Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chương 13 giấy phép thải có thể chuyển nhượng (môn kinh tế môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.37 KB, 6 trang )

4/8/2013

Chương 13

Giấy phép thải
có thể chuyển nhượng






A. MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này, người học có thể:
Hiểu được các khái niệm, định nghĩa trong bài.
Hiểu được các nguyên tắc chung của chính sách GPTCTCN.
Trình bày được bằng đồ thị cách ứng xử của doanh nghiệp khi
bị áp đặt chính sách này.
Hiểu được các vấn đề nảy sinh khi thiết lập thị trường
GPTCTCN.
Đánh giá chính sách này qua các tiêu chí: hiệu quả chi phí,
động cơ đổi mới công nghệ, thực thi chính sách.
1

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
• Nguyên tắc chung
– Một TDP tạo ra quyền thải một lượng chất thải
được ghi trong giấy phép, quyền này có thể chuyển
nhượng được.
– Tổng số giấy phép mà tất cả các nguồn thải nắm giữ
ấn định giới hạn tối đa cho tổng lượng thải.


– Chính quyền trung ương quyết định tổng số giấy
phép đưa vào lưu thông. Nếu họ muốn giảm tổng
lượng thải hiện hành thì sẽ phát hành số giấy phép ít
hơn số đó và phân phối số giấy phép này cho các
nguồn thải theo một công thức phân phối nào đó.

2

1


4/8/2013

• Việc mua bán giấy phép giữa những nguồn gây
ô nhiễm có thể dẫn đến phân phối tổng lượng
thải thoả mãn nguyên tắc cân bằng biên.
• Nguyên tắc mua bán: Một nguồn sẽ giảm thêm
lượng thải và bán số giấy phép dư thừa ra thị
trường nếu giá thị trường của giấy phép ≥ MAC
tại mức thải này. Một nguồn sẽ mua giấy phép
nếu giá giấy phép ≤ MAC của nó.
• Đường MAC có thể được xem là đường cầu
giấy phép của một nguồn thải (nếu nó mua)
hoặc đường cung (nếu nó bán). Nếu thị trường
giấy phép là cạnh tranh thì giá và lượng giao
dịch cân bằng được xác định bởi cung và cầu.
3

• Nguồn có MAC cao sẽ mua giấy phép: tiết kiệm
chi phí giảm thải. Nguồn có MAC thấp sẽ bán

giấy phép: có thu nhập ròng.
• Lợi ích từ việc mua bán giấy phép sẽ tiếp tục cho
tới khi MAC của hai nguồn bằng nhau.
• Khi có nhiều nguồn thải tham gia việc mua bán,
để nguyên tắc cân bằng biên được thoả mãn,
những người mua và bán giấy phép phải trao đổi
giấy phép với cùng một giá => điều này đòi hỏi
một thị trường chung duy nhất về giấy phép.
– Người cung giấy phép: các XN rời bỏ ngành, XN phá
sản, XN đã đầu tư vào kỹ thuật giảm thải tốt hơn nên
có giấy phép thừa để bán.
– Người cầu giấy phép: XN mới, XN mở rộng hoạt
động.
4

2


4/8/2013

30

Một hệ thống TDP được đưa ra để làm giảm ô nhiễm lưu hùynh từ
mức ban đầu là 120.000 xuống còn 80.000 tấn/năm. Các nguồn thải
được phân phối số giấy phép tỉ lệ với mức thải ban đầu của chúng (30
cho nguồn A và 50 cho nguồn B). Các nguồn sẽ có động cơ để mua
bán giấy phép chừng nào đường MAC của chúng còn khác nhau ở các
mức thải. A bán giấy phép cho B vì nó giảm thải rẻ hơn B. Có 15 giấy
phép được mua bán. Lợi ích ròng của A là c, của B là d.


5

• Những điểm chính về một chính sách TDP:
– Giống chính sách tiêu chuẩn: xác định mức ô nhiễm mục
tiêu.
– Giống chính sách thuế: có hiệu quả chi phí.
– Cơ quan quản lý không cần phải biết đường MAC của
mỗi nguồn để tìm ra “giá” đúng đạt hiệu quả chi phí. Thị
trường sẽ tự động làm điều này vì các nguồn thải đặt giá
giấy phép bằng với MAC của họ.
– Một khi mức ô nhiễm mục tiêu được thiết lập, thị trường
sẽ cho biết đường MAC của nguồn gây ô nhiễm.
– Việc mua bán xảy ra nếu các đường MAC của các nguồn
thải đủ khác biệt để có kẻ bán người mua.
– Việc mua bán giấy phép giúp mỗi bên tiết kiệm được chi
phí so với sự phân bổ giấy phép lúc ban đầu.
6

3


4/8/2013

Các vấn đề về thiết lập một thị trường TDP
• Sự phân bổ quyền thải lúc ban đầu
– Áp dụng cách phân chia giấy phép như thế nào cho
các nguồn thải?
• Chia đều? => Vấn đề: qui mô các XN không giống nhau.
• Chia theo tỉ lệ? => Vấn đề: thiệt thòi cho các XN cố gắng
giảm thải nhiều. Tạo động cơ cho các XN tăng mức phát thải

hiện tại.

– Cấp giấy phép miễn phí hay bán hay đấu giá?
• Không thành vấn đề miễn là giấy phép được phát hành rộng
rãi.
• Có thể cấp miễn phí một số và đấu giá thêm một số, hoặc
• Tính một khoản phí nhỏ trên số lượng giấy phép được phân
bổ lúc ban đầu.
7

• Thiết lập các qui tắc mua bán
– Cơ quan quản lý nên đặt ra những qui định đơn giản và rõ
ràng rồi để cho việc mua bán tự diễn tiến.
– Ai được tham gia vào thị trường?

• Chất thải không đồng nhất
– Các nguồn thải có thể khác nhau về MAC, hoặc MD gây
ra cho một vùng đông dân cư do vị trí của chúng đối với
vùng đó xa hay gần, đầu gió hay cuối gió. Chúng có các
hệ số chuyển tải khác nhau chỉ mối quan hệ giữa lượng
thải của chúng với thiệt hại trong vùng dân cư.
– Nếu cho phép mua bán trực tiếp giữa các nguồn theo tỉ lệ
1:1, dù tổng số giấy phép không thay đổi thì tổng thiệt hại
có thể tăng lên (do nguồn thải đầu gió mua thêm giấy
phép của nguồn thải cuối gió) => điểm nóng ô nhiễm =>
cần điều chỉnh việc mua bán có tính đến tác động môi
trường của từng nguồn => mua thêm 1 giấy phép được
tính thành 2 hoặc tính ½ => chia vùng cho các nguồn thải
theo vị trí và tác động của chất thải.


8

4


4/8/2013

Hình 13.2: Phát thải không đồng nhất và chương trình TDP

9

• TDP và vấn đề cạnh tranh
– Theo quan điểm khuyến khích cạnh tranh để thị
trường hoạt động hiệu quả, cần mở rộng vùng mua
bán để có nhiều nguồn tham gia.
– Theo quan điểm hạn chế ô nhiễm ở một vùng nào
đó, cần thu hẹp việc mua bán ở vùng đó.
– Cơ quan quản lý phải xem xét từng trường hợp cụ
thể để ra quyết định.

• TDP và việc thực thi
– Chương trình TDP ràng buộc nguồn thải chỉ được
thải ra bằng số giấy phép họ có => Cơ quan quản
lý phải theo dõi hai mặt: số giấy phép mỗi nguồn
nắm giữ và lượng thải ra của chúng.
– Có thể có động cơ để các nguồn thải giám sát lẫn
nhau một cách không chính thức.
10

5



4/8/2013

• TDP và động cơ để nghiên cứu và phát triển.
– Lợi ích ròng từ R&D là:
(TAC với MAC1) – (TAC với MAC2) + (thu
nhập từ bán giấy phép)
= (a+b) – (d+b) + (c+d) = (a+c)

11

6



×