Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

An toàn lao động trong thi công máy đóng cọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 6 trang )

An toàn lao động trong thi công máy đóng cọc

Bài 1:

An toàn lao động đối với người vận hành
máy đóng cọc
Máy đóng cọc thường được dùng trong các công trình xây dựng, các tai nạn thường diễn ra khi
nhân viên vận hành chúng chủ quan hoặc chưa học qua khóa huấn luyện an toàn lao động thiết bị
nâng. Hôm nay kiemdinh.info xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết an toàn lao động đối với
người vận hành máy đóng cọc này, nhằm góp chút ít sức nhằm nâng cao kiến thức an toàn lao
động và tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Chỉ những ai thỏa mãn những điều kiện sau mới được vận hành máy đóng cọc :
– Trong độ tuổi lao động do Nhà nước qui định.


– Có giấy chứng nhận sức khỏe đạt yêu cầu của bộ y tế.
– Đã hoàn thành khóa học về an toàn lao động thiết bị nâng, được đào tạo chuyên môn, có chứng
chỉ kèm theo.
– Người điều khiển búa phải chịu sự chỉ huy của cán bộ phụ trách kỹ thuật.
– Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, đặc biệt là sử dụng dây đai an toàn khi
lên cao. Khi điều khiển máy đóng cọc trên sông hồ … người điều khiển phải biết bơi và được
trang bị các phương tiện như thuyền, phao cứu sinh … có chất lượng hoàn hảo phục vụ đi lại dễ
dàng.
Làm dưới giếng phần hầm ngầm phải có phương tiện phòng chống khí độc hoặc sụp lỡ đất. Phải
có người trực bên ngoài có khả năng liên lạc với người bên trong để kịp thời sử lý các sự cố bất
ngờ khi cần thiết.
2. Phải đảm bảo là máy đóng cọc được đặt ổn định trên nền bằng phẳng. Đặt trên phương tiện
nổi thì phải neo buộc chắc chắn.
Sàn thao tác phải đảm bảo chắc chắn và có lan can bảo vệ cao 1 mét ở cả 3 phía, phải có cầu
thang lên xuống sàn thao tác khi máy làm việc, cấm qua lại dưới sàn thao tác.


3. Khi lắp dựng giá phải chịu sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ kỹ thuật hay đội trưởng chỉ
huy thi công.
+ Phải tháo hết các bộ phận vướng mắc vào các dụng cụ đặt trên giá trước khi lắp dựng giá
+ Phải kiểm tra các mối nối, độ xiết chặt bulông, chất lượng bộ phận móc cáp và cáp dùng để
nâng búa và cọc, kiểm tra độ ổn định của giá.
Các công việc diễn ra quanh giá máy trong phạm vi bán kính bằng chiều cao của giá cộng thêm 5
mét phải ngừng lại.
+ Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến việc nâng giá phải tạm dừng thì phải tựa máy trên giá
đỡ và không được tới kép để giữ giá máy. Khi đã đặt giá máy vào vị trí thẳng đứng phải phân
công người phụ trách các dây néo (2 dây néo trước, 5 dây néo sau, cấm dùng tay để néo, chỉ cho
phép làm việc trước giá máy khi sau khi đã hoàn tất việc chằng buộc chắc chắn, phải chọn dây
thép chằng theo đúng thiết kế…
4. Hệ số an toàn cho phép tối thiểu của dây cáp phải là 6 khi truyền động cơ học, là 4,5 khi
truyền động thủ công, là 3 đối với dây chằng kéo và là 8 đối với dây treo buộc.
5. Khi bắt đầu lắp đầu búa vào giá phải lập tức đặt đối trọng lên chân giá để chống lật. Búa phải
treo


được dây cáp hay giữ bằng các thiết bị chuyên dùng. Tất cả các máy đóng cọc phải có cơ cấu hạn
chế độ nâng búa ở đầu giá. Trọng lượng và giới hạn nâng cho phép của búa máy phải ghi trên
giá.
6. Trước khi khởi động búa đóng cọc phải đặt tín hiệu âm thanh cho mọi người biết.
– Sử dụng búa treo và búa động, với những cú đóng đầu tiên không được nâng búa lên cao cách
đầu cọc quá 0,5m. Sau đó tăng dần độ cao nâng búa lên đến mức được ghi trong lý lịch máy.

Bài 2:
Yêu cầu về an toàn lao động khi đóng cọc và
khoan cọc nhồi
Yêu cầu an toàn khi đóng cọc
Những điểm cần chú ý chung



Người điều khiển máy đóng cọc phải trên 18 tuổi và được đào tạo cẩn thận.



Trước khi đóng cọc, phải định vị rõ các công trình ngầm và bảo vệ chúng một cách ai toàn; cần
phải xác định để tránh các hầm ngầm, nguồn nước ngầm hoặc các điều kiện địa tầng có thể gây
nguy hiểm cho công việc thi công.



Phải có nền vững hoặc tấm đệm cho các cần trục.



Khi thi công đóng cọc phải đội mũ bảo hiểm, phương tiện bảo vệ mắt, tai nếu cần thiết.



Các máy móc, thiết bị nâng phải qua kiểm tra kỹ ỉưỡng và được phép sử dụng. Nhữnị máy móc
đó cũng phải có tải trọng và công suất đáp ứng được yêu cầu thi công.



Đặc biệt chú ý đề phòng hư hỏng cơ cấu do sa xuống hố.



Máy nâng để đưa công nhân lên xuống phải có tay hãm, cơ cấu hạ phải hoạt động bằnị điện.

Thùng ỉồng đưa công nhân lên xuống phải thiết kế chắc chắn, không thể xoay hoặc lật úp.



Công nhân đóng cọc nên yêu cầu nhà thầu cung cấp đủ thuyết minh trong đó nêu rô những điểm
cần chú ý, liên quan tới các kiểu đóng cọc mà họ phải làm.



Bản thuyết minh cũng phải đề cập đến việc đào tạo và cung cấp thông tin cho đốc cônj hoặc
người điều hành.


Những điểm cần nhớ
Trong quá trình thi công luôn phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân

Yêu cầu an toàn khi khoan cọc nhồi
Có những trường hợp công nhân phải xuống kiểm tra hoặc làm sạch lỗ khoan. Trước khi xuống
kiểm tra hoặc làm sạch lỗ khoan, cần nắm vững những nguyên tắc sau:


Đường kính lỗ khoan tối thiểu là 75cm;



Lỗ khoan cũng được coi là nơi có không gian hẹp, vì vậy cần phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp
đã được hướng dẫn nhằm tạo ra một khoảng không an toàn.




Các chất phế thải trong quá trình khoan phải được để xa khỏi lỗ khoan;



Phải có thiết bị chuyên dụng được thiết kế chắc chắn và chống xoay như thùng lồng, xích để đưa
công nhân xuống. Nguồn điện cung cấp cho thiết bị nâng luôn phải được duy trì khi có công
nhân đang làm việc dưới lỗ khoan.




Trong quá trình làm việc dưới lỗ khoan công nhân luôn phải được huấn luyện để nắm vững các
thủ tục cấp cứu khi làm việc dưới lỗ khoan sâu. Việc huấn luyện nên được tiến hành một cách
thường xuyên.



Nên bố trí ngưòi làm việc bên trên trong suốt quá trình thi công dưới lỗ khoan.



Bố trí đủ ánh sáng và phương tiện liên lạc cho người làm việc ở dưói lỗ khoan, dùng điện hạ thế
để đảm bảo an toàn.



Trong trường hợp có thể, tốt nhất nên thay thế công nhân vào trong lỗ khoan bằng các camera
hoặc các thiết bị kiểm tra từ xa.

Bài 3:

Những yêu cầu chung về an toàn lao động khi
đóng cọc và khoan cọc nhồi
Cọc khoan nhồi là cọ bê tông được đổ tại chỗ làm trong các lỗ tạo bằng phương
pháp khoan hoặc ống thiết bị. Khi thi công làm việc với dàn máy móc và các thiết
bị hiện đại đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật thi công cao và chuyên nghiệp. Để đảm bảo sự
an toàn trong quá trình làm việc nên công nhân khi làm việc phải nắm được
nguyên tắc làm việc và các kỹ thuật thi công lành nghề vừa để đạt được hiệu quả
tốt nhất và tránh tai nạn lao động xảy ra.
Cọc khoan nhồi có tiết diện và độ sâu của mũi cọc sẽ lớn hơn so với cọc chế sẵn
nên sức chịu tải sẽ lớn hơn so với cọc chế sẵn, tải trọng nặng với khả năng chịu lực
cao nên phù hợp với địa tầng thay đổi phực tạp tuy nhiên nếu không chú ý sẽ lún,
nứt sẽ gây ảnh hưởng tới các cọc xung quanh, kết cấu công trình lân cận.
Đối với thi công đóng cọc và khoan nhồi cần có những những điểm cần chú ý
chung sau:


Đối với người điều khiển máy đọng cọc phải trên 18 tuổi và được đào tạo
huấn luyện kỹ càng.



Các cần trục cần phải có nền vững hoặc đệm.




Phải định rõ các công trình ngầm để tránh các hầm ngầm và nước ngầm ảnh
hưởng tới việc thi công.




Trang bị đầy đủ các trang thiết bị như: mũ bảo hiểm, phương tiện bảo vệ tai,
mắt….



Máy móc, thiết bị cần phải kiểm tra kỹ lưỡng và có các thống số phù hợp
đáp ứng được yêu cầu thi công.



Máy nâng đưa công nhân khi lên xuống phải có tay cầm, cơ cấu phải hoạt
động tốt và đảm bảo an toàn.

Để đạt được công việc tốt nhất trong quá trình làm việc với khoan cọc nhồi
có trường hợp công nhân phải xuống tận nơi kiểm tra cọc khoan nhồi cần chú
ý một vài điểm sau:


Đường kính lỗ khoan đạt tối thiểu là 75cm



Lỗ khoan là khu vực có không gian khá hẹp nên cần tuần thủ các biện pháp
hướng dẫn để không gian làm việc an toàn .



Trong quá trình khoan , những chất phế thải bỏ đi cần phải để xa khỏi chỗ
khoan tránh nguy hại.




Trong quá trình thi công ở dưới lò khoan cần phải bố trí người làm việc
xuyên suốt trong thời gian thi công.



Khi thi công phải có thiết bị chuyên dụng và được thiết kế chắc chắn, nguồn
điện phải được duy trình tốt trong quá trình làm việc đảm bảo sự an toàn và
công việc đúng với tiến độ.



Ở dưới lỗ khoan nên dùng điện hạ thế để đảm bảo sự an toàn và luôn chú ý
đảm bảo ánh sáng và phương tiện liên lạc tốt cho người làm việc ở dưới lỗ
khoan



Với những người làm việc ở dưới lỗ khoan cần phải được huấn luyện an
toàn lao động nắm được các nguyên tắc làm việc và thủ tục cấp sứu khi có
sự cố xảy ra. Đới với đơn vị làm việc tiếp xúc với công việc nguy hiểm cần
phải tổ chức các khóa học huấn luyện theo định kỳ và thường xuyên



×