Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chương 12 thuế thải (lệ phí thải) và trợ cấp giảm thải (môn kinh tế môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.37 KB, 11 trang )

4/8/2013

Chương 12

Thuế thải (lệ phí thải)
và Trợ cấp giảm thải









A. MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này, người học có thể:
Hiểu được các khái niệm, định nghĩa trong bài.
Hiểu được cách ứng xử của doanh nghiệp khi bị áp thuế thải.
Trình bày được cách xác định mức thuế có hiệu quả xã hội.
Phân biệt được khái niệm chi phí tư nhân và chi phí xã hội.
Phân biệt được trường hợp đánh thuế chất thải đồng nhất và
thuế không đồng nhất (theo vùng).
Đánh giá chính sách này qua các tiêu chí: hiệu quả chi phí, tạo
động cơ đổi mới công nghệ, thực thi chính sách.
Hiểu được tác động phân phối của chính sách thuế chất thải.
Hiểu được sự khác biệt giữa chính sách thuế thải và trợ cấp1
giảm thải

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG


• Thuế và trợ cấp (thường áp dụng ở Âu châu)
• Thuế phát thải (lệ phí thải): là tiền thuế đánh
trên mỗi đơn vị phát thải. (Ví dụ thuế carbon trên
nhiên liệu để giảm thải CO2).
• Cốt lõi của phương pháp thuế là tạo ra động cơ
khuyến khích kinh tế để chính các đối tượng gây
ô nhiễm tự tìm cách giảm thải tốt nhất cho mình.
• Khi có thuế phát thải thì các xí nghiệp sẽ ứng xử
như thế nào?
2

1


4/8/2013

Tính toán kinh tế cơ bản của thuế phát thải

Đánh thuế thải 100$/tấn/tháng. Tổng chi phí giảm ô nhiễm là
nhỏ nhất ở mức thải 25 tấn/tháng.

3

Tổng chi phí là tối thiểu ở mức thải 25 tấn/tháng. Đó là điểm mà
đường thuế cắt đường MAC. Diện tích a chỉ tiền thuế, diện tích b là
chi phí giảm ô nhiễm.

Tổng chi phí tuân thủ thuế thải của tư nhân là tổng của
chi phí giảm thải và tiền thuế phải nộp (a+b)


4

2


4/8/2013

• Chủ thể gây ô nhiễm tối thiểu hoá tổng chi phí
riêng của họ bằng cách giảm thải tới khi mức
thuế bằng với chi phí giảm thải biên của họ
(MAC = t).
• Chính sách này có tác dụng đối với các xí nghiệp
cạnh tranh hơn là các xí nghiệp độc quyền.
• Đối với các xí nghiệp cạnh tranh, mức độ giảm
thải phụ thuộc:
– mức thuế cao hay thấp
– Hàm chi phí giảm thải biên dốc hay thoải

• So sánh thuế thải và tiêu chuẩn thải: thuế làm
cho xí nghiệp tốn kém hơn tiêu chuẩn. Tiêu
chuẩn thải cho phép dịch vụ môi trường miễn
phí.
5

Mức thuế hiệu quả xã hội
• Nếu biết hàm thiệt hại biên và chi phí giảm thải
biên, nên đặt mức thuế sao cho nó sinh ra mức
thải hiệu quả.
• Phân biệt chi phí tư nhân và chi phí xã hội.
– Chi phí tư nhân gồm chi phí giảm thải + tiền thuế

– Chi phí xã hội chỉ tính nguồn lực thật sự được sử dụng
để đạt mục tiêu môi trường (tức chi phí giảm thải),
không tính tiền thuế vì thuế là khoản thanh toán
chuyển giao nên không phải là chi phí thật của xã hội.

• Lợi ích xã hội ròng của một chính sách bằng tổng
thiệt hại giảm được trừ đi chi phí xã hội (chi phí
giảm thải).
6

3


4/8/2013

• Thuế phát thải bị chỉ trích khi tính một mức
thuế cho tất cả các mức phát thải nên người ta
điều chỉnh bằng chính sách thuế thải hai
phần: một lượng phát thải ban đầu sẽ không
tính thuế, chỉ tính thuế khi phát thải vượt mức
cho phép.
• Nếu không biết hàm thiệt hại biên: dùng
phương pháp đánh giá áng chừng liên tiếp để
tìm ra mức thuế đúng trong dài hạn. Cần thận
trọng với phương pháp này.
7

Cân bằng hiệu quả xã hội đạt được với mức thuế bằng 100$/tấn.
Đây là mức “giá” mà MD=MAC. Chi phí tư nhân là tiền thuế
(a+b+c+d) cộng chi phí giảm ô nhiễm (e). Chi phí xã hội là chi

phí giảm ô nhiễm (e). Lợi ích ròng của công cụ thuế là phần thiệt
hại được giảm (e+f) – chi phí giảm ô nhiễm (e) = diện tích f

8

4


4/8/2013

Thuế phát thải và tính hiệu quả chi phí
• Việc áp đặt một mức thuế phát thải sẽ tự
động thoả mãn nguyên tắc cân bằng biên vì
các nguồn thải sẽ đặt mức thuế bằng với
đường MAC của họ. Các đường MAC sẽ
được làm bằng nhau qua tất cả các nguồn.

9

Hình 12.3: Thuế thải là hiệu quả
chi phí

Mức thuế như nhau 200$/kg carbon monoxit là hiệu
quả chi phí. Cả hai nhà máy đều đặt mức thuế bằng với
đường MAC của họ. Nhà máy H giảm thải xuống còn
80 kg; nhà máy L giảm còn 20 kg/tháng.
10

5



4/8/2013

Thuế phát thải và hỗn hợp chất phát thải không đồng nhất
• Những phân tích trước đây được dựa trên giả định
là hỗn hợp chất phát thải từ các nguồn là đồng nhất:
chúng có cùng tác động biên đến chất lượng môi
trường xung quanh.
• Trên thực tế, hỗn hợp chất phát thải có thể không
đồng nhất: chúng không có cùng tác động biên.
• Nếu vậy, một mức thuế như nhau cho cả hai nguồn
không đạt hiệu quả hoàn toàn. Mức thuế như nhau
chỉ giải quyết sự khác biệt về MAC.
• Nếu muốn giải quyết sự khác biệt về MD thì nguồn
nào gây hại nhiều hơn phải đánh thuế cao hơn để
nó phải giảm thải nhiều hơn.=> đánh thuế phát thải
theo vùng.
11

Chất thải từ nguồn A ít tác động bất lợi đến chất lượng môi trường
xung quanh của trung tâm dân cư hơn nguồn B
12

6


4/8/2013

Hình 12.5: Thuế chất thải theo vùng


Các nguồn phát thải được chia thành vùng dựa trên tác
động của chất thải đến chất lượng môi trường xung quanh.
Các vùng khác nhau đánh thuế khác nhau.

13

Thuế chất thải và động cơ đổi mới
• Có hai khác biệt giữa động cơ thay đổi công
nghệ của thuế và tiêu chuẩn:
– Với chính sách thuế, nỗ lực R&D của xí nghiệp sẽ
giảm được nhiều chi phí liên quan đến kiểm soát ô
nhiễm (chi phí giảm thải + tiền thuế) hơn chính
sách tiêu chuẩn.
– Với hệ thống thuế, xí nghiệp sẽ tự động giảm thải
khi nó tìm cách hạ đường MAC xuống dưới, còn
với tiêu chuẩn: không tự động giảm thải.
14

7


4/8/2013

Thuế thải tạo động lực mạnh mẽ để đầu tư vào R&D để giảm
MAC. Khi có thuế 100$/tấn chất thải, ứng dụng công nghệ mới
(MAC2) sẽ tiết kiệm được (a+c) mỗi năm, lớn hơn tiền tiết kiệm
a khi đặt tiêu chuẩn thải ở 20 tấn.

15


Thuế chất thải và chi phí thực thi
• Thuế đặt ra nhiều vấn đề về thực thi hơn tiêu chuẩn.
• Hệ thống thuế đòi hỏi thông tin chính xác trên mặt
hàng bị đánh thuế => phải tính được tổng lượng phát
thải trong một tháng hay năm => lượng thải phải
được đo lường với chi phí hợp lý => chỉ áp dụng
được cho chất ô nhiễm có điểm nguồn.
• Lý tưởng nhất là có thiết bị quan trắc thường xuyên
để đo lượng thải liên tục trong thời gian cần thiết.
Nếu không có thì dựa vào kiểm tra định kỳ tốc độ
thải ra, còn thời gian thải ra thì dựa trên các điều tra
về hoạt động bình thường hoặc việc tự báo cáo của
xí nghiệp.
16

8


4/8/2013

Các loại thuế khác
• Do khó đánh thuế trên những chất thải không có
điểm nguồn (như thuốc trừ sâu) nên người ta đề
xuất việc đánh thuế trên những vật liệu sinh ra
chất thải này khi người ta mua chúng => giá cả
cao hơn làm cho họ sử dụng chúng tiết kiệm hơn.
• Ngoài ra còn những loại thuế khác cần đánh cho
đúng trọng tâm (tổng lượng phát thải) thay vì
đánh gián tiếp lên một thứ gì đó không đạt kết quả
cao (ví dụ thuế rác đánh trên bao rác hay thuế khí

thải xe hơi đánh trên mỗi km tuỳ theo đặc điểm
của loại xe).
17

Tác động phân phối của thuế thải
• Hai tác động chính:
– Trên giá cả và sản lượng
– Trên những chi tiêu từ tiền thuế thu được

• Thuế làm tăng chi phí sản xuất và xí nghiệp sẽ tìm
cách chuyển những chi phí này qua cho người tiêu
thụ nhiều hay ít tuỳ thuộc các điều kiện cạnh tranh
và điều kiện cầu.
– Đánh thuế chỉ một hoặc một nhóm nhỏ xí nghiệp trong
một ngành công nghiệp cạnh tranh, giá cả sẽ không
tăng, chủ xí nghiệp và công nhân gánh toàn bộ thuế.
– Đánh thuế toàn ngành, giá cả sẽ tăng, người tiêu thụ
chịu một phần chi phí.

• Sản lượng có thể sụt giảm khi giá tăng và công
nhân có thể bị mất việc.

18

9


4/8/2013

• Tiền thuế có thể được phân phối lại cho những

người có thu nhập thấp dưới dạng giảm những
loại thuế khác.
• Có thể trả lại một phần cho những xí nghiệp đã
nộp thuế chất thải dưới dạng tài trợ mua sắm
công nghệ kiểm soát ô nhiễm.
• Chi cho những sáng kiến môi trường khác.
• Thuế còn là nguồn thu của chính phủ.

19

Trợ cấp giảm thải
• Là số tiền trợ cấp trên lượng chất thải được
giảm
• Trợ cấp có tác dụng như một khoản tiền
thưởng cho việc làm giảm thải.
• Khó khăn trong việc xác định mức phát thải
gốc để đo lượng chất thải được giảm.
• Chính phủ phải tạo nguồn thu bằng cách nào
đó để có tiền trả trợ cấp.
• Tổng lượng thải có thể thực sự gia tăng.
20

10


4/8/2013

Trợ cấp giảm ô nhiễm

21


Hệ thống ký quỹ - hoàn trả
• Kết hợp thuế và trợ cấp: ký quỹ (đánh thuế) khi mua
hàng và hoàn trả (trợ cấp) khi giao nộp vật cần thải
bỏ.
• Mục đích: khuyến khích thải bỏ đúng cách.
• Áp dụng:
– Mỹ, Canada: thu hồi lon nước giải khát.
– Đức: thu hồi dầu nhờn đã qua sử dụng.
– Thuỵ điển, Na Uy: thu hồi xe hơi cũ.
– Thu hồi những sản phẩm chứa chất độc hại: pin có
cadmium, bình acquy xe hơi có chì. Thu hồi lưu
huỳnh khi đốt nhiên liệu,...
22

11



×