Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Chuyên Đề: Tình Yêu Quê Hương, Đất Nước, Con Người Qua Ca Dao, Dân Ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.98 KB, 25 trang )

Thuyết minh chuyên đề môn học
theo định hướng phát triển năng lực .
Chuyên đề:

Tình yêu quê hương, đất nước, con người qua
ca dao, dân ca
Giáo viên: Phạm Thị Hà
Trường THCS Bạch Long


I. Lí do chọn chủ đề.
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 có một mảng trong tiến trình văn
học dân tộc đó là văn học dân gian. Trong đó ca dao, dân ca là
những sáng tác quan trọng, là nền tảng của sự phát triển thơ ca.
Mỗi làn điệu dân ca đều gửi gắm những ý tình của người lao động,
qua bài ca dao các em hiểu được thế giới nội tâm của người lao
động xưa, họ là những người một nắng hai sương trên đồng ruộng
và từ đời sống lam lũ vất vả của mình họ đã viết lên những lời
hay, ý đẹp có sức sống lâu bền trong lòng người.
Với lí do trên tôi lựa chọn chủ đề này nhằm tác động tích cực đến
tư tưởng ,tình cảm của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu
gia đình, yêu quê hương đất nước, con người, từ những tình cảm
đó hình thành trong tâm hồn các em những cở sở của tình cảm
nhân văn.


II . Xây dựng kế hoạch dạy học :
1.Thời gian thực hiện chuyên đề :
- + Tuần 3 – tiết 9 – bài 3: Những câu hát về tình cảm gia đình
+ Tuần 3 – tiết 10 – bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất
nước con người




• 2-Mục tiêu cần đạt
a . Kiến thức
• Giúp học sinh hiểu
• + Khái niệm ca dao, khái quát đặc trưng cơ bản của ca dao dân ca. Phân biệt được sự
khác nhau giữa sáng tác thơ với thể thơ theo luật thơ lục bát
• + Học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của
ca dao dân ca những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất
nước, con người.
• b. Kỹ năng.
• - Học sinh biết cách đọc hiểu các bài ca dao theo đặc trưng thể loại, học thuộc các bài
ca dao, những mô tuýp quen thuộc sử dụng trong bài ca dao.
• - Học sinh phát hiện, phân tích những giá trị nội dung nghệ thuật chủ đề.
c. Thái độ.
• Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, con người.
• Giáo dục ý thức trách nhiệm với gia đình.


d. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung
-Năng lực tự học
-Năng lực giải quyết vấn đề
-Năng lực sáng tạo
-Năng lực tự quản bản thân
-Năng lực giao tiếp tiếng Việt
-Năng lực hợp tác
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực sử dụng công nghệ thông
tin


Năng lực chuyên biệt
-Năng lực thưởng thức văn học và
cảm thụ thẩm mĩ : học sinh biết cảm
nhận được vẻ đẹp của quê hương đất
nước gắn với địa lí, lịch sử của dân
tộc. Quý trọng tình cảm thiêng liêng,
sống có trách nhiệm với người thân,.
Cảm nhận được những cái hay, cái
đẹp đưa vào bài viết văn bản cảm thụ
văn học.
-Năng lực giao tiếp Tiếng Việt.


3.Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu tài liệu SGK ngữ văn 7, SGV ngữ văn 7, sách bình giảng văn
học 7+ chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn THCS,tài liệu tập huấn ngữ văn
2014-2015
-Máy chiếu,đoạn video một số bài ca dao hát về quê hương đất nước.
-Một số hình ảnh về: Thành Hà Nội, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng
HS: Soạn bài và chuẩn bị theo yêu cầu của GV

III.Các hình thức và cách thức dạy học
1.Hình thức dạy học:
Tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp .
2.Cách thức dạy học.
Tổ chức hooạt động cá nhân và hoạt động nhóm
-Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
-Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
-Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

-Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng
-Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung


1. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho chuyên đề
Nội dung
( Chuẩn KT,
KN,TĐ)

Nhận biết

Thông hiểu

Khái niệm:
ca dao,dân ca

Hiểu được thế
nào là ca
dao,dân ca

Nghệ thuật đặc
Nhận biết thể thơ
sắc của ca dao, dân của ca dao
ca
-Mô tuýp quen thuộc
của ca dao
-Biện pháp nghệ
thuật thường sử
dụng
Nội dung

Chùm bài ca dao về
-Những câu hát về tình cảm gia đình
tình cảm gia đình
-Chùm bài ca dao về
-Những câu hát về
tình yêu quê hương tình yêu quê hương
đất nước, con người
đất nước con
người.

Hiểu thể lục bát
và lục bát biến
thể.

Nắm được nội
dung các bài ca
dao

Vận dụng
thấp

Vận dụng cao

Hiểu công dụng
của thể thơ
trong việc diễn
tả nội dung bài
ca dao

Biết cảm thụ vẻ

đẹp của các bài ca
dao.


IV. TIẾN TRÌNH CỤ THỂ
Bài minh họa:
Tiết 9 – bài 3 Ca dao, dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
Hoạt động1: Hoạt động khởi động (2 phút)
- Phương pháp động não:
Cho hs nghe đoạn băng ngắn một vài câu hat ru về tình cảm gia đình
-Kĩ thuật đặt câu hỏi:
Bài hát em vừa nghe thuộc thể loại nhạc nào ? nội dung nói về đề tài
gì?
_ Những câu hát trên thuộc thể loại dân ca và nhạc cổ truyền dân tộc.
_Nội dung nói về đề tài gia đình
Hs tra lời,gv bắt vào giới thiệu chủ đề


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Các
hoạt
động

Thời Phương pháp
gian Kỹ thuật

Tìm
hiểu
chung

Khái
niệm ca
dao, dân
ca

5
phút

Mục tiêu

Hình thức dạy học
-PP:Đàm thoại
-HT:Hoạt động cá nhân.
-Kỹ thuật:
Đọc hợp tác,kỹ thuật đặt câu hỏi
?Qua việc đọc và tìm hiểu chú
thích sgk em hãy nêu những hiểu
biết của em về ca dao, dân ca
-Hs dựa vào sgk để tra lời
-GV trình chiếu bài ca dao và
cho nghe cả lời hát được phổ
nhạc để hs phân biệt ca dao và
dân ca.

-Tạo tâm thế,
hứng thú học tập.
-Nắm được khái
niệm ca dao, thể
thơ của ca dao:
lục bát


Định hướng
phát triển năng
lực

-Năng lực giao
tiếp.
-Năng lực giải
quyết
vấn đề.


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Các
hoạt
động

Thời
gian

Phương pháp
Kỹ thuật
Hình thức dạy học

I.Tìm 15 phút -PP:Đàm thoại
hiểu
văn
bản

1,Bài

ca dao
số 1

-HT:Hoạt động nhóm.(theo bàn)
-Kỹ thuật:
Đọc diễn cảm, kỹ thật đặt câu hỏi
? Cho biết thể thơ của bài ca dao 1
? Đây là lời của ai nói với ai?
? Tình cảm bài ca dao 1 muốn diễn tả
là t/c gì?
?Công cha, nghĩa mẹ được diễn tả
bằng h/ả nào? Hãy phân tích ý nghĩa
của h/ả ấy?
? Cù lao chín chữ có ý nghĩa khái quát
điều gì?

Mục tiêu

-Tạo tâm thế, hứng thú
học tập.
-Nắm được nghệ thuật thể
hiên:
+Thể thơ lục bát,âm điệu
hát ru tâm tình sâu lắng
dùng h/ả so sánh, ví von
vừa quen thuộc vừa cụ thể
của ca dao
-Hs hiểu được công lao
trời biển của cha mẹ đối
với con cái và thể hiện

lòng biết ơn của con cái
đối với cha mẹ.

Định
hướng
phát triển
năng lực
-Năng lực
giao tiếp.
-Năng lực
giải quyết
vấn đề.
-Năng lực
cảm thụ
thẩm mĩ


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Các
hoạt
động

Thời
gian

I.Tìm
văn bản
2,Bài ca
dao số 4


10 phút

Phương pháp
Kỹ thuật
Hình thức dạy học
-PP:Đàm thoại
-HT:Hoạt động cá nhân.
-Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
?Bài cd là lời của ai nói với
ai? Nội dung bài ca dao nói
về điều gì?
Hai câu đầu định nghĩa thế
nào là anh em? Từ ngữ nào
thể hiện định nghĩa đó?
? Hai câu sau nôi dung là gì
? Nghệ thuật thể hiện có gì
độc đáo
?Bài ca dao nhắn nhủ chúng
ta điều gì?

Mục tiêu

Định hướng
phát triển năng
lực

-Tạo tâm thế, hứng thú -Năng lực giao
học tập.
tiếp.
-Nghệ thuật:

-Năng lực giải
thể thơ lục bát ,ngôn
quyết
ngữ mộc mạc giản dị,
vấn đề.
h/ả so sánh quen thuộc,
gần gũi.
-ND: Hiểu được t/c anh -Năng lực cảm
thụ thẩm mĩ
em gắn bó ruột thit.
Anh em có mqh mật
thiết,gắn bó máu thịt
cần yêu thương đoàn
kết giúp đỡ tương trợ
lẫn nhau.


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Các
hoạt
động

Thời
gian

II.Tổng 5 phút
kết

Phương pháp
Kỹ thuật

Hình thức dạy học
-PP:Đàm thoại
-HT:Hoạt động cá
nhân.
-Kỹ thuật:
Đặt câu hỏi
?Qua việc tìm hiểu
của bài học em hiểu
biết gì về ca dao
?Những biện pháp
nào được sử dụng
trong cả 2 bài ca dao
? Khái quát nội dung
những bài ca dao vừa
tìm hiểu?

Mục tiêu

-Nắm được khái
niệm
-Hs khái quát
được những nét
tiêu biểu về nội
dung và nghệ
thuật của các bài
ca dao

Định hướng
phát triển
năng lực


-Năng lực
giao tiếp.
-Năng lực
giải quyết
vấn đề.


Hoạt động 3: Thực hành (6 phút).
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
Hình thức hoạt động: cá nhân.
Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn(khoảng từ 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của
em về tình cảm gia đình
-Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo và cảm thụ thưởng thức văn
học.


Hoạt động 4: Ứng dụng (3 phút)
- Phương pháp:vấn đáp
- Kĩ thuật :đặt câu hỏi
- Hình thức: hoạt động cá nhân
Bài tập: Đọc một số bài ca dao có nội dung về tình cảm gia
đình
-Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin.


• Tiết 10 – bài 3
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước,con
người.

Hoạt động1: Hoạt động khởi động (2 phút)
- Phương pháp động não:Cho hs nghe đoạn băng ngắn một bài
dân ca về quê hương đất nước.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi:
Bài hát em vừa nghe nội dung nói về đề tài gì?
Hs tra lời,gv bắt vào giới thiệu chủ đề


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Các
hoạt
động

Thời
gian

5 phút
I.Tìm
hiểu
chung

Phương pháp
Kỹ thuật
Hình thức dạy học

Định hướng phát
triển năng lực

-PP:Đàm thoại
-HT:Hoạt động cá nhân.

-Kỹ thuật:
Đọc hợp tác

-Năng lực giao tiếp.
-Năng lực giải quyết
vấn đề.


Các
hoạt
động
II.Tìm
hiểu
văn
bản.
1.Bài ca
dao số 1

Thời
gian

30 phút

15 phút

Phương pháp
Kỹ thuật
Hình thức dạy học

Định hướng

Mức độ
nhận thức phát triển năng
lực

-PP:Dạy học nhóm.

-Thông hiểu
-Vận dụng
thấp.
-Vận dụng
cao.

-KT:Chia nhóm, hợp tác,đặt câu hỏi,
sử dụng công nghệ thông tin
-HT:Hoạt động nhóm
Chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ cụ
thể của từng nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu nét đặc sắc nghệ
thuật của bài ca dao.
Nhóm 2: Tìm hiểu nét tiêu biểu về
lịch sử, địa lí của các địa danh có trong
bài ca dao.
Nhóm 3: Cảm nhận vẻ đẹp của quê
hương, đất nước qua bài ca dao.
Nhóm 4: Tập diễn xướng bài ca dao.

-Năng lực tự học.
-Năng lực giải
quyết vấn đề
-Năng lực sáng

tạo.
-Năng lực cảm
thụ thẩm mĩ


Các
hoạt
động

Thời Phương pháp
gian Kỹ thuật
Hình thức dạy học

II.Tìm
hiểu văn
bản.
2.Bài ca 15
dao số 4 phút

Mức độ nhận
thức

-PP:Vấn đáp,đàm thoại,thuyết trình
-Nhận biết.
-KT: Đặt câu hỏi.
-Thông hiểu
-HT:Hoạt động cá nhân
-Vận dụng thấp.
Câu 1: Cách diễn đạt hai câu đầu của
bài có gì đặc biệt?

Câu 2: Với cách diễn đạt độc đáo ấy,
hai câu thơ đã gợi tả khung cảnh
thiên nhiên như thế nào?
Câu 3: Em hiểu thế nào về hình ảnh: “
chẽn lúa đòng đòng” và “ ngọn nắng
hồng ban mai”?
Câu 4: Từ hình ảnh so sánh và những
từ ngữ gợi cảm, em cảm nhận gì về
hình ảnh cô gái đứng trước cánh
đồng quê hương?

Định hướng
phát triển năng
lực
-Năng lực tự học.
-Năng lực giải
quyết vấn đề.
-Năng lực sáng
tạo.
- Năng lực cảm
thụ thẩm mĩ.


Các
hoạt
động
III.Tổng kết.
1.Nghệ thuật.
2.Nội dung


Thời
gian

Phương pháp
Kỹ thuật
Hình thức dạy
học

2 phút PP:Vấn đáp.
KT:Đặt câu hỏi.
HT:Hoạt động cá
nhân

Mức độ Mục tiêu
nhận
thức

Định hướng
phát triển
năng lực

-Thông
hiểu

-Năng lực giải
quyết vấn đề.

-Khái quát nét
đặc sắc về nội
dung và nghệ

thuật của hai
bài ca.


Hoạt động 3: Thực hành (6 phút).
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
-Hình thức hoạt động: cá nhân.
Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn(khoảng từ 5 đến 7 dòng)nêu cảm
nhận của em về vẻ đẹp của quê hương,đất nước,con người Việt
Nam qua 2 bài ca dao vừa học.
-Phát triển năng lực sáng tạo,thưởng thức cảm thụ văn học.


Hoạt động 4: Ứng dụng (3 phút)
- Phương pháp:vấn đáp
- Kĩ thuật :đặt câu hỏi
- Hình thức: hoạt động cá nhân
Bài tập: Đọc một số bài ca dao có nội dung về tình yêu quê
hương, đất nước, con người Việt Nam.
-Phát triển công nghệ thông tin.


Hoạt động 5: Bổ sung (2 phút).
Bằng những rung cảm, trí tưởng tượng được khơi gợi từ bài ca dao số
4, em hãy tái hiện lại bức tranh đồng quê. Trên nền bức tranh ấy là hình
ảnh cô thôn nữ - linh hồn của bức tranh.


*Kiểm tra,đánh giá

Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Nhận xét về bài ca dao 1, em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Bài ca dao là lời của một người và chỉ có một phần.
B. Bài ca có hai phần,phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
C. Hình thức đối- đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
D. Qua lời hỏi đáp chàng trai và cô gái thể hiện sự hiểu biết, tình yêu và niềm tự hào về quê
hương, đất nước

Câu 2:Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng,trình bày cảm nhận của em về vẻ
đẹp của bài ca dao:
“ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.


VII.Kết luận.
Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ Văn,tôi đã từng bước đổi mới phương pháp,kỹ thuật dạy
học để áp dụng dạy chủ đề môn học.Với chủ đề ca dao- dân ca, chủ điểm: Những câu hát
về tình yêu quê hương, đất nước,con người.Tôi nhận thấy kế hoạch giảng dạy này có tính
khả thi và đạt hiệu quả cao.Cụ thể là:
-Học sinh có hứng thú học tập và có ý thức tìm tòi khám phá những tri thức mới.
-Hình thành cho học sinh một số năng lực cơ bản:Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn
đề,năng lực hợp tác,năng lực cảm thụ thẩm mĩ...
Tuy nhiên,đây là vấn đề mới nên bản thân đôi lúc còn lúng túng.Học sinh cũng còn nhiều bỡ
ngỡ khi được áp dụng các phương pháp,kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng
lực.Điều đó chắc chắn sẽ hạn chế ít nhiều đến sự thành công của việc dạy chủ đề này.Kính
mong sự góp ý xây dựng của quý thầy cô!



Qúy thầy cô!


×