Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.53 KB, 2 trang )

Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Bài làm
Từ xưa đến nay, ai cũng biết học phải đi đôi với hành thì mới có
kết quả. Trong bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp đã nhắc đến nội dung này. Từ quan niệm này của Nguyễn Thiếp đã
giúp ta hiểu thêm nhiều điểu về vấn đề này.
Nguyễn Thiếp là người học rộng hiểu sâu, từng làm quan trong
triều Lê, sau đó lại ra giúp triều Tây Sơn. Tới năm 1791, ông viết bài tấu
gửi vua Quang Trung bàn về 3 điều mà theo ông bậc đế vương nên biết:
quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học). “Bàn
luận về phép học là một phần của bài tấu. Trong bài tấu, sau khi nói về
mục đích chân chính của việc học: học để hiểu được chân lí, hiểu rõ đạo
lí, học để làm người, tác giả đã nêu ra phương pháp học tập đúng đắn:
học từ thấp lên cao, học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều đã học mà
làm. Có nghĩa là học phải kết hợp với hành thì mới có kết quả: đất nước
vững yên, có nhiều nhân tài.
Quan điểm giáo dục của Nguyễn Thiếp thật tiến bộ: học cần phải đi
đôi với hành. Vậy học là gì? Hành là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến
thức do người khác truyền lại hoạc tự tìm hiểu qua sách báo, tivi, tài
liệu… để nâng cao hiểu biết, nâng cao tri thức, mở mang trình độ. Học ở
mọi lúc, mọi nơi, ở nhà, ở trường, qua thầy cô, qua bạn bè, trong cuộc
sống. Còn hành là hoạt động áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống, biến kiến thức của thầy cô thành kiến thức của mình.
Học và hành có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau
bởi chúng chính là hai mặt của một quá trình thống nhất không thể tách
rời. Nếu chúng ta chỉ học lí thuyết, tiếp thu và nắm vững kiến thức thì
kiến thức ấy chỉ là một đống lí thuyết suông, dần trở nên mai một. Khi ta
bắt tay vào thực tiễn, vào một công việc cụ thể, nếu không có kiến thức
cơ bản sẽ không tránh khỏi lúng túng bỡ ngỡ, nhiều khi còn làm hỏng
việc.


Thật vậy, thực tế đã chứng minh. Khi ta học môn Toán, nếu chỉ
học lý thuyết thì ta không thể nắm chắc, hiểu rộng hiểu sâu kiến thức,
không đạt kết quả cao. Tong môn Tiếng Anh, nếu chỉ học từ mới và cấu
trúc câu mà không tập nói, tập nghe đặc biệt là tập giao tiếp với người
nước ngoài, chúng ta sẽ không giỏi được. Trong sản xuất lao động, con
người cần có những kiến thức cơ bản về kĩ thuật. Nếu chỉ thực hành mà
không có lý thuyết chỉ đạo soi đường thì việc thực hành sẽ kém hiệu quả,
gặp khó khăn, có khi còn bị thất bại. Học môn Hóa mà không chịu học lý
thuyết, kí hiệu hóa học, hóa trị, tính chất của chất mà cứ lao vào làm bài
tập thì khó có thể làm được. Nếu biết kết hợp học và hành với nhau thì
kết quả công việc mới tốt, kiến thức nắm chắc, học rộng hiểu sâu.


Trong lịch sử dân tộc ta từ xưa đến nay đã có rất những người
thành công nhờ biết kết hợp giữa học và hành . Lý Công Uẩn thuở nhỏ
nhờ chăm chỉ học hành, lớn lên đỗ đạt làm quan và sau này được làm
vua. Ông là người thông hiểu về lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hóa. Bởi vậy
ông đã biết nhìn xa trông rộng, thấy được Đại La (tức Hà Nội ngày nay)
phù hợp với việc định đô lâu dài, với sự phát triển đất nước, là kinh đô
bậc nhất của đế vương muôn đời. Mong ước của Lý Công Uẩn đã được
thần dân ủng hộ. Nguyễn Trãi học rộng tài cao, tinh thông uyên bác. Ong
đã dùng kiến thức của mình để đảm nhận tôt vai trò quân sư cho Lê Lợi
chiến thắng giặc Minh thế kỉ XV.
Ngày nay, cũng không thiếu gi những tâm gương nhờ biết kết hợp
giữa học và hành mà thành công trong cuộc sống. Gs. Ngô Bảo Châu,
thuở nhỏ đã thông minh, học giỏi. Ông đã biết dùng kiến thức của mình
để trinh phục những đỉnh cao tri thức như HCV Olympic Toán quốc tế,
đặc biệt là giải thưởng Feiuls – giải thưởng danh giá nhất cho những nhà
toán học hàng đầu thế giới. Nhiều bạn học sinh như em Phạm Văn Nghĩa
ở tp. HCM, chỉ là một học sinh lớp 7 nhờ biết kết hợp học đi đôi với hành

nên có thể giúp mẹ thụ phấn cho ruộng bắp nhà mình để đạt năng suất
cao. Em còn nuôi gà, nuôi heo, còn chế tạo ra cái tời để mẹ kéo nước cho
đỡ vất vả và còn rất nhiều những tấm gương khác trong cuộc sống. Rõ
ràng học đi đôi với hành là phương pháp cần thiết cho những ai muốn
thành công trên bước đường đời.
Vậy mà hiện nay, bên cạnh đa số những người biết kết hợp học đi
đôi với hành vẫn còn những kẻ lời nói không đi đôi với việc làm hoặc cứ
làm mà không quan tâm đến kĩ thuật. Những kẻ đó thật đáng lên án và
phê phán.
Hơn 2000 năm đã trôi qua mà phép học của Nguyễn Thiếp vẫn là bài học
vô cùng quý giá đối với tất cả mọi người. Vậy để học tập tốt theo quan
điểm giáo dục tiến bộ ấy chúng ta cần phải làm những gì? Trước hết là
phải tích cực học tập, chủ động nắm vững lí thuyết và vận dụng thành
thạo chúng vào thực hành. Ta cần biết kết hợp hài hòa giữa học và hành,
coi đó là phương châm học tập. Không chỉ có vậy, mỗi chúng ta phải
không ngừng học tập rèn luyện biến quá trình đào tạo của thầy thành quá
trình tự đào tạo của mình. Bản thân còn là một học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường, em luôn ý thức chăm chỉ học tập rèn luyện bản thân, tu
dường phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân tốt. Em còn tích cực
vận dụng những kiến thức mình đã học trên lớp để áp dùng vào thực tể
giúp ích cho cuộc sống hằng ngày của mình.
Dù cho thời gian đổi thay, xã hội tiên tiến phát triển thì học đi đôi
với hành mãi là phương pháp học tập đúng đắn cho những ai muốn thành
công trong đường đời.
Hin



×