Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm kho HCBVTV tại thôn bèo, vĩnh long, vĩnh lộc, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới tiến
sỹ Trần Văn Quy, giảng viên trưởng phòng thí nghiệm khoa Môi Trường - Đại học
Khoa học Tự nhiên, người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em cũng bày tỏ lời cám ơn chân thành nhất tới thạc sỹ Trần Văn Sơn, cán bộ
Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cùng các cán bộ phòng thí
nghiệm khoa môi trường đã quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Môi trường nói riêng cũng
như các thầy cô trong trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Cảm ơn các thầy
cô trong 4 năm qua đã tận tình chỉ bảo dạy dỗ, truyền đạt, hướng dẫn cách tổng
hợp các kiến thức quý báu và giúp đỡ em thực hiện khóa luận này trong điều kiện
tốt nhất trang bị cho em những hành trang kiến thức, kinh nghiệm quý báu để em
bước vào đời.
Em xin được cám ơn sở tài nguyên môi trường tỉnh Thanh Hóa, ủy ban nhân
dân xã Vĩnh Long – huyện Vĩnh Lộc – Tỉnh Thanh Hóa, đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người
thân đã luôn quan tâm, ủng hộ và động viên em trong quá trình học tập cũng như
thời gian thực hiện khóa luận này.

Hà Nội, tháng năm 2012
Sinh viên


DANH MỤC HÌNH VÀ ẢNH

DANH MỤC BẢNG


DDT :

Diclo diphenyl tricloetan

DDD :

Diclo diphenyl dicloetan

DDE :

Diclo dipheny dicloetylen

EPA :

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency)

FAO :

Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)

GC/ECD: Sắc kí khí (Gas Chromatography) Đetectơ cộng kết điện tử (Electron
Capture Detector)
HCBVTV:

Hóa chất bảo vệ thực vật

IUPAC:

Hiệp hội hóa học và ứng dụng quốc tế - International Union of Pure
and Applied Chemistry


LD50 :

Liều gây chết 50% vật thí nghiệm (Lethal Dose)

POPs :

Hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Persistant Oganic Pollutan


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời khí hậu nhiệt
đới nóng và ẩm của Việt Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do
vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo
vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan
trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người.
Ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại mùa màng, thuốc BVTV
còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng,
gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
người tiêu dùng và cả cho người sản xuất.Những nguồn gây ô nhiễm này gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh. Một trong những nguồn
quan trọng nhất cần được cảnh báo là các chất ô nhiễm hữu cơ bền (Persistant
Organic Pollutants - POPs). POPs là một loại chất thải nguy hại, phát sinh rất nhiều
tư ngành nông nghiệp. Trong đó, hóa chất bảo vệ thực vật chính là một nguồn phát
sinh POPs nhiều nhất, cần phải có được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia về

môi trường.
Trong tất cả các loại chất thải nguy hại, các hợp chất POPs được xem là loại
chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các hợp chất POPs thuộc nhóm hóa chất bảo vệ
thực vật. Tính nguy hại của các hợp chất POPs chính là do tính độc và khả năng tồn
lưu của nó trong môi trường. Tất cả những hợp chất hữu cơ này vô cùng bền vững,
tồn tại lâu dài trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực
phẩm và trong các nguồn nước gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người.
Đã có rất nhiều minh chứng cho rằng POPs có thể phát tán đi rất xa, tồn lưu và tích
tụ trong chuỗi thực phẩm cũng như trong mô của tế bào động vật và cũng chính vì
thế chúng được xem là loại hoá chất độc hại. Trong thế kỷ 20, hàng loạt các tai nạn
đã được ghi nhận mà nguyên nhân của chúng có liên quan trực tiếp đến việc sử
dụng, quản lý không hợp lý, không đúng cách POPs.
Ở Thanh Hóa trong những thập kỷ 60 - 70 thế kỉ trước, việc sử dụng thuốc
BVTV chỉ chú trọng về mặt hiệu lực phòng trừ các loại dịch hại, xem nhẹ về mặt an
toàn cho con người và môi trường. Hệ thống kho tàng lưu chứa thuốc BVTV mang
tính chất tạm bợ, không được quy hoạch, nhiều kho nằm trong vùng dân cư.Đáng
chú ý là kho thuốc ở vùng dân cư thôn Bèo, Vĩnh Long, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Do


thời kỳ chiến tranh, khó khăn về kinh tế, hiểu biết còn hạn chế, vấn đề môi trường
chưa được coi trọng, buông lỏng công tác quản lý nên dẫn đến HCBVTV tồn đọng,
phát tán gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân.
Do đó, em quyết định chọn đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải
pháp xử lý ô nhiễm kho HCBVTV tại thôn Bèo, Vĩnh Long, Vĩnh Lộc, Thanh
Hóa” để nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp.

-

Mục đích chính của đề tài
Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô

nhiễm thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam.

-

Tìm hiểu về DDT, độc tính và tình hình ô nhiễm DDT hiện nay ở Việt Nam và
trên thế giới, cũng như các biện pháp xử lý DDT đang được áp dụng hiện nay

-

Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, thực địa vùng kho thuốc BVTV thôn Bèo – Xã
Vĩnh Long – Huyện Vĩnh Lộc – Tỉnh Thanh Hóa.

-

Lấy mẫu, phân tích và đánh giá hiện trạng ô nhiễm DDT tại khu vực nghiên
cứu.

-

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm DDT tại kho HCBVTV thôn Bèo và
đề xuất giải pháp phù hợp xử lý ô nhiễm kho thuốc.

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về hóa chấtbảo vệ thực vật
1.1.1.

Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật


Hóa chất bảo vệ thực vật(HCBVTV) là những hợp chất độc nguồn gốc tự

nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột…
hại cây trồng và nông sản (được gọi chung là sinh vật gay hại cho cây trồng).
HCBVTV gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật hại, như thuốc
trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây… trừ một số
trường hợp còn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ có tác dụng đối với sinh vật gây hại
thuộc nhóm đó. Thuốc BVTV nhiều khi còn gọi là thuốc trừ hại (Pesticide) và khái
niệm này bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, rệp hại vật nuôi và trừ côn trùng hại cây,
thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng.
1.1.2. Phân loại thuốc BVTV
Hiện nay, HCBVTV rất đa dạng và phong phú về cả chủng loại và số lượng,
tuy nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:
Phân loại theo nhóm chất hóa học: Gốc Clor hữu cơ, Gốc phosphor hữu cơ
(lân hữu cơ), Carbamate, Pyrethroid và Pyrethrum.
Phân loại theo nguồn gốc: Vô cơ, Thảo mộc, Hữu cơ tổng hợp Clo hữu cơ,
Phospho(lân) hữu cơ, Carbamate, Pyrethroid), Các chất điều hòa tăng trưởng
(Growth Regulator) côn trùng, Vi sinh vật {Nấm (Fungus), Vi khuẩn, (Bacteria),
Virus Protozoa (động vật đơn bào)}
Phân loại theo con đường xâm nhập:Các thuốc lưu dẫn (Furadan, Aliette…),
Các thuốc tiếp xúc (Sherpa, Cypermethrin, Sumialpha…), Các thuốc công hơi
(Methyl Bromide, Chloropicrin…) …
Phân loại theo tính độc của thuốc:Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức
Nông Lương Thế giới (FAO) trực thuộc Liên Hợp Quốc phân loại độc tính của
thuốc BVTV theo bảng sau:


Bảng .Phân loại độc tính thuốc bảo vệ thực vật của tổ chức Y tế thế giới và tổ
chức Nông Lương Thế Giới
LD50 ( Chuột ) (mg/kg thể trọng )
Loại Độc


Đường miệng

Đường da

Chất rắn

Chất lỏng

Chất rắn

Chất lỏng

Ia : Cực độc

≥5

≥20

≥10

≥40

Ib : Rất độc

5-50

20-200

10-100


40-400

II : Độc vừa

50-500

200-2.000

100-1.000

400-4.000

III : Độc nhẹ

>500

>2.000

>1.000

>4.000

IV Loại sản phẩm không gây độc cấp khi sử dụng bình thường
( Nguồn : Asian Development Bank,1987 )
1.1.3. Con đường phát tán và chuyển hóa của BVTV trong môi trường
Các thuốc trừ sâu khi phun rải lên nông sản, lúa, hoa màu, cây ăn trái… chịu
tác động của nhiều yếu tố môi trường làm giảm hiệu lực và thất thoát. Một phần
thuốc bị phân hủy do tác động của các yếu tố vô sinh (độ ẩm, ánh sáng, oxy...). Và
yếu tố sinh học như tác động của của vi sinh vật trong đất, thực vật và đi vào môi
trường, một phần bị tồn lưu trong cơ thể sinh vật, sâu hại.

Thuốc trừ sâu có thể khuếch tán bằng nhiều con đường khác nhau. Khi di
chuyển đi xa, các nhóm clo hữu cơ không dễ tan trong nước nên tích tụ nhanh
chóng ở lớp trầm tích dưới đáy các vũng nước, ao hồ… Do thuốc trừ sâu có chứa
trong khí quyển nên ta thấy trong nước mưa có nồng độ bằng hoặc cao hơn nồng độ
cao nhất tìm thấy trong nước sông. Con đường phát tán thuốc trừ sâu được thể hiện
ở hình 1.


Hình . Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Trong môi trường đất: Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc
BVTV. Đất nhận thuốc BVTV từ các nguồn khác nhau.Dư lượng thuốc BVTV
trong đất đã để lại các tác hại đáng kể trong môi trường. Thuốc BVTV đi vào đất do
các nguồn: Phun xử lí đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác
sinh vật vào đất.Quá trình di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất được
mô tả ở hình 2.

Hình .Con đường di chuyển của thuốc bảo vệ trong môi trường đất


Theo kết quả nghiên cứu việc phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc
rơi xuống đất một phần được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại.
Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phân giải qua hoạt đông sinh học của đất và
qua tác động của các yếu tố hóa, lý.
Lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất gây hại đến sinh vật đất (các sinh vật
làm nhiệm vụ phân hủy, chuyển hóa chất hữu cơ thành chất khoáng đơn giản hơn
cần cho dinh dưỡng cây trồng) là một cách gián tiếp tác động tiêu cực đến cây
trồng.
Trong môi trường nước: Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến ô nhiễm nguồn
nước. Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác động của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy, lắng
đọng trong lớp bùn đáy ở sông, hồ, ao… sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. thuốc trừ sâu

có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km.
Trong môi trường không khí: Khi phun thuốc trừ sâu vào môi trường không
khí bị ô nhiễm dưới dạng bụi, hơi. Dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ, gió… và
tính chất hóa học, thuốc trừ sâu có thể lan truyền trong không khí. Lượng tồn lưu
trong không khí sẽ khuếch tán và có thể di chuyển xa đến nơi khác.
1.1.4. Tác động của thuốc BVTV đến con người
Các con đường nhiễm độc HCBVTV rất khác nhau đối với từng loại hóa chất
nhưng chủ yếu qua 3 con đường: tiêu hóa, hô hấp, da. Biểu hiện tác động gây bệnh
của các thuốc BVTV trên người được mô tả theo hình 3.

Hình .Tác hại của thuốc BVTV


Nhiễm độc thuốc trừ sâu do nghề nghiệp:Công nhân làm việc tại nông trại và
các nhà máy sản xuất thuốc BVTV đặc biệt chịu rủi ro nhiễm độc do tiếp xúc với
các loại hóa chất này. Những rủi ro như vậy thường xảy ra ở các nước đang phát
triển, nơi mà những nguy cơ ít được hiểu rõ về các quy định về an toàn về sức khỏe
không nghiêm ngặt hoặc là ít có hiệu lực.
Việc nhiễm độc HCBVTV qua đường tiêu hóa có thể xảy ra ngẫu nhiên khi
người nông dân ăn, uống hay hút thuốc khi đang phun thuốc BVTV hoặc sau khi
phun thuốc một thời gian ngắn mà không rửa tay. Nhiễm độc HCBVTV qua đường
hô hấp dễ xảy ra khi phun thuốc không có mặt nạ bảo vệ. Đồng thời, thuốc BVTV
có thể hấp thụ qua da nếu người phun để da và quần áo ẩm ướt trong khi phun
thuốc, trộn các loại thuốc BVTV bằng tay không hay đi chân trần trên những cánh
đồng khi đang phun thuốc.
Nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc mãn tính:Các loại thuốc BVTV có thể có ảnh
hưởng cấp tính và mãn tính đến sức khoẻ con người, tuỳ thuộc vào phạm vi ảnh
hưởng của thuốc. Nhiễm độc cấp tính là do nhiễm một lượng hóa chất cao trong
thời gian ngắn. Những triệu chứng nhiễm độc tăng tỉ lệ với việc tiếp xúc và trong
một số trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.Ngược lại, nhiễm độc mãn tính xảy

ra khi một người nhiễm nhiều lần độc tố trong thời gian dài nhưng chỉ nhiễm liều
lượng nhỏ vào cơ thể mỗi lần. Thông thường, không có triệu chứng nào xuất hiện
ngay trong mỗi lần nhiễm (mặc dù điều đó có thể xảy ra). Thay vào đó, bệnh nhân
sẽ mệt mỏi từ từ một thời gian trong nhiều tháng hay nhiều năm. Điều này xảy ra
khi độc tố tích tụ trong tế bào cơ thể và gây ra những tổn hại nhỏ vĩnh viễn qua mỗi
lần nhiễm. Sau một thời gian dài, một lượng chất độc lớn tích tụ trong cơ thể (hoặc
các tổn hại trở nên đáng kể) sẽ gây ra những triệu chứng lâm sàn.Các triệu chứng
nhiễm độc cấp tính phụ thuộc vào cả độc tính của sản phẩm và lượng độc hấp thụ.
Nhiễm độc mãn tính do tiếp xúc với thuốc BVTV trong thời gian dài gồm:
suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, mất phương hướng, suy nhược nghiêm
trọng, dễ bị kích động, rối loạn, đau đầu, nói khó, phản ứng chậm, hay gặp ác mộng,
mộng du, thờ thẫn hoặc mất ngủ.
Việc tiếp xúc với thuốc BVTV liều cao trong thời gian ngắn cũng có thể làm
hại da, chẳng hạn như chất chloracne gây bệnh nám da và làm thay đổi chức năng
gan. Việc tiếp xúc thuốc BVTV lâu dài có liên quan đến sự giảm sút hệ miễn dịch,
ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh, tuyến nội tiết và chức năng sinh
sản. Một số ví dụ: các chất trơ độc hại o-cresol có thể phá huỷ gen, ethoxylated p-


nonylphenol phá các hoc môn, ethyl benzene tác động đến hệ thần kinh,
naphthalene gây các bệnh thiếu máu, vàng da, o-phenylphenol, toluen hydrocacbon
muối natri làm tăng độc tính của xylene đối với hệ.
1.1.5. Một số văn bản pháp quy về thuốc BVTV đã được ban hành
Đã có rất nhiều quy định của pháp luật của nhà nước đối với người sản xuất,
kinh doanh và nông dân sử dụng thuốc BVTV phải nghiêm chỉnh chấp hành. Điển
hình có những văn bản như sau:















Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc Hội khóa 12 thông qua ngày
21/11/2007 quy định về “Hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa
chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất,
quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất”.
Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi
trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
Quyết định Số 2537/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
Ban hành chương trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai quyết
định số 1946/QĐ-TTG ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về “ Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước” giai đoạn 2010-2015.
Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Nghị định của Chính Phủ số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/03/2003quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch Thực vật.
Thông tư Số36 /2011/TT-BNNPTNT, ngày 25/10/2011. Về việc ban hành
“Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm

sử dụng ở Việt Nam”.
Thông tư này được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23
tháng 01 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương
mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Trong đó có quy định
về: “Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật”.


1.2. Tổng quan về chất nghiên cứu DDT
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc và tính chất hóa lý của DDT
 Công thức hóa học

Công thức phân tử: C14H9Cl5
Công thức cấu tạo của DDT được mô tả như sau:

1,1,1-trichloro-2,2-bis-(p-chlorophenyl)ethane

Dạng hình học

Hình .Công thức cấu tạo DDT
DDT là một trong các thuốc diệt côn trùng, chúng là một nhóm các hợp chất
hữu cơ có hai vòng thơm và có chứa Clo, bao gồm 14 hợp chất hữu cơ, trong đó:
71% là p,p, - DDT, 14,9% là o,p, - DDT, 3% p,p, - DDD, 2% là o,p, - DDD, 4% là
p,p, - DDE, 1,6% là o,p, - DDE, sản phẩm khác là 3,5%. Công thức cấu tạo của một
số đồng phân DDT như sau:

p-p DDT

o-p DDT o-p DDE


p-p DDE

p-p DDD

o-p DDD


Hình .Công thức cấu tạo của một số đồng phân DDT
 Tính chất vật lý

-

Là chất rắn, không màu, có mùi thơm, không bay hơi.

Ít tan trong nước (Tan trong nước ở 200C nhỏ hơn 1 mg/L) nhưng tan tốt
trong các dung môi hữu cơ không phân cực như: metylnaptalen, Xylen,
xycloheaxanon… dầu và mỡtan kém trong các dung môi hydrocacbon mạch thẳng
và mạch vòng no.
-

Tồn tại rất lâu trong môi trường nước và môi trường không khí.

-

Nhiệt độ nóng chảy: 108,50C – 1090C.

-

Nhiệt độ bay hơi: 1850C -1870C và áp suất 7(pa)
 Tính chất hóa học


DDT có tính axít nên không bền khi pha trộn với các chất kiềm, không tương
hợp với một số khóang vật sét.
DDT bị khử Cl và biến thành DDD (dicholoro diphenyl dicholroetane tên
thương mại là rhothane).
DDT bị khử Cl và hydro biến thành DDE. DDE tồn tại lâu hơn, bền hơn và
thường có nồng độ cao hơn DDT và DDD trong môi trường. Nhờ khả năng phân
hủy của sinh vật mà từ DDT sẽ chuyển thành DDD va DDE.


Quá trình chuyển hóa DDT trên được mô tả theo sơ đồ:

Hình .Sơ đồ chuyển hóa DDT
 Điều chế

DDT được tạo thành từ phản ứng của tricloroethanol với chlorobenzen. Tên
thương mại hoặc các tên khác của DDT bao gồm Anofex, Cesarex,
chlorophenothane, Dadelo, p,p – DDT, dichloro diphenyl trichloroethane, Dinocide,
Didimac, Digmar, ENT 2506, Genitox, Guesarol, Gexarex, Gyrol, Hildit, Ixodex,


Kopsol, Neocid, OMS 16, Micro DDT 75, Pentachlorin, Rukseam, R50 và Zedane.
Phản ứng xảy ra theo sơ đồ:

Hình .Tổng hợp DDT từ tricloroethanol và chlorobenzen
Trong công nghiệp DDT được điều chế theo phản ứng giữa cloral
(CCl3CHO) và clobenzen (C6H5Cl) trong môi trường axit H2SO4đặc. Được mô tả
theo sơ đồ sau:

Hình .Sơ đồ điều chế DDT trong công nghiệp

Trong đó Cl3CCHO thường gọi là cloral hay triclorandehyd axetic chất này
lần đầu tiên được xác định bởi Justus von Liebig vào năm 1832 dựa vào phản ứng
clo hóa rượu etylic theo phương trình phản ứng sau:
4Cl2

+

C2 H5 OH



Cl3CCHO +

5HCl

 Trạng thái của DDT trong môi trường

Trạng thái của DDT trong đất:DDT tồn tại trong môi trường đất trong một
khoảng thời gian khá ngắn, sau 3 tuần lượng DDT tồn tại trong đất còn khoảng
50%, sau khi phân hủy DDT chuyển hóa thành dạng DDD và DDE và cuối cùng sẽ
tích tụ trong nước và trầm tích lâu dài.
Trạng thái của DDT trong nước:DDT là chất ở dạng bột không tan trong
nước nên khi đi vào môi trường nước nó tồn tại đưới dạng các hạt lơ lửng hoặc
huyền phù. Tuy nhiên sau khoảng một vài ngày DDT chuyển hóa thành các dạng


khác (có tính độc tương tự DDT) hòa tan và tích lũy trong môi trường nước. Sau đó
đi vào cơ thể sinh vật và thông qua chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con người.
Trạng thái của DDT trong không khí:DDT trong không khí tồn tại chủ yếu
dưới dạng những hạt nhỏ li ti, có thể theo gió di chuyển dễ dàng từ nơi này đến nơi

khác.
1.2.2. Ứng dụng của DDT
DDT (1,1,1 - trichlo - 2,2 – bis (p – chloropheny )ethane) đã được tổng hợp
lần đầu tiên vào năm 1873 bởi nhà khoa học người Đức Othmar Ziedler. Tuy nhiên,
phải đến 1939 nhà hoá học Thụy Sỹ - Paul Hermann Muller mới khám phá các đặc
tính để diệt trừ côn trùng của DDT, chúng có thể phá huỷ nhanh chóng hệ thần kinh
của côn trùng. Năm 1948, Paul Muller đã được trao giải thưởng Nobel về sinh - y
học về khám phá này. DDT có hiệu quả chống lại rận, bọ chét, và muỗi mang các
mầm bệnh sốt phát ban, dịch hạch, sốt rét, và sốt vàng ... DDT đã được dùng rất
rộng rãi hơn 20 năm và được xem là nhân tố chính trong việc gia tăng sản lượng
lương thực thế giới và ngăn chặn bệnh tật từ côn trùng.
DDT là loại thuốc hoá học diệt côn trùng được sử dụng rộng rãi từ chiến
tranh thế giới lần thứ II trên khắp thế giới và hàng triệu tấn được sản xuất, sử dụng
trước đây hiện đang còn lưu giữ trong đất và sẽ tiếp tục phân tán trong môi trường.
Một lượng lớn DDT đã được giải phóng vào không khí, đất và nước khi sử dụng để
diệt côn trùng, muỗi ở các địa điểm nhạy cảm như cửa sông.
Hiệu quả của DDT trong việc trừ muỗi được áp dụng ở các nước Châu Âu,
Châu Phi, Châu Mỹ, và Ấn Độ, Sri Lanka, và Nam Mỹ. Khi xịt DDT trong nhà
(thường là trên tường nhà), số lượng muỗi giảm một cách rõ rệt. Hiệu quả của DDT
trong việc diệt muỗi và giảm tỷ lệ tử vong vì bệnh sốt rét một cách triệt để. Điều
quan trọng là khi DDT ngưng dùng, hay được thay thế bằng một hóa chất khác, thì
số người bị sốt rét và chết vì sốt rét lại tăng lên một cách rõ rệt. Một số trường hợp
tiêu biểu về hiệu quả của DDT được thể hiện rõ ở các nước như sau:
• Ấn Độ: Trước thập niên những năm 1960, cả nước có khoảng 800 nghìn
người chết vì sốt rét hàng năm. Sau khi có chương trình dùng DDT, số lượng người
chết vì sốt rét giảm xuống còn 100 nghìn người. Năm 1999-2000, khi giảm dùng
DDT, có 3 triệu người bị sốt rét.
• Sri Lanka: Trong thời gian từ 1934 - 1935, có khoảng 2 đến 3 triệu người bị
sốt rét, và 80 nghìn người chết vì bệnh này hàng năm. Năm 1963, khi DDT được



đưa vào sử dụng phòng chống muỗi, số người bị sốt rét giảm xuống chỉ còn 17
trường hợp. Đến năm 1994, khi DDT được thay thế bằng organophosphates và
pyrethroids, số người bị sốt rét tăng lên 360 nghìn người.
• Italia: Năm 1939, có 55 nghìn người bị sốt rét. Năm 1940, khi DDT được
dùng, không có trường hợp sốt rét nào được ghi nhận.
• Liên Xô cũ: Năm 1940, có 3 triệu trường hợp bị sốt rét ở bắc Moscow và
Siberia. Đến năm 1950 – 1960, khi DDT được đưa vào phòng chống muỗi, sốt rét
hầu như bị xóa khỏi danh sách bệnh tật. Nhưng năm 1996 khi DDT không còn
dùng, số người bị sốt rét tăng lên 15 nghìn trường hợp.
• Nam Phi: Năm 1931 - 1932, có 22 nghìn người chết vì sốt rét. Trong thập
niên những năm 1940 và 1950, khi DDT được đưa vào chương trình phòng chống
sốt rét, bệnh này hầu như không còn. Nhưng đến thập niên những năm 1990, khi
DDT được thay thế bằng organophosphates và pyrethroids, số người bị sốt rét là
khoảng 7 nghìn người.
Đầu năm 1960, nhà hoạt động người Mỹ Rachel Carson đã xuất bản cuốn
sách Silent Spring khẳng định DDT là nguyên nhân của bệnh ung thư và nguy hại
đến sinh sản của chim do làm mỏng lớp vỏ trứng. Cuốn sách đã gây ra sự phản đối
kịch liệt của công chúng và sự kiện này đã dẫn đến lệnh cấm sử dụng DDT trong
nông nghiệp ở Mỹ. Tiếp theo trong những năm 1970 và 1980, DDT đã bị cấm sử
dụng trong nông nghiệp ở hầu hết các nước phát triển do ảnh hưởng nguy hại của
nó đối với môi trường. Mặc dầu vậy, DDT vẫn được sử dụng rộng rãi trong một số
quốc gia đang phát triển.
1.2.3. Sự tồn lưu và di chuyển DDT trong môi trường
Các thuốc trừ sâu cơ clo bền vững hơn nhiều so với các thuốc trừ sâu loại
khác (cơ photphat, cacbamat, pyrethorit).Tồn dư của DDT trong đất là phổ biến
nhất. Những nghiên cứu trên đất canh tác cho thấy, tuỳ theo liều lượng sử dụng, thời
gian phân huỷ hết 95% DDT trong môi trường đất là từ 4 - 30 năm. Thời gian bán
hủy của DDT trong đất tại một số nước thuộc Châu Âu và Châu Mỹ là 2 – 25 năm.
DDT đã được thải vào môi trường như đi vào không khí, đất và nước thông

qua quá trình tưới, phun trên các diện tích sản xuất nông nghiệp và rừng để diệt côn
trùng và muỗi. Kết quả là DDT, DDD, DDE được tìm thấy ở cả những nơi rất xa có
thể được phát hiện ở đầm lầy, tuyết và động vật ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, rất xa
so với nơi sử dụng. Trong đất, DDT có thể suy giảm nhờ quá trình bốc hơi, quá


trình quang phân và quá trình phân hủy sinh học (hiếu khí và kị khí) nhưng những
quá trình này xảy ra rất chậm tạo ra sản phẩm là DDD và DDE có độ bền tương tự
như DDT.
Sự di chuyển của DDT trong môi trường đất có thể xảy ra dưới dạng hòa tan
hoặc hấp phụ trên các hạt đất và được dòng chảy của nước đưa đi hoặc di chuyển
dưới dạng bị bay hơi. Sự phân bố của DDT không đồng đều trong các tầng đất và
trong các vùng đất.Theo đa số các nhà nghiên cứu, khả năng thấm sâu của DDT
thường không quá 30 - 40 cm đối với đất canh tác. DDT có thể phân bố khắp các
lớp đất này nhờ sự di chuyển của tướng hơi, và thực tế người ta thấy DDT mất đi
một phần trong đất do DDT bị bay hơi khỏi bề mặt vào không khí. Tốc độ bay hơi
của DDT trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết phụ thuộc vào áp suất hơi
bão hoà, nhiệt độ, độ ẩm môi trường và các tính chất của đất (thành phần hữu cơ,
sét) và khả năng hấp phụ của đất.
Quá trình phân hủy DDT diễn ra do phân hủy sinh học, oxi hóa, thủy phân và
biến đổi quang hóa. Mỗi quá trình lại chịu tác động của nhiều yếu tố môi trường.
Trong môi trường đất, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự biến đổi của chất
nghiên cứu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật, hàm lượng tổng cacbon hữu cơ và
pH của đất. Sự biến đổi của DDT ở trong môi trường đất chịu ảnh hưởng của một số
yếu tố, bao gồm sự hấp phụ, di chuyển và phân huỷ quang, sinh học, hóa học.
1.2.4. Độc tính của DDT
 Phương thúc xâm nhập của DDT

Qua hô hấp: Việc phun xịt thuốc trừ sâu ở những vùng chuyên canh cây hoa
màu đã làm một lượng không nhỏ thuốc trừ sâu khuếch tán vào không khí làm ô

nhiễm môi trường không khí. Những người sống trong khu vực này và những khu
vực lân cận thường bị nhiễm độc vì bị hít phải không khí có chứa DDT.Ở nhiệt độ
càng cao khả năng xâm nhập của DDT qua đường hô hấp càng cao. Ở khu vực có
nhà máy tổng hợp DDT thường gây ra mùi khó chịu, nếu không có biện pháp xử lý
hợp lý thì việc gây ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi, mà người hứng chịu là
những người trực tiếp làm việc trong nhà máy và những người dân sống sung
quanh. Nếu hít phải không khí bị nhiểm có chứa DDT, tùy vào hàm lượng DDT mà
gây ra các triệu chứng khác nhau như: đau đầu, chóng mặt, nếu bị nhiễm độc nặng
thì có thể dẫn đến tử vong.
Qua da: Nhiễm độc qua da càng dễ xảy ra nếu da bị tổn thương về mặt cơ
học (chấn thương), lý học (bỏng), các chất hóa học (các chất kích thích và ăn da,


gây bỏng). Nếu nhiễm qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì niêm mạc có mao
mạch dày. Khả năng xâm nhập qua da phụ thuộc: Độ dày da , sắc tố da , mao mạch
dưới da, thời tiết (nóng nhiễm độc nhanh hơn lạnh, độ ẩm da (da đổ mồ hôi nhiều
dễ nhiễm độc chất tan trong nước) bộ phận cơ thể (da sọ hấp thụ nhanh hơn da lòng
bàn tay, bàn chân).
Qua thực phẩm:Từ môi trường DDT sẽ theo chuỗi thức ăn tập trung vào cơ
thể sinh vật và con người. Sự tích lũy sinh học của DDT được mô tả trong bảng 2:
Bảng .Tích lũy sinh học của DDT(Giáo trình hóa chất BVTV)
Các mức dinh
dưỡng

Hàm lượng DDT

Hệ số tích lũy

Nước


0,000003

1

Thực vật nổi

0,0005

166

Đông vật nổi

0,04

13000

Cá nhỏ

0,5

166000

Cá lớn

2

667000

Chim ăn cá


25

8500000

(µg/kg chất khô)

Hàm lượng DDT trong cơ thể sinh vật tăng theo bậc và trọng lượng cá thể của
sinh vật. Vì con người là bậc dinh dưỡng cuối cùng của chuỗi thức ăn nên nồng độ
DDT trong cơ thể người thường cao hơn.
Cơ chế DDT tích lũy trong chuỗi thức ăn theo phương thức như sau: DDT
trong nước thâm nhập vào Plankton (sinh vật trôi nổi) ở cửa sông ven biển và tích
lũy lại đạt hàm lượng khoảng 0,04 ppm DDT. Động vật nhỏ ăn plankton và làm
tăng nồng độ DDT lên 10 lần nghĩa là chúng chứa khoảng 0,4 ppm DDT. Từ động
vật nhỏ đến cá ăn động vật, rồi đến loại chim ăn cá, hàm lượng DDT tăng từ 0,4 đến
3,15 và đến 77,5 ppm.
DDT có thể xâm nhập vào người qua chuỗi thức ăn mà nguồn thức ăn đầu vào
có thể là nông sản thủy sản bị nhiễm bẩn bởi DDT. Khi xâm nhập vào cơ thể sinh
vật DDT sẽ làm ngộ độc theo nhiều cơ chế phức tạp.
 Cơ chế tác động, liều lượng


DDT sinh sản nhanh một cách thiếu kiểm soát và cuối cùng xâm chiếm các
tế bào khác. Cơ chế rõ ràng nhất là genotoxicity, gây biến đổi trực tiếp DNA, biến
những tế bào vô hại thành tế bào ung thư.
Độc tính của một chất đối với một đối tượng cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như con đường xâm nhập vào cơ thể (tiêu hóa, hô hấp, …), đặc điểm cơ thể của đối
tượng (tuổi, giới, tình trạng sức khỏe,…), trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí) và tính
chất hóa học, vật lý của chất đó. Thông thường, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, độc
tính của một chất có thể được phân loại thông qua giá trị liều lượng cần thiết để giết
chết 50% số lượng vật thí nghiệm (LD50). Bảng phân loại độc tính theo LD50 của

WHO và LD50 của DDT đối với một số loài động vật và con người như sau:
Bảng .Bảng phân loại độc tính của WHO dựa vào LD50(Độc học môi trường và
sức khỏe con người)
Giá trị LD50 ở chuột (mg/kg thể trọng.ngày)
Phân loại tác
hại

Qua tiêu hóa
Thể rắn

Thể lỏng

Qua da
Thể rắn

Thể lỏng

Ia. Cực độc

≤5

≤ 20

≤ 10

≤ 40

Ib. Độc

5 – 50


20 - 200

20 – 100

40 – 400

II. Độc trung
bình

50 – 500

200 - 2000

100 - 1000

400 - 4000

III. Độc nhẹ

500 – 2000

2000 - 3000

>1000

> 4000

IV. Không độc


>2000

>3000

Bảng .LD50 của DDT đối với một số loài động vật và con người(Giáo trình hóa
bảo vệ thực vật)
Loài

Liều lượng trung bình gây chết (mg/kg.ngày)


Chuột

150 – 250

Chó

150 – 300

Thỏ

300 – 500

Khỉ

>200

Cừu

1000




1000

Con người

Khoảng 500

 Độc tính của DDT đối với con người
• Cấp tính

Nếu ăn thực phẩm có chứa hóa chất độc hại trong thuốc thì chỉ trong một
thời gian ngắn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh. Người bị nhiễm độc
sẽ run rẩy, co giật mạnh kéo theo ói mửa, đổ mồ hôi, nhức đầu chóng mặt. Nếu
bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời thì sẽ dẫn đên tử vong.


Mãn tính

Khi bị nhiễm độc trong một thời gian dài gây sơ gan (dạng necrosis). Cơ thể
bị nhiễm độc vào khoảng 20-50mg/ngày/kg có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản, đến
các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận… Nếu bị nhiễm lâu hơn
nữa có thể đưa đến bệnh ung thư. Nếu nồng độ DDT nhỏ thì người bị nhiễm độc
cảm thấy bị nhức đầu mệt mỏi, không muốn họat động, bị tê các đầu ngón tay ngón
chân, bị chóng mặt...Nếu nồng độ DDT cao làm cho người bị nhiễm mất trí nhớ,
sống trong tâm trạng hồi hộp, bắp thịt ngực bị co thắt, không kiểm soát được đường
tiểu, thở khó khăn và bị động kinh. Nếu người bị nhiễm độc đang mang thai thì trẻ
sơ sinh có thể bị sinh sớm và có những triệu chứng phát triển chậm về thần kinh.
Trẻ con bú sữa mẹ hay sữa tươi bị nhiễm độc DDT trực tiếp qua sự hiện diện của

DDT trong sữa tươi hay gián tiếp vì thức ăn của người mẹ có thể gây ra các hiện
tượng: nhức đầu, cảm thấy người yếu dần, tê các đầu ngón tay ngón chân, thường
hay bị chóng mặt; nếu nặng có thể gây ra: mất trí nhớ, sống trong tâm trạng hồi hộp
thường xuyên, bị co thắt ở cơ ngực, không kiểm soát được đường tiểu, thở rất khó
khăn và đôi khi bị động kinh. Tệ hại hơn nữa, nhiều bà mẹ đã bị xảy thai trong vùng
ảnh hưởng của DDT. Nhiều nông dân sống trong những vùng trên đã từng bị ung
thư đường tiêu hóa.


 Tác động của DDT đến hệsinh thái
 Động vật trên cạn

Động vật không xương sống trên cạn (động vật thân mềm: giun đất) thì
không bị ảnh hưởng bởi DDT.
Động vật có vú: với liều DDT rất thấp cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chúng. Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của DDT lên
động vật có vú.
 Động vật trên không

DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào
cơ thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị
chết cũng mất khả năng sinh sản DDT gây mòn vỏ trứng, giảm kích thước ổ trứng,
chim không chịu ấp trứng, tỉ lệ tử vong của phôi cao do bị nhiễm độc DDE.. Một số
loài bị ảnh hưởng bởi DDT là chim ưng biển, đại bàng, chim bồ nông, chim cắt,
diều hâu…
 Động vật thủy sinh

Vi sinh vật:DDT không chỉ gây độc cho sinh vật ở nồng độ lớn mà ngay cả
một lượng DDT rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới vi sinh vật. Điều này đặc biệt
đúng đối với các sinh vật sống dưới nước (ví dụ như tảo, sinh vật trôi nổi) vì môi

trường nước có thể mang DDT đến tiếp xúc với sinh vật nhiều hơn.Ví dụ: nước chỉ
chứa 0,1 gDDT/l có thể làm giảm sụ quang hợp của tảo xanh.Mặc dù bị ảnh hưởng
của DDT nhưng vi sinh vật thường không chết mà chúng có khuynh hướng giữ
DDT lại trong cơ thể.
 Thực vật trên cạn

Các thực vật trên cạn điển hình là các loại cây, rau… chịu ảnh hưởng của
DDT.Chất độc được hấp thụ vào lá cây qua khí khổng.Các loại tác hại do DDT gây
ra là:
Chết hoại: hiện tượng tất cả các mô phía trên và phía dưới lá bị

-

chết.
Tổn hại sắc tố: chứng lá bị nâu đen, đen, đỏ tía hoặc xuất hiện

-

các đóm đo.


-

Tác động đến sự phát triển: biểu hiện ở sự kiềm hãm phát triển,
chồi non bị giữ lại không nảy chồi, làm chúng bị xoắn lại, rục rũ hoặc còi cọc, lá
rụng, hoa chóng tàn.
 Thực vật thủy sinh

Chủ yếu là các loài tảo, DDT làm cho chúng giảm sự quang hợp, từ đây dẫn
đến giảm số lượng tảo.

1.2.5. Tình hình ô nhiễm DDT ở Việt Nam và trên thế giới
 Tình trạng ô nhiễm DDT trên thế giới

Do tác hại của DDT trên môi trường và sức khoẻ người dân tại Hoa Kỳ từ
năm 1972 ĐT đã bị cấm sử dụng hẳn. Tuy nhiên, đến nay hoá chất này vẫn còn gây
tác hại ở những vùng nông nghiệp đã sử dụng và những vùng quanh nơi sản xuất ra
DDT trước đây. Hiện tại DDT vẫn còn ngưng tụ nơi thềm lục địa vùng Palos Verdas
(ngoài khơi vùng biển Los Angeles) vì nhà máy sản xuất ra DDT Montrose
Chemical tại Torance đã thải DDT vào hệ thống cống rãnh thành phố vào năm 1971.
Việc xử lý ô nhiễm DDT cho vùng này ước tính vào khoảng 300 triệu USD.
Cho đến nay ở Mỹ do lợi ích về kinh tế nên vẫn sản xuất DDT để xuất khẩu
qua Châu Phi và các nước Châu Á trong đó có Việt Nam. DDT là một loại thuốc sát
trùng công hiệu mạnh, đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát bệnh sốt rét nên vẫn
được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển bất chấp nguy cơ gây hại tiềm
tàng và lâu dài của nó.
Sự tích tụ nhiều nhất của DDT và các hợp chất có liên quan ở biển phía Tây
của Trung Quốc. ở các bờ biển khác, lượng tích tụ của DDT cũng rất lớn như: vịnh
Bengal, biển Arabian, biển bắc Trung Quốc … từ năm 1980-1983, có rất nhiều phân
tích về sự tích tụ DDT ở trong các trầm tích biển ở EPA. Hàm lượng trung bình của
DDT, DDE, DDD là: 0,1: 0,1: 02 µg/kg (trọng lượng khô). Hàm lượng DDT và các
sản phẩm chuyển hoá của các mẫu trầm tích được phân tích ở đáy sông ở vịnh River
tại Washington: 01-234 µg/kg. Sự tích trữ của DDT, DDE, DDD và tổng lượng
DDT ở đáy trầm tích từ sông San Joaquen và các nhánh sông của nó ở California
lần lượt là: 1, 4 – 115; 0,7 – 1,4; 0,4 - 39, 2; 2 - 170 (ng/l). Trong đó Orestinba Creat
có hàm lượng DDT cao hơn hẳn so với các vị trí khác. Ở Canada, tổng lượng DDT
lắng đọng trên bề mặt trầm tích ở 8 hồ khác dọc ngang lục địa vào khoảng 9,7
µg/kg .... Iwataetla (1993) đã thu thập và phân tích 68 ví dụ về hàm lượng DDT ở


nước bề mặt từ một vài đại dương (18 khu vực) đã nêu lên những ảnh hưởng chủ

yếu do sự lắng đọng khí quyển từ tháng 4/1989- 8/1990.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự có mặt của DDT trong các mẫu trầm tích
với nồng độ cao do DDT được vận chuyển từ khu vực bị ô nhiễm đến Bắc cực và
Nam cực. Tổng lượng DDT ở đại dương New Zealand và Ros Iland, Antarctica giữa
tháng 1 và tháng 3 (1990) là: 0,40 và 0,81 pg/m 3. Vùng Gulf của mexico (1977)
chứa trung bình 34 pg/m3 DDT với tỉ lệ 10 - 78pg/m3. Lượng DDT cao nhất được
tìm thấy ở gần khu vực nơi mà DDT vẫn được sử dụng, ví dụ ở bờ biển Arabian của
ấn Độ. Các khu vực mà lượng DDT trong không khí cao là eo biển Malacca, bờ
biển phía nam Trung Quốc, vịnh Mexico.
 Tình trạng ô nhiễm DDT ở Việt Nam

DDT được dùng lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1949 để phòng ngừa bệnh
sốt rét. Tuy nhiên, số lượng thuốc DDT được dùng chỉ có 315 tấn trong năm 1961
và giảm xuống còn 22 tấn trong năm 1974. Từ năm 1957 đến 1990, tổng số lượng
thuốc DDT nhập cảng chỉ có 240,422 tấn. Mặc dù việc sử dụng thuốc DDT đã bị
cộng đồng quốc tế ngăn cấm từ năm 1992, việc nhập cảng và sử dụng DDT ở Việt
Nam vẫn tiếp tục cho đến năm 1994. Trong khoảng từ năm 1992 đến năm 1994, số
lượng thuốc DDT nhập cảng từ Nga lên đến 423,358 tấn. Tuy không có số liệu
chính xác về số lượng DDT đang được sử dụng ở Việt Nam, những tin tức trong
nước cho biết thuốc này vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi đặc biệt ở vùng châu
thổ sông Cửu Long vì là vùng có nhiều sông rạch và nhiều muỗi mồng.
Tại các kho dã chiến chứa DDT những năm chiến tranh vẫn còn một lượng
tồn dư lớn hoá chất này. Khối lượng thuốc DDT ở kho này rất lớn. Hiện nay số
thuốc DDT đã nằm phơi lộ trên mặt đất, một phần thuốc có thể bị phân huỷ song
phần lớn vẫn còn đó, chúng có thể khuếch tán vào không khí gây ô nhiễm môi
trường và phân rã ngấm vào đất và các mạch nước ngầm gây ô nhiễm đất và nước
trong khu vực. Thanh Hóa là một trong những tỉnh còn tồn lưu một lượng tương đối
lớn hoá chất bảo vệ thực vật, trong đó mới có một số ít điểm được xử lý. Phần lớn
những điểm tồn lưu hoá chất chất bảo vệ thực đều nằm gần, hoặc nguy hiểm hơn là
nằm lọt trong khu dân cư.Một kết quả điều tra khác ở tỉnh Thanh Hóa cho thấy,

DDT vẫn còn trong một nhà kho từ năm 1965 đến năm 1985. Nồng độ của DDT
thay đổi từ 3,38 đến 960,6 mg/kg trong các mẫu đất và từ 0,00012 đến 0,00168 mg/l
trong các mẫu nước. Trong nhiều năm liên tiếp, mùi thuốc DDT nồng nặc bay xa


đến 600 mét. Đã có 25 người chết vì ung thư, và 22 trường hợp dị thai được ghi
nhận.
1.2.6. Các phương pháp xử lý ô nhiễm hóa chất BVTV và DDT
 Phương pháp cô lập đất nhiễm thuốc BVTV kết hợp phân hủy hóa học

Bản chất của phương pháp này là sử dụng các loại vật liệu có độ chống thấm
cao, bền với tác động của môi trường khu vực để ngăn chặn sự lan tỏa của chất gây
ô nhiễm ra môi trường xung quanh (vật liệu hấp phụ bentonite) đồng thời bổ sung
các hóa chất thích hợp để phân hủy thuốc BVTV và đất nhiễm đã cách ly.
Tác nhân hóa học sử dụng để phân hủy thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ là
bazơ hữu cơ, cụ thể là hỗn hợp alcolat của MEAvà EEG.Bằng các phản ứng hóa
học, các hóa chất xử lý dần dần sẽ thay thế các nguyên tử Clo trong phân tử thuốc
BVTV họ lân hữu cơ (carbamat và thuốc diệt chuột …) hóa chất xử lý là bazơ vô cơ
để phân hủy dựa trên cơ chế thủy phân.
Ưu điểm của phương pháp này là nâng cao tính anh toàn của khu đất ô
nhiễm, rút ngắn thời gian theo dõi kiểm soát, sớm giải phóng khu đất ô nhiễm để sử
dụng vào mục đích khác. Trong công nghệ này, các phản ứng hóa học quá trình
phân hủy thuốc BVTV xảy ra trong điều kiện kín hoàn toàn nên mùi hóa chất
BVTV không phát tán ra môi trường không khí xung quanh, đông thời,nước rò rỉ ô
nhiễm không thẩm thấu, lan tỏa vào các lớp đất sâu hay tang chứa nước ngầm.
Phương pháp xử lý này do trung tâm công nghệ sử lý môi trường - Bộ tư
lệnh Hóa học nghiên cứu từ năm 1998 và được Bộ Quốc phòng công nhận, ban
hành để áp dụng xử lý chất độc chiến tranh tồn lưu trên địa bàn toàn quốc từ năm
2002 . Hiệu quả phân hủy thuốc trừ sâu của hỗn hợp các dẫn suất của MEA đã được
chứng minh trong các nghiên cứu và thực nghiệm của Trung tâm công nghệ xử lý

môi trường – Bộ tư lệnh Hóa học từ 1998 đến nay đối với các chất ô nhiễm clo hữu
cơ bền nói chung và DDT nói riêng.
Phương pháp này đã được ứng dụng tại một số địa điểm có đất nhiễm thuốc
BVTV tại Nghệ An như: Kim Liên, Nam Đàn, Nghi Mỹ, Nghi Lộc,….

 Phương pháp tiêu hủy lò đốt


Nguyên lý của phương pháp này là dùng nhiệt để phá hủy hoàn toàn cấu trúc
bền vững của thuốc BVTV độc hại, đặc biệt là các hợp chất POPs để rạo ra các sản
phẩm không độc hoặc có tính độc hại ít đối với môi trường.
Có hai biện pháp thường được sử dụng bao gồm:
-

Phương pháp phân hủy ở nhiệt độ cao (T>1200oC) trong các lò thiêu đốt.
Phương pháp phân hủy ở nhiệt độ thấp hơn bằng lò đốt hai cấp: ở vùng sơ
cấp (T=400-600oC) và vùng thứ cấp (T=900-1000oC).

Trong các lò đốt 2 cấp, để quá trình đốt được triệt để cần sự có mặt của các
phụ gia và chất xúc tác thích hợp.
Các phương pháp phân hủy nhiệt đều cho phép tiêu hủy hoàn toàn các yếu tố
độc hại gây ô nhiễm môi trường, thu nhỏ thể tích các chất gây ô nhiễm. Các sản
phẩm của quá trình thiêu đốt là tro và khí thải, qua quá trình xử lý có thể thải vào
môi trường mà không gây nên sự ô nhiễm thứ cấp nào.
Ưu điểm
Có khả năng tiêu hủy các dạng khác nhau của thuốc BVTV. Đối với các loại
thuốc BVTV hòa tan bằng dung môi hữu cơ thì có thể dùng chúng làm nhiên
liệu đốt.
- Chi phí cho việc vận hành mẻ đốt không lớn.
- Sản phẩm sau đốt không gây độc hại đến môi trường và giảm đáng kể về thể

tích.
- Khí thải sau quá trình đốt có thể sử lý bằng các dung dịch hấp thụ nên không
gây độc cho môi trường.
• Nhược điểm
- Đầu tư ban đầu cho thiết bị tương đối lớn.
- Không thể sử dung được đối với các hợp chất có chứa kim loại độc hại, dễ
bay hơi (Hg, As) cũng như các chất dễ cháy nổ hay chất phóng xạ.

-

Phương pháp này hiện đã được áp dụng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ
An như: kho thuốc xa Diễn Hải, Diễn Châu, kho thuốc BVTV tại Công Thành, Yên
Thành.

 Phương pháp phân hủy hóa học với tác nhân ôxy hóa mạnh

Phương pháp áp dụng cho mục tiêu xử lý triệt để những khu vực có nồng độ
ô nhiễm trung bình.Bản chất của phương pháp này là sử dụng các hóa chất có tính


×