PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀNG MAI
TRƯỜNG THCS TÂN MAI
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN
Tên tình huống:
Giới thiệu vài nét về lịch sử, văn hóa Quận Hoàng Mai
nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Quận
Thông tin về học sinh:
Họ và tên: Trần Minh Tuấn
Ngày sinh: 24/03/2000
Lớp: 9A
Năm học 2014 - 2015
2
Tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”
1. Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh/Thành phố: Hà Nội
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Hoàng Mai
3. Trường: THCS Tân Mai
4. Địa chỉ: Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
5. Điện thoại: 043.8643990
Email:
6. Thông tin học sinh:
Họ và tên: Trần Minh Tuấn
Lớp: 9A
Ngày sinh: 24/03/2000
Điện thoại: 0966341820
Email:
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống
Giới thiệu vài nét về lịch sử, văn hóa Quận Hoàng Mai để thêm
yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Quận Hoàng Mai là một Quận mới thành lập ở phía nam Thành phố Hà Nội.
Ngày 28/12/2013 Quận Hoàng Mai long trọng kỷ niệm 10 năm ngày thành lập
quận. Đây là một mốc son quan trọng, đánh dấu một chặng đường phát triển của
một Quận đang trên đà phát triển.
Ngành giáo dục Quận đã phát động phong trào thi đua sôi nổi trong toàn Quận.
Các nhà trường thi đua dạy tốt học tốt, học sinh toàn Quận tham gia tìm hiểu vẻ
đẹp lịch sử, văn hóa Quận Hoàng Mai. Lớp 9A - Trường THCS Tân Mai cũng phát
động phong trào tìm hiểu về vẻ đẹp Quận Hoàng Mai trong các giờ sinh hoạt lớp.
Để tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa Quận, mỗi học sinh có nhiều cách, qua nhiều
kênh thông tin để tìm hiểu nhưng vẻ đẹp ấy gắn với các môn học như Lịch sử, Ngữ
văn, Giáo dục công dân nên thật gần gũi. Mỗi bạn học sinh phải hiểu rằng: Yêu
từng tấc đất, con người quê hương là cơ sở của tình yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp
quê hương là cơ sở tinh thần tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây
dựng lý tưởng sống cho thanh niên.
2.1. Kiến thức
Quận Hoàng Mai được thành lập theo Nghị định số 132/2003.NĐ-CP ngày
6/1/2013 của Chính phủ Việt Nam. Quận Hoàng Mai có diện tích 4104 ha, dân số
tính đến cuối 2009 là 329.000 người với 14 phường. Là cửa ngõ phía Nam thủ đô,
Hoàng Mai có sự phát triển mạnh về giao thông, sản xuất và kiến thức địa lý đã
cho ta biết điều đó.
Quận Hoàng Mai có lịch sử hình thành từ lâu đời, có truyền thống hiếu học và
có những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Kiến thức môn Lịch sử
và môn Giáo dục công dân sẽ đem đến cho ta những kiến thức đó.
Để chọn lọc các thông tin, viết thành bài văn thuyết trình, phải vận dụng kiến
thức Ngữ văn về văn thuyết minh (Ngữ văn 8, 9).
Và những kiến thức đó giúp chúng ta kế thừa và phát huy truyền thống tự hào
4
về truyền thống dân tộc. Đó là kiến thức môn Giáo dục công dân.
2.2. Kỹ năng
- Vận dụng kỹ năng thuyết minh để giới thiệu về lịch sử hình thành truyền
thống hiếu học và nét đẹp văn hóa truyền thống của quận Hoàng Mai.
- Kỹ năng tìm hiểu, tra cứu thông tin, chọn lọc thông tin qua mạng, qua các tài
liệu địa phương để thuyết minh đúng trọng tâm vấn đề.
2.3. Thái độ
- Tự hào về nét đẹp lịch sử, văn hóa của từng phường trong Quận.
- Tự hào về sự phát triển của Quận trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục
3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết vấn đề
3.1. Các đơn vị kiến thức trong các môn học liên quan đến tình huống
- Môn Ngữ văn: Văn thuyết minh: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, miêu
tả trong văn bản thuyết minh (Ngữ văn 9: T4, T5, T9, T10).
- Môn Lịch sử:
+ Sử 7: T9, 30. Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV; T32: LỊch
sử địa phương: Thăng Long thời Trần.
+ Sử 9: T51: Lịch sử địa phương: Hà Nội từ năm 1945 đến nay
- Môn Giáo dục công dân:
+ Lớp 6: T7: Yêu thiên nhien, sống hòa hợp với thiên nhiên
+ Lớp 9: T7+8: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
3.2. Tham khảo sách, báo
- Cuốn: Lãng du trong văn hóa Việt Nam - Tác giả Hữu Ngọc (XNB.Thế giới
năm 2008).
- Cuốn: Các làng khoa, bảng Việt Nam - Tác giả Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết
Chức (NXB Chính trị quốc gia).
- Mạng Internet: Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến (Cổng thông tin
điện tử chính phủ)
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Bước 1:
+ Thu thập tư liệu, hình ảnh
+ Tư liệu sử dụng, các bài viết trên sách, báo
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: Máy tính
5
- Bước 2: Viết các ý chính
- Bước 3: Tìm hiểu thực tế, đến dự lễ hội
- Bước 4: Viết thành bài
- Bước 5: Giới thiệu với các bạn lớp 9A về vài nét đẹp lịch sử, văn hóa của
quận Hoàng Mai
5. Thuyết minh giải quyết tình huống
Hoàng Mai là tên một loài hoa mai vàng rất đẹp nở mỗi độ xuân về, là tên gọi
đẹp của một Quận giàu sức trẻ đang trên đà phát triển.
A. Giới thiệu chung về địa giới Quận
Quận Hoàng Mai được thành lập theo Nghị định số 132/2003/ND-CP ngày
6/1/2013 của Chính phủ Việt Nam, dựa trên diện tích và dân số 9 xã: Định Công,
Đại Kim, Hoàng Liệt, Trung Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Trần Phú, Yên Sở và 55
ha xã Tứ Hiệp (Thanh Trì) cùng diện tích và dân số và 5 phường: Mai Động,
Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc Hai Bà Trưng.
Quận Hoàng Mai có diện tích: 4.104 ha, dân số tính đến cuối 2009:
329.000 người. Quận Hoàng Mai có 14 phường (Định Công, Đại Kim, Giáp Bát,
Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh
Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở.)
B. Lịch sử hình thành
6
Xưa kia, Hoàng Mai là một vùng bao la xóm làng và đồng ruộng nằm liền kề
cửa ô phía Nam kinh thành Thăng Long. Đất cổ Mai được khai phá từ rất sớm,
theo dấu vết lịch sử, ngay từ 3000-4000 năm trước, khu vực này đã có người sinh
sống mà vết tích là một số công cụ như rìu đá, vòng đá tìm thấy trong khu mộ táng
ở bờ sông Kim Ngưu và mộ thời Đông Hán tại gò Mã Vẽ nằm giữa hai làng Hoàng
Mai và Tương Mai.
Năm 1390, tướng Trần Khát Chân lập công lớn, bắn chết vua chiêm là Chế
Bồng Nga trên sông Hải Triều (sông Luộc) cứu thành Đại La khỏi quân Chiêm
cướp bóc. Ghi nhớ công ơn vị tướng trẻ (năm đó Trần Khát Chân 20 tuổi) vua Trần
Thuận Tông ban thưởng cho Trần Khát Chân ấp Cổ Mai. Tên gọi này là do ở vùng
đất này nhiều người sinh sống bằng nghề trồng mai lấy quả gọi là quả mơ, cứ mùa
đông hoa mơ nở trắng rừng, khiến một vùng mặt đất như một trời mây trắng. Nơi
đây trồng nhiều giống mai. Mai vàng, mai trắng, mai đỏ nên địa danh một số vùng
đất khu vực này cũng là: Hoàng Mai, Bạch Mai, Hồng Mai.
Sử cũ kể lại, sau này Trần Khát Chân tham gia mưu sát Hồ Quý Ly trong hội
thề núi Đốn Sơn. Sự việc bị phát giác, ông và hơn 370 người liên quan bị giết và
tịch thu tài sản. Hiện nay, còn đền thờ ở làng Phương Nhai và vùng kẻ Mơ (Đình
Tương Mai là nơi thờ cúng ông). Tương Mai, Khuyến Lương, Yên Duyên thờ Trần
Khát Chân làm Thành Hoàng Làng. Ngày nay, trên đất Hoàng Mai còn một số địa
danh liên quan đến các hoạt động kinh tế của thái ấp Trần Khát Chân xưa như
Đống Sành, đồng Mui Trâu, đình Đụn.
C. Truyền thống hiếu học - Làng khoa bảng (làng Giáp Nhị - Thịnh Liệt).
Làng Thịnh Liệt tên nôm là làng Sét, tên cổ nhất của làng ở thế kỉ XV là Cổ Liệt.
Trước đây, Thịnh Liệt có 9 giáp: từ Giáp Nhất đến Giáp Cửu (về sau, Giáp Cửu
vận động quan trên cho tế lễ riêng, tách thành xã, chính là làng Phương Liệt) Thịnh
Liệt còn 8 giáp, sau tách 8 làng riêng nhưng vẫn dùng tên giáp làm tên hàng: Giáp
Nhất, Giáp Nhị Giáp Bát.
Đầu thế kỉ XIX, xã Thịnh Liệt gồm các thôn từ Giáp Nhất đến Giáp Bát thuộc
tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn sơn Nam Thượng. Đầu
thế kỉ XX, còn 5 thôn, sau nâng thành 5 xã hợp thành tổng Thịnh Liệt, còn gọi là
tổng sét, Thanh Trì.
Thịnh Liệt cách trung tâm thành phố khoảng 6km về phía Tây Nam, phía Bắc
7
giáp phường Tân Mai, Tây Bắc giáp phường Giáp Bát và Định Công, Đông Nam
giáp Yên Sở, Tây và Tây Nam giáp phường Đại Kim, Hoàng Liệt đều thuộc Hoàng
Mai. Trước đây, giao thông đường thuỷ vùng sét khá thuận lợi và nhờ các con sông
Tô Lịch, Sét, Lừ (hơn 1 thế kỉ trước, sông sét thông với sông Tô Lịch), thuyền bè
tấp nập trao đổi hàng hóa, thời Lê, Trịnh thuyền rồng vua chúa vẫn dạo chơi từ Hồ
Tây về Thịnh Liệt. Đường bộ: đường “Thiên Lý” (nay là Quốc lộ 1) là đường giao
thông Bắc - Nam. Điều kiện tự nhiên tuy không thuận lợi cho nông nghiệp, thuận
lợi cho phát triển buôn bán, thủ công. Học hành, khoa cử được chú trọng nên ở đây
không những có nhiều tiến sỹ mà có cả một dòng họ khoa bảng nổi danh theo sử
sách ghi lại, Thịnh Liệt có sáu người đỗ đại khoa.
Bùi Xương Trạch, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân, khoa Mậu Tuất,
niên hiệu Hồng Đức, đời vua Lê Thánh Tông (1478).
- Nguyễn Xân, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Nhâm Thìn niên
hiệu Đại chính, đời vua Mạc Đăng Doanh (1532).
- Bùi Vịnh, đỗ Bảng nhãn cùng khoa với Nguyễn Xuân (1532).
- Nguyễn Chính, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Dần, niên
hiệu Hoằng Định, đời vua Lê Kính Tông (1602).
- Bùi Bỉnh Quân, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân, niên hiệu Hoằng
Định, đời vua Lê Kính Tông (1619).
- Bùi Huy Bích, đỗ Đình Nguyên, Hoàng Giáp khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Cảnh
Hưng, đời vua Lê Hiên Tông (năm 1769).
Rõ ràng người dân Thịnh Liệt xưa nói riêng, Hoàng Mai nay nói chung đều
ham học, phát huy thêm truyền thống học hành khoa cử của vùng đất.
D. Nét đẹp văn hóa truyền thống (Hội đấu vật ở Mai Động)
Từ mùng 4 đến 6 Tết, tiếng trống vang lên dồn dập, rộn ràng từ đình làng Mai
Động thuộc ấp Cổ Mai, cửa ngõ Nam Thăng long, Hà Nội. Trên một nửa sân rải
cát, các đô vật tham gia giải đấu (chiều mùng 6) đến từ khắp miền Bắc, cả những
du khách yêu mến một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
Hội vật Mai Động đã có truyền thống lâu đời, theo các cụ nói lại thì từ hàng
nghìn năm nay. Tương truyền ông tổ trại Mai Động được thờ làm Thành Hoàng
làng, là Nguyễn Tam Trinh (gốc Thanh Hóa) tinh thông võ nghệ, mở lò vật luyện
học trò. Có thể coi ông là tổ môn rõ Việt Nam. Ông Tam Trinh có làm quan ít lâu
8
với nhà Hán (TQ) sau bỏ quan về ở Mai Động dạy văn, võ, ông theo Hai Bà Trưng
khởi nghĩa chống ách đô hộ và chết ở Mai Động, sau được phong thánh. Do vậy,
hội vật hàng năm ở Mai Động mang tính tâm linh, lịch sử và thể thao. (Trong cuốn
“Thương nhớ mười hai”, Vũ Bằng viết: “Bây giờ ngồi nghĩ lại những tay đô ấy,
quả thực tôi không biết bắt đầu từ đâu và nói cho hết được cái mê say, cái cảm
phục của tôi hồi đó. Tôi chỉ biết rằng nếu nhắm mắt lại, đến tận bây giờ, tôi vẫn
còn mường tượng được cái màu da đỏ như táo tầu của họ, những bắp thịt ở tay lúc
thường mà chạy đi chạy lại như con chuột và cái bụng lép kèm kẹp cũng có những
bắp thịt chạy dọc chạy ngang”). Cho đến ngày nay, hội vật Mai Động vẫn giữ được
tinh thần thượng võ. Các đô vật ở tỉnh xa về được trai làng đón về ăn, nghỉ, thi đấu
một cách vô tư. Vật đòi hỏi sức lực, nhất là sự dẻo dai, nhanh nhẹn, thông minh để
thắng đối thủ to, khoẻ hơn (đối thủ ở môn vật không xếp theo cân nặng). Đấu vật ở
Mai Động không cần đăng kí trước mà ai đến trước ghi tên trước. Có 2 cách thắng:
nâng bổng đối phương cho chân rời đất hay vật ngửa đối thủ khiến 2 vai chạm đất.
Thắng 3 keo thì đoạt giải.
Đấu vật ở Mai Động là nét đẹp văn hóa của một vùng đất giàu truyền thống
văn võ. Gìn giữ, trân trọng nét đẹp văn hóa để thêm yêu từng tấc đất Hoàng Mai,
để tiếp tục xây dựng quận Hoàng Mai phát triển.
9
Ảnh: Lễ hội đấu vật làng Mai Động
Bên cạnh lễ hội đấu vật ở Mai Động, Quận Hoàng Mai đến nay còn lưu giữ
được một lễ hội đua thuyền độc nhất ở thủ đô, có lịch sử từ ngàn năm nay tại Yên
Duyên, Yên Sở tương truyền, vua Lý Nhân Tông (1072-1128) đi đến làng Mui
Chùa (Yên Duyên, Yên Sở ngày nay) khi chứng kiến cảnh làng mạc chìm trong
nước, nhà vua buồn rầu. Bỗng vua thấy một cô gái khoan thai đẩy nhịp chèo nhưng
từ chối lời mời vào bờ của vua quan. Cô chèo thuyền đi tiếp vọng lại câu hát:
Trăm lần thiếp phụ quân vương
Thủy cung cách trở âm dương du mà
Nhà vua cho rằng, cô gái đó là con vua Thủy Tề, và gợi ý lập nghè để thờ gọi
là Nghè Bà. Hàng năm vào dịp rằm tháng 8, làng lại tổ chức hội bơi chải. Năm
10
2000, lễ hội bơi chải được khôi phục và nhanh chóng thu hút đông đảo nhân dân và
khách thập phương. Năm 2012 Quận Hoàng Mai được UBND TP.Hà Nội chọn
đăng cai giải bơi chải truyền thống Hà Nội.
6. Kết luận:
Khi chúng con học lớp 6, chúng con đã học bài: “Lòng yêu nước” của nhà
văn Erenbua (Liên Xô cũ). Chúng con luôn nhớ 1 đoạn trong bài:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Volga, con sông Volga đi
ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Và khi chúng con tìm hiểu về lịch sử, nét đẹp văn hóa quận Hoàng Mai,
chúng con càng thêm yêu quý, tự hào về mảnh đất giàu truyền thống đang trên đà
phát triển. Hoàng Mai - bông hoa mai vàng rạng rỡ. Chúng con thêm yêu quý vùng
đất mà con đang sống và sẽ tiếp tục học tập, xây dựng quận Hoàng Mai ngày càng
phát triển. Đó cũng là tình cảm mà chúng con thấm thía khi tham gia cuộc thi này.
11
Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc
o0o
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2014
PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH
Tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”
1. Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh/Thành phố: Hà Nội
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là GV THCS): Quận Hoàng Mai
3. Trường: THCS Tân Mai
4. Địa chỉ: Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
5. Điện thoại: 043.8643990
Email:
6. Thông tin học sinh:
Họ và tên: Trần Minh Tuấn
Lớp: 9A
Ngày sinh: 24/03/2000
Điện thoại: 0966341820
Email:
12