Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

LE CUOI NAM BO XUA VA NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 32 trang )

Giảng viên hướng dẫn

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

GIẢNG VIÊN KÍ TÊN

1


MỤC LỤC
A – LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................4
B – NỘI DUNG ...............................................................................................5
I - HÔN LỄ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM XƯA ..............................................5
1. Tuổi đính hôn ........................................................................................5
2. Lễ Nạp thái ............................................................................................6
3. Lễ Vấn danh ..........................................................................................6
4. Lễ Nạp cát..............................................................................................7
5. Lễ Nạp tệ ...............................................................................................7
6. Lễ Thỉnh kì ............................................................................................7
7. Lễ Thân nghinh......................................................................................7
II – LỄ CƯỚI MIỀN NAM NGÀY NAY .......................................................8
1. Tuổi dựng vợ gả chồng..........................................................................9
2. Lễ Dạm ..................................................................................................9
3. Lễ Hỏi ....................................................................................................9
a. Lễ y kì .............................................................................................10
b. Lễ Bái từ đường..............................................................................10
c. Lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu .......................................11
d. Lễ dỡ mâm trầu ..............................................................................12
e. Lễ kiếu ............................................................................................13


4. Lễ Cưới ................................................................................................14
a. Trước ngày rước dâu ......................................................................14
b. Ngày rước dâu ................................................................................17
c. Lễ Phản bái .....................................................................................20
2


Lưu ý một số điều kiên cử trong lễ cưới, hỏi ở Nam Bộ ....................21
III - NHẬN XÉT VỀ HÔN LỄ Ở VIỆT NAM NGÀY NAY .......................22
IV – LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỔ CHỨC MỘT HÔN LỄ LÀNH MẠNH ........23
PHỤ LỤC: Một số hình ảnh về lễ cưới Nam Bộ ...........................................26
C - KẾT LUẬN..............................................................................................31
Link tham khảo ..............................................................................................32

3


A – LỜI NÓI ĐẦU
Hôn nhân là việc quan trọng của một đời người. Ông bà ta đã dạy rằng:
trai khôn dựng vợ , gái lớn gã chồng, điều này cho thấy việc xây dựng hạnh
phúc gia đình đã trở thành một quy luật tất yếu khi chúng ta bước vào tuổi
trưởng thành. Ở đời, người ta hạnh phúc nhất là khi trải qua những khoảnh
khắc trong ngày hôn lễ.
Người xưa quan niệm cưới hỏi là một trong ba việc lớn của đời người:
tậu trâu, cưới vợ, làm nhà, cho nên tập tục cưới sinh cũng được tổ chức với rất
nhiều nghi lễ rình rang, tốn kém, phải tuân thủ theo nhiều lễ giáo phong kiến
rất khắt khe. Ngày nay, nhiều đám cưới tổ chức theo nếp sống mới, giúp cho
đôi vợ chồng trẻ và hai họ không phải vất vả, không tốn kém tiền bạc mà còn
đem cả niềm vui, hạnh phúc thật sự cho đôi vợ chồng mới.
Bài tiểu luận này lấy thông tin chỉ ở khu vực Nam Bộ, nên mang tính

đặc trưng vùng miền, có khác nhiều so với những khu vực khác.

4


B - NỘI DUNG
I – HÔN LỄ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM XƯA
Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng của phong kiến khá dài nên chuyện
trăm năm của con cái đều do cha mẹ định liệu. Ngày xưa, gia đình nào mỗi lần
dựng vợ gã chồng cho con cái của mình là một lần phải trải qua những thử
thách trước những nghi thức và lễ tục rườm rà. Ông bà ta có câu “lục lễ bất bị,
trinh nữ bất hành”. Nghĩa là chưa đủ sáu lễ thì cô gái trinh chưa được lên xe
hoa. Chính vì vậy, trước khi tổ chức lễ cưới, người ta luôn phải có sự học hỏi,
phải bàn bạc trước với những người có kinh nghiệm để làm sao có thể tổ chức

được một đám cưới thật hòan chỉnh với đầy đủ nghi lễ và tránh được những
thiếu sót trong quá trình hôn lễ diễn ra.
1. Tuổi đính hôn:
Người Việt Nam xưa có quan niệm rất coi trọng vấn đề tuổi tác khi làm
bất cứ việc gì. Tuổi tác có hợp, có đẹp thì mọi chuyện mới tốt đẹp. Và đặc
biệt trong chuyện cưới xin- một việc quan trọng của đời người thì việc xem
tuổi đính hôn lại càng trở nên cần thiết. “Nữ thập tam, nam thập lục” , nữ thì
5


mười ba tuổi, nam thì mười sáu tuổi đã có thể kết hôn được rồi. Và hai mươi
ba gọi là cưới muộn. Không chỉ có thế, có nhà ước hôn với nhau từ trong thai.
Tục vợ chồng lấy nhau hơn kém nhau một hai tuổi là vừa đôi, nhân gian
có câu “gái hơn hai, trai hơn một”, nữ hơn nam hai tuổi hoặc nam hơn nữ một
tuổi được cho là tốt. Khi đã xác định được tuổi đính hôn rồi, người ta bắt đầu

giạm hỏi cho con mình.
Thường khi chàng trai đến tuổi lấy vợ, ba mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mai
hoặc bà mai tìm xem nhà nào có con gái mới lớn để chọn làm dâu con của
mình. Sau khi ông mai tìm được nơi phù hợp, ba mẹ chàng trai cùng ông mai
đến nhà cô gái để thực hiện lễ đầu tiên trong lục lễ, đó là lễ nạp thái.
2. Lễ Nạp thái:
Như đã trình bày ở trên, lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi của nhân
gian xưa là lễ Nạp thái. Ở lễ nạp thái, nhà trai mang sang nhà gái một miếng
trầu cau biểu tượng cho hôn nhân, rượu trắng tượng trưng cho lễ nghĩa vì người
xưa có câu vô tửu bất thành lễ. Lễ nạp thái chỉ có ba mẹ chàng trai, ba mẹ cô
gái cùng ông mai bàn chuyện với nhau. Chàng trai và cô gái chưa hề biết mặt
nhau.
3. Lễ Vấn danh:
Sau lễ nạp thái là lễ vấn danh. Lễ này nhà trai mang sang nhà gái hai
miếng trầu cau cắt phải còn dính vào nhau để cầu mong cho đôi trẻ gắn bó với
nhau suốt đời, và cũng không thể nào thiếu rượu trắng được. Ngoài ra trong lễ
vấn danh, nhà trai còn mang sang nhà gái trà, bánh mứt… Vấn danh trong
tiếng Hán có nghĩa là hỏi tên. Vì thế ở lễ này nhà trai hỏi tên, tuổi, vận mệnh
cô gái xem có hợp với tuổi, vận mạng của chàng trai hay không.

6


4. Lễ Nạp cát:
Nếu nhà trai xem tuổi cô gái đã hợp với tuổi chàng trai rồi thì sẽ đến lễ
tiếp theo là lễ nạp cát. Trong lễ này, nhà trai mang sang nhà gái ba miếng trầu
cau, rượu, trà, bánh, mứt cùng mảnh giấy hồng điều ghi tên tuổi cô gái và
chàng trai đã hợp nhau. Lễ này nhằm báo cho nhà gái biết con gái họ đã được
chọn và chuẩn bị tiến hành lễ thứ tư là lễ nạp tệ.
5. Lễ Nạp tệ

Sau lễ Nạp cát diễn ra không lâu, nhà trai sẽ trình lễ nạp tệ. Lễ này là
nhà trai mang sang nhà gái một số tiền để hỗ trợ nhà gái tổ chức tiệc cưới, mâm
bàn, trà bánh. Số tiền này gọi là “tiền đũa” hay “tiền đồng”. Lễ này đơn giản là
chỉ có mặt ba mẹ của chàng trai và ba mẹ cô gái.
6. Lễ Thỉnh kì:
Nhà trai mang đến nhà gái năm miếng trầu cau cùng với rượu trà, bánh,
trái, và lễ vật đính hôn. Lễ vật đính hôn ở Nam Bộ thường là đôi bông tai bằng
vàng. Từ lễ thỉnh kì, cô gái xem như đã trở thành con dâu của nhà trai.
Trong lễ thỉnh kì, ngoài ông mai, ba mẹ hai bên, chàng trai, cô gái còn
có các ông bà, thân tộc hai bên cùng đoàn người bưng mâm quả.
7. Lễ Thân nghinh:
Sau khi đã thực hiện đầy đủ năm lễ nêu trên họ nhà trai sẽ tiến hành lễ
than nghinh. Nhà trai sẽ đem sáu miếng trầu cau, bánh trái, rượu trà, trang phục
cô dâu cùng với số tiền gọi là đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của ba mẹ
cô dâu. Khoảng tiền này gọi là tiền đồng để rước dâu. Trước đó thì nhà trai
phải nộp cho làng xã của cô gái đó số tiền công ích gọi là “tiền cheo”.

7


Khi thực hiện nghi lễ ở nhà gái xong rồi, nhà trai sẽ tiến hành rước dâu
để đưa cô gái đó về nhà mình. Lễ này rất quan trọng, bởi nên có sự hiện diện
của ông mai, ba mẹ chàng trai và cô gái, đoàn người mâm quả, ông bà thân tộc
của hai gia đình. Sau lễ này, cô gái chính thức trở thành vợ chàng trai, trở
thành con dâu trong gia đình chàng trai.
Nho giáo rất coi trọng lễ nghĩa, vì thế trong tất cả các lễ đã trình bày ở
trên, chàng trai cô gái, ba mẹ hai bên, và tất cả mọi người đều phải mặc áo dài,
chân đi guốc mộc, lời nói phải nhã nhặn từ tốn, hành động phải mực thước.
II – LỄ CƯỚI MIỀN NAM NGÀY NAY
Do nho giáo ngày càng suy yếu, chế độ phong kiến tan rã, xã hội ngày

càng hiện đại kéo theo đó là những nguyên tắc, thủ tục rườm rà trong cưới sinh
cũng đã nhiều phần thay đổi, ngày càng hiện đại hơn, đơn giản hơn những vẫn
giữ được những ý nghĩa vốn có của nó. Tục ngữ có câu “cổ tuy lục lễ, hậu thế
tồn tam”. Xưa quy định sáu lễ, nay chỉ còn ba lễ: Lễ dạm, Lễ hỏi và Lễ cưới.
8


1. Tuổi dựng vợ gả chồng:
Ngày nay, theo quy định của nhà nước thì nam phải từ hai mươi tuổi trở
lên mới được lấy vợ, nữ thì phải từ mười tám tuổi trở lên mới được lấy chồng.
2. Lễ Dạm(dạm ngõ):
Ngày nay trong xã hội hiện đại, nam nữ có nhiều cơ hội quen biết nhau,
trao đồi tình cảm. Vì thế hôn nhân hiện nay được xây dựng trên cơ sở là tình
yêu. Vì đã biết nhau từ trước nên lễ dạm chỉ mang tính chất là gia đình hai bên
ngồi lại với nhau để bàn chuyện hôn nhân cho đôi trẻ. Nếu như ngày xưa các
nghi lễ đều phải tổ chức ở nhà thì ngày nay, lễ dạm ngoài việc tổ chức ở nhà cô
gái thì còn được tổ chức ở nhà hàng,… miễn sao hai bên gia đình thấy thuận
tiện là được. Gọi là lễ chứ thật ra, đây cũng chỉ là buổi tiệc nhỏ của hai nhà.
Trong lễ dạm, gia đình hai bên bàn tính ngày đám hỏi, số lượng mâm quả thế
nào…
3. Lễ hỏi:
Sau khi dạm hỏi và nhà gái đã nhận lễ rồi, nhà trai sẽ tiến hành lễ ăn hỏi.
Lễ này tương đương với lễ nạp cát và lễ thỉnh kì của lục lễ ngày xưa. Vì thế
nên lễ hỏi có mặt chàng trai, cô gái, cha mẹ hai bên, ông bà cô bác cùng đoàn
người bê mâm quả. Nhà trai phải đem bốn miếng tràu cau, rượu, trà, bánh trái
đến nhà gái để thực hiện lễ hỏi. Thường thì thành phần mâm quả như sau: một
quả cái cây, một quả bánh, một quả trà, một quả mứt ngọt, một quả bánh kem
và quan trọng hơn hết là một quả trầu cau. Miền nam chuộng số chẵn nên mâm
quả thường là số chẵn, thường là sáu quả, đôi khi là tám quả. Mâm quả khi nhà
trai mang đến phải có phủ vãi hồng điều, trên mảnh vải đó có thêu hình long

phụng và chữ song hỷ. Ngoài ra còn có một cặp rượu trắng, một đôi đèn to.
Nhà trai cần chuẩn bị một người rể phụ để bê khay trầu rượu. Khay trầu rượu là
một khay nhỏ hình vuông, trên có một cái nhạo rượu, hai cái chung nhỏ, một
cái hộp hình trụ tròn trong để để trầu cau.
9


Về phía nhà gái phải trang trí nhà cửa thật đẹp, khang trang, phải có
cổng hoa, trên treo bảng ghi ba chữ “Lễ Đính Hôn”.
Một lễ hỏi thường có những bước như sau:
a. Lễ y kỳ:
Ông trưởng tộc nhà trai trình lễ y kỳ( tức là đúng hẹn) xin phép bên
họ nhà gái cho phép họ trai nhập gia để tiến hành các nghi lễ của lễ hỏi.
Được trưởng tộc bên họ nhà gái nhận lời và cử đại diện ra mời họ nhà trai
vào nhà trình lễ nói. Sau khi họ nhà trai vào xong và an vị chỗ ngồi, chú rể
phụ rót rượu, ông trưởng tộc nhà trai trình lễ vật, mâm quả, rượu trà bánh
mứt.
b. Trình lễ bái từ đường:

Họ nhà gái mở mâm quả, lấy mỗi thứ một ít để lên bàn thờ gia tiên.
Trưởng tộc nhà gái, cũng có thể là ba của cô dâu thắp đôi đèn mà nhà trai
mang đến, nghi thức này gọi là lễ lên đèn, rất quan trọng với đám cưới ở
miền nam. Đèn phải cháy đều, không được một bên cháy mạnh bên còn lại
10


cháy yếu. Nhiều nơi kiên cử đến lễ lên đèn thì đóng cửa tắt quạt, vì nếu gió
làm tắt ngọn đèn thì cô dâu chú rể ăn ở với nhau không bền, yểu mạng. Sau
khi lên đèn, cô dâu và chú rể thực hiện nghi thức lạy tổ tiên, rồi đến lễ bái
tộc hai họ, lại ông bà hiện tiền, lại cha mẹ, cô bác, cậu dì, chú thím của hai

bên.

c. Lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu:
Lúc này cô dâu cuối đầu chào hai họ và nhận đồ nữ trang của nhà
trai, khi xưa đôi bông tai là do mẹ ruột cô dâu đeo cho cô dâu, ngày nay thì
do chú rể đeo cho cô dâu. Ngoài ra nhà trai còn cho cô dâu một khoảng tiền
mặt.

11


Trong lễ hỏi nhà trai sẽ trình thiệp cưới, thiệp ghi rõ ràng giờ làm lễ
cưới, giờ rước dâu, giờ làm lễ bên gái, giờ làm lễ bên trai, giờ hợp cẩn. Và
nhà trai cũng đưa sang nhà gái một số tiền để phụ giúp nhà gái tổ chức đám
hỏi, tùy nơi mà gia đình cô dâu có nhận số tiền này hay không. Nhiều nơi
nhận, nhiều nơi không nhận vì nghĩ là đến đám cưới mình sang nhà trai, bên
đó cũng đãi tiệc lại, xem như huề không ai nợ ai.
d. Lễ dỡ mâm trầu:
Cô dâu và chú rể dỡ mâm trầu ra. Bẻ trầu đủ đôi, cau đủ đôi để trong
dĩa đặt lên bàn thờ. Các lễ đã lập xong, vị trưởng tộc nhà trai cho phép cô
dâu, chú rể gọi phụ mẫu đôi bên là cha mẹ. Sau khi các nghi lễ đã diễn ra
xong, họ nhà gái mời họ nhà trai cùng chung vui với họ một bữa tiệc.

12


e. Lễ kiếu:
Sau khi dùng tiệc xong, họ nhà trai trình lễ kiếu để nhà trai ra về. Chú
rể theo về cũng được hoặc ở lại cũng được tùy theo mỗi vùng. Nhưng ngày
nay, trong đám hỏi, cô dâu cũng có mời vài người bạn than đến dự nên

thường thì chú rể ở lại đến chiều mới ra về. Khi nhà trai trình lễ kiếu, nhà
gái sẽ “lại quả” cho nhà trai. “Lại quả” nghĩa là lễ vật nhà trai mang qua,
nhà gái sẽ lấy một phần và kiếu lại một phần chứ không lấy hết. Riêng mâm
trầu cau thì không “lại quả”. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng
kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn và khi nhà gái trả lại
mâm quả phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại, không phủ vải hồng
điều nữa.
13


4. Lễ cưới hay còn gọi là Đám cưới:
Sau khi lễ hỏi xong thì sẽ là lễ cưới. Lễ cưới tổ chức sau lễ hỏi bao lâu
thì tùy ý nhà trai, nhưng thông thường sẽ là từ một đến ba tháng vì cả hai gia
đình cần có thời gian để chuẩn bị mọi thứ cho thật chu đáo.
Ngày nay, lễ cưới như là một bằng chứng về mặt xã hội, như là mottj
bữa tiệc để cô dâu chú rể ra mắt hai họ và hàng xóm gần xa. Và quan trọng hơn
là ngày nay các cặp đôi yêu nhau muốn tiến tới hôn nhân thì phải đi đăng ký
kết hôn ở UBND xã, phường. Đây mới là bằng chứng về mặt pháp lý.
Trước khi ngày cưới diễn ra vài ngày, nhà trai mang đến nhà gái quần áo
của cô dâu. Gọi là lễ “nạp tài”.
Đến ngày cưới, nhà trai nhà gái có những thủ tục khác nhau. Có thể chia
đám cưới thành ba giai đoạn chính như sau.
a. Trước ngày rước dâu:
i) Nhà gái:
Trước ngày rước dâu, nhà gái tiến hành “nhóm họ”, nghĩa là nhà gái
đãi tiệc bà con thân thuộc của mình, báo cho họ biết là con mình từ đây đã
có nơi có chốn.
Nhà gái thường trang trí nhà cửa thật sang trọng, che rạp và phải có
một cổng hoa, treo bảng ghi chữ “Lễ Vu Quy”. Cổng hoa này tùy thuộc vào
gia đình mà họ thuê hay là họ tự làm bằng cây nhà lá vườn. Ở thành phố

thường thì người ta thuê cho tiện, còn ở quê thì tự tay trang trí cổng hoa
nhìn rất bắt mắt. Trong nhà thì tất cả các bàn thờ được lau chùi sạch sẽ,
chưng hoa quả rất đẹp mắt.

14


Vào ngày nhà gái đãi tiệc, chú rể và chú rể phụ phải sang nhà gái để
cùng đãi tiệc với cô dâu. Gọi là “lễ kiếu rể”. Ngày xưa lễ kiếu rể nhằm mục
đích để họ nhà trai dò xét xem nhà gái có làm lễ cưới như đã giao ước hay
không. Ngày nay lễ khiếu rể chỉ đơn giản là chú rể sang nhà cô dâu để đãi
tiệc, ra mắt họ hàng nhà gái.
Thường thì tiệc bắt đầu vào lúc 9 giờ và kéo dài đến chiều tối. Ở quê,
nhà không đủ rộng, mà khách lại đông nên người ta chia ra đãi tiệc thành
nhiều khung giờ khác nhau nên đãi rất lâu. Ở thành phố hiện nay nhà hàng
rất phát triển nên nhiều gia đình đãi tiệc trong nhà hàng, mời tất cả các
khách vào cùng một giờ nên rất nhanh và thuận tiện.
Vào buổi tối, gia đình nhà gái sẽ tiến hành lễ “Lạy xuất giá”. Trong lễ
này, nhà gái sẽ chuẩn bị một bàn thờ nhỏ, có hoa, quả, nhang, đèn. Nhiều
nơi còn có chè xôi. Bàn này là cúng bà mẹ sanh mẹ độ của cô dâu, báo cho
đấng bề trên biết là cô dâu từ đây đã có chồng. Lễ này do mẹ cô dâu và cô
dâu thực hiện. Mẹ cô dâu thắp nhang đèn, lại mười hai lạy, xong đến cô dâu
cũng lạy mười hai lạy. Sau đó đến lễ gia tiên trong nhà. Ba mẹ cô dâu thắp
nhang trên bàn thờ ông bà, quan trọng là phải thắp đôi đèn nhà trai mang
15


đến lễ hỏi, sau đó cô dâu bước đến trước bàn thờ lạy bốn lạy, sau đó lạy
cha, lạy mẹ hai lạy, sau đó theo thứ tự ông bà bên nội, bên ngoại, bác, cô
dượng, chú thím,... Những người có đủ cặp vợ chồng, cô dâu lại chung hai

lạy, những người không đủ cặp vợ chồng cũng lạy hai lạy. Trong dịp này,
những người thân trong tộc dự lễ “Lạy xuất giá” của cô dâu, đều có mừng
cho cô dâu nữ trang, quà hoặc tiền. Tiền hay quà cho cô dâu để làm của
mang theo về nhà chồng. Ngày nay lễ “Lạy xuất giá” này ở một số nơi đã
bỏ qua.
ii) Nhà trai:

Trước ngày rước dâu, nhà trai cũng trang hoàng nhà cửa, làm cổng
hoa như bên nhà gái. Nhưng ghi là “Lễ Tân Hôn”. Trong nhà thì bàn thờ
cũng phải chưng hoa quả. Phải có đôi đèn, đôi đèn này nhà trai tự mua về,
thắp trong lễ “Công cô”. Chú rể cũng lạy ông bà, ba mẹ, họ hang như cô
dâu lạy xuất giá. Nội ngoại của chú rể cũng tặng quà cho chú rể goi là tặng
vốn để làm ăn.

16


b. Ngày rước dâu:
Vào ngày rước dâu, nhà trai chuẩn bị trà bánh, mọi người đều khăn
áo chỉnh tề, ông già bà cả thì mặc áo dài khăn đống, nam thanh nữ tú thì âu
phục. Cô dâu phải mặc chiếc áo dài mà nhà trai đem đến trong lễ nạp tài.

Nhà trai đi rước dâu thường đi số chẵn. Gồm có ba mẹ, ông bà, họ
hàng của chú rể, cùng một vài người bê mâm quả. Lễ cưới thường nhà trai
đi bốn quả. Tùy theo nhà gái yêu cầu mà nhà trai đi quả đó là gì. Thường thì
là một quả bánh, một quả trà, một quả mứt ngọt, một quả trái cây. Lưu ý là
có nhiều gia đình gộp lễ cưới và lễ hỏi làm chung một ngày thì nhà trai phải
đi sáu quả như lễ hỏi, có đôi đèn. Còn nếu lễ hỏi đã làm riêng thì chỉ đi bốn
quả nữa là đủ. Và cũng không thể nào thiếu khay trầu rượu. Ở lễ cưới thì
phải thêm sáu miếng trầu vì lễ cưới tương đương với lễ thân nghinh của lục

lễ xưa. Đặc biệt ở lễ cưới chú rể sẽ cầm một bó hoa nhỏ.
Lễ rước dâu gồm những lễ nhỏ sau đây:
i) Lễ ở nhà gái:
Khi nhà trai đã đến nhà gái rồi, chú rể phụ cùng với trưởng tộc nhà
17


trai vào trong để trình lễ nhập gia. Nếu nhà gái thấy đã đúng giờ và đủ lễ thì
cho mời họ nhà trai vào.
Khi vào nhà trai đã yên vị. Ba của chú rể trình lễ y kì, tức là đúng như
lời giao ước đến đây làm lễ rước dâu. Sau đó ba chú rể cũng trình mâm quả,
lễ vật. Lễ hỏi nhà trai chỉ cho đôi bông và nhiều hơn là dây chuyền. Lễ cưới
thì lễ vật nhà trai là một cặp nhẫn, nhẫn phải là nhẫn vàng, nhẫn trơn không
có hoa văn hay đính hột.
Khi nhà trai làm lễ xong, nhà gái tiến hành mở mâm quả, lấy mỗi thứ
một ít để cúng gia tiên. Ba cô dâu hoặc người lớn nào đó bắt đầu cúng gia
tiên nhà gái, thắp nhang, thắp đôi đèn cưới. Lễ này cũng gọi là lễ lên đèn
như đám hỏi.
Sau khi lễ từ đường xong, cô dâu bước ra chào hai họ bằng cách xá
hai xá. Xong thì quay về trước bàn thờ để cùng chú rể trao nhẫn cưới. Nhẫn
cưới phải đeo vào ngón áp út tay phải. Chú rể trao nhẫn cho cô dâu trước,
sau đó cô dâu trao nhẫn lại cho chú rể. Khi trao nhẫn xong chú rể sẽ trao
cho cô dâu bó hoa. Cô dâu vào chú rể quay lại vào bàn thờ xá bốn xá.

18


Cô dâu và chú rể đã trao nhẫn và lạy tổ tiên xong. Chú rể phụ rót
rượu, ba chú rễ sẽ trình lễ rước dâu. Nhà gái cũng sẽ tiến hành lại quả cho
nhà trai.

Đoàn người đưa dâu đi trên đường nhìn rất đẹp. Cô dâu và chú rể
khoác tay nhau nhìn thật hạnh phúc. Quan niệm của người xưa là cô dâu
phải nhìn thẳng về phía trước mà đi, không được quay đầu lại vì bất cứ lý
do gì. Ngày nay rước dâu thường đi xe hơi, cô dâu và chú rể ngồi trên chiếc
xe nhỏ gọi là xe hoa.

ii) Lễ ở nhà trai:
Khi về đến nhà thì chú rể rồi thì bên nhà trai sẽ mời họ nhà gái yên vị
chỗ ngồi. Tiếp đó, ba chú rể hoặc ông trưởng tộc nhà trai sẽ thắp nhang, đèn
cúng ông bà quá cố của chú rể. Chú rể và cô dâu cũng xá bốn cái, gọi là ra
mắt ông bà, từ đây cô gái sẽ chính thức trở thành thành viên trong gia đình
chàng trai.
Sau khi lễ ông bà tổ tiên xong, ba chú rể sẽ trình lễ đền ơn. Nghĩa là
sẽ tiến hành cho cô dâu chú rễ lạy tạ ơn những ông bà, cô, dì, chú, bác,…
còn sống của cô dâu chú rể nhằm tạ ơn họ đã không quảng ngại đường xá
19


xa xôi đưa cô dâu về tới nhà chồng. Ở miền nam thì trong đám cưới, ba mẹ
cô dâu cũng đưa cô dâu về nhà chồng, mẹ chú rể cũng đi rước dâu không
giống như miền bắc và miền trung.
Khi tất cả các nghi lễ đã làm xong, hai gia đình sẽ ngồi ăn bánh uống
trà và cho cô dâu chú rể vào phòng.
Trong lễ cưới, nhà trai cũng làm tiệc đãi nhà gái. Cô dâu chú rể thay
trang phục chụp hình lưu niệm với quan khách hai bên, làm thành một
album lưu giữ kỷ niệm.
Cuối cùng nhà gái sẽ trình lễ kiếu ra về. Nhà trai đưa nhà gái ra xe.
Khi nhà gái ra về, cô dâu luyến tiếc rơi lệ vì từ đây sẽ xa mẹ xa cha. Mặc dù
ngày nay phương tiện giao thông thuận lợi, cô dâu có thể về thăm mẹ bất cứ
lúc nào nhưng khi đưa dâu cô gái vẫn khóc.

c. Ba ngày sau khi rước dâu: Lễ Phản bái
Sau ngày rước dâu cô dâu sẽ được về nhà mình, không có chú rể đi
cùng, gọi là “về một bữa”. Hiện nay thì ở một số nơi, hoặc hai nhà xa quá
thì không cần làm lễ này mà chỉ cần làm lễ Phản bái. Ba ngày sau tính từ
ngày rước dâu sẽ là lễ Phản bái. Nghĩa của từ phản bái được các cụ cao niên
miền Tây sông nước lí giải là nghi thức lạy cha mẹ cô gái một lần nữa để
chú rể tạ ơn đấng sinh thành của cô gái. Nghi thức lễ Phản bái cũng không
có gì là quá rườm rà. Mâm trầu rượu đứng trong khay hộp để trình lễ tất
nhiên không thể thiếu. một số nơi người ta còn chuẩn bị thêm cặp vịt trống
lớn để mang sang nhà gái. Sau nghi thức nhang đèn để cho cặp uyên ương
lạy bàn thờ, xá cha mẹ nhà gái, người ta sẽ làm thịt cặp vịt nấu cháo, mời
thêm vài bà con lân cận để cùng chung vui. Một số nơi để đơn giản thì
người ta gói bánh ít, để trong mâm quả, hoặc nếu nhà trai muốn đơn giản
nữa thì chuẩn bị một quả bánh ngọt để cô dâu mang về nhà.
20


Phong tục Phản bái rất hữu ích, bởi vì trong những ngày đầu, cô dâu
mới, nên gặp nhiều chuyện khó khăn trong đạo dâu con, vợ chồng, ở bên
nhà chồng không dám than thở cùng ai, về lại nhà mình sẽ được tâm sự
cùng mẹ hay chị em, họ sẽ giúp ý kiến, khuyến khích tinh thần, an ủi thân
đơn, cảnh lạ.
*Lưu ý: một số điền kiên cử trong lễ cưới, hỏi ở Nam Bộ:
 Người đặt hoa quả, bánh mứt,... vào mâm quả phải là người có gia
đạo ổn định, vợ chồng hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, có đủ trai gái
thì càng tốt. Nếu ba mẹ cô dâu là chấp nối, tức là ba hay mẹ cô dâu,
chú rể ngày trước đã có gia đình nhưng li hôn, rồi tái hôn, sẽ không
được làm việc này.
 Trong khi rước dâu, cô dâu đã bước ra khỏi nhà rồi thì nhìn thẳng
mà đi không được quay đầu lại nhìn.

 Nếu cô dâu đã có thai hoặc không còn trinh trắng thì không được
bước vào cửa trước của gia đình chú rể mà phải đi cửa sau. Ngày xưa
nếu cô dâu đã có thai hoặc đã có con luôn thì người ta rất kiên kị, nên
không làm lễ cưới mà chỉ làm một bữa tiệc nhỏ, chỉ có ba mẹ ông bà
hai bên dự, gọi là “Đám phú phạt”.
 Ngày cưới không được làm đổ bể vật gì. Đó là điềm xui rủi.
 Nếu cô dâu và chú rễ kị tuổi nhau mà vẫn kết hôn thì không làm lễ
lên đèn.
 Người trải chiếu phòng tân hôn cũng là người phụ nữ có gia đạo
sung túc, con cái ngoan ngoãn, vợ chồng thuận hoà. Chiếu phòng tân
hôn phải trải một đôi, tức là hai chiếc, một chiếc trên, một chiếc dưới.

21


III - NHẬN XÉT VỀ HÔN LỄ Ở VIỆT NAM NGÀY NAY
Ngày nay, hôn lễ cũng có nghi lễ đầy đủ, mang đầy bản sắc dân tộc và
kết hợp với sự hiện đại.
Với cuộc sống phát triển, tổ chức hôn lễ cũng được phát triển theo. Xem
ngày cưới, chọn ngày tốt lành, xem tuổi cô dâu chú rể có hợp nhau không; nhà
trai cũng chuẩn bị lễ ăn hỏi, lễ vật theo yêu cầu của nhà gái; lễ cưới, lạy mặt,
đều đúng như trước. Bản thân các nghi lễ này đã đi sâu vào tâm trí của mỗi
người nhưng phần nào đơn giản hoá nghi thức không cần thiết. Và điều mà
chúng ta đáng quan tâm là chuyện mai mối không còn nữa. Nam nữ bây giờ tự
tìm hiểu nhau, hợp nhau sẽ dẫn đến hôn nhân. Ngày nay, người ta đã bãi bỏ rất
nhiều lễ tục lỗi thời, có tính mê tín, dị đoan và phát triển một số nghi hức theo
sự phát triển của cuộc sống mới, xã hội mới với trào lưu khoa học tân tiến.
Hôn lễ ngày nay mang nhiều sắc thái xã hội phù hợp với tình trạng phát
tiển của nền kinh tế hiện hữu cũng như phát huy được nền văn hóa dân tộc. Các
nghi lễ mà ông cha ta đã đề ra, nay người ta vẫn duy trì được sự phong phú của

nội dung và ý nghĩa của các nghi lễ và chỉ cải biến nó theo sự phát triển của xã
hội mà thôi. Điều này sãy ra là chuyện đương nhiên vì xã hội sau luôn tiến bộ
hơn xã hội trước. Bản thân ý thức của con người cũng phát triển hơn, nhận
thức rõ vấn đề hơn.
Điều hay mà chúng ta có thể nhận thấy ở đây là ngày nay con cái được
tự do lựa người bạn đời của mình. Không như phép tắc cổ hủ của ngày xưa là “
cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Điều này đồng thời cũng có nghĩa là ngày nay
không còn tục tảo hôn, cha mẹ không có quyền ép buộc hôn nhân cho con cái
mà họ dành nhiều tự do cho con cái quyết định lương duyên của mình. Chuyện
này cũng làm cho người ta dễ hiểu chuyện dựng vợ gã chồng cho con thường là
cha mẹ lo, còn ngày nay con cái có quyền tự do yêu đương, tìm hiểu nhau
22


trước, có thử thách tình cảm với nhau rồi sau đó hai bên cha mẹ mới được thu
xếp, bàn bạc với nhau để tiến hành hôn lễ. Do vậy trai gái ngày nay không cần
tới mối lái. Đây là lí do đưa tới sự giảm các nghi lễ hôn phối, cho nên lễ cưới
duy nhất còn được coi là lễ hợp thức hóa một tình yêu đã được phối kết trước.
IV – LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỔ CHỨC MỘT HÔN LỄ LÀNH MẠNH
Điều đầu tiên ta hiểu thế nào là một lễ cưới vui vẻ tiết kiệm? Một lễ cưới
vui vẽ và tiết kiệm là một lễ cưới phải phù hợp với thu nhập, mức sống của
nhân dân. Đó là một lễ cưới đảm bảo được đúng tính chất của một đám cưới,
không mang tính vụ lợi. Điều đầu tiên quan trọng nhất của một đám cưới là
tính pháp lý,bắt buộc không thề thiếu là đăng khí kế hôn. Chỉ cần hoàn thành
thủ tục này là đôi nam nữ trở thành vợ chồng một cách hợp lệ, hợp pháp, bắt
đầu một cuộc sồng chung mà không cần phải tiến hành thêm một nghi thức, thủ
tục nào khác(nếu muốn). Mỗi đám cưới được thực hiện phải giữ được tính
truyền thống của mỗi quốc gia, tùy thuộc vào phong tục tập quán ở nơi tổ chức
đề có thể tổ chức một đám cưới phù hợp.
Để giải quyết những thực trạng trong việc tổ chức lễ cưới ở nước ta hiện

nay, chúng ta cần phân tích rõ đâu là nguyện nhân chủ yếu dẫn đến việc tổ
chức lễ cưới một cách xa hoa lãng phí như vậy? Từ đó mới có thể đưa ra một
cách giải quyết tốt nhất.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của nhân dân về việc tổ chức lễ
cưới có nhiều sai lầm. Để tháo gỡ những sai lầm này, chúng ta cần phải tuyên
truyền cho người dân nhận thức được sự lãng phí không cần thiết trong việc tổ
chức lễ cưới. Nhà nước cần phải xây dựng một quy chế về tổ chức lể cưới,
trước hết là đối với cán bộ nhà nước. Đã đến lúc phải xây dựng và thực hiện
nếp sống văn minh trong việc theo các thủ tục nghi lễ đơn giản, trang trọng, tiết
kiệm và chấm dứt việc tổ chức một cách linh đìn, phô trương, xa hoa lãng phí,
23


đặc biệt là lợi dụng chức quyền tổ chúc đám cưới để đem lại lợi ích cho bản
thân. Bởi vậy dư luận đã rất hoan nghênh và đồng tình về việc chính phủ có
công văn số 1546/CP-VX ngày 30-11-2002 về việc cưới trong cán bộ, công
chức. Tại văn bản này chính phủ yêu cầu: cán bộ công chức nhất là thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị khi tổ chức cưới xin cho các con, em phải thực hiện đúng
Luật hôn nhân gia đình, gương mẩu thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính Tri và Thủ
Tướng Chính Phủ, tổ chức lễ cưới văn minh, tiết kiệm trong gia đình, họ hàng
và những người thân; không tổ chức đám cưới xa hoa lãng phí; không để việc
tổ chức lễ cưới ảnh hưởng tới chế độlàm việc củ cơ quan; chống vụ lợi; cầm
dùng công quỹ làm “quả cưới”. Tuy nhiên để các chỉ thị trên thực hiện một
cách triệt để, trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống, tạo nên thói quen mới
trong nhân dân là cả một quá trình xây dựng tích cực, kiên trì và phải có những
biện pháp kiên quyệt, cụ thể là:


Tất cả các thành viên của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến


địa phương phải nghiêm túc thực hiện yêu cầu tren cửa chính phủ. Đây phải
coi là quy định bắt buộc, mang tính pháp lý. Mọi cán bộ, đảng viên phải có
trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm túc. Các cơ quan tổ chức Đảng,
chính quyền, đoàn thể(đặc biệt là các đoàn thanh niên và các hội phụ nữ)
tuyên truyền, phổ biền rộng rãi và đưa nội dung này vào chế độ kiểm điểm
đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức... Nếu như đảng viên, cán bộ viên
chức nào cố tình không thực hiện thì phải bị sử lý kỉ luật một cách nghiêm
túc.


Các cơ quan tổ chức, đoàn thể liên quan cần khẩn trương nghiên

cứu và sớm đề ra một số mẫu hình về tổ chức đám cưới theo nếp sống văn
hóa mới. Có lẻ đây mới là vần đề mang tính quyết định cho việc xây dựng
và định hình cho một phong tục văn hóa mới trong việc tổ chức lễ cưới. Bởi
24


vì thực tế cho thấy chỉ khi nào xây dựng được một hình mẩu mới tiền bộ,
được nhân dân đồng tình hưởng ứng và trở thành phong tục, trở thành văn
hóa thì cái cũ mới bó thể bị loại bỏ một cách căn bản. Các biện pháp hành
chính là quan trọng nhưng chỉ là tình thế. Vấn đề cốt lõi là phải xây dựng
được cái mới tiến bộ thay thế cái cũ lạc hậu.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×