UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP Thanh Hoá, ngày 08 tháng 6 năm 2016
Số: 260/CV-PGD&ĐT
V/v báo cáo tóm tắt đề tài SKKN
Kính gửi: Ông (Bà) Hiệu trưởng trường Mầm non, Tiểu học và THCS
Thực hiện ý kiến của Hội đồng thi đua khen thưởng Uỷ ban nhân dân thành
phố Thanh Hoá về thẩm định SKKN của cán bộ, giáo viên đề nghị khen cao,
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (CSTĐ) và giáo viên giỏi cấp thành phố năm học 20152016.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường có cán
bộ, giáo viên trong danh sách dự kiến đề nghị khen cao, CSTĐ và Giáo viên giỏi
(có danh sách kèm theo) thực hiện tóm tắt đề tài, sáng kiến kinh nghiệm cá nhân
theo mẫu (gửi kèm) với qui định:
Đánh máy vi tính vào bản tóm tắt:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị,
- Tên đề tài, SKKN (mục 1)
- Lý do chọn đề tài (mục 2)
- Tóm tắt một số nội dung của đề tài SKKN (mục 3)
- Mục 4 Đánh giá của hội đồng để nguyên các mục và các dòng như trong
mẫu để Hội đồng khoa học Phòng giáo dục đánh giá.
- In bản tóm tắt và nộp về đồng chí Lương Trọng Tuyên - CV PGD&ĐT
trong ngày 10/6/2016.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần liên hệ về Phòng Giáo dục
và Đào tạo qua (đồng chí Lương Trọng Tuyên) để được hỗ trợ./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- LĐ, CV Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT.
TRƯỞNG PHÒNG
Đã ký
Tạ Hồng Lựu
SỞ GD&ĐT THANH HOÁ
HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ THANH HOÁ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
TP. Thanh Hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2016
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ tên: Hoàng Thị Thủy…..……………………………………………
Chức vụ :Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Quảng Tâm
1. Tên đề tài, sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp giảng dạy tiết thực hành trong chương trình hóa học 9
2. Lý do chọn đề tài:
Việc dạy môn Hoá học, việc truyền thụ kiến thức, kĩ năng hoá học cơ bản
cho học sinh cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng hành động, hình thành kĩ năng vận
dụng kiến thức hóa học tiến hành nghiên cứu khoa học hoá học.
Mục tiêu cần đạt được ở bộ môn Hoá học là: Hình thành các kĩ năng quan
sát, ghi chép, mô tả, đề ra giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, tiến hành các thí
nghiệm hoá học từ đơn giản đến phức tạp. Đối với chương trình Hoá học lớp 9
nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông và thói quen học tập,
làm việc khoa học làm nền tảng cho giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực
nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vào cuộc
sống.
3. Một số nội dung chính của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
- Phần 1: Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, để hoà nhập với cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy mà mục tiêu
của giáo dục nói chung cũng phải thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất
nước. Vì thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp giảng dạy
môn Hoá học nói riêng là tất yếu khách quan. Chính vì sự đổi mới về mục tiêu- tất
yếu phải đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu giáo dục của các cấp học đều
chú ý đến việc hình thành các năng lực cho học sinh, đó là : năng lực nhận thức,
năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng .
- Phần 2: Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp giảng dạy môn Hoá học đặc biệt là phương pháp giảng dạy
các tiết thực hành môn Hoá học 9 nói riêng. Tuy bước đầu đã có nhiều đổi mới
nhưng trong thực tế còn nhiều vấn đề vướng mắc, hạn chế, hiệu quả học tập môn
Hoá học còn thấp so với nhiều bộ môn khác khiến cho bản thân và các bạn đồng
nghiệp thấy còn nhiều băn khoăn trăn trở trong khi dạy các tiết thực hành. Từ việc
soạn giáo án đến việc lên lớp ở tiết học này hiệu quả thường không đạt được như
mục tiêu đề ra. Dẫn đến hứng thú học tập bộ môn của học sinh chưa tốt, xuất hiện
tư tưởng nhàm chán, ngại khó, vì thế mà chưa say sưa với môn học. Tiết thực
hành ít thành công thể hiện trong việc viết thu hoạch của học sinh kết quả thấp.
Từ đó học sinh lười học, ngại làm thí nghiệm vì vậy mà lí thuyết xa rời thực hành,
khi học hết chương trình học sinh có sự hụt hẫng kiến thức. Mặt khác, thực trạng
ở các nhà trường THCS hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế. Việc lên lớp nói
chung, việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn nhiều tồn tại, tâm lí ngại
sử dụng đồ dùng hoặc sử dụng qua loa vẫn còn tồn tại, ngay cả giáo viên có ý
thức tương đối tốt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy và đặc
biệt là tiết thực hành cũng còn nhiều hạn chế về kĩ năng tổ chức và sử dụng đồ
dùng. Bên cạnh đó, hiện nay các thiết bị dạy học khá đầy đủ xong thiếu đội ngũ
cán bộ thiết bị đặc biệt là cơ sở vật chất, phòng chức năng thiếu cản trở lớn đến
việc sử dùng đồ dùng sẵn có, giáo viên còn chưa có ý thức sưu tầm và tự làm đồ
dùng, cải tiến đồ dùng dạy học.
- Phần 3: Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề:
Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm.
Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành và vận dụng các kiến
thức từ thực hành để giải thích các vấn đề trong thực tiễn.
Rèn luyện tính nghiêm túc, khả năng làm việc tập thể có hiệu quả cho từng
học sinh.
Phát huy và phát triển các kỹ năng thao tác thí nghiệm thuần thục cho học
sinh.
Nâng cao chất lượng học tập đối với từng khối lớp.
- Phần 4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn tăng , đa số học sinh biết thực hành TN,
nhiều em thực hành rất thuần thục,chất lượng học tập nâng lên rõ rệt, nhất là tỉ lệ
học sinh đại trà tăng cao và tỉ lệ học sinh yếu giảm mạnh.
4. Đánh giá của Hội đồng về đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
4.1. Về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, kỹ
thuật sử dụng:
………………………………………………………………………………………………………………………...………..…
……………………………………………………………………………………………………………..………………………
…………………………………………………………………………………………………………….……………………..…
4.2. Về giá trị khoa học của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………...…
……………………………………………………………………………………………………………..………………………
…………………………………………………………………………………………………………….……………………..…
4.3. Về ý nghĩa thực tiễn, hiệu quả, phạm vi áp dụng của đề tài:
…………………………………………………………………………………………………………………………………...…
……………………………………………………………………………………………………………..………………………
…………………………………………………………………………………………………………….……………………..…
4.4. Về kết quả vượt trội của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………...…
……………………………………………………………………………………………………………..………………………
…………………………………………………………………………………………………………….……………………..…
4.5. Xếp loại đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
Đề tài đã được Hội đồng Khoa học, Sáng kiến Phòng Giáo dục thành phố
đánh giá xếp loại ………………………….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Tạ Hồng Lựu