Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chương 4 hiệu quả kinh tế và thị trường (môn kinh tế môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.97 KB, 11 trang )

Chương 4

Hiệu Quả Kinh Tế và
Thị Trường
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này, người học có thể:
• Trình bày được các khái niệm, định nghĩa trong
bài.
• Giải thích được sự khác biệt giữa sản lượng thị
trường và sản lượng đạt hiệu quả xã hội.
• Phân biệt được chi phí ngoại tác và lợi ích ngoại
tác, tài nguyên tự do sử dụng và hàng hóa công
cộng.
1

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

• Hiệu quả kinh tế theo nghĩa rộng phải bao gồm
tất cả các giá trị và các hậu quả xã hội của các
quyết định kinh tế, đặc biệt là những hậu quả về
môitrường.
• Ý tưởng cơ bản của hiệu quả kinh tế là phải có
sự cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí sản xuất
biên.

2

1


• Chi phí sản xuất biên: mọi chi phí để


sản xuất sản phẩm, bất kể các chi phí
này ai phải chịu.
• Lợi ích biên: mọi giá trị mà con người
trong xã hội đặt trên sản phẩm đó, bất
kể sự thỏa dụng này thuộc về ai.
* Hiệu quả xã hội đòi hỏi mọi giá trị thị
trường và phi thị trường phải được tính
vào lợi ích biên và chi phí sản xuất biên.
Nếu được thoả mãn, hiệu quả xã hội đạt
được khi lợi ích biên bằng chi phí sản
xuất biên.
3

Làm thế nào để nhận biết mức sản
lượng có hiệu quả xã hội?
• Chỉ nên sản xuất thêm sản phẩm nếu giá
sẵn lòng trả biên còn lớn hơn chi phí cơ
hội biên của đơn vị đó.
• Sản lượng đạt hiệu quả xã hội được xác
định bởi sự giao nhau giữa hai đường
MWTP và MC.
• Khi một mức sản lượng đạt hiệu quả xã
hội thì giá trị xã hội ròng của nó (= tổng
giá sẵn lòng trả - tổng chi phí) là lớn nhất.
4

2


(a+b) = giá trị xã hội ròng, lợi ích ròng, thặng dư xã hội


5

• Ví dụ: Cách giải bằng đại số mức sản lượng hiệu
quả xã hội
1. Xác định phương trình của MWTP và MC
MWTP = 100 – 2 QD
MC = 0.5 Qs
2. Cho MWTP = MC. Xác định sản lượng cân bằng
tại đó QD= Qs = QE , với QE là sản lượng cân bằng.
100 – 2 QE = 0.5 QE
QE = 40
3. MWTP cân bằng được tìm ra bằng cách thay QE
vào phương trình MWTP hoặc MC.
MWTP = 100 –2 (40) = $20
6

3


Hiệu quả và công bằng
• Khái niệm hiệu quả không đi đôi với khái
niệm công bằng.
• Theo quan điểm xã hội nói chung, sản lượng
đạt được mức hiệu quả khi lợi ích biên bằng
chi phí sản xuất biên (lợi ích thực đạt tối đa),
bất kể lợi ích thực này thuộc về ai.
• Khái niệm công bằng được gắn chặt với sự
phân phối của cải trong xã hội.
7


Thị trường
• Thị trường là một định chế trong đó người mua và
người bán các hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc các yếu
tố sản xuất thực hiện những trao đổi được hai bên
đồng ý.
• Hai đối tượng này có những mục tiêu mâu thuẫn
nhau: người mua muốn mua giá thấp, người bán
muốn bán giá cao. Người mua tìm kiếm giá trị
thặng dư của người mua, người bán tìm kiếm giá trị
thặng dư của người bán.
• Những mục tiêu mâu thuẫn này sẽ được cân bằng
thông qua sự điều chỉnh giá của thị trường=>giá cân
bằng và sản lượng cân bằng.
8

4


9

Thị trường và hiệu quả xã hội
• Câu hỏi: Số lượng sản phẩm mà một thị trường sản
xuất (qm) có luôn đem lại các kết quả có hiệu quả
xã hội (qe) không? hay là (qm có trùng với qe
không?)
• So sánh Hình 4-1 và 4-2: Có, nếu các đường biểu
diễn giống hệt nhau.
• Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng giống hệt:
khi giá trị môi trường được đưa vào, có khả năng

là có sự khác biệt rất quan trọng giữa giá trị thị
trường và giá trị xã hội.
=> Khái niệm chi phí ngoại tác và lợi ích ngoại tác.
10

5


Chi phí ngoại tác
• Ngoại tác xuất hiện khi sản xuất hay tiêu dùng của cá
nhân ảnh hưởng đến sản xuất hay tiêu dùng của cá nhân
khác và không có sự đền bù hay thanh toán nào được
thực hiện bởi cá nhân gây ảnh hưởng.
• Khi một doanh nhân trong một nền kinh tế thị trường ra
quyết định về việc phải sản xuất cái gì và sản xuất bao
nhiêu,
hai
yếu
tố cần phải
xét
đến:
giá bán và chi phí sản xuất sản phẩm.
• Chi phí riêng của công ty: chi phí có mặt trong bảng
báo cáo lãi lỗ vào cuối năm. Công ty muốn nó càng
thấp càng tốt.
11

• Chi phí ngoại tác của công ty: chi phí
không có mặt trong bảng báo cáo lãi lỗ
của công ty nhưng là một chi phí thật

đối với xã hội.
 chi phí phát sinh bên ngoài quyết định
sản xuất của công ty nhưng là bên trong đối
với xã hội.
• Một trong những loại chi phí ngoại tác chủ
yếu là chi phí gây ra cho con người qua sự
suy thoái môi trường.
12

6


13

• Để có sản lượng đạt hqxh thì những quyết
định về việc sử dụng nguồn lực phải xét
đến cả hai loại chi phí: riêng và ngoại tác.
Chi phí xã hội: cp riêng + cp ngoại tác.
• So sánh hai mức sản lượng và hai mức giá:
- Sản lượng thị trường quá nhiều so với sản
lượng có hqxh (qm>q*).
- Giá thị trường quá thấp so với giá có hqxh
(pm=> công ty đã sử dụng một đầu vào không

phải trả tiền: đó là dịch vụ môi trường.
14

7



Tài nguyên tự do sử dụng
• Tài nguyên tự do sử dụng: rừng, biển, sông, rạch,...
 sinh ra ngoại tác tự do tiếp cận.
• Mỗi cá nhân sẽ ra quyết định cho nó mà không quan
tâm đến chi phí ngoại tác gây ra cho các cá nhân
khác  tính chất tương tác của loại cpnt này.
• Chi phí tăng thêm mà một người sử dụng tài nguyên
sở hữu chung gây ra cho những người khác cùng sử
dụng tài nguyên đó thật sự là những chi phí ở bên
ngoài đối với cá nhân đó, nhưng là bên trong đối
với toàn thể nhóm sử dụng.
15

• Ví dụ về 4 xí nghiệp công nghiệp bên cạnh một cái
hồ tự do sử dụng.
• Mỗi xí nghiệp ra quyết định cho nó mà không quan
tâm đến cpnt gây ra cho các xí nghiệp khác.
• Đường cung thị trường sẽ thấp hơn đường chi
phí sản xuất biên xã hội khi có các ngoại tác
trong sản xuất.
• Tóm lại: khi có cpnt, thị trường tư nhân thông
thường sẽ không tạo ra các sản lượng đạt hqxh.
 thất bại thị trường cần đến các chính sách
của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế hướng
đến hiệu quả (luật về quyền sở hữu, các chính
sách can thiệp khác...).
16

8



Lợi ích ngoại tác
• Lợi ích ngoại tác: lợi ích thuộc về người
nào đó ở bên ngoài đối với quyết định về
việc tiêu thụ hoặc sử dụng hàng hóa hay tài
nguyên gây ra ngoại tác.
• Khi việc sử dụng một món hàng dẫn tới một
lợi ích ngoại tác, giá sẵn lòng trả của thị
trường cho món hàng đó thấp hơn giá sẵn
lòng trả của xã hội.
• Ví dụ về máy cắt cỏ, trồng hoa,...
=> Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa sinh
ra lợi ích ngoại tác có qui mô lớn.
17

Hàng hóa công cộng
• Hàng hoá công cộng có hai đặc điểm: không cạnh
tranh và không loại trừ.
• Hàng hóa này được tiêu thụ chung. Một khi được
cung cấp, mọi người đều có thể hưởng thụ nó dù cho
họ có trả tiền hay không.
• Sự cải thiện chất lượng môi trường là hàng hóa công
cộng.
 Ví dụ: làm sạch không khí, làm sạch dòng sông
• Thị trường tư nhân có khả năng cung cấp không đủ
hàng hóa công cộng, nếu so sánh với các mức hiệu
quả.
18


9


Bảng 4-2: Cầu cá nhân và tổng cầu cho sự gia tăng DO trong hồ
Giá sẵn lòng trả biên ($/tháng)
DO (ppm)

Hộ A

Hộ B

Tổng
cộng

Chi phí
làm sạch biên

0
1
2
3
4
5
6
7

14
12
10
8

6
4
2
0

6
5
4
3
2
1
0
0

20
17
14
11
8
5
2
0

5
7
9
11
13
15
17

19
19

20

10


• Chi phí biên và tổng giá sẵn lòng trả biên bằng nhau ở mức
chất lượng nước là 3 ppm  3ppm là mức chất lượng nước
trong hồ có hiệu quả xã hội.
• Khi đã nhận biết mức chất lượng nước có hiệu quả, ta có thể
trông cậy vào một hệ thống thị trường cạnh tranh để làm cho
chất ô nhiễm trong hồ giảm xuống mức đó không?
• Vì đặc điểm của hàng hóa công cộng (hưởng không) nên
những người sử dụng hàng hóa công cộng sẽ không muốn trả
tiền đúng với mức bằng lòng trả tiền thật sự của người đó
mà chỉ muốn trả thấp hơn  tư nhân không thích cung ứng
loại hàng hóa này (thu không bù đủ chi).
• Để giải quyết vấn đề này cần có hành động tập thể nào đó ở
phạm vi nhỏ hoặc lớn (hiệp hội, đánh thuế,...)

21

11



×