khớp dẻo ................. 22


5. Khảo sát sự ảnh hưởng của sàn đến quá trình hình thành khớp dẻo ......................... 24
IV. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 25
V. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 27

NHÓM 6

Trang 2


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

PHẦN BỔ SUNG

Cách xác định thông số chuyển vị mục tiêu dùng trong phân tích Push-over:
Căn cứ theo hướng dẫn Bảng 11-2 của ATC-40 (Seismic Evaluation and Retrofit of
Concrete Buildings)
Table 11-2: Deformation Limits
Performance Level
Interstory Drift
Limit

Immediate
Occupancy -IO

Demage
Control- D

Life SafetyLS


Structural
Stability

Maximum Total
Drift

0.01

0.01-0.02

0.02

0.33Vi/Pi

Vậy ta chọn chuyển vị mục tiêu phân tích ứng với giai đoạn LS theo công thức:
 = 0.02 x H = 0.02 x 6.6 = 0.132 m

NHÓM 6

Trang 3


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong các tiêu chuẩn tính toán động đất thì hầu hết đều cho kết cấu làm việc trong giới
hạn đàn hồi và quan niệm vật liệu bê tông là hoàn toàn đàn hồi, tuy nhiên bê tông lại là vật
liệu đàn dẻo, việc xem xét kết cấu làm việc ngoài miền đàn hồi hứa hẹn là một phương pháp
tính toán đơn giản và đánh giá trực quan sự làm việc của công trình hơn so với các phương
pháp khác.

Trong các phương pháp phân tích công trình chịu tải trọng động đất như phương pháp
phân tích tĩnh lực ngang tương đương, phương pháp phân tích phổ phản ứng, phương pháp
phân tích theo lịch sử thời gian và phương pháp phân tích tĩnh bằng đẩy cưởng bức (push
over) thì phương pháp phân tích tĩnh bằng đẩy cưỡng bức cho ta tính toán sơ bộ sự làm việc
của hệ kết cấu sau miền giới hạn đàn hồi.
Chính vì lý do đó nhóm em áp dụng phương pháp tính toán đẩy dần vào việc tính toán
công trình chịu tải trọng ngang để kiểm tra sự làm việc của hệ kết cấu khi chịu tải trọng
ngang và đánh giá sự hợp lý của thiết kế.

II. TỔNG QUAN:
Hiện nay viêc tính toán công trình chịu tải trọng động đất có các phương pháp như
phương pháp tĩnh lực ngang tương đương, phương pháp phân tích phổ dao động hay
phương pháp phân tích theo lịch sử thời gian. Các thành phần tải trọng được nhập vào mô
hình sau đó lấy kết quả nội lực để thiết kế.
Với việc tính toán như trên thì không thể hiện rõ được sự làm việc của khung khi chịu
tải trọng ngang, các vị trí kết cấu trên công trình không được chỉ rõ là đã làm việc như thế
nào và đặc biệt là kiểm tra lại kết quả thiết kế đối với công trình chịu tải trọng ngang, các vị
trí hư hỏng trên công trình xuất hiện đã hợp lý hay chưa.
Còn đối với phương pháp phân tích tĩnh bằng đẩy cưỡng bức thì tải trọng ngang được
tăng một cách liên tục và đều đặn, cho phép xác định những điểm yếu và những kiểu hư
hỏng sẽ được tìm thấy trên công trình một cách trực quan. Để trình bày nội dung nghiên
cứu nhóm sử dụng phần mềm Etabs 9.7.0 với tính năng phân tích Push- over để thực hiện
đề tài.
1. Nội dung phương pháp phân tích phi tuyến tĩnh
Đặc điểm của phương pháp tính toán này là quá trình biến dạng phi tuyến của kết cấu
xảy ra dưới tác động gia tăng đều đặn của tải trọng ngang trong khi tải trọng đứng vẫn giữ
nguyên không thay đổi. Quá trình gia tăng đều đặn tải trọng ngang này được thực hiện cho
đến khi nút kiểm tra (thường là cao trình đỉnh mái) có chuyển vị ngang bằng chuyển vị mục
tiêu định trước, hoặc cho tới khi lực cắt đáy đạt lực cắt mục tiêu. Chuyển vị mục tiêu là
chuyển vị ngang cực đại của cao trình mái có thể đạt tới trong quá trình chịu tác động địa

chấn thiết kế. Biến dạng và nội lực của kết cấu được giám sát một cách liên tục trong quá
NHÓM 6

Trang 4


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

trình kết cấu chuyển vị ngang. Phương pháp này cho phép theo dõi quá trình chảy dẻo và
phá hoại của các cấu kiện thành phần cũng như toàn bộ hệ kết cấu, cũng cho phép xác định
chuyển vị ngang không đàn hồi trên toàn bộ chiều cao của công trình và cách thức sụp đổ
của hệ kết cấu. Khả năng chịu lực và độ dẻo cần thiết ở chuyển vị mục tiêu hoặc lực cắt đáy
mục tiêu thường được dùng để kiểm tra tính đúng đắn của việc thiết kế kết cấu. Đồ thị biểu
diễn mối quan hệ giữa lực cắt đáy và chuyển vị ngang gọi là đường cong khả năng. Đây là
kết quả chủ yếu của phương pháp tính toán đẩy dần.

Hình 1: Biểu đồ quan hệ lực cắt đáy và chuyển vị đỉnh
Vì kết quả chủ yếu của phương pháp này là đường cong quan hệ lực và biến dạng nên
cần phải làm rõ các thành phần trên đường cong này. Trên đường cong quan hệ lực biến
dạng, năm điểm A, B, C, D và E được sử dụng để vạch rõ sự làm việc biến dạng do lực của
khớp và ba điểm IO, LS, CP được sử dụng để vạch rõ chuẩn mực chấp nhận cho khớp dẻo.

Hình 2: Đường quan hệ lực – chuyển vị

NHÓM 6

Trang 5


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH


-

Điểm A: tương ứng điều kiện dỡ tải, việc phân tích chấp nhận rằng tải trọng trọng
lực có thể gây ra những tác động ban đầu, vì thế tải trọng ngang có thể bắt đầu ở một
điểm khác A.

-

Điểm B: cường độ tại tiết diện cân bằng với cường độ chảy dẻo danh nghĩa. Độ dốc
từ B đến C thường được lấy từ 0 đến 10% đường dốc ban đầu và bỏ qua ảnh hưởng
của tải trọng trọng lực đến dịch chuyển ngang.

-

Điểm C là cường độ danh nghĩa được xác định theo các tiêu chuẩn khác nhau. Trong
phạm vi tiểu luận chỉ nghiên cứu trong đoạn từ A đến B và đến C. Các điểm IO, LS
và CP thể hiện mức hư hỏng cho kết cấu. Mức hư hỏng nhẹ là OI (Immidiate
Occupancy), hư hỏng mà vẫn an toàn (Life Safety) và trạng thái sụp đổ CP (Collapse
Prevention).

Những giá trị ấn định cho các điểm này phụ thuộc vào loại cấu kiện và phụ thuộc nhiều
vào các tham số khác tùy theo các tiêu chuẩn được sử dụng để phân tích.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Khảo sát mô hình chịu tải trọng ngang bằng phương pháp đẩy dần
Mô hình để khảo sát là khung không gian 2 tầng, 2 nhịp chiều cao tầng 3.3m, nhịp 5m.
Quá trình khảo sát được thực hiện bằng phần mềm Etabs 9.7.0 và sử dụng chức năng
phương pháp phân tích đẩy dần lên mô hình công trình. Các thuộc tính về khớp dẻo của kết
cấu được sử dụng mặc định trong phần mềm.
Việc khảo sát dựa trên sự thay đổi về độ cứng (kích thước tiế diện cột) và lượng cốt

thép trong cột.
2.2. Nghiên cứu sự làm việc của khung khi chịu tải trọng ngang
Thông thường, khi thiết kế công trình chịu động đất phải làm sao cho các khớp dẻo
xuất hiện trước hết là ở các dầm sau đó mới đến các cột. Lý do như sau: Cột bị phá hoại có
nghĩa là toàn bộ nhà bị đổ, trong khi chưa kịp huy động hết khả năng chịu lực của các thành
phần khác của công trình.
Từ đó tiến hành phân tích đẩy dần cho mô hình khảo sát để xác định được vị trí hình
thành khớp dẻo trên mô hình có hợp lý hay không, từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý.

NHÓM 6

Trang 6


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

III. PHÂN TÍCH PUSH-OVER BẰNG PHẦN MỀM ETABS v9.7:
1. Mô tả công trình:
-

Mô hình khung BTCT 2 nhịp 2 tầng có kích thước nhịp 5m, chiều cao tầng 3.3 m.

-

Vật liệu sử dụng: BT B20

-

Tiết diện dầm: (250x500)mm


-

Tiết diện cột: (250x250)mm

2. Khảo sát sự hình thành khớp dẻo ứng với chuyển vị mục tiêu:
-

Chọn chuyển vị mục tiêu ∆=0.1323m, chuyển vị này là chuyển vị đỉnh cực đại của
công trình trước khi công trình sụp đổ.

-

Quan sát và đánh giá sự hình thành khớp dẻo qua từng step được phân tích bởi phần
mềm Etabs.

NHÓM 6

Trang 7


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Step 0:

Step 1:
-

Một khớp dẻo được hình thành tại dầm tầng 1,khớp dẻo ở giai đoạn B

NHÓM 6


Trang 8


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Step 2:
-

Bốn khớp dẻo được hình thành tại tầng 1, 3 khớp dẻo hình thành tại tầng 2, tất cả
khớp dẻo đều ở giai đoạn B.

Step 3:
-

Bốn khớp dẻo ở giai đoạn B xuất hiện ở dầm tầng 2, 2 khớp dẻo ở giai đoạn B và 2
khớp dẻo ở giai đoạn IO hình thành ở dầm tầng 1

NHÓM 6

Trang 9


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Step 4:
-

Hai khớp dẻo ở giai đoạn B và 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO hình thành ở dầm tầng 2, 4
khớp dẻo ở giai đoạn IO hình thành ở dầm tầng 1, 3 khớp dẻo ở giai đoạn B ở hình

thành ở 3 cột tầng 1.

Step 5:
-

Hai khớp dẻo ở giai đoạn B và 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO hình thành ở dầm tầng 2, 2
khớp dẻo ở giai đoạn IO và 2 khớp dẻo ở giai đoạn LS hình thành ở dầm tầng 1, 2
khớp dẻo ở giai đoạn IO và 1 khớp dẻo ở giai đoạn LS hình thành ở 3 cột tầng 1

NHÓM 6

Trang 10


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

-

Sự xuất hiện khớp dẻo không hợp lý, khớp dẻo ở cột hư hỏng trước khớp dẻo ở 1 số
vị trí của dầm.
Step 6:

-

2 khớp dẻo ở giai đoạn B, 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO ở dầm tầng 2, 2 khớp dẻo ở giai
đoạn IO và 2 khớp dẻo ở giai đoạn LS ở dầm tầng 1, 3 khớp dẻo ở giai đoạn LS xuất
hiện ở 3 cột tầng 1.

Step 7:


NHÓM 6

Trang 11


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

-

2 khớp dẻo ở giai đoạn B và 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO xuất hiện ở dầm tầng 2, 2
khớp dẻo ở giai đoạn IO và 2 khớp dẻo ở giai đoạn LS xuất hiện ở dầm tầng 1, 2
khớp dẻo ở giai đoạn LS và 1 khớp dẻo ở giai đoạn C xuất hiện ở 3 cột tầng 1.

-

Cột giữa bị sụp đổ khi dầm các tầng chỉ mới ở giai đoạn hư hỏng.
Step 8:

-

2 khớp dẻo ở giai đoạn B và 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO xuất hiện ở dầm tầng 2, 2
khớp dẻo ở giai đoạn B, 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO và 2 khớp dẻo ở giai đoạn LS
xuất hiện ở dầm tầng 1, 2 khớp dẻo ở giai đoạn LS và 1 khớp dẻo ở giai đoạn E xuất
hiện ở 3 cột tầng 1.

Step 9:
-

2 khớp dẻo ở giai đoạn B và 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO xuất hiện ở dầm tầng 2, 2
khớp dẻo ở giai đoạn B , 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO và 2 khớp dẻo ở giai đoạn LS

xuất hiện ở dầm tầng 1, 1 khớp dẻo ở giai đoạn B xuất hiện ở cột giữa tầng 1, 2 khớp
dẻo ở giai đoạn LS và 1 khớp dẻo ở giai đoạn E xuất hiện ở 3 cột tầng 1.

NHÓM 6

Trang 12


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Step 10:
-

2 khớp dẻo ở giai đoạn B và 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO xuất hiện ở dầm tầng 2, 2
khớp dẻo ở giai đoạn B , 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO và 2 khớp dẻo ở giai đoạn LS
xuất hiện ở dầm tầng 1, 1 khớp dẻo ở giai đoạn B xuất hiện ở cột giữa tầng 1, 3 khớp
dẻo ở giai đoạn E xuất hiện ở 3 cột tầng 1.

-

Vậy kết cấu khung bị sụp đổ hoàn toàn ứng với chuyển vị max là: ∆=0.1323m

NHÓM 6

Trang 13


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

-


Kết quả biểu đồ quan hệ giữa chuyển vị và lực cắt đáy

-

Bảng giá trị chuyển vị và lực cắt đáy qua các step

Nhận xét:
-

Qua các step phân tích của phần mềm ta thấy dù công trình thiết kế thỏa mãn khả
năng chịu lực nhưng khi công trình bị hư hỏng hay sụp đổ thì sự xuất hiện của các
khớp dẻo trên dầm và cột không đảm bảo tiêu chí cột cứng-dầm yếu

NHÓM 6

Trang 14


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

-

Khớp dẻo xuất hiện trên dầm trước cột nhưng cột lại hư hỏng và sụp đổ trước dầm
chứng tỏ tiết diện cột hay hàm lượng thép không đủ, cần được hiệu chỉnh.

-

Xác định được lực cắt đáy móng lớn nhất khi công trình sụp đổ là 82.2902 (T)


3. Khảo sát sự ảnh hưởng của tiết diện đến quá trình hình thành khớp dẻo:
Tiến hành khảo sát tiết diện cột thay đổi từ (250x250), (350x350) và (500x500) để quan
sát sự điều chỉnh khớp dẻo trên dầm và cột
Tiết diện cột 250x250:
Ta khảo sát tại 3 step có sự xuất hiện khớp dẻo ở cột và sự thay đổi giai đoạn làm việc
của khớp dẻo ở cột so với dầm để đánh giá sự hợp lý của thiết kế.
Step 4:
-

Khớp dẻo ở giai đoạn B vừa xuất hiện ở cột tầng 1

Step 5:
-

1 khớp dẻo ở giai đoạn LS xuất hiện ở cột trước dầm

NHÓM 6

Trang 15


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Step 6:
-

3 khớp dẻo ở giai đoạn LS xuất hiện ở 3 cột tầng một trước nhiều vị trí khác ở dầm

Step 7:
-


Khớp dẻo ở giai đoạn C xuát hiện ở 1 cột tầng 1, chưa vị trí khớp dẻo nào ở dầm
xuất hiện khớp dẻo ở giai đoạn này.

-

Vậy thiết kế không hợp lý, không thỏa mãn tiêu chí cột cứng - dầm yếu.

NHÓM 6

Trang 16


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Tiết diện cột 350x350:
-

Ta khảo sát ở 3 step để đưa ra kết luận
Step 5:

-

Độ cứng của cột tăng dẫn đến step 5 mới bắt đàu xuất hiện khớp dẻo ở giai đoạn B ở
cột tầng 1

NHÓM 6

Trang 17



GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Step 7:
-

Khớp dẻo đã xuất hiện hợp lý hơn so với tiến diện cột 250x250, tuy nhiên ở dầm
tầng 2 vẫn còn 2 khớp dẻo ở giai đoạn IO trong khi cột đã xuất hiện 3 khớp dẻo ở
giai đoạn LS ở 3 cột.

Step 12:
-

1 Khớp dẻo ở cột tầng 1 đã đến giai đoạn C trong khi tất cả các khớp dẻo ở dầm chỉ
ở giai đoạn LS.

NHÓM 6

Trang 18


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

-

Vậy tiết diện ở 350x350 đã điều chỉnh sự hình thành khớp dẻo hợp lý hơn tiết diện
250x250 nhưng vẫn chưa thỏa mãn tiêu chí cột cứng - dầm yếu.

-


Kết quả biểu đồ quan hệ giữa chuyển vị và lực cắt đáy

Tiết diện cột 500x500:
-

Ta khảo sát ở 4 step để đưa ra kết luận
Step 5:

-

Độ cứng cột tiếp tục tăng nên chỉ có 2 khớp dẻo ở giai đoạn B hình thành ở 2 cột
tầng 1

NHÓM 6

Trang 19


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Step 9:
-

Khớp dẻo đã xuất hiện hợp lý hơn so với 2 trường hợp tiết diện trước, tất cả các
khớp dẻo ở dầm đều ở giai đoạn LS khi các khớp dẻo ở cột chỉ ở giai đoạn IO

Step 10:
-

Tất cả các khớp dẻo ở cột phát triển sang giai đoạn LS.


NHÓM 6

Trang 20


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Step 14:
-

Hai khớp dẻo ở dầm tầng 1 phát triển sang giai đoạn LS, các khớp dẻo ở cột vẫn ở
giai đoạn LS

-

Vậy tiết diện 500x500 đã điều chỉnh sự xuất hiện các khớp dẻo khá hợp lý, thỏa mãn
được tiêu chí cột cứng - dầm yếu.

-

Kết quả biểu đồ quan hệ giữa chuyển vị và lực cắt đáy

NHÓM 6

Trang 21


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH


Nhận xét:
-

Khi ta tăng tiết diện của cột từ 25x25 lên 35x35 và chạy bài toán thiết kế thì sự hình
thành khớp dẻo đã hợp lý hơn tuy nhiên cột vẫn bị hư hỏng và sụp đổ trước dầm,
chứng tỏ độ cứng của cột vẫn chưa đảm bảo

-

Tiếp tục tăng tiết diện của cột từ 35x35 lên 50x50 thì sự xuất hiện của cột đã đảm
bảo được tiêu chí cột cứng-dầm yếu,vdầm bị phá hoại và hư hỏng trước cột.

4. Khảo sát sự ảnh hưởng của cốt thép đến quá trình hình thành khớp dẻo
-

Tiến hành khảo sát cột 500x500 với lượng thép 12#6 tăng lên 12#9 để xem xét sự
hình thành khớp dẻo của công trình.
Tiết diện 500x500 với lượng thép 12#6

-

Từ step 1 đến step 25 kết cấu hình thành khớp dẻo hợp lý,nhưng từ step 26 khớp dẻo
đã xuất hiện không hợp lý, ở 2 cột tầng một đã xuất hiện 2 khớp dẻo ở giai đoạn C
trong khi các khớp dẻo ở dầm tầng 2 vẫn còn ở giai đoạn LS.

-

Hình ảnh mô hình ở Step 26

NHÓM 6


Trang 22


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Tiết diện 500x500 với lượng thép 12#9
-

Ta khảo sát ở step cuối cùng, ứng với chuyển vị max ở đỉnh công trình thì lúc này
các khớp dẻo ở 2 đầu dầm của các tầng đều ơ giai đoạn IO, LS và C, trong khi các
khớp dẻo ở cột chỉ là LS, các khớp dẻo ở giữa dầm ta không xét, vì khi chịu lực động
đất sẽ dồn nội lực về 2 đầu dầm.

NHÓM 6

Trang 23


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Nhận xét:
-

Khi ta chạy bài toán thiết kế thì với tiết diện 50x50,12 #6 đã đảm bảo khả năng chịu
tải của công trình nhưng khi kiểm tra lại bằng pushover thì sự phân bố khớp dẻo là
không hợp lý, khi tăng tiết diện thép từ #6 đến #9 thì tiêu chí cột cứng - dầm yếu mới
được thỏa mãn

-


Bài toán Push-over cho ta cách nhìn trực quan hơn, hàm lượng thép thức tế cần thiết
cho kết cấu cần lớn hơn hàm lượng thép thiết kế tương đối nhiều.

5. Khảo sát sự ảnh hưởng của sàn đến quá trình hình thành khớp dẻo
-

Ta tiến hành khảo sát độ cứng của khung ảnh hưởng thế nào đến sự xuất hiện các
khớp dẻo thông qua việc mô hình có sàn và không sàn.
Hệ khung không sàn

-

Khớp dẻo hình thành khá hợp lý,các khớp dẻo ở dầm các tầng đều ở giai đoạn LS và
C nhưng khớp dẻo ở cột chỉ ở giai đoạn IO.

Hệ có sàn dày 100 mm
-

Xuất hiện một khớp dẻo ở cột tầng một trong giai đoạn C trong khi các khớp dẻo ở
các tầng chỉ ở giai đoạn B, IO và LS

NHÓM 6

Trang 24


GVHD:TS. HỒ HỮU CHỈNH

Nhận xét:

-

Độ cứng của khung thay đổi thì sẽ dẫn đến thay đổi sự hình khớp dẻo.

-

Trường hợp không có sàn thì khớp dẻo phân bố hợp lý,các dầm tầng trên bị sụp đổ
trước.

-

Trường hợp có sàn làm tăng độ cứng của hệ dầm,khớp dẻo sụp đổ xuất hiện ở cột
trước,không đảm bảo tiêu chí cột cứng-dầm yếu,hệ dầm tầng dưới bị hư hỏng sụp đổ
trước .

IV. KẾT LUẬN
-

Phương pháp Push-over Analysis xét về bản chất cũng chỉ là phương pháp gần đúng,
thay vì phân tích động kết cấu thì chúng ta chỉ phân tích tĩnh.

-

Phương pháp Push-over phù hợp với tiêu chuẩn kháng chấn hiện đại vì nó đảm bảo
khả năng chịu lực lớn của kết cấu trong miền đàn hồi và đảm bảo kết cấu có khả
năng tiêu tán năng lượng khi động đất xảy ra thông qua sự hình thành các khớp dẻo.

-

Phân tích Push-over là một phương pháp kiểm tra,giúp chúng ta nhìn nhận một các

trực quan sự hình thành các khớp dẻo trên công trình khi công trình bị hư hỏng hoặc
sụp đổ, từ đó điều chỉnh các thông số thiết kế như tiết diện và hàm lượng thép để
công trình vừa đảm bảo khả năng chịu lực vừa đảm bảo thỏa mãn tiêu chí cột cứngdầm yếu, điều chỉnh khớp dẻo đúng vị trí người thiết kế mong muốn.

-

Xác định được mối liên hệ giữa chuyển vị đỉnh và lực cắt đáy thông qua đường cong
khả năng, từ đó xác định được chuyển vị cực đại tại đỉnh công trình trước khi kết cấu
sụp đổ.

NHÓM 6

Trang 25


×