Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chương 2 liên kết kinh tế môi trường (môn kinh tế môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.54 KB, 9 trang )

4/8/2013

Chương 2: LIÊN KẾT GIỮA KINH TẾ VÀ
MÔI TRƯỜNG: SỰ PHÂN LOẠI
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI:
• Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được các khái niệm, định nghĩa trong bài
- Giải thích được các mối liên kết giữa kinh tế và môi
trường, từ đó suy ra được những cách cơ bản để giữ mối
liên kết được bền vững.
- Hiểu được mối liên hệ giữa chất phát thải, chất lượng môi
trường xung quanh, và thiệt hại
- Phân biệt được các loại chất ô nhiễm theo ý nghĩa kinh tế.
- Quan tâm đến vai trò của môi trường tự nhiên đối với hệ
thống kinh tế từ đó có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường nhiều hơn.
1

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Các khái niệm:
• Nền kinh tế: tập hợp các sự sắp xếp về công nghệ, luật
pháp và xã hội, thông qua đó các cá nhân trong xã hội
tìm cách gia tăng hạnh phúc vật chất và tinh thần của
họ.
• Các chức năng kinh tế cơ bản: sản xuất, phân phối và
tiêu thụ, đều diễn ra trong lòng thế giới tự nhiên bao
quanh.
• Các chức năng cơ bản của môi trường tự nhiên: (1)
cung cấp môi trường sống, (2) nguồn đầu vào của hệ
thống kinh tế, (3) nơi chứa chất thải của hệ thống kinh tế.
• Các quá trình và sự thay đổi của hệ thống kinh tế được


chi phối bởi các luật tự nhiên.
2

1


4/8/2013

Sơ đồ đơn giản Mối liên kết KT-MT

(a) Dòng đầu vào → môn học Kinh tế tài nguyên
(b) Dòng chất thải → môn học Kinh tế môi trường

3

Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
• Kinh tế tài nguyên thiên nhiên: sự ứng dụng các
nguyên tắc kinh tế vào việc nghiên cứu sự khai thác và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên (TNTN).
• Phân loại TNTN:
– Phục hồi được: cá, năng lượng mặt trời,...
– Không phục hồi được: dầu hoả, khoáng sản...

• Sự sử dụng TNTN bao hàm yếu tố liên thời gian (đánh
đổi giữa hiện tại và tương lai).
• Các quá trình sinh học và sinh thái tạo ra những mối
liên hệ giữa tốc độ sử dụng tài nguyên trong hiện tại
và số lượng và chất lượng tài nguyên sẵn có cho
những thế hệ tương lai.
4


2


4/8/2013

Khái niệm Khả Năng Bền Vững
của TNTN
• Một tốc độ sử dụng tài nguyên “bền vững” là mức
có thể duy trì được trong dài hạn mà không làm hư
hại khả năng cơ bản của cơ sở TNTN để phục vụ các
thế hệ tương lai.
• Khái niệm Phát triển Bền Vững của Liên hiệp
Quốc (1992): phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả
mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.
• Chương trình hành động 21 của LHQ (Agenda 21)
là hướng đi của thế giới trong thế kỷ 21.
5

Khái niệm

Khả Năng Đồng Hoá
của Môi trường
• Các vấn đề môi trường cũng có những khía
cạnh liên thời gian mạnh mẽ (không độc lập
giữa các thời kỳ).
• Khả năng đồng hoá của trái đất: khả năng chấp
nhận một số chất ô nhiễm và làm cho chúng
trở nên dễ chịu hoặc vô hại.

• Khả năng này hiện nay đang dần dần bị cạn
kiệt do ô nhiễm môi trường.
6

3


4/8/2013

Hình 2-1 Vòng tuần hoàn liên hệ giữa môi trường và kinh tế

Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu thô cho hệ thống
kinh tế. Sản xuất và tiêu dùng tạo ra các chất thải, các chất này
7
có thể được tái chế, nhưng cuối cùng cũng quay lại môi trường
tự nhiên.

Natural Environment

Hình 2-1: Môi trường và nền
kinh tế
r
Recycled (R p )

Residuals (R p )
Raw Materials (M)

Producers

Goods


Discharged
(Rpd )

(G)

Consumers

Residuals
(Rc )

Discharged
d
(Rc )

r
Recycled (R c )

Natural Environment
8

4


4/8/2013

Phương trình cân bằng cơ bản
• Dựa vào sơ đồ chi tiết của mối liên kết KT-MT
• Xét vấn đề chất thải sản xuất và tiêu dùng từ quan
điểm thuần vật lý

• Định luật thứ nhất của nhiệt động học (bảo toàn
vật chất) cho phép phát biểu:

M  R pd  Rcd

Rpd  Rcd  M  G  Rp  Rpr  Rcr

9

Các cách cơ bản để giảm chất thải
vào môi trường

Rpd  Rcd  M  G  Rp  Rpr  Rcr
• Giảm G (hàng hóa) (giữ các dòng khác không đổi)
– Giảm sản xuất hàng hóa
– Giảm tốc độ gia tăng dân số

• Giảm Rp (chất thải sản xuất) (các dòng khác không
đổi)
– Áp dụng công nghệ mới để giảm cường độ chất thải
trong sản xuất
– Thay đổi thành phần của sản lượng (hàng hóa + dịch
vụ)

• Tăng tái chế trong sản xuất và tiêu dùng

10

5



4/8/2013

Hình 2-2: Các đường khả năng sản xuất (PPC)
của các thế hệ hiện tại và tương lai.
(a)

(b)

PPC today

PPC in 60 years

Market
goods

Market
goods

C2
C3
C1

e2

e1

Environmental quality

e3


e2

Environmental quality
11

Môi trường là một tài sản kinh tế và xã hội
• Chất lượng môi trường được coi là một tài sản sản
xuất của một xã hội, dựa trên:
– Khả năng trợ giúp và làm phong phú đời sống con người.
– Khả năng đồng hoá chất thải.

• Sự đánh đổi giữa sản lượng kinh tế truyền thống và
chất lượng môi trường (Hình 2-2).
• Hình dạng và vị trí chính xác của đường khả năng
sản xuất được xác định bởi các khả năng kỹ thuật
của nền kinh tế và các điều kiện sinh thái của hệ
thống tự nhiên.

12

6


4/8/2013

• Vị trí mà một xã hội chọn lựa trên đường PPC
mang tính xã hội, phụ thuộc vào các giá trị mà xã
hội đó đặt trên sản lượng thị trường và chất lượng
môi trường.

• Một vấn đề khác là cách đo tổng sản lượng kinh
tế chỉ dựa trên số đo của hàng hóa thị trường. Còn
chất lượng môi trường là những kết quả phi thị
trường. Chọn (c1,e1) hay (c2, e2) ?

13

Sự lựa chọn ngắn hạn và dài hạn
• Các PPC cũng dùng để minh hoạ sự lựa chọn của xã
hội về môi trường qua những quyết định ngắn hạn
hoặc dài hạn.
• Tương lai phụ thuộc sự lựa chọn ở hiện tại.
• Các PPC dịch chuyển sang trái hay phải phụ thuộc
vào nhiều yếu tố năng động khó dự đoán.
• Nhưng con người cần đặc biệt cảnh giác để tránh
những quyết định ngày nay có tác động dịch chuyển
đường PPC tương lai sang trái. Đây là trọng tâm của
những cuộc thảo luận gần đây về tính bền vững.
14

7


4/8/2013

15

Chất phát thải, chất lượng
xung quanh và thiệt hại
• Tất cả các chất phát thải phải đi vào một hay nhiều

thành phần môi trường và giữa chúng có một mối
quan hệ quan trọng.
• Với một số lượng chất thải nhất định, nếu ta giảm
một lượng chất thải đi vào một thành phần môi
trường, chắc chắn sẽ có một lượng chất thải tăng lên
ở các thành phần môi trường khác.
• Các dòng chất thải phát xuất từ nhiều nguồn khác
nhau, nhưng một khi đã phát ra thì chúng hợp lại với
nhau thành một dòng duy nhất. Sự hỗn hợp này có thể
là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
16

8


4/8/2013

• Khi chất thải đi vào một thành phần môi trường thì sẽ
chịu tác động bởi các quá trình lý, hóa, sinh, khí
tượng, thủy văn, v.v...của hệ thống tự nhiên và làm
thay đổi chất lượng của môi trường xung quanh.
• Khi chất lượng môi trường xung quanh xấu đi thì sinh
ra thiệt hại cho hệ thống sinh vật và phi sinh vật.
• Mục tiêu cuối cùng của chúng ta: Giảm thiệt hại gây
ra bởi việc thải các chất thải sản xuất và tiêu dùng.

17

Phân loại chất ô nhiễm
1. Chất ô nhiễm tích lũy và không tích lũy.

2. Chất ô nhiễm địa phương, vùng, và toàn cầu.
3. Chất ô nhiễm có điểm nguồn và không có
điểm nguồn.
4. Chất ô nhiễm liên tục và không liên tục.
5. Tổn thất môi trường không do chất thải.

18

9



×