Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Bài báo cáo tour miền tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 137 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA DU LỊCH
-----------Bài báo cáo về tour miền Tây:
TP.HCM-MỸ THO –CẦN THƠ-SÓC TRĂNG-BẠC LIÊU-CÀ MAU-ĐẤT
MŨI-RẠCH GIÁ-PHÚ QUỐC-HÀ TIÊN
–HÒN CHÔNG-CHÂU ĐỐC-ĐỒNG THÁP.

1


GVHD: Cô: Nguyễn Diễm Tuyết
Thầy: Phùng Anh Kiên
Họ và tên : Trần Hồng Thắm


MSSV: 131A070023
Lớp: 131A0701
Lời nói đầu tiên cho em xin cám ơn Ban Gíam Hiệu trường đại học Văn Hiến đã tạo điều
kiện tốt nhất cho chùng em khi học tại trường, không chỉ trên sách vở mà còn có cả những
chuyến đi vô cùng thực tế và bổ ích.Cám ơn thầy Phùng Anh Kiên, cô Nguyễn Diễm
Tuyết và anh Trí_hướng dẫn viên xe 01 đã đồng hành cùng chúng em trong suốt hành
trình về miền Tây và. cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích cho công việc của
chúng em sau này. Cũng như chăm sóc chúng em từng miếng ăn, giấc ngủ... trong suốt
chuyến đi..Đặc biệt là bác Hải_bác tài xế ,anh phụ xế và chị Lan đã cho chúng em một
chuyến đi an toàn và bổ ích. Em cũng xin cám ơn công ty du lịch Đất Nước Việt đã tổ
chức chuyến đi này cho chúng em, cung cấp những dịch vụ tốt nhất phục vụ cho việc học
tập và trải nghiệm thực tế của chúng em.Em xin chân thành cám ơn!


Nội dung báo cáo:
I/ Phần mở đầu:
1) Giới thiệu khái quát về chương trình thực tập
Trải qua 7 ngày 6 đêm ở hầu hết các tỉnh miền tây Nam Bộ.Đoàn sẽ được tận mắt
tham quan các di tích lịch sử, chùa, danh lam thắng cảnh cũng như lối sống , sinh hoạt
bình dị của người dân miền sông nước. Đặc biệt là đến với Mũi Cà Mau – mảnh đất
thiêng liêng tận cùng của Tổ quốc, cũng là nơi khai phá cuối cùng của lưu dân đi mở
cõi đất Phương Nam, nơi vẫn là rừng, là biển, là đất, là những khuôn mặt với nụ cười
chất phác, đôn hậu của người dân như mọi miền quê trên dải đất hình chữ S. Nhưng
khi đứng trên mảnh đất Cà Mau, trong mỗi người chúng ta, ai cũng bồi hồi xúc động.


2


Có lẽ không có gì lý thú và hấp dẫn bằng đến với vùng đất Miền Tây trù phú qua
chương trình du lịch : “Về với vùng Đất Phương Nam thân thương”.

2) Mục đích, yêu cầu của chương trình thực tập
a) Mục đích chương trình thực tập:
Cho đoàn được tận mắt tham quan , chiêm ngưỡng vẻ đẹp giàu tính nhân văn của các
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của vùng miền tây sông nước Nam Bộ.
Thưởng thức các loại đặc sản, món ăn đặc trưng, nét riêng biệt của từng tỉnh trong khu
vực miền tây sông nước.

Ngắm nhìn cảnh sinh hoạt, lối sống bình dị của người dân Nam Bộ…
Đồng thời, chuyến đi cũng góp phần rộng vốn kiến thức thực tế cho mỗi người, cùng
nhau đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập.

b) Yêu cầu của chương trình thực tập:
Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị nhân văn, ý nghĩa lịch sử về vật chất lẫn tinh thần
của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, giá trị tâm linh của chùa chiềng…
Thưởng thức và cảm nhận hương vị đồng quê của các món ăn dân dã, bình dị mà vẫn
giữ được nét riêng biệt hấp dẫn du khách
Hiểu được lối sống bình dị, tính cách thật thà, chất phát của con người miền tây…
Có thể xây dựng cho mình sơ lược về tuyến điểm miền tây Nam Bộ.


II/ Phần nội dung:
a) Về chuyên môn:
Giới thiệu chi tiết các điểm du lịch trong chương trình tham quan:
NGÀY 01: TP.HCM – MỸ THO –CẦN THƠ (04/05/2015)

Hôm nay là ngày đầu tiên của chương trình đi thực tế khám phá miền Tây sông nước .Từ
4h sáng em đã thức dậy sớm để chuẩn bị cho chuyến hành trình.Sau khi vệ sinh cá nhân
xong thỳ kiểm tra lại một lần nữa những gì mình đã chuẩn bị cho chuyến hành trình và
cùng đám bạn thân đón xe buýt tới trường.Đến trường lúc5h45 do còn mãi đứng đợi tuyến
xe buýt gần 1h đồng hồ .Đến nơi thấy các bạn cùng lớp đến đông đủ, chắc các bạn cũng
3



như em đều háo hức mong trời sáng để được khám phá vùng đất lạ.Sau khic ô Tuyết và
thầy Kiên dặn dò một số điều cần lưu ý khi đi tour thỳ xe 01_mang biển số 5S 0880 bắt
đầu lăn bánh rời khỏi trường đại học lúc 6h kém 10.Xe chúng em được đồng hành cùng
cô Nguyễn Diễm Tuyết_ cô giáo chủ nhiệm của lớp và cũng là một người mẹ thứ hai của
tất cả thành viên trong lớp và nay lại được cùng mẹ trải qua chuyến hành trình đầy thú vị
qua những miền đất mới…
Buổi sáng trên xe chúng em được anh Trí hướng dẫn viên xe 01 cho biết về nhiều
điều thú vị về vùng đất mà chúng em sắp được khám phá.Dù là người con của miền Tây
nhưng em cũng không khỏi những háo hức mong đến vùng đất quê hương.Hành trình mà
chúng em khám phá nằm trên hệ thống sông lớn đó chính là sông Mê Kông và có tên gọi
khác là Cửu Long vì có chín hệ thống sông đổ ra biển thông qua 2 con sông chính là sông

Tiền và sông Hậu .Hiện nay chỉ còn 7 cửa sông.Sông Mê Kông chảy vào Việt Nam được
chia làm 3 nhánh sông chính đó là: sông Tiền, sông Hậu và một nhánh sông đổ ra biển hồ
của CampuChia.Còn được nghe anh Trí kể về quá trình Nam tiến bờ cõi về phương
Nam…
Qúa trình mở mang bờ cõi về phương Nam:
Bắt nguồn từ các cuộc xâm chiếm đất Chân Lạp (Campuchia) để mở mang bờ cõi về
phương Nam của người Việt . Nguyên do dải đất miền Trung của cúa chúa Nguyễn vốn
không được màu mỡ. Đất đai cằn cỗi, làm ăn khó khăn, lại thêm hoạ chiến tranh TrịnhNguyễn nên người dân dần dần di cư vào Nam, lúc ấy còn thuộc Chân Lạp, rất nhiều. Cả
miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long bấy giờ thời ấy còn khá hoang vu, đất
rộng người thưa. Đất đai lại trù phú, màu mỡ, thành ra người Việt di cư vào đó ngày càng
đông.
Trong những năm 1658 đến 1674, Chân Lạp có nạn tranh giành quyền lực, có phe lại

"mời" chúa Nguyễn vô "giải quyết dùm". Nhà Nguyễn được thể cứ kéo binh vào "bình
định", mỗi năm lại mở rộng thêm tầm ảnh hưởng của mình ở đấy.
Năm 1679, có quan nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến vì bất mãn nhà Thanh
4


nên theo về. Chúa Nguyễn nhân cơ hội đó muốn khai khẩn thêm đất ở Chân Lạp, bèn cho
họ vào ở đất Đông Phố, đất Lộc (nay thuộc Gia Định, Đồng Nai), Mỹ Tho,...
Năm 1698, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất
Chân Lạp, chia đất Đông phố ra làm dinh, huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long
và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Nhà Nguyễn bắt đầu củng cố địa vị và quyền lực của
mình ở rẻo đất phía Nam màu mỡ này.

Thời bấy giờ có người Trung Quốc là Mạc Cửu, nhân vì hoạ nhà Thanh, lưu lạc sang đất
Chân Lạp. Ông chiêu mộ lưu dân, lập nên 7 xã gọi là Hà Tiên. Năm 1708, Mạc Cửu xin
thuộc về nhà Nguyễn. Lãnh thổ nước ta lại được mở rộng thêm một phần. Trong khoảng
thời gian đó nước Chân Lạp xảy ra biến luôn, các vua tranh giành quyền lực rồi lại chạy
sang nhờ chúa Nguyễn hay Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên. Sau mỗi lần bình ổn ta lại được vua
Chân Lạp "tạ ơn", mỗi lần vài huyện... Cuối cùng đất đai 6 tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về ta.
Đến sau khi Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn thì ta còn có nhiều dịp "can thiệp vào
nội bộ" của Chân Lạp, nhưng tiếc là các quan ta hành xử không khéo nên không "mở"
thêm được bờ cõi mấy. Đến đây, công cuộc "mang gươm" đi mở cõi của cha ông ta có thể
xem như đã hoàn thành.

06h30 Đoàn dừng ăn sáng tại nhà hàng MeKông Resttop. Sau đó tiếp tục hành trình, xe


đưa đoàn đi ngang qua khu phố thị trung tâm của Thành Phố Mỹ Tho – còn gọi là
“ Mỹ Tho Đại Phố”.
Thành Phố Mỹ Tho
Người Khmer thời trước gọi vùng đất Mỹ Tho là srock mé sa,mi so (di cảo Trương Vĩnh
Ký trong le Cisbassa).Nghĩa là xứ (srock) có nàng con gái(mé) có nước da trắng

5


(sa,so).Khi sang Việt ngữ,dân gian gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ srock chỉ còn giữ lại mi
so và biến sang âm mà thôi.

Mỹ Tho là điểm đến gần TP.HCM, nằm ở vị trí bờ bắc hạ lưu sông Tiền, phía đông và
bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và
tỉnh Bến Tre.
Thành phố có thế mạnh về thương mại – dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch
xinh miệt vườn, sông nước
Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy – bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng
bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai
nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của
thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường
bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan
trọng của thành phố.

Thành phố Mỹ Tho có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử đấu tranh cách mạng hết
sức vẻ vang, là đơn vị được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thành phố có trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu là
một trong những trường trung học lớn nhất và sớm nhất Nam bộ, là cái nôi đào tạo nhân
tài cho đất nước suốt hơn 120 năm qua.
Đòan đi viếng Chùa Vĩnh Tràng – một ngôi chùa lớn và có kiến trúc đẹp nhất tại
Thành phố Mỹ Tho.

Chùa Vĩnh Tràng:

6



Tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia, và là một điểm hành hương và du lịch nổi tiếng.
Lịch sử:
Đầu thế kỷ 19, chùa được ông bà Bùi Công Đạt bắt đầu xây dựng. Năm 1849, Hòa thượng
Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi
đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được "Vĩnh cửu đối sơn hà,
trường tồn tề thiên địa". Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh
Tràng.
Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa, pha hòa cả nét kiến trúc
Á - Âu.

Kiến trúc:
Chính điện được bài trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ
công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được
các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20.
Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa
lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã,
Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền
thống Việt Nam.
Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền
đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi
măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc.
Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét

kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ
này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ
rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà. Đúng trên hòn non bộ nhìn về mặt
sau gian chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Rôma với
7


những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột
xây bằng xi măng kiểu cách.Đi vào từng gian ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp
rên các hình chạm, trên các tượng phật.

Đoàn chụp hình kỷ niệm tại chùa

Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ rất tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình hòa
thượng Lê Ngọc Xuyên đúng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩn toàn bằng đồ
sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng. Canh, mục, ngư
tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắc óng ánh trông rất đẹp.
Tóm lại, bằng những vất liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang màu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng
đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người xưa qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống vui tươi và ý chí vươn lên của
dân tộc Việt Nam - một dân tộc tự nhận mình là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua
chạm khắc hình tượng tứ linh.

8



Chùa Vĩnh Trường được trang bị trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi
măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93
cm) được tạo tác giữa thế kỷ 19.
Bên cạnh những pho tượng, hiện vật còn lại trong chùa này phải kể dến là Đại Hồng
Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12 cm, nặng khoảng 150 kg được đúc giữa tháng
5 năm 1854 trên đó khắc chữ "Vĩnh Trường Tự". Hiện nay Pháp Bảo Chuông không sử
dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất lạc.
Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Tuy ảnh hưởng
tranh vẽ Trung Quốc nhưng những bức vẽ này mang đậm nét dân gian Việt Nam, in hình
"Mai, lan, cúc, trúc" in hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ. Đó là công trình của Long

Giang cư sĩ phác họa năm 1904. Điều đáng chú ý là những bức hoành, câu đối trong chùa
được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như những chữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc
từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp.
Từ trước tới nay, ngôi chùa vẫn được bảo quản tốt, bổn đạo khắp nơi vẫn thường đến
viếng, góp tiền của cho việc tu sửa chùa, các tu sĩ trong chùa vẫn chú trọng công tác bảo
vệ chùa. Gần đây, chùa đã xây dựng thêm một tượng Phật đừng rất vĩ đại. Tượng màu
trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều
người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.
09h00 Đòan xuống thuyền lớn thưởng ngọan phong cảnh hai bên bờ Sông Tiền với làng
nuôi cá bè và tận mắt ngắm nhìn bốn cù lao: Long, Lân, Quy, Phụng, tận mắt
ngắm nhìn cây Cầu Rạch Miễu nối liền hai bờ sông Tiền Giang và Bến Tre.


9


Cầu Rạch Miễu

Bến nước Cầu Chùa muôn thuở dấu
Gió trăng Rạch Miễu một con đò.
Cố nữ sĩ Xuân Lan (1880-1960) Rạch Miễu.
BỀ DÀY LỊCH SỬ
Để có được tên cầu Rạch Miễu, lịch sử cây cầu nầy phải trải qua hằng thế kỷ biến
thiên mới hình thành được, qua những chiếc thuyền thô sơ nhỏ xíu, những chiếc xuồng ba
lá mong manh neo đậu dài theo hai bên bờ sông Rạch Miễu và bên kia Mỹ Tho, chính xác


10


hơn là vùng Mỹ Chánh nay là Phường 3, Thành phố Mỹ Tho, để đón khách thuê đò sang
sông. Đây là giai đoạn sang sông …tùy tiện.
Cho đến khi có được chiếc thuyền ba chèo khá lớn, mỗi ngày hai lượt đi về có
phân chuyến hẵn hòi, do tư nhân đấu thầu khai thác. Bây giờ đã có bến đò cố định tại vàm
Rạch Miểu. Đây là giai đoạn đò Rạch Miễu.
Về sau có được những chiếc đò bằng sắt, chạy bằng máy được gọi là chiếc bắc –
do tiếng Pháp bac - là một loại đò ngang chạy bằng động cơ, tuy vẫn còn thô sơ nhưng
vẫn có thể chở hàng hóa nặng, súc vật kể cả những chiếc xe hơi nhỏ. Cho mãi đến đầu

thập niên 1960, để đáp ứng với số lượng xe cộ ngày càng nhiều và tải trọng càng lớn nên
có những chiếc bắc 50 rồi 100 tấn ra đời. Đây là giai đoạn bắc Rạch Miễu.
Đất nước thống nhất, hòa bình trở lại, hai miền Nam Bắc giao lưu, danh từ bắc
Rạch Miễu do một số người, đổi thành phà Rạch Miễu, nói mãi thành quen miệng. Đây
là giai đoạn phà Rạch Miễu.
Cầu Rạch Miễu được khánh thành vào ngày 19 tháng giêng năm 2009, tức là ngày 24
tháng chạp năm Mậu Tý, chấm dứt giai đoạn lịch sử của đò Rạch Miễu, bắc Rạch Miễu,
phà Rạch Miễu. Bắt đầu giai đoạn cầu Rạch Miễu
Cầu bắc qua sông Tiền,nối hai tỉnh Tiền Giang Và Bến Tre.Đây là cây cầu dây văng đầu
tiên do Việt nam tự đầu tư thiết kế và xây dựng.
Rất khó bắt gặp cây cầu nào giống cầu Rạch Miểu.Đứng trên cầu mà hướng về biển Đông
sẽ bắt gặp bốn cù lao “chụm đầu” lại hợp thành”Tứ linh” giữa sông nước mênh mông.Mỗi

cù lao đều có nét đặc thù , mang sắc thái riêng tạo nên quần thể sinh động.
Cùng nằm giữa sông Tiền, nhưng cồn Long và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang, trong khi cồn Quy và cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre. Từ thành phố Hồ Chí Minh, đi 70km theo hướng quốc lộ 1A, du khách sẽ
đặt chân đến cây cầu dây văng lớn thứ 3 của đồng bằng sông Cửu Long nối liền hai tỉnh
Tiền Giang và Bến Tre mang tên Rạch Miễu.

11


Cồn Long
Là nơi chuyên nuôi thủy sản trên bè và sửa chữa ghe tàu vì gần cảng cá Mỹ Tho. Ngoài

ra, những vườn cây trái xum xuê cũng là đặc điểm dễ nhận thấy của cồn Long. Tuy không
nổi bật như 3 cồn còn lại nhưng khi đến với Cồn Long du khách được thỏa sức thưởng
thức những đặc sản nổi tiếng từ sầu riêng, chôm chôm, sơ-ri cho tới ổi không hạt, cam,
xoài, vú sữa.

Cồn Lân ( cồn Thới Sơn)
Là cồn lớn nhất trong số 4 cồn trên sông Tiền. Nơi đây ghi dấu trong lòng du khách với
những con rạch nhỏ quanh co, uốn lượn theo thế đất đai hai bên phủ đầy bần, dừa nước.
Cùng với đó là hình ảnh dịu hiền của người con gái trong chiếc áo bà ba, nón lá che
nghiêng, chèo thuyền điệu nghệ... tất cả tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn riêng có của vùng sông
nước miền Tây nói chung và cồn Lân nói riêng.Đến Cồn Thới Sơn, đòan ghé một ngôi
nhà xưa tiêu biểu của kiến trúc Nam Bộ, thưởng ngọan các vườn hoa kiểng, vườn

cây ăn trái, tận mắt xem người dân nấu kẹo dừa, cách nuôi ong lấy mật của người
địa phương, uống trà mật ong, đến nhà vườn vừa thưởng thức trái cây 05 món theo
mùa vừa giao lưu nghe đàn ca tài tử Nam Bộ.
Cách nấu kẹo dừa:
Nguyên liệu làm kẹo dừa phải là dừa khô, loại dừa hầu như còn nước dừa bên trong rất ít
và hầu như không còn, cơm dừa phải dày, có độ béo cao và màu trắng, không lên mọng
dừa hay bị "trăng ăn"[4]. Tiếp theo dùng một dụng cụ lột vỏ dừa, lấy cơm dừa và cho
vào máy xay nhỏ. Cho tất cả cơm dừa xay nhuyễn vào một cái bao và dùng máy ép lấy
nước cốt dừa. Phần nước cốt dừa sau khi ép ra có thể cho thêm nguyên liệu phụ vào
như: sầu riêng, lá dứa, sôcôla, dâu và nhất thiết phải cho mạch nha vào. Tất cả cho vào
một cái chảo rồi cho lên bếp, khuấy liên tục đều tay. Ngày xưa, khi làm kẹo dừa, người
dân Nam Bộ phải dùng tay khuấy liên tục bên bếp lửa, nếu không khuấy, phần nước dừa

khi sên sẽ đặc lại và "chết"[5]. Ngày nay, máy móc đã hỗ trợ họ trong khâu này. Họ đỡ mất

12


sức hơn, nhưng phần giữ lửa cho phần sên kẹo cũng rất công phu, vì lửa lớn:sên kẹo sẽ
khó khăn, lửa nhỏ: kẹo sẽ rất lỏng. Khi phần nước cốt cô đặc và chuyển màu, người ta sẽ
cho lên giàn khuôn mà khuôn đã được bôi trơn một lớp dầu dừa để chống dính. Dùng dao
cắt ra làm nhiều phần theo kích thước định sẵn. Tại khâu này, người ta có thể phối [6] trộn
hoặc cho thêm nguyên liệu lần cuối vào để kẹo có nhiều mùi vị khác nhau như: đậu
phộng giã nhuyễn, phối màu xanh là kẹo dừa lá dứa rồi hòa vào kẹo sầu riêng. Hay cho
thanh kẹo nửa màu trắng, nửa màu đen là kẹo dừa sầu riêng sôcôla, v..v..Đây là hiện

tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa trong nghệ thuật ẩm thực rất sáng tạo để đáp ứng sở
thích của nhiều đối tượng khách hàng, để có thể mở rộng thị trường. Phần cuối cùng là
gói kẹo trong một lớp bánh tráng[7] mỏng phía bên ngoài. Bánh tráng này ăn được và có
tác dụng rút ẩm cho kẹo. Gói bao bì bằng bánh giấy và cho vào hộp là hoàn tất công đoạn
làm kẹo dừa.

Qúa trình nuôi ong lấy mật:
Việc nghiên cứu các phấn hoa và các bào tử trong mật thô có thể xác định các nguồn
phấn làm mật[5]. Bởi vì ong mật mang một điện tích tĩnh điện và có thể hút các vật khác,
kỹ thuật tương tự như các kỹ thuật của melissopalynology có thể sử dụng trong việc
nghiên cứu các chất phóng xạ của môi trường khu vực, hoặc bụi, hay ô nhiễm.
Tác dụng thêm của việc ong lấy mật là sự thụ phấn cần thiết cho các cây có hoa

Người nuôi ong khuyến khích việc sản xuất dư thừa lượng mật ong trong tổ ong và có thể
lấy bớt mà không gây hại cho đàn ong. Khi nguồn thực phẩm cho ong bị thiếu, người nuôi
ong có thể bổ sung dinh dưỡng cho ong .

Trái cây miền Tây:

13


Về Miền Tây Vui Hè Cùng Trái Cây Nam Bộ
Một ngày, ngoài các bữa ăn chính ra, thế nào Quý khách cũng nhấm nháp một vài loại trái
cây nào đó. Ai cũng biết ăn trái cây rất tốt cho cơ thể nhưng đôi lúc trên thành phố, ta chỉ

được thưởng thức những loại trái cây đã qua “ba, bốn tay người mua, kẻ bán”. Thành ra,
khi trái cây đưa đến ta thì nó cũng đã “khá mệt” rồi, không còn đủ độ tươi, ngon và hấp
dẫn như chúng ta vẫn thường thấy qua hình ảnh.
một địa bàn ở vùng đất phương Nam mà quanh năm lúc nào cũng có trái cây, không chôm
chôm thì cũng vú sữa, không sầu riêng thì cũng cam sành… đó là miền Tây. Trời phú
cho miền Tây có sông ngòi dày đặc, phù sa bồi đắp quanh năm nên các vườn cây trái ở
đây hầu như mùa nào cũng trĩu quả. Mùa nào thức ấy, đặc biệt là những ngày hè, trái cây
miền Tây lại nở rộ. Du lịch miền Tây vào dịp này, Quý khách được ăn trái cây “thả ga”,
hái mỏi tay đến khi nào dạ dày của Quý khách “lên tiếng đầu hàng”.
Nếu Quý khách đến từ vùng “đất cằn sỏi đá” hẳn du lịch đến miền Tây sẽ phải “há
miệng” ngạc nhiên vì sự xanh tốt, trĩu cành của hoa trái vùng này. Nếu Quý khách


14


vào vườn trái cây “miệt vườn” đúng nghĩa, nói thật đến cả trẻ con cũng có thể với tay hái
trái được, mà Quý khách không phải nhọc công leo trèo. Vừa ngồi vừa với tay bẻ vài
chùm chôm chôm chín đỏ và… chỉ việc thưởng thức đến … hết công suất của dạ dày thì
thôi. Nói như vậy để cho Quý khách thấy rằng, chẳng nơi đâu hoa trái xum xuê và tươi
ngon như ở miền Tây. Khoái nhất là tự tay mình hái, tự tay mình bóc, tự tay mình ăn,
ngon mê ly.
Quý khách đi tour miền Tây 1 Ngày cũng có thể thưởng thức hương vị thơm đậm đà
của sầu riêng Cái Mơn – “đặc sản số 1” của nhóm các đặc sản miền Tây Nam Bộ. Quý
khách cẩn thận vì sầu riêng ở đây rất sai, một cây có thể đến gần trăm trái. Nếu vào vườn

sầu riêng thì “chỉ cái nào, hái cái đó”, “chọn em nào là bộp em đó ngay”, có thể tại vườn
mà cũng có thể mang theo về nhà làm quà. Nổi hứng thì có thể ngâm thơ tỏ tình cũng
được “Riêng tư ôm một mối sầu, Yêu thương gắn bó thề câu chung tình, Quả ngon ta gửi
đến mình, Tình này hãy giữ, quả này… cứ xơi.”. Bảo đảm những ai vừa đượcthưởng thức
cái vị ngọt ngọt đắng đắng, thơm thơm của sầu riêng Cái Mơn mà nghe được 4 câu thơ
này cũng sẽ “rung rinh trái tim”.

15


Về miền Tây sẽ được thưởng thức chôm chôm nhà vườn
tươi ngon còn mắc trên cành như thế này


Miền Tây nhiều hoa quả, ai cũng biết rồi, toàn là quả nổi tiếng không hà, như bưởi Năm
Roi ở Vĩnh Long, Hậu Giang, vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), dừa sáp Cầu Kè (Trà
Vinh), xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), mít ruột đỏ (Cần Thơ)… Ngoài ra miền Tây còn
nổi tiếng với các loại trái cây khác nhãn, măng cụt, bòn bon, cam sành, dừa, quýt… Quý
khách du lịch đến miền Tây là du lịch đến với “dinh cơ”, xứ sở của trái cây miền Nam.
nhờ mưa thuận gió hòa nên hầu như năm nào miền Tây cũng trúng mùa trái cây. Nhất là
tầm vào dịp hè tháng 5, 6, 7 du lịch đến miền Tây, Quý khách còn có thể tham gia nhiều
lễ hội trái cây miệt vườn của người dân. Năm nay lễ hội trái cây sẽ tổ chức ở Bến Tre,
khu vực chợ Lách diễn ra từ ngày 29/5 – 2/6. Vậy, nếu Quý khách đăng ký sớm Tour
“Bến Tre – Lễ hội trái cây” 01 ngày (Tour ghép đoàn) thì chắc chắn sẽ được tham gia vào
thiên đường trái cây này.

Tỉnh nào cũng có những đặc sản trái cây riêng nên Quý khách yên tâm là nếu ở Tiền
Giang không mua được Sầu Riêng thì về Vĩnh Long cũng có thể mua được. Tháng 4,
tháng 5 âm lịch rơi đúng vào thời điểm Tết Đoan ngọ (ngày 02/6 dương lịch), vì thế, dù
du lịch tỉnh nào của miền Tây như Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang… Quý
khách cũng có thể tìm thấy những vườn trái cây sai quả, thưởng thức đặc sản trái cây miệt
vườn miền Tây.
Trái ngược với cồn Lân, cồn Quy
Là cồn nhỏ nhất thuộc Bến Tre. Điểm thích thú ở cồn Qui là đến nay nơi đây vẫn còn giữ
nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, được trồng theo hàng, theo lối, nên nhìn
rất thông thoáng và đẹp mắt. Dưới những tán cây, du khách nằm thư giãn trên những
chiếc võng đu đưa cùng làn gió


16


12h00 Ăn trưa với những món đặc sản Nam Bộ như: canh chua, cá kho tộ,…sau đó lên
thuyền xuôi dòng Mêkong để đến Cồn Phụng, tham quan Khu Di Tích Đạo
Dừa, thưởng thức hương vị ngọt ngào của trái dừa Bến Tre, tham quan khu
hàng thủ công mỹ nghệ.
Cuối cùng là cồn Phụng
Điểm đến hấp dẫn nhất trong hành trình khám phá tứ linh. Cồn còn có tên gọi khác là
Tân Vinh, nổi giữa sông Tiền như một ốc đảo xanh mời gọi du khách. Đến đây bạn sẽ
được chiêm ngưỡng những kiến trúc thờ tự độc đáo của Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam
còn lưu lại như sân Rồng, tháp Hòa Bình và khám phá nét đặc sắc của nghề truyền thống

làm kẹo dừa, bánh tráng đặc trưng của Bến Tre.

Khu di tích Đạo Dừa:

17


Đạo Dừa (Hòa đồng Tôn giáo) là một tôn giáo do Nguyễn Thành Nam (1910-1990)
sáng lập[1] tại Bến Tre, miền Nam Việt Nam.
Nguyễn Thành Nam sinh ngày 25 tháng Chạp năm Kỷ Dậu (1910)[2] tại làng Phước
Thạnh, tổng An Hòa, quận Trúc Giang, tỉnhKiến Hòa (nay là huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre).

Ông là con của một gia đình giàu có. Cha tên Nguyễn Thành Trúc, làm chánh tổng từ năm
1940 đến năm 1944 và mẹ là bà Lê Thi Sen.
Năm 1928, ông sang Pháp du học tại Rouen.
Năm 1935, ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước.
Năm 1935, ông cưới bà Lộ Thị Nga và sinh ra một người con gái tên là Nguyễn Thị
Khiêm.

18


Năm 1945, ông đến chùa An Sơn ở Bảy Núi, Châu Đốc, quy y cầu đạo với hòa thượng
Thích Hồng Tôi. Tu theo luật đầu đà, ông ngồi tại bệ đá trước cột phướn chùa suốt 3 năm,

đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương, thân hình chỉ còn da bọc xương.
Năm 1948, ông trở về Định Tường (nay là Tiền Giang) ngồi tựa mé sông trên cầu Bắc,
hành đạo mặc kẻ qua người lại.
Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, đêm đêm lên ngồi
hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Cuộc sống tu hành đơn
sơ,đạm bạc, thức ăn chỉ là trái cây, chủ yếu là dừa (nên mới có biệt danh là Ông Đạo
Dừa). Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản.
Năm 1958, ông gửi thư phản đối Tổng thống Ngô Đình Diệm về một chính sách, nên bị
bắt giam, sau được thả ra...
Năm 1963, ông Nguyễn Thành Nam đến Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre xây dựng chùa Nam Quốc Phật', và tại đây ông lập ra đạo Dừa. Ông
đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu

bên một khu đất, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa...[3]
Ông tự xưng là Quyền thiên nhơn lãnh đạo Thích Hòa Bình, tuyên bố theo cả ba tôn giáo
là Nho, Phật, Lão. Đạo của ông không cần tụng kinh, gõ mõ mà chỉ cần ngồi tham thiền
và ăn chay, tưởng niệm... và khuyến khích người đời sống tôn trọng lễ nghĩa và yêu
thương nhau, cư xử hòa mục với nhau. Về thực phẩm, Đạo Dừa khuyên nên ăn dừa và
uống nước dừa.
Ông thử nghiệm hòa đồng dân tộc bằng cách nuôi chuột và mèo sống chung với nhau
trong một lồng. Qua hình ảnh này ông chứng-minh là hai kẻ đối-nghịch vẫn có thể "sống
chung hòa bình" và mong muốn Việt Nam sẽ không còn chiến tranh.
Năm 1967, ông có nhờ báo chí tuyên truyền đạo của mình và vận động ra tranh cử tổng
thống Việt Nam Cộng hòa. Trong số tín đồ Đạo Dừa có con trai của nhà văn Mỹ John
Steinbeck.


19


Sau sự kiện 30/4/1975, Đạo Dừa bị cấm, tài sản bị nhà nước trưng dụng, ông tìm cách
vượt biên nhưng không thoát và bị bắt đưa đihọc tập cải tạo [4][5]. Về sau, ông được người
thân trong gia đình lãnh về sống tại Phú An Hòa.
Năm 1990, ông qua đời ở tuổi 81

13h00 Rời khu di tích Đạo Dừa,xe đón đoàn tại bến tàu. Sau đó tiếp tục hành trình khởi

hành đi Cần Thơ. Trên đường đi có cơ hội ngắm nhìn tận mắt cầu Mỹ Thuận bắc

qua sông Tiền nối liền hai tỉnh Tiền Giang & Vĩnh Long và cầu Cần Thơ bắc qua
Sông Hậu nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ.
Cầu Mỹ Thuận:

Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền
Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam,
trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long.Đây là cầu
dây văng đầu tiên của Việt Nam.

20



Cầu Mỹ Thuận nối liền giữa hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đầu cầu phía Bắc thuộc
xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc xã Tân
Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Vượt qua sông Tiền nối với tỉnh Tiền Giang
Hệ cáp dây văng
Sơ đồ bố trí dây văng cầu Mỹ Thuận theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây
cách nhau 18.6m. Các cặp dây văng (thượng, hạ lưu) được bố trí đối xứng qua mặt phẳng
thẳng đứng đi qua ti dọc của cầu. Góc nghiêng của dây văng so với phương nằm ngang
nhỏ nhất (dây văng ngoài cùng) là 31.031o, và lớn nhất (dây văng gần tháp cầu nhất của
nhịp biên) là 77.39o. Dây văng ngoài cùng của hai nhịp biên được liên kết với hệ dầm cầu
tại điểm cách tim trụ neo 5,0m về phía cầu dẫn.
Toàn cầu có 128 dây văng chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 16 dây. Dây văng ngoài cùng
nhịp biên có số tao lớn nhất (68 tao), dây văng thuộc nhíp chính gằn tháp cầu nhất có số

tao nhỏ nhất (22 tao). Các tao cáp kiểu Freyssinet 7 sợi, đường kính danh định 15,2mm.
Kết cấu nhịp
Mỗi bên gồm 9 nhịp 40m, 1 nhịp 38,8m và 1 nhịp 43, 8m đều dạng dầm BTDƯL đơn
giản lắp ghép kiểu "Super Tee" (có hình hộp hở) cao 1750mm, rộng 2140 đến 2810mm
đặt cách nhau 2160mm, bê tông mác 32. Riêng nhịp 43,8m gồm đầu hẫng 5m từ nhịp cầu
chính và nhịp dầm đơn giản 38,8m. Mặt cầu đổ tại chỗ dày 20 cm tại đầu dầm và 15 cm
tại giữa dầm (để khắc phục độ vồng ngược khi căng cốt thép). Bản đổ liên tục nhiệt trên
11 nhịp.

16h00 Đến Cần Thơ xe đưa đoàn tham quan Đình Bình Thủy, Nhà Cổ Bình Thủy. Sau
đó về khách sạn nhận phòng (K/S Phượng Trân hoặc Phương Nam - 2sao), nghỉ
ngơi.

Cần thơ:

21


Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của
Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng
Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam thuộc vùng kinh tế trọng
điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt
Nam.[5]
Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt

Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân
tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành
chính.[6] Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần
Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của
vùng Tây Nam Bộ. Cần Thơ là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc,
nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về
địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần
Thơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông nước". Thành phố có hệ thống sông
ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến
Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ.
Đình Bình Thủy:
Đây là một công trình có giá trị về đời sống tâm linh, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu cho tinh

thần cởi mở, phóng khoáng của cư dân miền Nam thời khẩn hoang lập ấp.
Tp. Cần Thơ bây giờ luôn tấp nập, trên đường người xe chen chúc, dưới sông cũng lao
xao tiếng ghe, tiếng xuồng chạy máy nổ, nên qua cổng tam quan bề thế, bước vào khuôn
viên di tích tôi chợt thấy bình yên lạ thường.

22


Con đường lát gạch nghiêng chéo như lớp xương cá trải sương gió hơn một trăm năm qua
dẫn du khách ngược về quá khứ. Hai cây đại cổ thụ trước cửa đình vẫn sung sức vươn
những cành đầy nhựa sống lên bầu trời. Cụ thủ từ ngót 90 tuổi còn mạnh khỏe, minh mẫn
dẫn chúng tôi đi thăm đình với niềm hãnh diện không che giấu. Đình được dựng vào năm

Giáp Thìn (1844), nguyên thủy thờ Thành hoàng của làng Bình Hưng, tổng Định Thới,
huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Năm 1852, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt
đi tuần thú trên một hải thuyền, gặp phải một trận bão lớn, nhưng nhờ ẩn nấp kịp nơi vàm
rạch Bình Hưng nên vô sự. Thoát nạn, ông Tuần phủ cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng
nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là "Bình Thủy" nghĩa là dòng
nước bình an. Đồng thời ông tâu xin vua Tự Đức, ban sắc phong cho thần Thành hoàng
làng. Từ đó, làng có tên mới là Bình Thủy và nơi thờ tự mang tên Đình Bình Thủy.
Kiến trúc của đình là sự dung hòa của nhiều phong cách Sau khi có sắc phong của nhà
vua, dân địa phương đã cùng nhau cất lại đình lần thứ hai. Lần này lợp ngói phía trước
đình để xây thêm một nhà võ ca, thường dùng để làm Nhà hát bộ, trong đó có một sân
khấu nhỏ, thấp, bằng gỗ để cho các đoàn hát đến biểu diễn cho bà con thưởng ngoạn.
Theo cuốn "Cần Thơ xưa và nay" của tác giả Huỳnh Minh thì đình này còn thờ Trầm

Hương công chúa và Huệ Cơ công chúa nhưng cũng không có sự tích.

23


au này nhân dân còn đưa thêm những người có công với nước vào thờ như Đinh Công
Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa... Đình thờ Thành hoàng và nhiều danh nhân
Ở tòa chính điện, chính giữa là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ
Hương chức Tiên Giác và bàn thờ Tiền hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ
Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu bang và Tả bang. Bên ngoài đình có hai miếu lớn
thờ Thần Nông và Thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn
nước. Mỗi năm Đình Bình Thủy có hai lễ lớn là lễ Thượng điền kéo dài trong 3 ngày từ

12 đến 14 tháng tư âm lịch, có rước thuyền, hát bội... Lễ Hạ điền vào hai ngày 14 và 15
tháng chạp, chuẩn bị đón năm mới... Cách thờ thần đa dạng, phong phú như thế cho thấy
sự hỗn dung văn hóa, đồng thời phản ánh tính cởi mở, phóng khoáng, bao dung mọi sự
khác biệt, hội tụ tinh hoa một cách chân thành của cư dân nơi đây. Tâm thức phóng
khoáng, bao dung như thế còn được thể hiện hài hòa trong kiến trúc của ngôi đình. Đầu
thế kỷ XX, Đình Bình Thủy được xây lại mới hoàn toàn.
Đầu năm, đến với sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam bộ nói
chung, ghé thăm Đình Bình Thủy– công trình mang dấu ấn đặc sắc của sự giao thoa văn
hóa buổi sơ khai, quả là những trải nghiệm quý giá…

Nhà cổ Bình Thủy:


24


Mang kiến trúc Pháp, là sự kết hợp giao lưu văn hóa Đông – Tây, được thể hiện nhiều họa
tiết hoa văn đẹp mắt. Hiện nay, hậu duệ đời thứ sáu họ Dương là ông Dương Minh Hiển
cùng gia đình tiếp tục kế thừa và giữ gìn.

Bước qua rào cổng kiên cố bằng bê tông và sắt theo kiểu dinh thự Pháp, du khách bắt gặp
một cổng phụ nằm thẳng hàng với cổng rào, chếch về bên trái từ đường, xây dựng theo
kiến trúc Á Đông. Hệ thống rui, mè, xà ngang bằng gỗ, mái lợp ngói ống, gờ bó mái bằng
men xanh lục. Trên bờ nóc, đầu hồi trang trí hoa lá, cá vàng, kỳ lân, người cưỡi trâu, bình
hoa... bằng xi măng.

Ngôi nhà rộng năm gian hai chái. Sân trước rộng lót gạch Tàu, lối vào nhà xây bốn cầu
thang hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng. Nhà rộng thênh thang với
sáu hàng cột gỗ lim đen bóng. Kết nối giữa hệ thống cột, xà là những chi tiết gỗ màu nâu
chạm trổ hết sức tinh vi. Nhờ hệ thống cửa và cửa sổ thoáng đãng, dù trời nắng chang
chang nhưng trong nhà vẫn rất mát mẻ. Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ – đen lát nền nhà
với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và chở từ Pháp sang. Ngôi nhà được
chủ nhân xử lý chống mối và giữ độ lạnh trong nhà rất độc đáo, bằng cách rải đều dưới
nền hơn 10cm muối hột, không dùng xi măng để xây mà dùng keo ô dước, toàn bộ hệ
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×