Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******

ĐẶNG THỊ TƯƠI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VIỆC
TRỒNG CAM VÀ TRỒNG RỪNG Ở HUYỆN
HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*******

ĐẶNG THỊ TƯƠI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VIỆC
TRỒNG CAM VÀ TRỒNG RỪNG Ở HUYỆN
HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành : Kinh tế và Quản lý Môi trường

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN THẾ CHINH

Hà Nội, 2008



LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở bộ môn Kinh tế môi
trường, Khoa Kinh tế Quản lý Môi trường và Đô Thị, Trường Đại học Kinh tế Quốc
Dân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, người đã
tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết luận văn. Đồng thời tôi cũng
xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại Phòng Nông nghiệp - Ủy ban nhân dân huyện
Hàm Yên; Lâm trường Hàm Yên; Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài
nguyên – Môi trường đã cung cấp những dữ liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu
này.
Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài luận văn song
chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết cả về nội dung và
hình thức, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Hà nội, tháng 10 năm 2008

Đặng Thị Tươi


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CHI
PHÍ – LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN.................................4
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN VIỆC TRỒNG CAM VÀ TRỒNG
RỪNG Ở HUYỆN HÀM YÊN, TUYÊN QUANG..............................................21
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA VIỆC TRỒNG
CAM VÀ TRỒNG RỪNG - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT..............................................................................................57

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



Bảng 1-1: So sánh CBA và Phân tích chi phí hiệu quả.........................................6
Bảng 1-2: So sánh CBA và Phân tích tài chính.....................................................6
Bảng 2-3: Diện tích trồng cam và sản lượng trồng cam của các xã ở huyện
Hàm Yên năm 2006...............................................................................................44
Bảng 2-4: Tổng hợp rà soát đất trồng cam, kế hoạch trồng mới từ năm 20072010
45
Bảng 2-5: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các xã tại huyện Hàm Yên
năm 2005
48
Bảng 3-6: Xác định các chi phí và lợi ích của việc trồng rừng trên quan điểm
tài chính và quan điểm kinh tế.............................................................................59
Bảng 3-7: Các phương pháp áp dụng để lượng giá các chi phí và lợi ích của
việc trồng rừng.......................................................................................................62
Bảng 3-8: Chi phí trồng mới 1ha rừng keo trong năm thứ 1.............................65
Bảng 3-9: Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trong 3 năm tiếp theo...................65
Bảng 3-10: Tổng chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ cho 1 ha rừng trồng (keo lai)
qua chu kỳ 7 năm...................................................................................................66
Bảng 3-11: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng trồng (keo lai)..................................68
Bảng 3-12: Giá trị cung cấp nguồn phân bón cho đất của rừng trồng (keo lai)
69
Bảng 3-13: Tổng hợp lợi ích của việc trồng 1 ha rừng qua chu kỳ 7 năm.........70
Bảng 3-14: Giá trị hiện tại ròng của việc trồng rừng trên quan điểm tài chính
70
Bảng 3-15: Giá trị hiện tại ròng của việc trồng rừng trên quan điểm kinh tế. .71
Bảng 3-16: Tỷ số B/C của việc trồng rừng trên quan điểm tài chính................72
Bảng 3-17: Tỷ số B/C của việc trồng rừng trên quan điểm kinh tế...................73
Bảng 3-18: Xác định các chi phí và lợi ích của việc trồng cam trên quan điểm
kinh tế và tài chính................................................................................................76
Bảng 3-19: Các phương pháp áp dụng để lượng giá các chi phí và lợi ích của
việc trồng rừng.......................................................................................................77

Bảng 3-20: Chi phí trồng 1 ha cam trong năm đầu tại huyện Hàm Yên...........79
Bảng 3-21: Chi phí chăm sóc 1ha cam trong 3 năm tiếp theo............................79
Bảng 3-22: Tổng hợp chi phí trồng 1 ha cam qua chu kỳ 7 năm.......................80
Bảng 3-23: Doanh thu từ việc trồng 1ha cam qua chu kỳ 7 năm.......................80


Bảng 3-24: Tổng hợp lợi ích từ việc trồng 1ha cam qua chu kỳ 7 năm.............81
Bảng 3-25: Giá trị hiện tại ròng của việc trồng cam trên quan điểm tài chính.81
Bảng 3-26: Giá trị hiện tại ròng của việc trồng cam tính trên quan điểm kinh tế
82
Bảng 3-27: Tỷ số B/C của việc trồng cam đứng trên quan điểm tài chính........83
Bảng 3-28: Tỷ số B/C của việc trồng cam đứng trên quan điểm kinh tế...........83
Bảng 3-29: Bảng thể hiện các chỉ tiêu kinh tế khi r = 12%................................86

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Sơ đồ các bước thực hiện CBA một dự án..........................................10
Hình 1-2: Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá hiệu quả của việc trồng cam và
trồng rừng
19
Hình 2-3: Bản đồ vị trí huyện Hàm Yên..............................................................23
Hình 2-4: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Hàm Yên năm 2005...............43
Hình 3-5: Các yếu tố xói mòn đất.........................................................................60
Hình 3-6: Mô hình đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng.................................67
Hình 3-7: NPV trồng rừng trên quan điểm tài chính khi thay đổi tỷ lệ chiết
khấu r
74
Hình 3-8: NPV trồng rừng trên quan điểm kinh tế khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu
r
75
Hình 3-9: NPV trồng cam trên quan điểm tài chính khi thay đổi tỷ lệ chiết

khấu r
85
Hình 3-10: NPV trồng cam trên quan điểm kinh tế khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu
r
86
Hình 3-11: Nguyên lý kiểm soát xói mòn đất.......................................................97


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
B/C

Lợi ích/Chi phí (Benefit/Cost)

CBA

Phân tích Chi phí – Lợi ích (Cost – Benefit Analysis)

CDM

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)

CER

Chứng chỉ giảm khí thải (Certified Emission Reduction)

IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return)

NPV


Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNFCCC

Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
(United Nations Framework Convention on Climate Change)

VNĐ

Việt Nam đồng


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn. Do vậy, trên thực tế chúng ta phải đối mặt
với sự lựa chọn trong khi sử dụng đất nhằm sử dụng đất một cách hiệu quả trên cả
phương diện kinh tế - xã hội và môi trường.
Xã hội không bao giờ đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các phương án. Vì vậy
luôn đặt chúng ta đứng trước sự lựa chọn các phương án. Phân tích chi phí – lợi ích
là công cụ hữu hiệu giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của các
dự án theo quan điểm xã hội, tạo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn phương án đầu
tư hiệu quả.
Huyện Hàm Yên, Tuyên Quang là địa danh nổi tiếng với nghề trồng cam.

Chính nhờ vào loại cây trồng này mà cuộc sống người dân ở đây đã và đang được
cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, để đảm bảo cho chất lượng môi trường trên địa bàn,
ngoài những diện tích đất dành cho trồng cam, trong quy hoạch sử dụng đất vẫn
phải duy trì một quỹ đất nhất định cho trồng rừng. Thực tế cho thấy, do lợi ích trước
mắt của việc trồng cam mang lại nên nhiều nơi người dân muốn chuyển đất từ trồng
rừng sang trồng cam.
Trong quy hoạch sử dụng đất của huyện Hàm Yên, lựa chọn phương án trồng
cam hay trồng rừng chính là giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Để
giải quyết đưa ra phương án lựa chọn tối ưu nhất, với kiến thức chuyên môn đã
được đào tạo tại trường cùng với kinh nghiệm làm việc hiện tại, tôi đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu là: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng
rừng ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”. Nghiên cứu này nhằm tính toán đầy
đủ và so sánh các lợi ích và chi phí của hai phương án trồng cam và trồng rừng trên
các quan điểm tài chính và kinh tế. Từ đó làm cơ sở tham khảo trong lựa chọn chính
sách đối với quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ
môi trường trên địa bàn huyện. Nếu chọn phương án sử dụng đất nào thì cần có
những biện pháp tương ứng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững.


2

2. Mục tiêu của đề tài
-

Vận dụng cơ sở lý luận của phân tích Chi phí – Lợi ích (CBA) để xem xét,
đánh giá lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý.

-

Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của các phương

án sử dụng đất trồng cam và trồng rừng ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang
nhằm tìm ra phương án sử dụng đất hợp lý.

-

Đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo thực hiện phương án sử dụng
đất thân thiện với môi trường. Đảm bảo duy trì được quy hoạch sử dụng đất
đã được lập ra trên địa bàn huyện Hàm Yên.

3. Đối tượng nghiên cứu
-

Các phương án sử dụng đất trồng cam và trồng rừng trên địa bàn huyện Hàm

Yên Tuyên Quang.
-

So sánh hiệu quả của hai phương án trồng cam và trồng rừng.

4. Phạm vi nghiên cứu
-

Về mặt học thuật: Có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng để so sánh hiệu

quả của 2 dự án. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp phân
tích chi phí - lợi ích.
-

Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Hàm Yên của tỉnh


Tuyên Quang.
-

Về thời gian: Thu thập các số liệu từ năm 2000 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp CBA là phương pháp chính để đánh giá hiệu quả
của dự án trồng cam và trồng rừng. Tuy nhiên để thực hiện được CBA thì các
phương pháp được sử dụng bổ sung đó là các phương pháp định giá, lượng giá các
chi phí – lợi ích trên cơ sở phân tích, so sánh và tổng hợp các số liệu về hiện trạng
trồng cam và trồng rừng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê,


3

tổng hợp, phương pháp kế thừa để thực hiện nghiên cứu.
Để thực hiện được nội dung nghiên cứu trên, đề tài sử dụng 2 nguồn số liệu cơ
bản: 1) Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra khảo sát địa bàn nghiên cứu để lấy các dữ
liệu phục vụ cho tính toán chi phí và lợi ích của việc trồng cam và trồng rừng; 2) Số
liệu thứ cấp: Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ Ủy ban nhân dân huyện như Báo cáo
quy hoạch sử dụng đất của huyện Hàm Yên đến năm 2010; Chương trình phát triển
lâm nghiệp từ 2006 -2010 của huyện; Đề án phát triển trồng cam của huyện.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể
như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc áp dụng phân tích Chi phí – Lợi ích trong
đánh giá hiệu quả dự án.
Chương 2: Hiện trạng thực hiện việc trồng cam và trồng rừng ở huyện Hàm
Yên, Tuyên Quang.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng

– Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ –
LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN

1.1.

CBA và vai trò của CBA trong phân tích chính sách

1.1.1.

Khái niệm về CBA

Có rất nhiều khái niệm về phân tích chi phí lợi ích được đưa ra. Tuy nhiên,
một số khái niệm được dùng phổ biến nhất là:
“Phân tích kinh tế, còn gọi là phân tích chi phí - lợi ích mở rộng của phân tích
tài chính, …được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và các cơ quan quốc tế để xem
xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không” (Frances
Perkins, 1994).
“Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp được dùng để nhận dạng,
lượng hóa bằng tiền tất cả cái “được” và “mất” tiềm năng từ một dự án nhất định
nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã hội nói
chung”. (Tevfik F.Nas)
“Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp hay một công cụ dùng để đánh
giá và so sánh giữa các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nhằm cung
cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực”.
Như vậy, CBA là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến

hành các dự án được đề xuất hay không. CBA cũng được dùng để đưa ra quyết định
lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Người ta tiến hành
CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự
án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi
ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là
đáng giá và nên được triển khai.
Những dự án mà CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án cho
đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng. Trong trường hợp phải chọn một dự án
trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại lợi ích


5

ròng lớn nhất. Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra
trong dự án đối với rủi ro và bất trắc xảy ra.
Mặc dù ý tưởng thì đơn giản song trong thực tế sẽ có nhiều khó khăn để có thể
tiến hành được một CBA có chất lượng. Chỉ đơn giản là việc xác định đâu là chi
phí, đâu là lợi ích cũng đã đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng có thể có
nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Trong khi một số đầu vào, đầu ra có
thể có các mức giá phổ biến và ổn định thì một số khác lại có mức giá biến đổi
trong quá trình triển khai dự án. Tuy nhiên có thể có một số đầu vào, đầu ra không
được đưa ra buôn bán trên thị trường. Điều này khiến cho chúng ta cần phải đưa ra
những phương pháp định giá khác nhau.
CBA mặc định rằng tất cả các mặt hàng đều có một giá trị tiền tệ nhất định.
Điều này là cần thiết trong việc so sánh giữa đầu vào và đầu ra để quyết định xem
liệu một dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không. Trong khi chúng ta có những kỹ
năng thích hợp để quy ra tiền với phần lớn các mặt hàng thì chúng ta khó có thể làm
như vậy với một số mặt hàng nhất định. Ví dụ như không khí trong lành và sức
khỏe tốt đều rất đáng quý song sẽ là một thách thức lớn để có thể xác định chính
xác lợi ích ròng của một chương trình mang lại không khí trong lành và sức khỏe tốt

cho mọi người.
Cần phải nhận thấy một điều rằng người ta đưa các quyết định liên quan đến
các dự án không chỉ đơn thuần dựa trên cơ sở CBA. Các tính toán chính trị và xã
hội nằm ngoài CBA có thể có tầm quan trọng ít nhất là ngang bằng với các lợi ích
kinh tế trong việc quyết định có nên triển khai dự án hay không. Điều này đúng nhất
là trong trường hợp đưa ra các quyết định đối với chính sách công. Lúc đó, các tài
nguyên thường được phân bổ dựa trên các lý do khác chứ không phải là hiệu quả
kinh tế. Những vấn đề công bằng, bình đẳng trong các trường hợp này có thể sẽ thế
chỗ cho những nguồn lợi ròng lớn về kinh tế. Nhưng ít nhất cũng có thể hy vọng
rằng một CBA có thể tác động tới quyết định của một người còn đang do dự hay có
thể đưa chúng ta đến với lựa chọn tối ưu giữa các dự án có tác động chính trị, xã hội


6

tương tự như nhau.
Như vậy có thể đưa ra một số nhận định về đặc điểm của phân tích chi phí lợi
ích như sau: Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp đánh giá để cung cấp
thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn; Phân tích chi phí lợi ích quan tâm chủ
yếu đến hiệu quả kinh tế; Phân tích chi phí - lợi ích xem xét tất cả các chi phí và lợi
ích có giá thị trường và không có giá thị trường; Phân tích chi phí - lợi ích xem xét
vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung.
1.1.2. Phân biệt CBA với các phương pháp phân tích khác
Phân biệt CBA với phân tích hiệu quả chi phí
Bảng dưới đây sẽ thể hiện một số điểm khác biệt giữa phương pháp CBA và
phương pháp phân tích hiệu quả chi phí:
Bảng 1-1: So sánh CBA và Phân tích chi phí hiệu quả




CBA

Phân tích hiệu quả chi phí

(Cost Benefit Analysis)

(Cost Effectiveness Analysis)

Khi các kết quả chủ yếu của dự án
có thể đo lường bằng tiền

 Khi các kết quả chủ yếu của dự án
không thể đo lường bằng tiền

 So sánh trực tiếp các dự án có các
mục tiêu giống hoặc khác nhau

 Chỉ so sánh các phương án có
cùng mục tiêu

 Khi thông tin tương đối rõ ràng

 Thông tin càng rõ càng tốt

 Ứng dụng trong hầu hết các lĩnh
vực

 Phù hợp với các dự án thuộc
phạm vi các chương trình dịch vụ
cộng đồng và xã hội (y tế, giáo

dục, phúc lợi, ..)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Phân biệt CBA với phân tích tài chính

Bảng 1-2: So sánh CBA và Phân tích tài chính


7

CBA

Phân tích tài chính

Quan điểm

Toàn xã hội

Cá nhân, xí nghiệp, hộ gia
đình

Mục tiêu

Tăng phúc lợi

Tăng lợi nhuận/thu nhập

Lợi ích

Tăng phúc lợi xã hội


Doanh thu bằng tiền

Đo lường lợi ích

Bằng lòng chi trả (WTP)

Doanh thu bằng tiền

Chi phí

Giảm phúc lợi xã hội

Chi phí bằng tiền

Đo lường chi phí

Chi phí cơ hội

Chi phí bằng tiền

Đánh giá

Thay đổi ròng trong phúc Thay đổi doanh thu
lợi

Đơn vị đo lường

Tiền


Tiền

Khác





Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của CBA
Những ưu điểm của CBA
 Cung cấp thông tin giúp xã hội ra quyết định về việc phân bổ nguồn lực hiệu quả
giữa các mục tiêu sử dụng cạnh tranh lẫn nhau (sự rõ ràng và tin cậy cho việc ra
chính sách)

 Cung cấp khung phân tích vững chắc cho việc thu thập dữ liệu cần thiết
 Giúp tổng hợp và lượng hóa bằng tiền các tác động khác nhau để có thể so sánh
được

 Được ứng dụng cho việc đánh giá nhiều loại tác động của dự án (có giá và không
có giá thị trường)
Những hạn chế kỹ thuật của CBA

 Lượng hóa bằng tiền các lợi ích và chi phí đôi khi không thể thực hiện được do
những hạn chế trong lý thuyết, dữ liệu.
Để khắc phục những hạn chế kỹ thuật của CBA người ta dùng các Phương pháp thay thế
để thực hiện đó là:


8


- Tiến hành CBA định tính
- Thực hiệc phân tích chi phí – hiệu quả
- Thực hiện phân tích đa mục tiêu
- Thực hiện CBA gia quyền theo sự phân phối

1.1.4. Vai trò của CBA trong phân tích chính sách
CBA là một kỹ thuật dùng để phục vụ cho các nhà ra quyết định, đặc biệt nhà
ra chính sách trước một chương trình dự án mà người ta chưa biết nên chọn theo
hướng nào. CBA là một công cụ quan trọng giúp ích cho nhà hoạch định chính
sách.
CBA là một công cụ sử dụng khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của các
chương trình dự án.
Khi thực hiện CBA đối với một chương trình dự án thì quá trình thực hiện
thường chia thành 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Trước khi thực hiện dự án
Thực hiện phân tích này để có kiến thức ban đầu về dự án để đi đến quyết định
có phân bổ nguồn lực cho dự án đó hay không?
- Cấp độ 2: Trong quá trình thực hiện dự án
Khi mà dự án đã đi vào hoạt động tương đối dài. Người ta tính lại các phương
án để xem vốn thực tế đã bỏ vào so với dự toán trước đây có phù hợp với dự kiến
ban đầu không để tiếp tục có những điều chỉnh để đảm bảo tính tiến độ. Thực tế gần
100% các dự án không đạt.
- Cấp độ 3: Giai đoạn cuối
Khi đã kết thúc dự án, phân tích giai đoạn này để rút ra những kinh nghiệm về
những hoạt động, chi phí thực tế để thực hiện các dự án tương tự.
Ngoài ra nếu trong phân tích CBA thực hiện cả 3 giai đoạn thì có thể người ta
so sánh giữa các giai đoạn với nhau. So sánh phân tích ban đầu với phân tích cuối
cùng hoặc phân tích ban đầu với phân tích giữa. Việc so sánh này giúp cho các nhà



9

quản lý nắm được vận hành của từng giai đoạn và kết quả cả quá trình thực hiện dự
án giai đoạn nào có tính hiệu quả nhất trong 3 giai đoạn. Như vậy, đối với nhu cầu
thực tế trong các chương trình, các dự án tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà người ta yêu
cầu các nhà CBA phải thực hiện các giai đoạn khi bắt đầu thực hiện hoặc trong quá
trình đang thực hiện hoặc khi kết thúc để tổng kết. Thông thường khi họ gặp phản
ứng từ xã hội, chịu sức ép Bước
của người
dânđịnh
thì yêu
cầuthuộc
đặt ra
1: Quyết
lợi ích
ai làm CBA càng lớn.
và chi phí thuộc ai

1.2. Các bước thực hiện CBA cho đánh giá một dự án
Phân tích chi phí – lợi ích có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành
trong đó có một số bước nổiBước
bật.2:Không
phânhưởng
tích nào
Liệt kêphải
các ảnh
tiềm cũng yêu cầu phải thực
năng Một
và các

đo lường
hiện đầy đủ tất cả các bước đi này.
dựchỉ
ánsốngắn
hạn sẽ không đòi hỏi phải chiết

khấu lợi ích trong tương lai. Một dự án đã triển khai nhiều lần có thể sẽ không gặp
phải rủi ro hay bất trắc. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, để cân nhắc có
Bước
3: Đưa
ra việc
dự đoán
nên triển khai một dự án hay
không
cho
triểnnhững
khai ảnh
dự án nào giữa các dự án
hưởng về lượng

được đề xuất, chúng ta cần thực hiện theo các bước như sơ đồ sau:

Bước 4: Lượng hóa bằng tiền tất cả
các tác động

Bước 5: Quy tất cả các giá trị tiền
tệ đã tính toán về giá trị hiện tại

Bước 6: Tổng hợp và tính toán các
chỉ tiêu


Bước 7: Phân tích độ nhạy

Bước 8: Đề xuất các phương án mà
trong đó lựa chọn phương án đem
lại lợi ích xã hội lớn nhất


10

Hình 1-1: Sơ đồ các bước thực hiện CBA một dự án


11

1.2.1. Quyết định lợi ích thuộc ai và chi phí thuộc ai
Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí
và lợi ích thuộc ai. Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất quán trong việc giải quyết
những vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi ích và chi phí cho những
người/nhóm người khác nhau. Nếu bước này phân định không rõ ràng thì chúng ta
sẽ định giá sai quy trình tính toán sau này.
Từ thực tiễn cho thấy việc phân định đó phụ thuộc vào từng loại chương trình,
dự án, từng vị trí nhìn nhận của người ra hoạch định chính sách hoặc người đánh
giá.
Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét.
Chúng có loại trừ lẫn nhau hay không. Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế
tương ứng vào phân tích. Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không tiến hành dự án.
Song đó có thể chỉ là một cơ sở để so sánh.
Về mặt cơ sở khoa học thì bất cứ một dự án hoặc chương trình nào cũng có
nhiều giải pháp thay thế khác nhau. Do vậy, khi chúng ta có nhiều phương án sẽ

giúp chúng ta chọn ra phương án hiệu quả nhất. Cho nên bất cứ CBA nào chúng ta
phải đưa ra các phương án thay thế. Tuy nhiên trên thực tế, những thiếu sót kiểu này
không phải là hiện tượng hiếm khi xảy ra. Khi chúng ta thay đổi quy mô, thời hạn
thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có được những thay thế thích ứng.
Trong việc sử dụng đất ở huyện Hàm Yên có rất nhiều phương án sử dụng đất
có thể thay thế nhau. Do giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào 2 phương án sử dụng
đất phổ biến đó là phương án sử dụng đất để trồng cam và phương án sử dụng đất
để trồng rừng.
1.2.2. Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và các chỉ số đo lường
Bất cứ một CBA nào người có trình độ cao phải hình dung ra được khi thực
hiện dự án thì tác động của nó tới môi trường và xã hội như thế nào. Mỗi tác động
đều gắn với chi phí và lợi ích. Do vậy cần phải phân biệt rạch ròi những tác động


12

nào là tác động trực tiếp, những tác động nào là tác động tiềm năng.
Đối với các ảnh hưởng tiềm năng là những ảnh hưởng chúng ta có thể nhìn
thấy và dự đoán nó có thể xảy ra trong tương lai để chúng ta đưa vào tính toán và
lượng hóa chúng, thường những ảnh hưởng này khi đưa ra tính toán và xem xét thì
dễ nhận dạng và dự đoán được.
Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất có thể.
Có thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét cũng như tác
động của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ
dự án nào.
Đối với nhà phân tích được đánh giá cao, thường liệt kê ra những ảnh hưởng
tiềm năng khá chính xác. Như vậy sẽ giúp cho nhà hoạch định chính sách lường
trước được các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.
Các chỉ số đo lường là các thông số mà chúng ta sẽ đưa ra để phục vụ cho việc
tính toán. Các dạng ảnh hưởng mà chúng ta đã xác định có vai trò quan trọng nhất.

Điều quan trọng là tiến hành lượng hóa các tác động nếu có thể. Để đánh giá
chuẩn xác một dự án đòi hỏi phải biết được lượng đầu vào và đầu ra cần có. Khi
không thể lượng hóa được một tác động thì ít nhất ta cũng phải đề cập đến tác động
đó.
Cụ thể các ảnh hưởng tiềm năng và các chỉ số đo lường đối với việc trồng cam
và trồng rừng ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang sẽ được thể hiện chi tiết trong
chương 3.
1.2.3. Đưa ra dự đoán những ảnh hưởng về lượng
Chúng ta lượng hóa những yếu tố của tác động trong đó chúng ta quy tất cả
những tác động những ảnh hưởng bằng số hóa.
1.2.4. Lượng hóa bằng tiền tất cả các tác động
Trên cơ sở chúng ta dự báo, liệt kê những ảnh hưởng vật chất tiềm năng thì


13

vấn đề tiếp theo là dự đoán những ảnh hưởng về lượng làm cơ sở cho việc tính toán
sau này.
Tất cả những nhân tố tác động đều phải được lượng hóa. Có những nhân tố
lượng hóa đơn giản nhưng có những nhân tố lượng hóa phức tạp, nhưng bất cứ một
lượng hóa nào cũng phải có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn.
Có hai phương án: thứ nhất là dùng giá thị trường: nên dùng giá thị trường
chung; thứ hai nếu không có giá thị trường chúng ta dùng “shadow price” – “giá
bóng”. Trong kinh tế môi trường chúng ta có nhiều phương pháp định giá khác
nhau khi không có giá thị trường. Đó là các phương pháp sau:
- Phương pháp đáp ứng - liều lượng
- Phương pháp chi phí thay thế
- Phương pháp chi phí cơ hội
- Phương pháp chi phí du lịch
- Phương pháp đánh giá hưởng thụ

- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
1.2.5. Quy tất cả các giá trị tiền tệ đã tính toán về giá trị hiện tại
Bất cứ một dự án nào thì sự tồn tại và vận hành của dự án cũng biến đổi theo
thời gian nhất định. Khi tiến hành CBA để ra quyết định thì phải tính tại thời điểm
hiện tại, điều này buộc chúng ta phải quy đổi tất cả giá trị tiền tệ về giá trị hiện tại.
Thông thường người ta dùng chiết khấu để quy đổi, trong đó có tính yếu tố về
lạm phát, biến động khách quan về thị trường do ảnh hưởng chính trị.
Đối với phần lớn các dự án, cần phải tính chi phí và lợi ích được chiết khấu tại
những thời điểm khác nhau. Người ta thường thực hiện điều này bằng cách sử dụng
biện pháp chiết khấu lũy thừa để tính giá trị hiện tại của chi phí lợi ích. Rất khó để
có thể lựa chọn được một mức lãi suất chiết khấu đúng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức
nghiên cứu đưa ra những mức lãi suất chuẩn dùng cho các phân tích.


14

Đối với đồng tiền danh nghĩa thì tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa sẽ được sử dụng
để quy đổi giá trị đồng tiền. Tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa dựa trên chi phí cơ hội của
đồng tiền. Thông thường người ta sử dụng lãi suất ngân hàng hay lãi suất trái phiếu
của chính phủ để tính. Còn đối với việc tính toán chi phí lợi ích của đồng tiền thực
thì người ta sẽ sử dụng tỷ lệ chiết khấu thực trong tính toán . Đó là tỷ lệ chiết khấu
dựa trên lãi suất ngân hàng hoặc lãi suất trái phiếu của chính phủ có tính tới yếu tố
tỷ lệ lạm phát:
i−m
1+ m

r=
Trong đó :

r là tỷ lệ chiết khấu thực


i là lãi suất tiền gửi ngân hàng
m là tỷ lệ lạm phát
Ngoài ra, trong phân tích CBA người ta còn sử dụng tỷ lệ chiết khấu xã hội. Tỷ lệ
chiết khấu xã hội phản ánh chi phí cơ hội của khu vực công và thường được sử
dụng làm tỷ lệ chiết khấu chủ yếu đối với các dự án thuộc lĩnh vực công.
Có 4 phương pháp chính để xác định tỷ lệ chiết khấu xã hội đó là:
-

Tỷ lệ ưa thích thời gian của xã hội

-

Chi phí cơ hội xã hội của vốn

-

Phương pháp bình quân trọng số

-

Giá bóng của vốn

1.2.6. Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu
Thông thường khi phân tích hiệu quả của dự án người ta tính chỉ tiêu giá trị
hiện tại ròng (NPV). Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản trong CBA và là một
trong những chỉ tiêu dễ được mọi người chấp nhận nhất.
Công thức tính NPV là:
n


Bt − Ct

∑ (1 + r )
t =0

t

NPV = ᄃ


15

Trong đó:
t - thời gian tính dòng tiền
n - Tổng thời gian thực hiện dự án
r - Tỉ lệ chiết khấu
Ct – Chi phí tại thời gian t
Bt - Lợi ích tại thời gian t
Dự án chỉ có ý nghĩa khi NPV > 0. Khi có nhiều dự án khác nhau thì sẽ lựa
chọn dự án nào có giá trị NPV lớn nhất.
Bên cạnh chỉ tiêu NPV người ta còn sử dụng các chỉ tiêu B/C, IRR, thời gian
hoàn vốn.
- Chỉ tiêu Lợi ích/Chi phí (B/C):
Chỉ tiêu B/C được tính bằng cách đem chia giá trị hiện tại của các lợi ích cho
giá trị hiện tại của các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm suất chiết khấu.
Tỷ số Lợi ích-Chi phí (B/C) = Giá trị hiện tại của lợi ích/Giá trị hiện tại của
chi phí
Sử dụng chỉ tiêu này, ta sẽ đòi hỏi rằng để cho một dự án có thể chấp nhận
được, tỷ số B/C phải lớn hơn 1. Và trong việc lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau,
quy tắc là chọn dự án có tỷ số lợi ích-chi phí lớn nhất.

Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhìn thấy rằng chỉ tiêu này có thể làm ta xếp hạng
sai các dự án, nếu các dự án này khác nhau về qui mô
- Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR):
Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) và giá trị hiện tại ròng (NPV) có liên
quan với nhau bằng cách thức tính toán ra chúng. Để tính NPV, người ta đưa ra suất
chiết khấu và dùng nó để tìm giá trị hiện tại của chi phí và lợi ích. Trái lại, khi tìm
IRR của một dự án cách tính được đảo ngược lại. Thay vì chọn suất chiết khấu,
người ta quy NPV của dòng lợi ích ròng bằng không; và IRR là suất chiết khấu tìm
được làm cho NPV bằng không.


16

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR của một dự án được tính bằng cách giải phương
trình sau:
n

Bt − Ct

∑ (1 + IRR)
t =0

t

=0



Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có


một lợi thế lớn là nó có thể được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà
thôi. Đặc biệt, việc tính toán này không đòi hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn.
Tuy nhiên, những điểm bất lợi của tỷ suất hoàn vốn nội bộ lại rất lớn và bắt chúng
ta phải thận trọng khi sử dụng nó.
Sau khi các chỉ tiêu được tính toán, nó sẽ cho chúng ta những kết quả, một
phương án mà chúng ta lựa chọn để có nhìn nhận ban đầu trên cơ sở đã định lượng.
- Thời gian hoàn vốn:
Thời gian hoàn vốn là số năm cần phải có để lợi ích ròng chiết khấu hoàn lại
vốn đầu tư.
Các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh sẽ được ưu tiên lựa chọn đầu tư kinh
doanh. Nhưng chỉ tiêu này có thể dẫn đến những kết quả sai lệch, đặc biệt là những
trường hợp các dự án đầu tư có thời gian hoạt động dài và người ta biết khá chắc
chắn về các lợi ích và chi phí trong tương lai.
1.2.7. Phân tích độ nhạy
Xem xét khả năng nhạy cảm của dự án trước biến động của thị trường. Thông
thường người ta có những phép thử khác nhau trong biến động về tỷ lệ chiết khấu,
để xem các biến động ở bước 7 còn phù hợp hay không, những giá trị lựa chọn ban
đầu thay đổi như thế nào trước biến động của thị trường. Đây là cơ sở tư vấn cho
các nhà chính sách để xem mức độ hấp dẫn của dự án.
Có lẽ khiếm khuyết hay gặp nhất trong phân tích CBA là thất bại trong việc xử
lý rủi ro và bất trắc. Bất trắc có thể tiềm ẩn trong nhiều khía cạnh của dự án. Phải
xác định được đầy đủ nguyên nhân gây ra các bất trắc này một cách đầy đủ nhất có
thể. Chẳng hạn như kinh phí dự toán cho một công trình xây dựng, điều kiện thời


17

tiết bất ổn khiến cho các hoạt động ngoài trời trở nên khó khăn hơn hay mức tăng
trưởng dân số dẫn đến mật độ sử dụng các thiết bị tiện dụng tăng lên.
Nên nỗ lực trong việc nhận thức được rủi ro hay bất trắc của dự án. Có thể

dùng cách đơn giản như đưa ra một phân tích độ nhạy. Phân tích này sẽ tính toán
giá trị của dự án theo những kết quả dài hạn khác nhau. Cũng có thể dùng cách
phức tạp hơn như phân tích các lựa chọn thực. Phân tích này cố tìm cách tính được
giá trị chính xác của dự án có tính đến yếu tố rủi ro.
1.2.8.

Đề xuất các phương án mà trong đó lựa chọn phương án đem lại

lợi ích xã hội lớn nhất
Trong bước này, sau khi chúng ta đã tính toán tất cả các phương án lựa chọn
đã đưa ra ở bước 2, chúng ta sắp xếp thứ tự ưu tiên để làm cơ sở đề xuất cho nhà ra
quyết định lựa chọn phương án nào là tốt nhất. Còn nguyên tắc sắp xếp lãi ròng lớn
nhất đưa lên vị trí số 1.

1.3. Áp dụng phương pháp CBA trong đánh giá hiệu quả dự án trồng
cam và trồng rừng
Như vậy, qua phân tích cơ sở lý luận của phương pháp CBA trong phân tích so
sánh dự án ở các phần trên ta thấy CBA là một công cụ rất tốt đối với các nhà hoạch
định chính sách. Vì vậy sử dụng CBA để đánh giá hiệu quả của việc trồng cam và
trồng rừng để từ đó làm căn cứ cho các nhà hoạch định chính sách, cụ thể là các nhà
làm quy hoạch sử dụng đất ở huyện Hàm Yên có được quyết định hợp lý về việc
trồng cam hay trồng rừng.
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả của việc trồng cam và trồng rừng cơ bản dựa
trên các bước tiến hành CBA. Tuy nhiên để cho đơn giản, tác giả đã gộp 2 bước
(Quy tất cả các giá trị tiền tệ đã tính toàn về giá trị hiện tại và bước tổng hợp và tính
toán các chỉ tiêu) thành 1 bước (Đánh giá hiệu quả của việc trồng rừng dựa trên các
chỉ tiêu lựa chọn) để tính toán. Đồng thời không thực hiện bước đưa ra dự đoán
những ảnh hưởng về lượng. Vì nghiên cứu này thực hiên so sánh đồng nhất trên 1



18

ha trồng cam và 1 ha trồng rừng.
Sau đây là sơ đồ thể hiện các bước sẽ thực hiện khi phân tích đánh giá hiệu
quả của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang:

Đánh giá hiệu quả của việc trồng
rừng và trồng cam

Xác định các chi phí, lợi
ích của việc trồng rừng

Xác định các chi phí, lợi
ích của việc trồng cam

Liệt kê các ảnh hưởng
tiềm năng của việc trồng
rừng

Liệt kê các ảnh hưởng
tiềm năng của việc trồng
cam

Lượng hóa bằng tiền các
tác động của việc trồng
rừng

Lượng hóa bằng tiền các
tác động của việc trồng
cam


Đánh giá hiệu quả của
việc trồng rừng dựa trên
các chỉ tiêu lựa chọn

Đánh giá hiệu quả của
việc trồng cam dựa trên
các chỉ tiêu lựa chọn

Phân tích độ nhạy của
việc trồng rừng

Phân tích độ nhạy của
việc trồng cam

So sánh hiệu quả của 2 dự án trồng
rừng và trồng cam – Đề xuất kiến
nghị, giải pháp


×