Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Tập huấn Tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 28 trang )

Tập huấn
Tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật
cấp quốc gia dành cho học sinh
trung học


A.TỔNG QUAN VỀ CUỘC THI SÁNG TẠO
KHOA HỌC KỸ THUẬT CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC


1. Intel ISEF là gì?
Intel ISEF (Intel International Science and Engineering Fair)
• Là cuộc thi KH và KT lớn nhất thế giới dành cho HS
trung học (lớp 9–12), tổ chức từ năm 1950.
• Có 1549 HS đại diện cho hơn 70 quốc gia/vùng lãnh
thổ tham gia.
• Hơn 8 triệu HS tham gia vào mạng lưới Intel ISEF
trên khắp thế giới.
• Hội thi kéo dài năm ngày, được tổ chức hàng năm
vào tháng 5 tại một địa điểm khác nhau ở Hoa Kỳ.
• Cuộc thi do Hiệp hội Khoa học và Cộng đồng (Society
for Science & the Public - SSP) đứng ra tổ chức và
Intel tài trợ.
3


17 Lĩnh vực
1. Kỹ thuật điện và cơ khí
2. Khoa học môi trường
3. Khoa học xã hội và hành vi


4. Khoa học máy tính
5. Vật liệu và công nghệ sinh
học
6. Hoá học
7. Quản lý môi trường
8. Hoá sinh
9. Khoa học thực vật
10. Vật lý và thiên văn học

11. Năng lượng và vận tải
12. Khoa học động vật
13. Sinh học tế bào và Phân
tử
14. Khoa học Trái đất và hành
tinh
15. Toán học
16. Y khoa và khoa học sức
khoẻ
17. Vi trùng học


Thời gian & địa điểm tổ chức INTEL ISEF
• Pittsburgh, Pennsylvania, May 13-18, 2012
• Phoenix, Arizona, May 12-17, 2013
• Los Angeles, California, May 11-16, 2014
• Pittsburgh, Pennsylvania, May 10-15, 2015
• Phoenix, Arizona, May 8-13, 2016
• Los Angeles, California, May 14-19, 2017
• Pittsburgh, Pennsylvania, May 13-18, 2018
• Phoenix, Arizona, May 12-17, 2019.



2.Tại sao lại tổ chức Cuộc thi KHKT quốc
gia dành cho học sinh trung học?
1. Chủ trương đổi mới PPDH, KTĐG
2. Lợi ích của việc tham gia NCKH
3. Hội nhập quốc tế về Giáo dục
4. Kinh nghiệm tổ chức và tham gia Intel ISEF,
tham gia các kỳ thi sáng tạo Thanh thiếu niên
của các địa phương
5. Sự hỗ trợ, phối hợp của Intel Vietnam, Vifotec,
TW Đoàn…


3. Lợi ích đối với HS tham gia
NCKH

+ NCKH - Chất xúc tác thúc đẩy việc
dạy học các môn KH trong nhà trường
+ Đòi hỏi HS phải tham gia vào khoa
học thực sự:
- Sử dụng PP khoa học vào quá
trình thiết kế kỹ thuật
- Nghiên cứu, thực nghiệm
- Giao tiếp, giải thích và bảo vệ
công trình nghiên cứu.
+Giúp HS tăng hứng thú học tập,
hình thành năng lực vận dụng kiến
thức, kỹ năng cho học sinh.



3.Lợi ích đối với HS tham gia cuộc thi
KHKT
+ Tự tin hơn vào bản thân, say mê hơn với NCKH;
+ Gặp gỡ bạn bè cùng chí hướng;
+ Tận mắt chứng kiến những công trình KH;
+ Học được cách chấp nhận mạo hiểm;
+ Biết sử dụng cách giải quyết KH để xử lý những vấn
đề bên ngoài KH;
+Trở thành người công dân có học thức;
+ Học được cách thức truyền đạt những ý tưởng KH;
+ Cơ hội nghề nghiệp, cơ hội nhận được học bổng/
kinh phí học tập.


INTEL ISEF 2009
Trần Kim Thanh Vũ và Đinh Thị Thu Hà, hai học sinh lớp 11 trường THPT
Đa Teh tỉnh Lâm Đồng đến với Hội thi Intel ISEF bằng đề tài mang tên 'Xử
lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp lên men kết hợp nuôi trùng quế".
Dễ hiểu, đơn giản và khả thi, đề tài hướng đến việc cải thiện thói quen
thu gom và xử lý rác thải tại các hộ gia đình và thay đổi nhận thức của
người dân, đặc biệt là các bạn học sinh về vấn đề bảo vệ môi trường.
Cũng đến từ Lâm Đồng, bạn Đoàn Thị Xuân Phương, một học sinh lớp 11
trường THPT Đức Trọng đã đạt tấm vé tham dự Intel ISEF với đề tài "Sử
dụng cóc làm thiên địch - giải pháp diệt trừ sâu bọ”. Đề tài giúp giải quyết
vấn đề nghiêm trọng đặt ra trong vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay tại
Việt Nam khi mà hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đều có chứa một
lượng chất tồn dư thuốc trừ sâu lớn.
Nguyễn Văn Hà Uy, một học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Quý
Đôn, Đà Nẵng đã đưa ra một phương pháp đo hai điểm lơ lửng trong

không gian mà người đo không cần phải di chuyển. Nếu đề tài này thành
công, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các nhà thiên văn học trong việc đo đạc
hai vật thể trong vũ trụ.



B.TỔ CHỨC
CUỘC THI
KHKT
DÀNH CHO
HỌC SINH
TRUNG
HỌC TẠI
CÁC ĐỊA
PHƯƠNG


1.Chủ trương của Bộ GDĐT
• Thi KHKT dành cho HS trung học là cuộc thi
quốc gia chính thức hằng năm của Bộ GDĐT,
bên cạnh kỳ thi chọn HSG quốc gia các môn
văn hóa hiện nay.
• Bộ qui định về tổ chức Cuộc thi quốc gia; các
đơn vị dự thi tổ chức cuộc thi tại địa phương.
• Cuộc thi quốc gia độc lập tương đối nhưng phù
hợp với yêu cầu cơ bản của Intel ISEF


1.Chủ trương của Bộ GDĐT
*Mục đích:

- Góp phần thúc đẩy đổi mới PPDH, KTĐG, phát triển
năng lực HS, nâng cao chất lượng GDTrH;
- Khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo
KH-KT, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn cuộc sống;
- Tạo cơ hội để HS trung học giới thiệu kết quả
nghiên cứu, sáng tạo KH-KT của mình;
- Tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục
giữa HS và GV các địa phương trong cả nước và
hội nhập quốc tế.


1.Chủ trương của Bộ GDĐT
• Đối tượng dự thi: HS đang học lớp 9 cấp THCS
và HS đang học cấp THPT.
• Sản phẩm dự thi: Kết quả dự án, đề tài nghiên
cứu KHKT (gọi chung là dự án) đáp ứng các quy
định của Cuộc thi.
• Đơn vị dự thi: Mỗi Sở GDĐT, trường PTDTNT
trực thuộc Bộ và mỗi ĐH, trường ĐH có trường
(hoặc khối) THPT chuyên (hoặc năng khiếu) là một
đơn vị dự thi, nếu có dự án dự thi.


2.Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
1/ Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích,
ý nghĩa, nội dung Cuộc thi đến CBQL, GV,
HS, CMHS và cộng đồng XH.
2/ Tổ chức tìm hiểu, phổ biến Quy chế, quy định,
hướng dẫn của Bộ GDĐT về Cuộc thi.

3/ Chỉ đạo và tổ chức tổng kết, đánh giá Cuộc thi
trong năm học , khen thưởng HS, GV hướng
dẫn (ở những nơi đã tổ chức).
4/ Phát động triển khai NCKH và tham gia Cuộc thi
cho năm học sau.


2.Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
5/ Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho
CBQLGD, GV, HS về PP NCKH, về tổ chức hoạt
động NCKH.
6/ Tạo điều kiện để HS, GV tham gia hội nghị,
hội thảo khoa học và triển khai áp dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn.
7/ Phát huy đội ngũ GV, đặc biệt GV có kinh
nghiệm NCKH, đã thực hiện đề tài NCKH.
8/ Đưa nội dung triển khai NCKH của HS vào sinh
hoạt của tổ bộ môn.


2.Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
9/ GV tổ chức trao đổi, thảo luận trong giờ sinh hoạt
lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng hình thành
ý tưởng về dự án nghiên cứu cho học sinh.
10/ Phối hợp với:
- Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, các Viện, trung tâm NCKH
- Sở KH&CN, Liên hiệp các Hội KHKT, Vifotec,
Đoàn TNCS HCM
- Nhà khoa học, cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp
và các nhà tài trợ …để hỗ trợ điều kiện hoạt động

NCKH và tổ chức các Cuộc thi cấp cơ sở.


2.Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
11/ Tổ chức các Cuộc thi cấp cơ sở phù hợp với
điều kiện thực tế; tích cực chuẩn bị và tham gia
Cuộc thi cấp quốc gia.
12/ Gắn kết với các cuộc thi ý tưởng sáng tạo; Thi
hùng biện tiếng Anh; Thi sáng tạo của thanh thiếu
niên và nhi đồng; Thi vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết tình huống thực tiễn; Thi TN-TH...
13/ Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho
GV, người hướng dẫn, HS đoạt giải cấp cơ sở;
người tham gia tổ chức Cuộc thi, có nhiều đóng
góp tích cực, có thành tích trong Cuộc thi.


3.Yêu cầu về công tác tổ chức
Phải tổ chức Cuộc thi như thế nào để:
+ Đạt được mục đích, yêu cầu của cuộc thi;
+ Tạo ra sân chơi trí tuệ, vui tươi, đảm bảo tính
khoa học, công bằng, khách quan;
+ Phát huy khả năng sáng tạo của các địa phương,
tạo sự đa dạng trong các hình thức tổ chức;
+ Tạo sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào NCKHKT tới đông đảo HS.


4.Ý tưởng đề tài
Xây dựng ý tưởng:
+ Xuất phát từ nhu cầu thực tế

+ Xuất phát từ nhu cầu khoa học , kỹ thuật
Yêu cầu về ý tưởng:
+ Sáng tạo
+ Cần có tính mới về khoa học hoặc kỹ thuật
(cách tiếp cận hoặc giải quyết mới)
+ Có ý nghĩa cho cộng đồng
+ Khả thi (thời gian, kiến thức, tài chính...)
+Không quá rộng, tổng quát nhưng không quá
hẹp
Tham khảo ý kiến thầy cô giáo phản biện, chuyên
gia, cố vấn tại các viện nghiên cứu, trường đại học.


5.Kỹ năng thực hiện đề tài
Lên kế hoạch: tính toán khối lượng công việc, chi phí..
Nghiên cứu lý thuyết:
+ Tìm hiểu cơ sở lý thuyết
+ Từ cơ sở lý thuyết, xây dựng phương pháp nghiên cứu

Tiến hành thực nghiệm
Đề cương: dàn ý đề tài
+ Định hướng, tính toán khối công việc, lên khung thời gian (tương đối).
+ Cần chi tiết, phân công rõ ràng
Dự toán: tính toán sơ bộ chi phí dự án
+ Cần chi tiết
+ Quan trọng để xin tài trợ

• Đề cương: có thể thay đổi, điều chỉnh do những phát hiện “mới” trong
quá trình thực hiện



4.Đánh giá chung cuộc thi ( đã tố chức)
• Là một hoạt động hữu ích, hỗ trợ tích cực cho hoạt
động chuyên môn trong nhà trường, giúp HS biết vận
dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn cuộc sống, làm quen với NCKH.
• Tạo ra sân chơi bổ
ích, trí tuệ và khoa học
cho HS phổ thông qua
việc tìm kiếm những ý
tưởng khoa học mới
lạ, độc đáo.


6.Đánh giá chung cuộc thi
• Góp phần thúc đẩy
phong trào NCKH của
GV và HS trong các
trường trung học.
• Là cơ hội huy động sự
quan tâm, tham gia
mạnh mẽ từ các tổ chức
xã hội, các cơ sở NCKH,
các trường ĐH đối với
các trường trung học.


Một số hạn chế trong Cuộc thi
• Các Sở GDĐT tổ chức Hội thi Intel ISEF cho HS
còn hạn chế về số lượng.

• Chất lượng của các đề tài tham dự chưa cao;
chưa có nhiều đề tài bám sát những vấn đề toàn
xã hội quan tâm.
• Khả năng tiếng Anh của HS còn hạn chế.
• Sự phối hợp giữa các nhà khoa học, giáo viên
hướng dẫn và học sinh tham gia còn hạn chế.


Một số hạn chế trong Cuộc thi

• Cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ NCKH của
các trường còn khó khăn.
• Việc phối hợp giữa các trường phổ thông
với các cơ quan NCKH chưa thật chặt chẽ.
• Phương pháp NCKH của học sinh chưa tốt
do chưa được hướng dẫn đầy đủ.


×