Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 GIẢI BÀI TẬP PHẦN ĐIỆN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.36 KB, 39 trang )

Phòng giáo dục đào tạo huyện vĩnh tường
Trường trung học cơ sở yên lập

*****************

CHUYấN
Hng dn
hc sinh lp 9 gii bi tp phn in hc



Nguyn Minh Hi
Đơn vị công tác: Trng THCS Yờn Lp
Người thực hiện:

Năm học: 2016 2017

-1-


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
MỞ ĐẦU
3
Phần I
I.
Lí do chọn chuyên đề.
3
II.


Mục đích và đối tượng nghiên cứu.
3
III.
Phương pháp nghiên cứu.
4
IV.
Thời gian nghiên cứu.
4
NỘI DUNG
5
Phần II
I.
Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
5
1.
Cơ sở lí luận
5
2.
Cơ sở thực tiễn
5
II.
Thực trạng
6
III.
Các dạng bài tập phần điện học lớp 9
6
1
Dạng 1: Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối
6
tiếp

2
Dạng 2: Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc
11
song song
3
Dạng 3: Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc
15
hỗn hợp.
4
Dạng 4: Bài tập về công thức tính điện trở của dây dẫn –
19
Biến trở
5
Dạng 5: Bài tập về công suất điện – điện năng sử
23
dụng
6
Dạng 6: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxo
29
IV
Kết quả nghiên cứu
34
V
Bài soạn minh họa chuyên đề
34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
38
Phần III
I.
Kết luận

38
II.
Kiến nghị
38
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO

-2-


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
KÍ HIỆU
THCS
SGK
SGV
GV
HS
B1
B2
B3
B4
SL
TL

DIỄN GIẢI
Trung học cơ sở
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Giáo viên
Học sinh

Bước 1
Bươc 2
Bước 3
Bước 4
Số lượng
Tỉ lệ

-3-


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Môn vật lý là một trong những môn học khá quan trọng trong nhà trường
phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày
của mỗi con người.
Để nâng cao hiệu quả dạy học ngành giáo dục đang đẩy mạnh thực hiện
phương pháp dạy học tích cực, một trong các giải pháp nâng cao hiệu quả của
phương pháp dạy học tích cực thì việc giúp cho học sinh rèn luyện khả năng tự
học là rất cần thiết.
Hiện nay ở trường THCS Yên Lập việc tự học của học sinh còn hạn chế,
đăc biệt là việc tự giải bài tập của học sinh. Tôi thấy rằng khả năng phân tích
mạch điện của học sinh còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc giải bài tập.
Làm thế nào để giúp học sinh giải quyết vấn đề trên luôn là niềm trăn trở của
người thầy.
Hơn nữa chương trình môn vật lý lớp 9, dung lượng bài tập khá nhiều,
trong khi đó số tiết để giải bài tập cho các em còn ít. Do vậy việc hướng dẫn cho
học sinh tự giải bài tập là rất cần thiết.
Từ suy nghĩ như trên tôi đã hướng dẫn học sinh tự giải bài tập. Ý tưởng
này được tôi áp dụng trước hết với phần điện học. Vì vậy tôi chọn đề tài
“Hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập phần điện học”.

II. MỤC ĐÍCH VA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích:
- Tìm hiểu thực trạng việc học tập của học sinh khi giảng phần điện học
lớp 9.
- Xây dựng các dạng bài tập và cách giải bài tập phần điện học lớp 9 để
HS rèn kĩ năng giải bài tập theo dạng.
- Tạo cho học sinh sự say mê, hứng thú với bộ môn. Ham thích tìm tòi và
giải các bài tập phần điện học lớp 9.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS yên lập

-4-


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài: SGK-SGV Vật lí 9,
phương pháp giải bài tập Vật lí, bài tập nâng cao vật lý 9.....
2. Điều tra cơ bản
- Điều tra chất lượng học tập của học sinh.
- Đối tượng điều tra: học sinh lớp 9
IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 11 năm 2016.

-5-


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:

Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm cho nên khi giảng dạy phải chú
ý đảm bảo tính trực quan, sinh động. Đối với học sinh THCS tư duy còn đang
trên đà phát triển, nhận thức dễ theo thói quen, do đó người giáo viên giảng dạy
môn vật lý phải có kiến thức vật lý vững vàng, có kĩ năng kĩ xảo trong việc xây
dựng kiến thức.
Việc giải bài tập vật lý có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp học sinh hiểu
sâu hơn về quy luật vật lý, biết phân tích và áp dụng chúng vào thực tế. Thông
qua việc giải bài tập tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức
để tự lực giải quyết thành công các tình huống khác nhau, đồng thời còn giúp
học sinh ôn tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
Bài tập vật lý là hình thức, biện pháp phát triển năng lực làm việc độc lập,
phát triển năng lực tư duy cho học sinh là phương tiện để giáo viên kiểm tra kiến
thức, kĩ năng, kĩ xảo cho việc giải bài tập vật lý không phải chỉ là tìm ra đáp số
mà phải hiểu sâu sắc những khái niệm, định nghĩa, định luật và lý thuyết vật lý.
2. Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế giảng dạy cho thấy, trong quá trình giải bài tập học sinh thường
nhầm lẫn công thức áp dụng cho hai loại đoạn mạch song song và nối tiếp, chưa
biết vận dụng các giữ kiện của đề .Cơ bản nhất là vẫn còn một số học sinh chưa
rút được các đại lượng trong công thức.
Hiểu biết về điện của học sinh còn hạn chế nên tiếp thu bài chậm, lúng túng
từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, công thức cho nên
khó mà hoàn thiện được một bài toán điện học lớp 9.
Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, biến
đổi công thức, hay phương pháp giải một bài toán vật lý.
Kiến thức toán còn hạn chế nên không thể tính toán được mặc dù đã thuộc
lòng các công thức.
Học sinh đọc đề hấp tấp, qua loa, khả năng phân tích đề, tổng hợp đề còn
hạn chế.
Học sinh vẽ sơ đồ mạch điện còn lúng túng. Một số HS vẽ sai hoặc không vẽ
được do đó không thể giải được bài toán. Một số HS chưa thuộc công thức và ký

hiệu các đại lượng trong công thức. Một số HS khác không biết biến đổi công
thức, còn nhầm lẫn giữa các công thức mạch điện nối tiếp và mạch điện song
song.

-6-


Khả năng phân tích mạch điện của các em còn hạn chế, chưa phân biệt
được phần nào mắc nối tiếp, phần nào mắc song song nên không vận dụng công
thức hợp lý cho từng phần trong mạch điện.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
HS có đầy đủ SGK và tài liệu học tập, đa số các em ngoan, chịu khó học
tập, nhiều em có khả năng nhận thức nhanh, học tập hăng say và thực sự có
hứng thú trong việc học tập bộ môn vật lý. Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH
nhà trường.
2. Khó khăn:
Trường nằm trên địa bàn nông thôn có hoàn cảnh kinh tế còn tương đối
khó khăn, chưa có đủ cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho việc học tập của HS. Các
em học sinh ngoài giờ học còn phải phụ giúp công việc gia đình nên thời gian
dành cho việc học là không nhiều.
Nhiều em học sinh xem môn vật lý là môn phụ, nên còn sao nhãng trong
việc học tập.
3. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng chuyên đề:
Kết quả đạt được ở bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I năm học: 2015 – 2016
TSHS
Khối
9

Số bài

kiểm
tra

109

109

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu - Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL


13

12

34

31,2

57

52,3

5

4,5

4. Nguyên nhân:
a, Học sinh:
Các em chưa chú tâm nhiều vào việc học, việc tự học ở nhà còn chưa có kết quả
cao.
b, Giáo viên:
Các tiết bài tập còn quá ít nên việc giáo viên hướng dẫn cho các em học sinh
không được nhiều và hiệu quả còn thấp, không đủ các dạng bài tập.

-7-


III.


CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẦN ĐIỆN HỌC LỚP 9

1. Dạng 1: Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp
1.1 Lý thuyết:
a,Định luật Ôm:
Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu
dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
U
- Công thức: I 
Trong đó: I:Cường độ dòng điện (A),
R
U Hiệu điện thế (V)
R Điện trở ()
b, Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:
- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm:
I=I1=I2=…=In
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu
mỗi điện trở thành phần:
U=U1+U2+…+Un
c, Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp:
- Điện trở tương đương (Rtđ) của một đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho
các điện trở trong mạch, sao cho giá trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện
trong mạch không thay đổi.
- Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở thành
phần:
Rtđ=R1+R2+…+Rn
d,Hệ quả:
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở
tỷ lệ thuận với điện trở điện trở đó


U1 R1

U2 R 2
- Với mạch điện có n điện trở mắc nối tiếp mà bằng nhau thì: Rtđ = n.R
1.2 Phương pháp:
B1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ mạch điện (nếu có).
B2 : Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng đã
cho và các đại lượng cần tìm.
B3: Vận dụng các công thức đã tìm ở bước 2 để giải bài toán.
B4: Kiểm tra kết quả.
1.3 Ví dụ:
-8-


Ví dụ 1:
Cho hai điện trở R1 = 3 và R2 = 6 được mắc nối tiếp với nhau.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 18V. Tính cường độ dòng
điện chạy trong đoạn mạch. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
B1: Tóm tắt:
R1 = 3 ,
R2 = 6
U = 18V
a. Rtđ = ?
b. I = ?
U1 = ?
U1 = ?
B2:Phân tích:
a) Để tính điện trở tương đương của đoạn mạch trên, các em chú ý đề đã cho các
giá trị điện trở thành phần hay chưa, nếu đã có thì khai thác dữ kiện: “được mắc

nối tiếp với nhau”. Như vậy mắc nối tiếp thì biểu thức tính Rtđ là Rtđ = R1 + R2.
b) Ở câu này, đề cho thêm U, như vậy ta đã có U và Rtđ . Khi đó đề yêu cầu tính
I thì ta nghĩ ngay đến định luật Ôm cho toàn đoạn mạch I =

U
.
R

Vì mạch nối tiếp nên ta có I = I1 = I2. Do đó để tính U1 và U2 ta áp dụng định
luật Ôm đối với từng điện trở I =

U
. và suy ra U1 và U2 .
R

B3: Bài giải:
a) Điện trở tương đương: Rtd = R1 + R2 = 3 + 6 = 9 .
b) Cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch:
Áp dụng định luật Ôm I =

U
18
= = 2(A).
R
9

Hiệu điện thế giũa hai đầu mỗi điện trở.
Áp dụng định luật Ôm cho mỗi điện trở.

U

R
I2 = U
R
I1 =

1

 U1 = I1.R1 = 2.3 = 6(V )

1
2

 U2 = I2.R2 = 2.6 = 12(V )

2

Vậy:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: 9
b, cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch là 2A
Hiệu điện thế giũa hai đầu mỗi điện trở là: U1= 6(V ); U2 =12(V )
-9-


B4: Kiểm tra:
U = U1+ U2= 6 + 12 = 18 (V)
Ví dụ 2: Cho 2 điện trở R1 = 14Ω và R2 = 16Ω mắc nối tiếp với nhau.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Muốn điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị R’ = 45Ω thì phải mắc
thêm vào mạch điện một điện trở R3 bằng bao nhiêu và mắc như thế nào?
Hướng dẫn

a) Rtđ = R1 + R2 = 14 + 16 = 30Ω
b) Vì R’ > Rtđ nên R3 phải mắc nối tiếp với đoạn mạch trên
R’ = Rtđ + R3  R3 = R’ - Rtđ = 45-30=15Ω
Ví dụ 3:
Cho đoạn mạch như hình vẽ:
R2

R1
V

A
A

A

B

Vôn kế chỉ 28V, R2 = 18V, ampe kế chỉ 0,7A.
a) Tính R1, và hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch?
b) Nếu giữ nguyên hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch và thay R1 bằng điện trở Rx
thì số chỉ của ampe kế khi đó là 0,4A. Tính Rx và số chỉ của vôn kế?
Hướng dẫn
a) I1 = I2 = I = 0,7A
R1 =

U1 U v
28


 40

I1
I 1 0,7

U = IRtđ = I.(R1 + R2) = 0,7.(40 + 18) =40V.
b) Rtđ'  R2  R x 

U 40

 100
I ' 0,4

 R x  Rtđ'  R2  100  18  72Ω

Uv = Ux = Ix.Rx =0,4.72 =28,8V
Ví dụ 4: Cho mạch điện như hình vẽ:

K

A

B

+

Đ1

Đ2

- 10 -



Hai bóng đèn Đ1, Đ2 có điện trở lần lượt là 36Ω và 46Ω. Hiệu điện thế ở 2 đầu
đoạn mạch là 41V.
a) Tính cường độ dòng điện qua các bóng đèn khi K đóng?
b) Nếu trong đoạn mạch chỉ sử dụng bóng đèn Đ1 thì cường độ dòng điện trong
mạch là bao nhiêu?
Hướng dẫn
a, Rtđ = R1 + R2 = 36 + 46 = 82(Ω)
I=

U
41

 0,5 A
Rtđ 82

I1 = I2 = I = 0,5(A)
b) I’ =

U
41

 1,14 A
R1 36

1.4. Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Biết R1 = 3R2,
hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là U = 40V. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu
mỗi điện trở.
Bài tập 2:Hai điện trở R1 = 15Ω và R2 = 30Ω mắc nối tiếp nhau trong một đoạn

mạch.
a. Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Phải mắc nối tiếp thêm vào đoạn mạch một điện trở R3 bằng bao nhiêu để
điện trở tương đương của đoạn mạch là 55Ω?
Bài tập 3:Cho hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp vào hai điểm A, B. Ampe kế
đo cường độ dòng điện trong mạch.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện.
b. Cho R1 = 12Ω, R2 = 28Ω, hiệu điện thế UAB = 60V. Tìm số chỉ của ampe
kế.
Bài tập 4:Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn mạch là U = 60V. Biết cường độ dòng điện trong mạch là I =
4A, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 gấp 3 lần hiệu điện thế giữa hai đầu
điện trở R1. Tính R1, R2 và các hiệu điện thế giữa hai đầu mối điện trở.
Bài tập 5: Cho hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U. Biết
điện trở R1 = 30 Ω chịu được dòng điện tối đa bằng 1,5A còn điện trở R2 = 40 Ω
chịu được dòng điện tối đa bằng 1A. Hỏi có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó
vào một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để khi hoạt động, không điện trở nào bị
hỏng?
Bài tập 6: Có ba điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 15 Ω, R3 = 20 Ω. Mắc ba điện trở này
nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 60V.
a. Tính cường độ dòng điện trong mạch.

- 11 -


b. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc thêm vào
mạch một điện trở R4. Tính R4 và hiệu điện thế vào hai đầu điện trở R4 khi đó.

2. Dạng 2: Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song:
2.1 Lý thuyết:

a,Hệ thức của định luật Ôm:
I=

U
R

b, Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:
- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong
các mạch rẽ:
I=I1+I2+…+In
- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi
đoạn mạch rẽ.
U=U1=U2=…=Un
c, Điện trở tương đương của đoạn mạch song song:
- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các
nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:
1
1 1
1
 
...
R td R1 R 2
Rn

d, Hệ quả:
R .R

1 2
- Mạch điện gồm hai điện trở mắc song thì: R td  R  R
1 2


- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở (cùng U) tỷ lệ nghịch với điện trở
đó:

I1 R 2

I2 R1

- Với mạch điện có n điện trở mắc // mà bằng nhau thì: Rtđ =

Rn
n

2.2 Phương pháp:
B1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ mạch điện (nếu có).
B2 : Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng đã
cho và các đại lượng cần tìm.
B3: Vận dụng các công thức đã tìm ở bước 2 để giải bài toán.
B4: Kiểm tra kết quả.
2.3 Ví dụ:
Ví dụ 1:
- 12 -


Cho hai điện trở R1 = 30, R2 = 60 được mắc song song với nhau.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 45V. Tính cường độ dòng
điện qua mỗi điện trở và qua mạch chính?
B1:Tóm tắt:
R1 = 30, R2 = 60

U = 45V
a. Rtđ = ?
b. I = ?
I1 = ?
I2 = ?
B2:Phân tích:
a) Mạch điện song song thì công thức tính điện trở tương đương là:
1

R

1





1

R R

td

1

RR
R R
1

 Rtd 

2

2

1

2

b) Để tính cường độ dòng điện trong mạch chính ta áp dụng công thức định luật
U
cho toàn đoạn mạch.
R

Ôm: I =

Để tính dòng điện qua mỗi R ta áp dụng định luật Ôm I =

U
cho mỗi R.
R

B3: Bài giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
1

R



td


1



1

R R
1



R

td

2



RR
R R
1

1

2


2


30.60
 20.
30  60

b)Cường độ dòng điện trong mạch chính là:
Từ công thức I =

U

R

=

td

45
= 2,25 (A) .
20

Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là:
I1 =

U

R

=

45

= 1,5(A).
30

=

45
= 0,75(A)
60

1

I2 =

U

R

2

Vậy:
a, Điện trở tương đương của đoạn mạch là: 20
b) Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua mạch chính là:
I = 2,25 (A); I1=1,5(A); I2=0,75(A)
B4: Kiểm tra:
I = I1+ I2= 1,5 + 0,75 = 2,25 (A)
- 13 -


Ví dụ 2: Cho 2 điện trở R1 = 3Ω và R2 = 6 Ω mắc như hình vẽ
R1

A

B

R2

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b) Biết hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch là 9V. Tính cường độ dòng điện qua
mỗi điện trở và cường độ dòng điện trong mạch chính?
Hướng dẫn
a) R12 =

R1 R2
3.6

 2
R1  R2 3  6

b) Vì R1//R2 nên U1 = U2 = U = 9V
I1 =

U1 9
U
9
  3 A, I 2  2   1,5 A
R1 3
R2 6

I = I1 + I2 = 3 + 1,5 = 4,5A.
Ví dụ 3: Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ:

R1
A1

+
A

A

R2

B

A2

V

Trong đó R1 =18Ω, R2 = 12Ω, vôn kế chỉ 36V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính số chỉ của các ampe kế.
Hướng dẫn
a) Rtđ =

R1 R2
18.12

 7,5
R1  R2 18  12

b) Ia = I =


U
36

 5A
R tđ 7,5

Vì R1//R2 nên U1 = U2 = U = 36V
I A1  I 1 

U 1 36

 2
R1 18

I A2  I 2 

U 2 36

 3A
R2 12

- 14 -


Ví dụ 4: Cho mạch điện có sơ đồ hình vẽ
R1
A1

R2
A


_

+
A

B

Trong đó R1 = 15Ω, R2 = 10Ω, ampe kế A1 chỉ 0,5A.
a) Tính hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch?
b) Tìm số chỉ của ampe kế A?
Hướng dẫn
a) UAB = U1 = I1R1 = I A R1  0,5.15  7,5V
1

b) Rtđ =
IA  I 

R1 R2
15.10

 6
R1  R 2 15  10

U AB 7,5

 1,25 A .
Rtđ
6


Ví dụ 5: Cho đoạn mạch như hình vẽ:
R1
A1
M

A

N

R2
V

Trong đó R2 = 6R1. Biết vôn kế chỉ 30V, ampe kế A1 chỉ 0,5A.
a) Tính R1, R2 và điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tìm số chỉ của ampe kế A.
Hướng dẫn
a) Ta có UMN = UV = 30V.
R2 = 6R1  I1 = 6I2  I2 =

I 1 I A1 0,5 1



A
6
6
6 12

Vì R1//R2 nên U1 = U2 = U = 30V
R1 =

R2 =

U 1 30

 60
I 1 0,5
U 2 30

 360
1
I2
12

- 15 -


I = I1 + I2 =

1 1
7


A
2 12 12

U 30

 51,43 A
7
I

12
7
c) IA = I =  0,58 A .
12

Rtđ =

2.4 Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Cho mạch điện gồm 2 điện trở R1, R2 mắc song song. Biết dòng điện
qua R1 gấp đôi dòng điện qua R2, hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn mạch là 42V,
cường độ dòng điện trong mạch chính là 6A. Tính các điện trở R1 và R2.
Bài tập 2:Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 30 Ω, R2 = 60 Ω mắc song song
nhau vào hiệu điện thế 15V.
a) Tìm điện trở tương đương của mạch điện.
Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và cường độ dòng điện qua
mạch chính.
Bài tập 3: Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U = 20V thì cường độ
dòng điện qua nó là 1A. Nếu mắc song song với R1 một điện trở R2 thì cường
độ dòng điện trong mạch chính khi đó là 1,8A. Tính R1 và R2.
Bài tập 4. Biết điện trở R1 = 25 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2,5A;
còn điện trở R2 = 32 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,6A. Nếu mắc
hai điện trở trên song song với nhau thì hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai
đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu để khi hoạt động không có điện trở nào hỏng?
Bài tập 5. Đặt một hiệu điện thế U = 45V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện
trở R1 và R2 ghép song song. Dòng điện trong mạch chính có cường độ 1,5A.
Hãy xác định R1 và R2 biết rằng R1 = 2R2.
Bài tập 6. Cho mạch điện gồm ba điện trở R1, R2 và R3 mắc song song. Hiệu
điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 48V. Cường độ dòng điện trong mạch chính
là 16A. Biết R1 = 8 Ω; R2 = 24 Ω. Tính R3.
3. Dạng 3: Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp:

3.1 Lý thuyết:
Sử dụng hệ thức định luật Ôm và các công thức trong mạch mắc nối tiếp và
mạch mắc song song.
3.2 Phương pháp:
B1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ mạch điện (nếu có).
- 16 -


B2 : Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng đã
cho và các đại lượng cần tìm.
(Cần phân tích chính xác mạch điện để tính toán cho hợp lý)

+

r

r
r

r
r

r

_

+

r
r





+

r

R2



Rtđ


+

r

R1

r

_

r

_

r




r

r




+

r

r

_

B3: Vận dụng các công thức đã tìm ở bước 2 để giải bài toán.
B4: Kiểm tra kết quả.
3.3 Ví dụ
Ví dụ 1:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó R1 = 10  , R2 = 30  , R3 =
60  .
R2
A
+

R1


_ B
R3

A

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b) Cho hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 60V. Tính cường độ dòng điện
qua mạch chính và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?
B1: Tóm tắt:
R1 = 10  , R2 = 30  , R3 = 60  .
U = 60V
- 17 -


a. Rtđ = ?
b. I = ?
I1 = ?
I2 = ?
I3 = ?
B2: Phân tích:
a) Để tính điện trở tương đương của đoạn mạch ta tính R23 trước, sau đó cộng
với R1.
b) Để tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính ta áp dụng định luật Ôm
U

cho toàn đoạn mạch. I =

R

.


td

Sau khi đã có I mạch chính ta tính U1. Vì R1 nt R23 nên U23 = U – U1.
Sau khi có U23 ta áp dụng định luật Ôm cho từng R2 va R3
I2 =

U
R

23

.

I3 = I – I2.

2

B3: Bài giải:
a) Từ biểu thức

1

R

23



1




1

R R
2

 R23 
3

RR
R R
2

2

3


3

30.60
 20().
30  60

Rtd = R1 + R23 = 10 + 20 = 30 ().
b) I =

U


R

=

td

45
= 1,5 (A)
30

U1 = I.R1 = 1,5. 10 = 15(V).
U23 = U – U1 = 45 – 15 = 30 (V).
I2 =

U
R

23
2

=

30
= 1(A).
30

I3 = I – I2 = 1,5 – 1 = 0,5 (A).
Vậy:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: 60  .

b) Cường độ dòng điện qua mạch chính và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
là: I = 1,5A; I2 = 1A; I3 = 0,5A
B4: Kiểm tra:
I = I2 + I3 = 1+ 0,5 = 1,5 (V)
Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ:
R1
R1 = 3  ; R2 = 6  ; R3 = 4  ;
R3
A
B

_
Am pe kế chỉ A
+
Tính hiệu điện thế hai đầu AB (UAB)?
A
R2

- 18 -


Tóm tắt:
R1 = 3  ; R2 = 6  ; R3 = 4 
I2 = 1A
UAB = ?
Phân tích:
Muốn tính UAB ta phải tính U3 và U12 : ( UAB = U3 + U12 )
Mà U12 = I2.R2 = 1.6 = 6 ( V )
Muốn tính U3 phải biết I3 ( U3 = I3.R3 )
Muốn tính I3 phải biết I1 ( I3 = I1 + I2 ) ;


Mà I1 =

U12 6
  2( A)  Ta tính
R1
3

được:...
Gợi ý:
Hướng dẫn HS giải theo cách tổng hợp lại:
Tìm U12  I1  I3  U3  UAB ;
Giải:
U12 = I2.R2 = 1.6 = 6 (V)
I1 =

U12 6
  2( A)
R1
3

I3 = I1 + I2 = 2 + 1 = 3(A)
U3 = I3 . R3 = 3.4 = 12 (V)
UAB = U3 + U12 = 12 + 6 = 18 (V)
Đáp số: 18 V

Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình 4.8. R1=15., R2 = R3 = 20, R4 =10. Ampe
kế chỉ 5A.
a.Tính điện trở tương đương của toàn mạch?
b.Tìm các hiệu điện thế UAB và UAC?

R2
R1
C

A
R4

R3
A

Tóm tắt:
R1 = 15  ; R2 = R3 = 20  ; R4 =10.
- 19 -

B


I4 = 5A
a.Rtd = ?
b.UAB = ?
UAC= ?
Hướng dẫn
a.Phân tích mạch điện: (R1 nt (R2 // R3 ) // R4
Tính R23= R2/2
Tính R123= R1+ R23
Tính Rtđ=?
b.UAB= U4= U123 = I4. R4
Tính I123 = U123 / R123
Suy ra UAC= I123 . R1
3.4 Bài tập vận dụng:

Bài tập 1: Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế
6V. Khi mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch là 0,4A. Khi mắc song
song, cường độ dòng điện trong mạch chính là 1,8A. Hãy tính điện trở R1 và
điện trở R2.
Bài tập 2: Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3 = 45 Ω. Có mấy cách mắc cả
ba điện trở này vào mạch? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó và tính các điện trở
tương đương ứng với từng mạch điện.
Bài tập 3: Cho hai điện trở R1 = R2 = 10 Ω được mắc vào hai điểm A, B. Hãy
so sánh điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2
và khi R1 mắc song song với R2.
Bài tập 4
_
+
Người ta mắc một mạch điện như hình vẽ,
giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 5V.
R3
R1
A
B
Các điện trở thành phần của đoạn mạch là
R1 = 1; R2 = 2; R3 = 3; R4 = 4.
R2
a) Tính điện trở tương đương của đoạn
R4
mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện qua mạch
chính và các mạch rẽ.
4. Dạng 4: Bài tập về công thức tính điện trở của dây dẫn – Biến trở
4.1 Lý thuyết:
a) Điện trở của dây dẫn:

Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của
dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- 20 -


Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần):
R 

l
S

Trong đó: l chiều dài dây (m)
S tiết diện của dây (m2)
 điện trở suất (m)
R điện trở ().
* Ýnghĩa của điện trở suất
- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của
một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết
diện là 1m2.
- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
* Chú ý:
- Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện: R1  l1
R 2 l2

R1 S2

- Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài: R  S
2 1
- Hai dây dẫn cùng chất liệu:


R1 l1 S2
 .
R 2 l2 S1

- Đổi đơn vị:
1m = 100cm = 1000mm
1mm = 10-1cm = 10-3m
1mm2=10-2cm2=10-6m2
b) Biến trở:
- Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
- Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến
trở than (chiết áp).Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều
chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
- Kí hiệu trong mạch vẽ:

hoặc

hoặc

hoặc

4.2 Phương pháp:
B1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ mạch điện (nếu có).
B2 : Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng đã cho và
các đại lượng cần tìm.
-Lưu ý: Với những bài tập về công thức tính điện trở của dây dẫn hay sử dụng
một số công thức trong toán học như sau:

- 21 -



Công thức tính tiết diện của dây theo bán kính (R) và đường kính dây (d):
SR 2 

d2
4

S1  d1 
 S  d 
2  2

2

B3: Vận dụng các công thức đã tìm ở bước 2 để giải bài toán.
B4: Kiểm tra kết quả.
4.3 Ví dụ:
Ví dụ 1:
Người ta dùng dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,2mm2 làm một biến trở có con
chạy. Biết điện trở lớn nhất của biến trở là 40 Ω.
a) Tính chiều dài của dây hợp kim nicrom cần dùng? Cho điện trở suất của
hợp kim nicrom là 1,1.10-6 Ω.m.
b) Dây điện trở của biến trở được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có
đường kính 1,5cm. Tính số vòng dây của biến trở này?
B1: Tóm tắt
s = 0,2mm2 = 0,2.10-6m2
R=40 Ω.
a. l = ?  = 1,1.10-6 Ω.m
b. d = 1,5cm = 0,015m, n = ?
B2: Phân tích
a, R lớn nhất của biến trở hay chính là điện trở của dây hợp kim nicrom là 40 Ω

b, chiều dài của 1 vòng dây chính là chu vi đường tròn lõi sứ.
B3: Bài giải
a. Từ công thức
R

l
RS
suy ra l 
S


Chiều dài của dây hợp kim nicrom là: l = 40. 0,2.10-6/1,1.10-6
 l = 7,3(m)
b. Chu vi đường tròn lõi sứ là: C = 2.3,14.d/2=2.3,14.0,0075=0,0471(m).
Số vòng dây là: n=l/C
n= 7,3/0,0471=154,9 (vòng)

- 22 -


Vậy:
a, Tính chiều dài của dây hợp kim nicrom cần dùng là: l = 7,3(m)
b, số vòng dây của biến trở này là: n = 154,9 (vòng)
B4: Kiểm tra:
Có thể sử dụng dụng cụ đo để đo giá trị điện trở của biến trở trên
Ví dụ 2 :
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ trong đó dây nối, ampe kế có điện trở
không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Hai đầu mạch được nối với hiệu điện
thế U = 9V.
a) Điều chỉnh biến trở để vôn kế chỉ 4V thì khi đó ampe kế chỉ 5A. Tính

điện trở R1 của biến trở khi đó?
b) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở R2 bằng bao nhiêu để vôn kế có số
chỉ 2V?
V

Rx

R
A
U

Hướng dẫn
Vì vôn kế có điện trở rất lớn, mạch có dạng R nt Rx.
a) Điện trở của biến trở khi đó:
U - UV
= 1.
I
U
Điện trở R = V = 0,8
I

R1 =

b) Để vôn kế chỉ 2V.
Cường độ dòng điện trong mạch là:
I' =

U V2
= 2,5(A).
R


Giá trị của biến trở lúc đó là: R2 =

U - U V2
= 2,8
I'

4.4.Bài tập vận dụng:
Bài tập 1:
Đặt một hiệu điện thế 20V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua
nó có cường độ 4A.
a) Tính điện trở của cuộn dây.
- 23 -


b) Tính chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này, biết rằng loại dây
dẫn này nếu dài 6m có điện trở là 1,5 Ω.
Bài tập 2:
Hai dây dẫn bằng đồng có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1 và
dây kia dài 16m có điện trở R2.
a) Tính tỉ số

.

b) Nếu đặt hai đầu mỗi dây dẫn cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng
điện qua dây nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Bài tập 3:
Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành cuộn dây. Khi đặt hiệu điện
thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 1,5A.
a) Tính điện trở của cuộn dây.

b) Tính điện trở trên mỗi mét chiều dài của cuộn dây.
Bài tập 4:
Một dây dẫn bằng đồng dài l1 = 25m có điện trở R1, một dây dẫn khác cùng
làm bằng đồng có cùng tiết diện với dây thứ nhất có chiều dài l2 và điện trở R2.
Biết rằng khi cho dòng điện có cùng cường độ I qua hai dây thì hiệu điện thế ở
hai đầu đoạn dây thứ hai gấp 4 lần hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây thứ nhất.
Tính chiều dài của đoạn dây thứ hai.
Bài tập 5:
Hai dây dẫn đồng chất có cùng chiều dài. Biết dây thứ nhất có tiết diện S1 =
4mm2 và điện trở R1 = 12,5; dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,4mm2. Tính điện trở
R2.
Bài tập 6:
Một dây nhôm dài l1 = 200m và tiết diện S1 = 1mm2 thì có điện trở là R1 = 5,6
Ω. Hỏi một dây dẫn khác cùng làm bằng nhôm có tiết diện S2 = 2mm2 và điện
trở R2 = 16,8 Ω thì có chiều dài l2 là bao nhiêu?

5. Dạng 5: Bài tập về công suất điện – điện năng sử dụng:
5.1.Lý thuyết:
a,Công suất điện:
- Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn
mạch với cường độ dòng điện qua nó.
- Công thức: P = U.I , Trong đó:
P công suất (W)
U hiệu điện thế (V)
- 24 -


I cường độ dòng điện (A)
- Đơn vị: Oát (W); 1MW=1000kW=1.000.000W hay1W=10-3kW=10-6MW
- Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính

bằng công thức:
P = I2.R hoặc P =

A

U2
R

hoặc tính công suất: P  t
b, Công dòng điện (điện năng tiêu thụ)
* Công dòng điện
- Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển
hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.
- Công thức: A = P.t = U.I.t Trong đó:
A: công doàng điện (J)
P: công suất điện (W)
t: thời gian (s)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
U2
- Ngoài ra còn được tính bởi công thức: A=I Rt hoặc A  R t
2

* Đo điện năng tiêu thụ
- Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên
công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kilôoat giờ (kW.h).
1 kW.h = 3 600kJ =3 600 000J
1
1J 
kWh

3600000
5.2 Phương pháp:
B1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ mạch điện (nếu có).
B2 : Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng đã cho và
các đại lượng cần tìm.
Lưu ý:
- Đối với bài tập về công suất điện:
P1 R1

+Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) thì: P  R (công suất tỉ lệ thuận với
2
2
điện trở)

- 25 -


×