Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

Bài Giảng Hội Chứng Viêm Phúc Mạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 35 trang )

HỘI CHỨNG
VIÊM PHÚC MẠC
BS. ĐOÀN ANH VŨ


MỤC TIÊU
1. Trình bày được sinh lý bệnh của viêm phúc
mạc.
2. Trình bày được phân loại và những nguyên
nhân thường gặp gây viêm phúc mạc.
3. Trình bày được những triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng chính để chẩn đoán viêm
phúc mạc.
4. Nêu được chỉ định nguyên tắc điều trị viêm
phúc mạc.


VIÊM PHÚC MẠC

Tình trạng viêm của lá phúc mạc và
xoang bụng khi trong xoang bụng có sự
hiện diện của mủ, dịch tiêu hóa, dịch
mật, dịch tụy...


Giải phẫu lá phúc mạc






Màng trơn láng
Che phủ các tạng
Lót mặt trong thanh bụng
Diện tích từ 1,0-1,7 m2,
nhiều vi nhung mao
• Hệ thống bạch huyết ở vòm
hoành
• Cấu tạo lá phúc mạc: lá
thành, lá tạng, nếp phúc
mạc


Giải phẫu xoang phúc mạc
• Là khoang ảo
• Cấu tạo
– Túi nhỏ (hậu cung mạc nối)
– Túi lớn: tầng trên và tầng
dưới mạc treo đại tràng
ngang
• Khoang sau phúc mạc
Ý nghĩa: xác định viêm phúc
mạc khu trú hay toàn thể



Sinh lý phúc mạc






Chức năng cơ học
Chức năng bảo vệ
Chức năng trao đổi chất
Cảm giác

Biểu hiện lâm sàng của VPM đa dạng và
có ảnh hưởng toàn thân quan trọng


Phân loại viêm phúc mạc
• Sự lan tràn của tình trạng viêm
– VPM khu trú
– VPM toàn thể

• Theo nguyên nhân
– VPM nguyên phát: 1%, Không có tổn thương
tạng ổ bụng
– VPM thứ phát: 99%, thường gặp nhất là
thủng đường tiêu hóa


Sinh lý bệnh
• Lành sẹo và tạo dính
• Phản ứng của cơ thể
– Làm sạch vi khuẩn bằng cơ học
– Tiêu diệt vi khuẩn, dị vật theo cơ chế tế bào
– Rối loạn chức năng gan

• Các yếu tố ảnh hưởng

Vi khuẩn, chất nội sinh, di vật, hóa chất độc tế
bào


Nguyên nhân gây VPM
• Từ đường tiêu hoá
– Ruột thừa viêm vỡ.
– Thủng dạ dày - tá tràng: do loét hoặc ung thư.
– Thủng hồi tràng do thương hàn.
– Viêm túi thừa Meckel.
– Hoại tử ruột non: do lồng ruột, xoắn ruột, nhồi
máu mạc treo.
– Thủng và hoại tử đại tràng: do K, xoắn, túi
thừa.



Nguyên nhân gây VPM
• Bệnh lý gan mật
– Áp - xe gan vỡ vào ổ bụng.
– Viêm phúc mạc mật.
– Thấm mật phúc mạc.
– Viêm túi mật hoại tử.

• Bệnh lý sản phụ khoa
– Viêm phần phụ và áp-xe loa vòi trứng vỡ.
– Thủng tử cung do nạo thai.




Nguyên nhân gây VPM
• Chấn thương và vết thương bụng gây
thủng tạng rỗng
• Sau mổ
– Nhiễm khuẩn ngay trong lúc mổ.
– Không lấy hết chất bẩn trong khi mổ VPM.
– Xì rò miệng nối.




Triệu chứng cơ năng
• Đau bụng
– Liên tục không thành cơn
– Khắp bụng
– Tăng khi cử động, giảm khi nằm im
– Vị trí khởi đầu và đau nhiều nhất gợi ý nguyên
nhân.
• Nôn
– Nôn khan
– Nôn nhiều khi đến trễ hoặc ở người già
• Bí trung đại tiện do liệt ruột cơ năng.


Triệu chứng thực thể
• Nhìn
– Bụng phẳng, im lìm, nổi các thớ cơ
– Bụng chướng, đầy hơi, kém tham gia nhịp thở
• Nghe nhu động ruột giảm hoặc mất
• Gõ

– Vang
– Đục vùng thấp
– Mất vùng đục trước gan
• Sờ co cứng thành bụng / cảm ứng phúc mạc
• Thăm trực tràng, âm đạo túi cùng Douglas căng đau


Triệu chứng toàn thân
• Dấu hiệu nhiễm trùng





Sốt cao 39-40oC
Mạch nhanh
Môi khô, lưỡi bẩn
Thở nhanh nông, hơi thở hôi

• Dấu hiệu nhiễn độc






Lơ mơ, mặt hốc hác, mắt trũng sâu, đờ đẫn
Thân nhiệt giảm
Thiểu niệu hoặc vô niệu
Mạch nhanh 120-140 lần/phút

HA tụt, kẹp.


Cận lâm sàng
• Công thức máu
– Bạch cầu tăng 15.000 – 20.000/mm3
– Tăng đa nhân trung tính
– Tiên lượng nặng >25.000 hoặc <4.000/mm3
• Sinh hóa máu
– Urea và Creatinin máu tăng khi có suy thận cấp
– Rối loạn nước điện giải: Na+, K+, Cl- giảm
– pH máu giảm biểu hiện toan chuyển hóa


X quang bụng đứng
• Hình ảnh chung
– Bụng mờ toàn thể
– Thành ruột dày
– Quai ruột dãn
– Dấu Laurell
• Theo nguyên nhân
– Liềm hơi dưới hoành: thủng tạng rỗng
– Bóng gan to: áp xe gan vỡ
– Quai ruột canh gác: viêm tụy cấp, viêm ruột thừa ...




Cận lâm sàng
• Siêu âm

Dịch trong xoang bụng? Ruột dãn trướng?

• CT bụng
• Chọc dò ổ bụng
Phát hiện dịch trong ổ bụng.
Không ra dịch, không loại trừ được VPM
Nếu không chẩn đoán xác định được nguyên nhân thì

• Nội soi chẩn đoán
Có thể thấy được nguyên nhân gây VPM


Chẩn đoán xác định
• Đau bụng liên tục
• Co cứng cơ thành bụng hoặc cảm ứng
phúc mạc.
• Túi cùng Douglas căng đau
• Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc
• XQ bụng không chuẩn bị
• Chọc dò ổ bụng


×