Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chương 10 luật nghĩa vụ pháp lý, quyền sở hữu, thuyết phục đạo đức, hàng hoá xanh (môn kinh tế môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.29 KB, 6 trang )

4/8/2013

Chương 10

Luật nghĩa vụ pháp lý, Quyền sở hữu,
Thuyết phục đạo đức, Hàng hoá xanh
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này, người học có thể:
• Hiểu được các khái niệm, định nghĩa trong bài
• Trình bày được cơ sở lý luận của các chính sách phân
quyền để giảm ô nhiễm môi trường: luật nghĩa vụ
pháp lý, quyền sở hữu, thuyết phục đạo đức, hàng hóa
xanh.
• Ý thức được những ưu điểm và hạn chế của mỗi
chính sách.
1

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

• Cách tiếp cận phân quyền để nội hoá ngoại tác.
• Ưu điểm:
– Các bên liên quan là những người tạo ra hoặc
chịu ngoại tác môi trường
– Họ có thể hiểu biết rõ nhất về thiệt hại và chi
phí xử lý nên có khả năng tốt nhất để xác định
mức ô nhiễm hiệu quả.

2

1



4/8/2013

Luật nghĩa vụ pháp lý
• Mục đích của luật
– Bắt những người gây ô nhiễm chịu trách
nhiệm về những thiệt hại họ gây ra.
– Làm cho những kẻ gây ô nhiễm tương lai
phải cẩn thận khi ra quyết định.
• Theo lý thuyết, luật nghĩa vụ pháp lý có thể dẫn
tới mức ô nhiễm hiệu quả xã hội vì chúng
khuyến khích người gây ô nhiễm giảm thải để tối
thiểu hoá tổng chi phí của họ (gồm chi phí xử lý
+ tiền bồi thường cho người bị thiệt hại).
3

Khi không có luật nghĩa vụ pháp lý nhà máy hoá chất sẽ không xử
lý chất thải và sẽ thải 80 tấn hoá chất/tháng. Thiệt hại của ngành
thuỷ sản là $19.200 mỗi tháng. Ban hành luật nghĩa vụ pháp lý sẽ
khuyến khích nhà máy hoá chất giảm thải. Họ sẽ tối thiểu hoá tiền
bồi thường phải trả cộng chi phí xử lý nếu họ thải với mức thải hiệu
quả xã hội 50 tấn/tháng.

4

2


4/8/2013


• Luật nghĩa vụ pháp lý trong thực tế
 Bên bị hại phải chứng minh rằng;
– Chất gây ô nhiễm là nguyên nhân trực tiếp gây
thiệt hại cho họ
– Chất gây ô nhiễm là do phía bị cáo có mặt tại toà
gây ra
 Chi phí giao dịch có thể lớn khi có nhiều bên dính
líu vào.
• Học thuyết quyền được kiện không tương thích với
việc các nhà kinh tế sử dụng giá sẵn lòng trả để đo
lường giá trị: Giá trị được xác định thông qua các
phiên toà có thể không phản ánh đầy đủ giá trị mà
người ta sẵn lòng trả vì chất lượng môi trường.
• Điều kiện để một vụ kiện pháp lý có thể thành công:
– Ít người bị dính líu vào
– Mối liên hệ nhân quả rõ ràng
– Thiệt hại dễ đo lường

5

Quyền sở hữu
• Quyền sở hữu tài sản chứa đựng quyền lực: quyền
loại trừ, quyền chuyển nhượng, hoặc phân chia
thành các phần nhỏ hơn.
• Tại sao quyền sở hữu lại quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường?
• Ví dụ: nhà máy hoá chất và ngành thuỷ sản cùng sử
dụng dòng sông và lần lượt được giao quyền sở hữu
dòng sông.
• Kết quả: cân bằng hiệu quả xã hội có thể đạt được

không phụ thuộc vào việc phân định quyền sở hữu
cho ai. Điều cốt yếu là quyền sở hữu phải được xác
định rõ ràng và được pháp luật bảo vệ và mặc cả có
thể xảy ra. => Định lý Coase
6

3


4/8/2013

Hình 10.2: Phân định quyền sở hữu dẫn đến hiệu quả xã hội bất kể ai có quyền sở hữu
Nếu nhà máy hoá chất có quyền sử dụng dòng sông, nó sẽ không xử lý bất
kỳ một lượng thải nào. 80 tấn mỗi tháng là điểm bắt đầu. Ngành thuỷ sản sẽ
mặc cả với nhà máy hoá chất và trả tiền cho nhà máy để nó giảm chất thải.
Hai mức hối lộ là 100$ và 300$ cho mỗi tấn chất thải được giảm. Cả hai bên
đều có lợi nếu chất thải được xử lý. Cân bằng hiệu quả xã hội là 50
tấn/tháng. Nếu ngành thuỷ sản có quyền tài sản, điểm bắt đầu là chất thải
bằng 0 và cũng có thể đạt được cân bằng tối ưu xã hội.

Tổng lợi ích ròng của nhà máy hoá chất và ngành thuỷ sản được
xác định theo từng cách thức phân định tài sản. Nếu ngành thuỷ
sản có quyền sở hữu tài sản, tổng lợi ích ròng là (a+b), trong đó
a thuộc nhà máy hoá chất và b thuộc ngành thuỷ sản. Nếu
ngược lại thì tổng lợi ích ròng là (e+f), trong đó e thuộc nhà
máy hoá chất và f thuộc ngành thuỷ sản. (a+b)>(e+f). => Tổng
lợi ích ròng đạt được không nhất thiết phải bằng nhau.

7


8

4


4/8/2013

Bảng 10.1: Mặc cả khi quyền sở hữu được phân khác nhau

Quyền sở hữu thuộc về ngành thuỷ sản: Cân bằng E* so với 0
Thuỷ sản
XN hoá chất
Tổng thiệt hại tại 0
0

Tổng thiệt hại tại E*
c

TAC tại 0

a+b+c+d
TAC tại E*

d
Tổng tiền trả cho ngành thuỷ sản +(b+c)
- (b+c)
Lợi ích ròng
[(b+c)-c]=b (a+b+c) - (b+c) = a
Quyền sở hữu thuộc về XN hoá chất: Cân bằng E* so với E 0
Thuỷ sản

XN hoá chất
Tổng thiệt hại tại E0
c+d+e+f

Tổng thiệt hại tại E*
c

TAC tại E0

0
TAC tại E*

d
Tổng tiền trả cho XN hoá chất
- (d+e)
(d+e)
Lợi ích ròng
[(d+e+f)-(d+e)]=f [(d+e)-d] = e

9

• Việc xác định quyền sở hữu tư nhân có hàm ý
là ta có thể thiết lập các điều kiện theo đó việc
thương lượng phân quyền có thể đem lại những
mức chất lượng môi trường hiệu quả. Ngoài ra
việc này không cần sự can thiệp của chính
quyền.
=> dẫn tới các khuyến cáo nên chuyển các tài
nguyên thiên nhiên và môi trường sang quyền
sở hữu tư nhân như là một biện pháp để đạt tới

cách sử dụng chúng có hiệu quả.
• Hạn chế của phương pháp này: chỉ phù hợp khi:
– Có ít bên có liên quan và chi phí giao dịch nhỏ.
– Hai bên có tinh thần hợp tác.
10

5


4/8/2013

Sự thuyết phục đạo đức
• Là những chương trình thuyết phục kêu gọi đến ý
thức của con người về những giá trị đạo đức hoặc
bổn phận công dân để người đó tự giác không làm
những việc gây suy thoái môi trường.
• Hạn chế của phương pháp này: không phải ai cũng
có ý thức đạo đức như nhau.
=> gánh nặng của chính sách sẽ rơi vào những
người có ý thức cao.
=> gây tệ hại cho giá trị làm gương lâu dài.
• Thuyết phục đạo đức sẽ hiệu quả hơn trong việc
ngăn chặn ô nhiễm nếu người ta kiếm được thông
tin về những mức thải và những thay đổi của chúng
và công khai hoá các mức thải và những thay đổi
này.

11

Hàng hóa xanh

• Hàng hóa xanh là hàng hóa ít gây thiệt hại
môi trường trong quá trình sản xuất hoặc
sử dụng
• Sản xuất và tiêu dùng sản phẩm xanh làm
giảm cường độ ô nhiễm trong hàng hóa
của nền kinh tế (làm đường MAC dịch
chuyển xuống dưới), và dẫn đến mức chất
lượng môi trường cao hơn.
12

6



×