Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận Lý thuyết Công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.75 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên thế giới, tính
chất chuyên nghiệp mới được hình thành hơn 100 năm nay măc dù có nguồn gốc
hình thành từ xa xưa. Công tác xã hội là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về
hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên
quan đến vi trí, địa vị, vai trò của các các nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế
tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Lý thuyết là thành tố cơ bản trong hành nghề nó dẫn dắt NVXH tới cái nhìn
nhận và tiếp cận cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng và xã hội. Lý thuyết giúp dự
đoán, giải thích và đánh giá hoàn cảnh, hành vi và cung cấp một nhân tố cơ bản
trong việc làm thế nào NVXH phản ứng và can thiệp với thân chủ người có tiểu sử,
vấn đề và mục tiêu đặc thù. Các lý thuyết thường thông tin cho NVXH về các dạng
phương pháp được đánh giá cao nhất để làm việc với thân chủ. NVXH có nhiệm
vụ tiếp cận, đánh giá và cung cấp sự ngăn chặn hoặc phương pháp làm việc với
thân chủ dựa trên các lý thuyết tâm lý, xã hội học và CTXH. Vì vậy NVXH có
trách nhiệm đạo đức và tính chuyên nghiệp để có kiến thức về xây dựng và nghiên
cứu các lý thuyết xung quanh giá trị CTXH để tiếp tục thảo ra dựa trên các lý
thuyết đó trong thực hành CTXH.
Hiện nay, số lượng người nghiện mà túy ở Việt Nam khá lớn và điều đó
cũng mang đến rất nhiều ảnh hưởng xấu tới bản thân họ, gia đình cũng như xã hội.
Tuy nhiên việc tiếp cận và giúp đỡ những người nghiện ma túy vẫn còn có nhiều
khó khăn và rào cản. Vì vậy trong bài tiểu luận này em sẽ mô tả một ca công tác xã
hội khi làm việc với thân chủ là người nghiện ma túy và những khó khăn trong quá
trình cai nghiện.


Phần 1. Lý thuyết về Công tác xã hội
I. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm lý thuyết
Theo Cottrell “lý thuyết là sự cụ thể hóa ý tưởng cái giúp giải thích tại sao các sự


vật, hiện tượng xảy ra hoặc đã xảy ra theo một cách đặc thù, và từ đó dự đoán kết
quả trong tương lai. Các lý thuyết được dựa trên bằng chứng và nguyên nhân
nhưng vẫn chưa được kiểm chứng.”
Thompson (2000, p22) cũng có một định nghĩa tương tự “cố gắng giải thích…một
lộ trình để thấu hiểu…cụ thể hóa ý tưởng được liên kết với nhau để giúp chúng ta
cảm nhận về một vấn đề đặc thù”.
Trong khi đó Beckett (2006, p33) lại định nghĩa theo hướng thực hành “lý thuyết là
sự cụ thể hóa các ý tưởng hoặc nguyên tắc sử dụng để hướng dẫn thực hành cái gắn
kết đầy đủ nếu sự cần thiết được tạo rõ ràng trong hình thức mở”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng lý thuyết là một nhóm các ý tưởng có liên quan
được phát triển có hệ thống để giải thích không chỉ làm thế nào các sự vật, hiện
tượng xảy ra và được kết nối mà còn cả tại sao. Chúng dùng để chiếu sáng sự thấu
hiểu của chúng ta 2 về vấn đề và giúp chúng ta cảm nhận về thế giới. Chúng phải
được giải thích một cách đầy logic và rõ ràng về vấn đề vướng mắc. (Studying for
your Social work Degree, Hilary Walker, Learning Matters Ltd, 2011).
1.2. Lý thuyết trong Công tác xã hội
Lý thuyết trong CTXH được hiểu là “những quan điểm được vận dụng một cách
khoa học nhằm giải thích các vấn đề và hành vi của thân chủ hay hệ thống thân chủ
trong bối cảnh đặc thù của CTXH. Lý thuyết CTXH được hình thành thông qua
những kiểm nghiệm thực chứng và định hướng cho các hoạt động thực hành của
nhân viên CTXH.
2. Vai trò, ý nghĩa của lý thuyết trong Công tác xã hội
Mỗi lý thuyết CTXH có một vai trò khác nhau, áp dụng đầy đủ tất cả những lý
thuyết đó mang lại cho những nhà CTXH cái nhìn tổng quát hơn về các tình huống
và thân chủ.


Lý thuyết có thể giúp nhân viên CTXH hiểu sâu sắc thế giới của thân chủ theo từng
khái cạnh cụ thể gồm thế giới trong (tâm - sinh – lý) và thế giới bên ngoài (thế giới
xã hội).

Áp dụng lý thuyết có thể giúp chúng ta hiểu vì sao các dối tượng lại hành động như
vậy.
Áp dụng lý thuyết có thể giúp nhân viên xã hội thấy trước được câc hậu quả có thể
xảy ra của một vấn đề hoặc hành vi nào đó. Điều này sẽ giúp nhân viên xã hội có
được những can thiệp phù hợp để từ đó làm giảm tối đa các hậu quả đó.
Sử dụng có hiệu quả những lý thuyết có liên quan đến tình huống cụ thể của đối
tượng sẽ gợi ý cho nhân viên xã hội những phương thức can thiệp vấn đề hiệu quả.
II. Tổng quan về các nhóm lý thuyết trong Công tác xã hội
Các

nhóm Các lý thuyết trong Những khái niệm/nội hàm chính của các lý thuyết

lý thuyết
nhóm
Nhóm
lý _Lý thuyết sinh thái _Thuyết sinh thái cho rằng cả cá nhân và môi trường
_Lý thuyết hệ thống
thuyết
đều được coi là một thể thống nhất, mà trong đó các
_Lý thuyết nhu cầu
chung
về _Lý thuyết thân chủ yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ.
_Thuyết hệ thống được sử dụng trong CTXH giúp
CTXH
trọng tâm
nhân viên xã hội phải sắp xếp, tổ chức những lượng
thông tin lớn thu nhập được để xác định mức độ
nghiêm trọng của vấn đề và hướng giải quyết.
_Thuyết nhu cầu nhằm giải thích những nhu cầu nhất
định của con người cần được đáp ứng như thế nào để

một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có
ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
_Thuyết thân chủ trọng tâm nhấn mạnh và tin rằng
bản chất con người là thiện với những khuynh hướng
tiến đến phát triển tiềm năng và xã hội hóa mà nếu dặt
trong môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhận thức và


Nhóm

hiện thực hóa tiềm năng đầy đủ.
lý _Lý thuyết vai trò xã _Thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân thường chiếm

thuyết

cá hội
giữ các vị trí nào đó trong xã hội và tương ứng với các
_Lý thuyết phân tâm
nhân trong
vị trí đó là các vai trò. Và mặc dù các vai trò là khác
_Lý thuyết hành vi
CTXH
nhau nhưng chúng đều rất quan trọng trong việc tạo ra
và nhận thức hành vi
_Lý thuyết thay đổi một hệ thống hoàn chỉnh.
_Thuyết phân tâm giúp nhân viên xã hội trong việc lí
giải các hành vi của thân chủ dựa vào các hoạt động
vô thức tác động bởi các sự kiện trong quá khứ.
_Thuyết hành vi cho ta thấy cảm xúc, hành vi cảu con
người không phải được tạo ra từ môi trường, hoàn

cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học
tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện
bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những
gì họ đã trải nghiệm.
_Các tác giả của thuyết thay đổi cho rằng việc con
người cần trải qua một quá trình gồm 5 giai đoạn để
có sự thay đổi và trở về trạng thái bình thường bằng
việc nhận ra vị trí của thân chủ trong quá trình thay
đổi, nhân viên xã hội có thể điều chỉnh sự can thiệp
Nhóm

một cách phù hợp.
_ Thuyết lãnh đạo có vai trò quan trọng trong hoạt

lý _Lý thuyết lãnh đạo
_Lý thuyết xung đột
thuyết
động nhóm vì người trưởng nhóm sẽ đóng vai trò điều
_Lý thuyết học tập
nhóm tróng
phối, quản lý nhóm.
xã hội
_ Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần
CTXH
_Lý thuyết trao đổi
không tránh được trong mối quan hệ con người với
xã hội
nhau nhưng đồng thời nó cũng đóng góp vào sự thay
đổi không ngừng của xã hội. Lý thuyết này đặc biệt
hữu ích nhằm giải thích các xung đột trong Công tác



xã hội nhóm, trọng tâm là giai đoạn thành lập nhóm.
_Thuyết học tập được nghiên cứu và phân tích để đưa
ra những giải thích hành vi của các thành viên trong
nhóm. Trong khi vận dụng lý thuyết học tập, người
điều phối nhóm cần lưu ý sử dụng các kỹ thuật để
khuyến khích những hành vi được coi là chuẩn mực.
_Thuyết trao đổi cho rằng sự thay đổi của xã hội và
tính ổn định của tiến trình trao đổi được các bên
thương thuyết với nhau, tất cả các mối quan hệ của
con người được hình thành bởi sự phân tích giá cả lợi
nhuận một cách chủ quan và có so sánh giữa các lựa
chọn. Nhân viên xã hội vận dụng để giúp cá nhân, gia
đình, nhóm và các tổ chức cải thiện được chức năng
Nhóm

xã hội.
_Áp dụng lý thuyết xung đột trong phát triển cộng

lý _Lý thuyết xung đột
_Thuyết huy động
thuyết
tổ
đồng, nhân viên CTXH có thể xác định được quyền
nguồn lực
chức cộng
lực của các bên. Điều đó cũng có thể được coi là
_Lý thuyết hệ thống
đồng trong

nguồn lực hỗ trợ cộng đồng nếu có cách can thiệp phù
trong PTCĐ
CTXH
hợp để các quyền lực hay lợi ích 47 trong cộng đồng
được bình đẳng hơn.
_Thuyết huy động nguồn lực cho rằng các thành viên
của một cộng đồng có thể hợp tác với nhau để tạo ra
được sức mạnh trong các hoạt động của cộng đồng
nếu như các lợi ích của họ được gắn với các hoạt động
và chương trình đó.
_ Thuyết hệ thống đã đưa ra một khung phân tích
trong việc mô tả các yếu tố quan trọng liên quan đến
phát triển cộng đồng. Các yếu tố được kể đến là đánh


giá quyền lực và mức sự ảnh hưởng; hiểu biết về sự
năng động trong mối quan hệ của các bên tham gia và
xem xét sự thay đổi liên quan đến các hoạt động phát
Nhóm

lý _Thuyết X,Y,Z
_Thuyết hai yếu tố
thuyết quản
_Thuyết kỳ vọng
trị
trong
CTXH

triển kế hoạch.
_ Qua sự phân tích các học thuyết phương tây X, Y, Z

ta thêm hiểu hơn về trị thức quản trị nhân sự. Việc tìm
hiểu các phong cách quản trị cũng cho nhà quản trị
biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị phù hợp
với khu vực quản trị, điều này là quan trọng với nhà
quản trị toàn cầu.
_Hai yếu tố bao gồm: yếu tố thúc đẩy và yếu tố duy
trì.
_ Thuyết kỳ vọng cho rằng động cơ thúc đẩy phụ
thuộc vào sự mong đợi của các cá nhân về khả năng
thực hiện nhiệm vụ của họ và về việc nhận được các
phần thưởng mong muốn.

III. Những lý thuyết ứng dụng trong bài tiểu luận
1. Thuyết về nhu cầu con người
2. Thuyết hệ thống
3. Thuyết hành vi
1. Thuyết về nhu cầu con người
1.1. Đại biếu của thuyết nhu cầu.
Abraham Maslow (1/4/1908 - 8/5/1970).Ồng là một nhà tâm lý học nổi tiếng người
Mỹ. Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được
xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học.
1.2. Nội dung của thuyết nhu cầu
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của


con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu
cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân
hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của
con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem

các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và
thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc
về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.
Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các
thang bậc khác nhau từ đáy lên tới đỉnh, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối
với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là
một thực thể xã hội.
Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở
cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.Con
người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu.
Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động.
Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành
động của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan
trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đôi được hành vi của con
người.
Dưới đây là tháp nhu cầu của Maslow :


Nhu cầu sinh học
Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn
uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất,
nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Neu thiếu
những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.
Nhu cầu về an toàn
An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác
như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh
tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,...Đây là những nhu
cầu khá cơ bản và phố biến của con người. Đe sinh tồn con người tất yếu
phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không
được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường

được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được.


Nhu cầu chấp nhận và được yêu thương.
Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được
người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con
người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn
được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau.
Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn
đề tâm lý như : Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán
thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn,
tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình
yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa
nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong
quá trình phát triển của nhân loại.
Nhu cầu được tôn trọng
Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn
trọng.
Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muốn giành được lòng tin, có năng lực,
có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện
và tự hoàn thiện.
Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được
thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,... Tôn trọng là được người
khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi
cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều
không thể thiếu đối với mỗi con người.
Nhu cầu tự thể hiện hay còn gọi là nhu cầu phát triển.
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của
ông.Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới
mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.



Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên
cứu,...) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,...), nhu cầu thực hiện mục
đích của mình bằng khả năng của cá nhân.
2. Thuyết hệ thống
2.1. Khái niệm hệ thống.
_Theo từ điển tiếng việt:” Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố cùng loại, hoặc
cùng chức năng có quan hệ, hoặc liên quan đến nhau chặt chẽ làm thành một
hệ thống thống nhất.”
_Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại:” Hệ thống là tập hợp
các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống
nhất”.
2.2. Đại biểu của thuyết hệ thống.
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng
Ludwig von Bertalanffy( 1901-1972). Đe phản đối chủ nghĩa đơn giản hóa và
việc cô lập hóa các đối tượng của khoa học, ông đưa ra quan điểm rằng tất cả
các cơ quan đều là hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần tử
của hệ thống lớn hơn. Sau này lý thuyết hệ y được các nhà khoa học khác
nghiên cún và phát triển như Hanson(1995), Mancoske(1981), Siponrin
(1980).
2.3. Nội dung của lý thuyết hệ thống.
Lý thuyết hệ thống cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là hệ thống, được tạo
thành từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần tử của hệ thống lớn
hơn. Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng tạo nên từ
những phần tử nhỏ hơn.


Các hệ thống có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Khi một hệ
thống thay đối kéo theo sự thay đối của hệ thống khác và ngược lại khi muốn

thay đổi một hệ thống thì phải thay đổi hệ thống nhỏ tạo nên nó và thay đổi cả
hệ thống lớn bao trùm nó.
Lý thuyết hệ thống sử dụng trong công tác xã hội chú ý nhiều tới các quan hệ
giữa các phần tử nằm trong hệ thống hơn là chú ý tới thuộc tính của phần tử.
2.4.Phân loại hệ thống.
_Theo tính chất:
Hệ thống chính thức: Các cơ quan, tố chức của nhà nước Hệ thống phi chính
thức: Gia đình, bạn bè, tổ, đội nhóm theo cấp độ Hệ thống xã hội: Nhà nước,
bệnh viện, cơ quan, trường học,v..v...
_Theo cấp độ:
+Vi mô: cá nhân
+Trung mô: Gia đình, cộng đồng, cơ quan nhà nước tại cộng đồng Vĩ mô: Hệ
thống xã hội, các cơ quan nhà nước.
_Theo giới hạn.
+Hệ thống đóng : Là hệ thống không cósự trao đổi năng lượng và thong tin
vượt qua biên giới của nó.
+Hệ thống mở : Là hệ thống mà năng lượng và thông tin được trao đối bằng
cách thẩm thấu qua vách ngăn biên giới của chính nó.
2.5. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống.
_Mọi hê thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn.
_Mọi hệ thống đều có thể chia thành các hệ thống khác nhỏ hơn.
_Mọi hệ thống đều có tương tác với các hộ thống khác và thu nhận thông tin
năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.


_Mọi hệ thống đều cần năng lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra để tồn tại.
_Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với những hệ thống khác
3.Thuyết nhận thức - hành vi
Theo quan điểm động năng - tâm lý cho rằng hành vi luôn xuất phát từ một quá
trình ý thức của con người. Và môi trường cũng là một nguyên nhân gây tác

động đến những hành vi của con người hay là bản thân hành vi có thể tự do
bộc lộ theo đúng như mong muốn của con người.
Vì vậy các nhà chuyên môn chỉ có thể nghiên cứu hành vi được bộc lộ ra bên
ngoài. Tiếp cận thuyết hành vi là cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới đầu
thế kỷ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý thời đó. Kết quả là đã hình thành một trường phái có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự phát triển tâm lý học ở Mỹ và thế giới mà đại biểu xuất sắc là các
nhà tâm lý kiệt xuất: J. Watson (1878 - 1958); E. Tolmen (1886- 1959); E. L.
Tocdike (1874- 1949)...
Theo lập luận về hành vi, cứ ứng với một tác nhân kích thích sẽ có các phản
ứng phù hợp. Dựa vào đó, con người có thể đổ lỗi cho ngoại cảnh để bao biện
cho hành vi của họ. Trong tình huống này nhân viên xã hội sẽ sử dụng thuyết
nhận thức - hành vi sẽ giúp thân chủ tự nhận ra những suy nghĩ, hành động sai
lầm của mình. Thuyết nhận thức - hành vi lập luận rằng: chính tư duy quyết
định phản ứng chứ không phải tác nhân kích thích (ngoại cảnh) quyết định
phản ứng chứ không phải tác nhân kích thích (ngoại cảnh) quyết định phản
ứng. Thuyết nhận thức - hành vi nêu thêm yếu tố nhận thức trong quá trình tạo
ra hành vi. Thuyết cho rằng nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay
không tích cực bắt nguồn tù’ nhận thức và suy nghĩ sai lệch. Để chỉnh sửa
hành vi, đối tượng cần phải học cách nhận thức thực tế và tích cực, có được
những suy nghĩ tích cực và chuyến những suy nghĩ tích cực đó sang hành vi.
Từ đó đem lại cho thân chủ cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp thân chủ
tương tác một cách hài hòa với môi trường xung quanh.


Như vậy, từ việc nghiên cứu các học thuyết và kết họp chúng trong công tác
xã hội thì hành vi con người là cách ứng xử của con người đối với một sự
kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu
hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định. Hành vi con người hàm chứa
các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của con người, các

yếu tố này thường đan xen nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.

Phần 2. Ứng dụng lý thuyết vào trường hợp cụ thể
I. Dữ liệu nhận diện thân chủ
1.
Hồ sơ thân chủ
Tên: Hoàng Văn Thắng
Giới tính: Nam
Tuổi: 46
Ngày tháng năm sinh: 2/9/1968
Quê quán: Hải Phòng
Tôn giáo: không
Tình trạng thể chất: Gặp một số bệnh liên quan đến phổi và đường ruột
Tình trạng tâm lý: Bình thường
Miêu tả ngắn gọn về thân chủ (đặc điểm bề ngoài, cảm nhận về tính cách)


_Đặc điểm bề ngoài: Cao 1m63, nặng khoảng 50kg, vóc dáng nhỏ bé, người hơi
gầy, đầu tóc ăn mặc khá là gọn gang. Điệu bộ lúc thì vội vàng, hành động nhanh
thoăn thoắt, lúc thì chậm chạp, lờ đờ.
_Cảm nhận về tính cách: là con người sống khá tình cảm, rất yêu thương gia đình
vợ con, nhưng lại thiếu sự quyết tâm và ý chí, hay nói dối vòng quanh, có những
biểu hiện tâm lý đối lập.
2. Thông tin về gia đình
2.1. Cơ cấu gia đình ( Tổng số thành viên gia đình bao gồm cả thân chủ)
Quan hệ
Tên

với thân


Tuổi

chủ

Giới
tính

Tình
trạng

Học vấn

hôn

Thân chủ

46

Nam

Thắng

Đã kết

nghiệp/thu
nhập

nhân
Hoàng Văn


Nghề

12/12

hôn

Nhân viên
bảo vệ:
5.000.000đ/

NguyễnThị Hoa

Vợ thân

41

Nữ

chủ

Đã kết
hôn

12/12

1 tháng
Quản lí nhà
hàng:
7.000.000đ/


Phạm Thị Bé

Mẹ thân
chủ

85

Nữ

1 tháng
Trợ cấp
người cao
tuổi;
400.000đ/ 1
tháng


Hoàng Thị Ngọc

Con gái

Anh

thân chủ

20

Nữ

Độc


Sinh

Làm thêm:

thân

viên

1.000.000đ/
1 tháng

Hoàng Văn

Con trai

Nghĩa

thân chủ

8

Nam

Độc

3/12

thân


2.2. Miêu tả ngắn về hoạt động của gia đình
Thân chủ làm việc theo ca 8 tiếng/1 ngày, có hôm làm sáng, có hôm làm chiều,
hôm làm đêm nên thời gian ăn cơm và gặp các thành viên trong gia đình rất ít. Vợ
của thân chủ làm công việc dịch vụ nên ngày nào cũng đi từ 7h đến 22h, nên thời
gian gặp thân chủ cũng như các thành viên trong gia đình là rất ít. Mẹ của thân chủ
do tuổi đã cao nên thường xuyên ở nhà, con gái tuy học đại học nhưng gần nhà nên
cũng thường xuyên có mặt ở nhà, con trai út đi học bán trú ở trường nên hầu như
chỉ có mặt ở nhà lúc chiều tối. chung quy lại thì gia đình thường xuyên chỉ có 3 bà
cháu ở nhà ăn cơm với nhau, nên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
khá là lỏng lẻo.
2.3. Miêu tả ngắn về kinh tế gia đình
Thân chủ và vợ thân chủ là 2 thành viên có thu nhập cao trong gia đình. Thế nhưng
thu nhập của thân chủ lại không tham gia vào chi phí sinh hoạt chung của gia đình,
mà thân chủ toàn giữ làm vốn riêng và tiêu sài hết. Vì vậy, thu nhập của vợ thân
chủ là nguồn chủ yếu để chi phí cho cuộc sống gia đình, bên cạnh thì mọi chi phí
chữa bệnh, thuốc thang của mẹ thân chủ đều do các anh chị của thân chủ chịu trách
nhiệm.
2.4. Mối quan hệ với hàng xóm, bạn bè, người thân
_Với người thân: thường xuyên xảy ra xung đột với các thành viên khác trong gia
đình
_Với hàng xóm: giữ mối quan hệ bình thường, không có xung đột.


_Với bạn bè: rất ít bạn bè, nếu có thì cũng chỉ là những người cùng nghiện ma túy,
các mối quan hệ bạn bè không giữ được lâu.
II. Mô tả vấn đề của thân chủ
1. Tên vấn đề của thân chủ
Thân chủ hiện nay đang sống trong vòng kiểm soát gắt gao của pháp luật, đang
đứng trước nguy cơ bị bắt đi trại cai nghiện, như vậy thì sẽ bị mất việc và gia đình
phải chịu sự kì thị của xã hội và kinh tế gia đình ngày càng suy giảm. Do đã nhiều

lần tự cai nghiện ở nhà, đã cắt được cơn nghiện nhưng khi ra ngoài xã hội thì lại
mắc nghiện trở lại. Hiện tại thì thân chủ thường xuyên không giữ được lý chí, hay
đánh vợ và con, đi đến nhà các người quen xin tiền khắp nơi, tình trạng ngày càng
rơi vào túng quẫn. Vì vậy sau nhiều lần thất bại, thân chủ và gia đình vẫn chưa thể
tự giải quyết vấn đề của mình nên tìm đến nhân viên công tác xã hội để tìm ra
những liệu pháp hợp lý cho việc giải quyết vấn đề của mình.
2.
Tổng quan về vấn đê của thân chủ (khoảng 10-20 dòng)
_Lịch sử vấn đề của thân chủ:
+ Năm 1989, sinh ra trong một gia đình bần nông, do khát vọng đổi đời và trào lưu
đi vượt biên của mọi người thời xã hội nên thân chủ đã rời xa gia đình, cùng với
bạn bè cùng trang lứa đi thuyền sang Hồng Kông trái phép. Nuôi khát khao tìm
kiếm việc làm để đổi đời, thế nhưng mọi chuyện không như người suy tính, sau 3
năm không tìm kiếm được việc làm ổn định, lại phải quay trở về quê hương.
+ Năm 1992, thân chủ lại cùng vợ mình ( lúc bấy giờ là người yêu) tiếp tục cuộc
hành trình vượt biên sang Nhật để tìm những cơ hội đổi đời khác. Thế nhưng
không được may mắn như những người khác, 2 vợ chồng thân chủ không thể ổn
định được cuộc sống của mình, sau 2 năm ở bên Nhật thì vợ thân chủ mang thai
đứa con đầu long, sau khi sinh thì 2 vợ chồng lại quay trở lại Việt Nam.
+ Quay trở về nước được một thời gian ngắn thì thân chủ lại tiếp tục một mình trở
lại Hồng Kông, chính thời gian này thân chủ do phải sống trốn tránh pháp luật,


sống chui lủi nên đã bị dụ dỗ sử dụng ma túy. Một thời gian không lâu sau thì quay
trở về Việt Nam với 2 bàn tay trắng cùng với ma túy.
+ Về Việt Nam được 3 năm cũng trải qua nhiều nghề để mưu sinh như cắt tóc, phụ
bếp, thì thân chủ được anh trai xin cho vào làm biên chế bảo vệ ở khách sạn ngân
hang Bank Star. Từ đây thân chủ bắt đầu có công việc và thu nhập ổn định. Trong
thời gian này, mức độ sử dụng ma túy của thân chủ còn ít, hơn nữa thu nhập thấp
nên mức độ sử dụng còn thấp và lúc đấy vẫn còn sức khỏe nên gia đình và mọi

người xung quanh vẫn chưa biết thân chủ nghiện ma túy.
+ Đến khoảng năm 2000, mức độ sử dụng ma túy của thân chủ ngày cang tăng cao,
nhu cầu sử dụng mỗi ngày tăng lên, nên thu nhập của thân chủ không đủ để chi phí,
từ đấy những biểu hiện của nghiện ma túy thể hiện rõ ra bên ngoài, đến thời điểm
này thì mọi người xung quanh đã biết việc thân chủ nghiện ma túy. Gia đình và
bạn bè hết sức khuyên ngăn nhưng không được, họ đành phải chấp nhận sống
chung với nó.
+ Đến khoảng năm 2006 thì người con trai thứ 2 của thân chủ ra đời, khi đó nhờ sự
tác động từ phía gia đình, thân chủ bắt đầu quyết tâm cai nghiện tại nhà. Thân chủ
xin nghỉ việc tạm thời, ở nhà tự cai nghiện, nhờ sự giúp đỡ của mẹ và chị gái. Thế
nhưng sau thời gian nghỉ ở nhà khi đi làm trở lại thì thân chủ lại mắc nghiện trở lại.
Cứ như vậy trong rất nhiều năm, cứ khi nào thân chủ hết tiền không sử dụng ma
túy được nữa lại tự ở nhà cai nghiện. Ban đầu còn được nhiều người trong gia đình
giúp đỡ nhưng sau nhiều lần đánh mất niềm tin ở mọi người thì thân chủ tự cai một
mình, hiệu kết quả thì đâu vẫn vào đấy.
+ Thời gian gần đây, thân chủ đã từng bị bắt lên đồn công an tạm giam, nhưng
được gia đình bảo lãnh nên được về nhà. Gần đây thì mức độ thiếu thuốc đã lên
cao, trước kia thì chỉ sử dụng ma túy bằng cách hút nhưng bây giờ cũng phải
chuyển sang tiêm chích, sức khỏe ngày càng yếu nên thân chủ càng lệ thuộc vào
ma túy. Nhất là ở thời điểm hiện tại, trong lúc thiếu thuốc, thiếu tiền, thân chủ đã


đánh vợ, mắng mẹ, chị gái và con gái, bên cạnh đó thì có một số hành vi mất kiểm
soát khác nữa như là trộm tiền của mẹ, của con gái và đi khắp nơi xin tiền.
_Tần suất của vấn đề: 1 năm khoảng 3-4 lần
_Thân chủ đã thử tự giải quyết chưa? Kết quả thế nào?
Thân chủ với nhiều lần giúp đỡ từ phía gia đình đã nhiều lần tự giải quyết vấn đề
của mình với nhiều hình thức khác nhau ( bao gồm cả những hình thức cực
đoan)như tự cai nghiện ở nhà, nhưng việc cai nghiện chỉ thực hiện được trong thời
gian đầu. Sau đó khi đi làm trở lại, tái hòa nhập với cộng đồng thì lại mắc nghiện

trở lại. Sau nhiều lần thất bại, thì thân chủ cũng chán nản với chính bản thân dẫn
đến tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
_Thân chủ đã từng nhờ ai giúp đỡ chưa? Kết quả thế nào?
Thân chủ nhờ đến các nguồn lực trong gia đình giúp đỡ. Các anh chị em trong gia
đình đã bỏ tiền và công sức giúp đỡ thân chủ trong việc cai nghiện ở nhà, nhưng
sau nhiều lần thì thân chủ bị mất niềm tin của gia đình. Và cũng đã nhờ nhân viên
xã hội xin trợ cấp thuốc cai nghiện từ trung tâm cai nghiện của thành phố, để giúp
thân chủ tự cai nghiện ở nhà. Cũng có lần thân chủ 1 nhân viên y tế không rõ bằng
cấp hành nghề bán cho loại thuốc cai nghiện không rõ nguồn gốc, từ đó dẫn đến
thân chủ bị nghiện cả ma túy lẫn thuốc cai nghiện.
3.
Đánh giá vấn đề của thân chủ
_Về mặt luật pháp
Thân chủ đang vi phạm pháp luật là sử dụng chất ma túy, hiện tại thân chủ đang
nằm trong diện kiểm soát gắt gao của công an địa phương.
_Về mặt tâm lý
Thân chủ đang dần mất kiểm soát về mặt tâm lý, hầu như phụ thuộc vào ma túy.
Có những lúc tỉnh táo thì nhận thức được vấn đề, những lúc thiếu thuốc, túng quẫn
thì hoàn toàn mất kiểm soát cả suy nghĩ lẫn hành động, đã có nhiều hành động bạo
lực trái với con người như đánh vợ, chửi con, mắng mẹ,…đi khắp nơi xin tiền. Có
những lúc quá hưng phấn do ma túy thì thường có những hành động quá đà nói
nhiều, làm nhiều. Tình trạng tâm lý hiện giờ của thân chủ là mất kiểm soát.
_Về mặt xã hội


Thân chủ đang bị cô lập các mối quan hệ xã hội, hầu như không có đồng nghiệp
hay bạn bè. Mọi người trong xã hội đều biết vấn đề của thân chủ nên hầu hết tránh
xa, không tiếp xúc với thân chủ, kể cả một vài anh chị em khác của thân chủ. Hầu
như là thân chủ không có những hoạt động tương tác với xã hội, không có vui chơi
giải trí, không có văn hóa thể dục thể thao. Mọi người trong xã hội nghĩ thân chủ là

thành phần xấu của xã hội, còn thân chủ lại hầu như không quan tâm đến những
người khác, vì thế mà thân chủ đang bị cô lập trong các mối quan hệ xã hội.
_Về mặt y tế
Là người nghiện ma túy nên thân chủ rất hạn chế đến các cơ sở y tế để khám chữa
bệnh, hầu như toàn gọi y sĩ là người quen đến chữa trị qua loa tại nhà. Vì thế nên
vấn đề sức khỏe của thân chủ là vô vùng nghiêm trọng do không được điều trị bởi
người có chuyên môn và đúng cách, toàn tự uống thuốc và quá lạm dụng thuốc
giảm đau.
_Nhu cầu của thân chủ:
Lúc tỉnh táo nhận thức được vấn đề thân chủ muốn được tự cai nghiện ở nhà, muốn
cải thiện được tình hình hiện tại để không phải bị đưa đi trại cai nghiên hay là bị đi
tù. Thân chủ muốn một liệu pháp hiệu quả không chỉ trong quá trình cai nghiện mà
cả sau khi cai nghiện, thân chủ muốn được hòa nhập với cộng đồng mà không bị
mắc nghiện trở lại.
_Dự đoán nguyên nhân trên cơ sở ứng dụng lý thuyết:
+ Bắt đầu từ nguyên nhân dẫn đến việc thân chủ bi nghiện ma túy: Có thể nói thì
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thân chủ nghiện ma túy đo việc thân chủ nhiều
lần đi vượt biên, sống cuộc sống chui lủi, giao du với những thành phần xấu của xã
hội, như vậy theo lý thuyết sinh thái việc thân chủ nghiện ma túy là do ảnh hưởng
trực tiếp từ môi trường sống bên ngoài. Bên cạnh đó, khi phải sống xa gia đình,
sống nơi đất khách quê người, dưới áp lực mưu sinh đè nặng thì những nhu cầu
cuộc sống của thân chủ không được đáp ứng đầy đủ. Ngay từ những nhu cầu cơ
bản nhất về vật chất còn không được đáp ứng đầy đủ thì những nhu cầu khác như
là nhu cầu an toàn, nhu cầu gắn bó và yêu thương, nhu cầu tôn trọng,.. cũng không


thể được đáp ứng, từ đó có thể dẫn đến những xu hướng nổi loạn của thân chủ,
muốn đi tìm cái mới lạ, nên dễ dàng bị dụ dỗ và lôi kéo.
+ Trong quá trình tự điều trị: Việc tự cai nghiện của thân chủ luôn gặp thất bại là
do đây tuy là vấn đề của thân chủ nhưng nó mang tính xã hội cao, nên việc điều

chỉnh hành vi của thân chu không tuân theo hệ thống xã hội nên dẫn đến việc thất
bại là đương nhiên. Bên cạnh đó thân chủ không tin tưởng vào khả năng của bản
thân mình, luôn cho rằng mình kém cỏi, không làm được, nên tự mình lấn át mình,
chính vì vậy khi tham vấn cho thân chủ, cần áp dụng thuyết thân chủ trọng tâm để
khơi dậy tiềm năng của thân chủ. Thân chủ còn mắc phải tình trạng sợ hãi vai trò,
do áp lực từ gia đình phải trở thành người trụ cột, áp lực từ xã hội, từ những người
mắc ma túy xung quanh từ phía chính quyền địa phương nên thân chủ sẽ chọn cách
né tránh, không dám đối diện với thực tế, từ đó mà dẫn vào lối mòn cứ cai nghiện
rồi lại tái nghiện.
_Tiềm năng thay đổi (nhà tham vấn đánh giá thân chủ có khả năng thay đổi hay
không), thông qua đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế.
+ Điểm mạnh: Thân chủ đã nhiều lần cai nghiện trước đó nên việc cắt cơn nghiện
không mấy khó khăn; những lúc tâm lý bình thường thân chủ là người giàu tình
cảm và rất yêu thương gia đình của mình nên có thể lấy đó làm độc lực; hơn nữa
thì thân chủ đang chịu sức ép rất lớn về bên phía chính quyền địa phương mà thân
chủ lại rất sợ bị đi tù hay trại cai nghiện.
+ Điểm hạn chế: Hiện tại thân chủ là người đang có thu nhập mà số tiền thu nhập
của thân chủ không phải là nhỏ nên việc quay trở lại cộng đồng mắc nghiện lại rất
khó khăn; thân chủ sống tại địa phương, không di chuyển nơi ở nên khi ra ngoài xã
hội gặp rất nhiều những đối tượng nghiện ma túy khác, nên việc rủ rê lôi kéo là
điều khó tránh khỏi.
 Việc thay đổi, cải thiện tình hình của thân chủ là có thể thực hiện được, tuy
nhiên để duy trì được phải tùy thuộc vào mức độ cố gắng của thân chủ.


_Nguy cơ nếu vấn đề của thân chủ không được giải quyết:
Nếu vấn đề của thân chủ không được giải quyết thì nguy cơ cao nhất là thân chủ sẽ
phải đi tù hoặc trại cai nghiện, sẽ bị nhận đơn ly hôn của vợ, bị gia đình và xã hội
chối bỏ, và quan trong là tình hình sức khỏe của thân chủ càng ngày càng suy
giảm, nguy cơ nhiễm HIV cao.

4. Đề xuất hướng hỗ trợ
Ai có thể tham gia hỗ trợ thân chủ?
Gia đình, nhất là vợ của thân chủ, bên cạnh đó là anh chị em của thân chủ sẽ giúp
đỡ nguồn lực về kinh tế cũng như tinh thần. Tiếp đến là những trung tâm cai
nghiện, đó sẽ là nơi cung cấp các liệu pháp cũng như các loại thuốc giúp thân chủ
thực hiện việc cai nghiện. Và quan trọng là nhân viên công tác xã hội có vai trò
kết nối các nguồn lực để giúp đỡ thân chủ, bên cạnh đó là cung cấp những kĩ năng
ứng phó với việc tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện, bên cạnh đó là thực hiện
công tác tham vấn thường xuyên, giúp cải thiện vấn đề tâm lý cho thân chủ và
động viên thân chủ vượt qua khó khăn.



×