Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tài liệu thi công chức cấp xã: BỘ tài LIỆU môn KIẾN THỨC CHUNG THI CÔNG CHỨC cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.58 KB, 95 trang )

Chuyên đề 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
I. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
Hiến pháp 2013 (sửa đổi) quy định:
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉ nh; thành phố trực thuộc
trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉ nh chia thành
phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
3. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do luật định.
5. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp
luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm
tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở
phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của
mỗi cấp chính quyền địa phương.
7. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một
số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện
nhiệm vụ đó.
8. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
9. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám


sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết
của Hội đồng nhân dân.
10. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng
cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên.
1


11. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm
vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
12. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực
hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân
dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực
hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng
nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
13. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị
chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền
kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến
nghị của đại biểu.
14. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình
của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe
ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân
dân động viên Nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh ở địa phương.
15. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và
được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên
quan.
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG Ở CẤP XÃ (Theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền
địa phương năm 2015)
1. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở xã
a) Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã.
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp
theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.

2


- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
- Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu
ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên
tắc sau đây:
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu

mười lăm đại biểu;
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân
được bầu hai mươi đại biểu;
+ Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân
được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân
được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
+ Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn nghìn
dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai
nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại
biểu.
- Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng
nhân dân hoạt động chuyên trách.
- Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.Ban của
Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số
lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã
quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng
nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham
nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ
chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các
Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn
quyết toán ngân sách xã.Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã
trong phạm vi được phân quyền.
3


- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám
sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội
đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội
đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
d) Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
- Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự,
Ủy viên phụ trách công an.
- Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại
III có một Phó Chủ tịch.
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung sau:
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân xã.
+ Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng,
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham
nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ

chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn
quyết toán ngân sách xã.Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã
trong phạm vi được phân quyền.
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
e) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy
ban nhân dân xã;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng
4


nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các
biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các
biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm
việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật;

- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở
phường
a) Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn phường.
- Quyết định những vấn đề của phường trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương về kết quả thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường.
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường
- Hội đồng nhân dân phường gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở
phường bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường được thực
hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Phường có từ tám nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu;
+ Phường có trên tám nghìn dân thì cứ thêm bốn nghìn dân được bầu thêm
một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

5


- Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân
phường, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân phường là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
- Hội đồng nhân dân phường thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.
Ban của Hội đồng nhân dân phường gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và
các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng
nhân dân phường quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các
Ban của Hội đồng nhân dân phường hoạt động kiêm nhiệm.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân phường.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường; bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và
các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết;
phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,
dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường; giám sát hoạt động của Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình;
giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội
đồng nhân dân phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phường và chấp nhận việc đại biểu

Hội đồng nhân dân phường xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.
d) Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường
Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân
sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân phường loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại II
và loại III có một Phó Chủ tịch.
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường quyết định các nội dung sau:
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân phường
+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết;
6


phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,
dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
e) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người đứng đầu Ủy ban nhân dân
phường và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy
ban nhân dân phường;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân phường; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an
ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện
các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các
biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm
việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật;
+ Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường theo
quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát
triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi
trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường.
- Quản lý dân cư trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phƣơng ở
thị trấn
a) Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị
trấn.
7



- Quyết định những vấn đề của thị trấn trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy
quyền.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về kết quả thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị trấn.
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn
- Hội đồng nhân dân thị trấn gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở
thị trấn bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn được thực
hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Thị trấn ở khu vực miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở
xuống được bầu mười lăm đại biểu;
+ Thị trấn ở khu vực miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến
hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;
+ Thị trấn ở khu vực miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến
ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một
nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại
biểu;
+ Thị trấn không thuộc quy định các quy định trên có từ bốn nghìn dân trở
xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn
dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
- Thường trực Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị trấn. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị
trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
- Hội đồng nhân dân thị trấn thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban
của Hội đồng nhân dân thị trấn gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy

viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân
thị trấn quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của
Hội đồng nhân dân thị trấn hoạt động kiêm nhiệm.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân thị trấn.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị trấn; bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân,
Ủy viên Ủy ban nhân dân thị trấn.

8


- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết;
phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,
dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn; giám sát hoạt động của Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình;
giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội
đồng nhân dân thị trấn bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và chấp nhận việc đại biểu
Hội đồng nhân dân thị trấn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn.
d) Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn

Ủy ban nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân
sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân thị trấn loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; thị trấn loại II
và loại III có một Phó Chủ tịch.
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định các nội dung quy
định sau:
+ Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng nhân dân thị trấn.
+ Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách thị trấn trong trường hợp cần thiết;
phê chuẩn quyết toán ngân sách thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình,
dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn.
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
e) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn là người đứng đầu Ủy ban nhân dân thị
trấn và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy
ban nhân dân thị trấn;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng
9


nhân dân và Ủy ban nhân dân thị trấn; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an
ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện

các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các
biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm
việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật;
+ Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thị trấn theo
quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát
triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi
trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn thị trấn.
- Quản lý dân cư trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp luật.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
1. Phiên họp Ủy ban nhân dân
a) Thời gian tiến hành các phiên họp Ủy ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
- Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây:
+ Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
+ Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên
họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
+ Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
b) Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội

dung phiên họp.
- Thành viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp
Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
đồng ý.
- Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba
tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
10


- Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi
đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt
đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp bất
thường.
c) Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân, bảo đảm thực
hiện chương trình phiên họp và những quy định về phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban
nhân dân vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân
dân phân công chủ tọa phiên họp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân
công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại
phiên họp Ủy ban nhân dân.
d) Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân
- Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy
ban nhân dân cùng cấp; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu
Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tổ trưởng Tổ đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính
trị - xã hội ở địa phương, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân được mời tham dự
phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan; Chánh án

Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được mời
tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan.
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
cấp dưới và các đại biểu khác được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân khi bàn
về các vấn đề có liên quan.
đ) Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu
quyết. Thành viên Ủy ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành
hoặc không biểu quyết.
- Ủy ban nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết:
Biểu quyết công khai và bỏ phiếu kín.
- Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy
ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành
ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ
chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quyết định việc biểu quyết của thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức gửi phiếu
ghi ý kiến. Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên
Ủy ban nhân dân biểu quyết bằng hình thức phiếu ghi ý kiến tán thành. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phải thông báo kết quả biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến
tại phiên họp Ủy ban nhân dân gần nhất.
11


e) Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân
Các phiên họp Ủy ban nhân dân phải được lập thành biên bản. Biên bản phải
ghi đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, ý kiến kết luận
của chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết.
f) Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân
- Kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân phải được thông báo kịp thời đến các cơ

quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:
+ Các thành viên Ủy ban nhân dân, Thường trực cấp uỷ, Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng
đầu các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên và cấp dưới trực tiếp; Thủ tướng Chính
phủ đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
- Đối với kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân liên quan đến kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và
các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thì ngay sau
mỗi phiên họp, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thông tin cho các cơ quan báo chí.
2. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân
a) Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
theo quy định của Luật này; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu
trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân
cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và
trước pháp luật.
b) Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ
trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa
phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ
chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc.
c) Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành
công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.
d) Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành
quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa
phương.
3. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ
được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể
về hoạt động của Ủy ban nhân dân.
b) Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết
những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
12


c) Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân ủy nhiệm.
4. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân
a) Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và
chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện
nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách
nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng
nhân dân khi được yêu cầu.
Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước
cấp trên về ngành, lĩnh vực.
b) Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết
những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
5. Điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
dưới trực tiếp.
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

dưới trực tiếp khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có hành
vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
c) Người được điều động hoặc bị cách chức chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kể từ khi quyết định điều
động, cách chức có hiệu lực.
d) Người đã quyết định điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao
quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân; thông báo cho Hội đồng nhân dân về việc điều
động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, giao
quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới tại kỳ họp gần nhất.
6. Tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với
nhân dân
Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội
nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân ở địa phương về tình hình hoạt động của Ủy
ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa
phương; trường hợp quy mô đơn vị hành chính cấp xã quá lớn, có thể tổ chức trao
đổi, đối thoại với Nhân dân theo từng cụm thôn, tổ dân phố. Ủy ban nhân dân phải
thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến Trưởng thôn,
Tổ trưởng tổ dân phố về thời gian, địa điểm, nội dung của hội nghị trao đổi, đối thoại
với Nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức hội nghị.
13


IV. THÔN, TỔ DÂN PHỐ (theo Thông tư số 04/2012/TT-BNV)
1. Thôn, tổ dân phố
- Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc,... (gọi chung là thôn); thôn được
tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.
- Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu,... (gọi chung là tổ dân phố);
tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
- Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản

của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường,
thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực
tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm
vụ cấp trên giao.
2. Tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
a) Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
- Thôn, tổ dân phố chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã.
Hoạt động của thôn, tổ dân phố phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh
bạch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã và sự
hướng dẫn, triển khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
cấp xã.
- Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định để thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới.
- Khuyến khích việc sáp nhập thôn, tổ dân phố để thành lập thôn mới, tổ dân
phố mới nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền
cấp xã và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân
phố.
- Các thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch
dãn dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thẩm quyền phê
duyệt hoặc do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới ở vùng núi cao, vùng
biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình chia cắt, địa bàn rộng, giao
thông đi lại khó khăn, đòi hỏi phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì điều kiện
thành lập thôn mới, tổ dân phố mới có thể thấp hơn các quy định hiện hành.
- Trường hợp không thành lập thôn mới, tổ dân phố mới theo quy định tại thì
ghép các cụm dân cư hình thành mới vào thôn, tổ dân phố hiện có cho phù hợp, bảo
đảm thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền cấp xã và các hoạt động của
thôn, tổ dân phố, của cụm dân cư.
b) Tổ chức của thôn, tổ dân phố
- Mỗi thôn có Trưởng thôn, 01 Phó Trưởng thôn và các tổ chức tự quản khác

của thôn. Trường hợp thôn có trên 500 hộ gia đình thì có thể bố trí thêm 01 Phó
Trưởng thôn.
- Mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng, 01 Tổ phó tổ dân phố và các tổ chức tự quản
khác của tổ dân phố. Trường hợp tổ dân phố có trên 600 hộ gia đình thì có thể bố trí
thêm 01 Tổ phó tổ dân phố.
14


c) Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố
- Cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền
quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn; bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện các công việc tự quản
không trái với quy định của pháp luật trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi
công cộng, xóa đói, giảm nghèo; thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; những công việc do cấp ủy đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên triển khai đối với
thôn, tổ dân phố; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước; bảo đảm
đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ
sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương; xây
dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
phòng chống các tệ nạn xã hội và xóa bỏ hủ tục lạc hậu.
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy
ước của thôn, tổ dân phố; tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ
chức chính trị - xã hội phát động.
- Thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ thôn, tổ dân phố hoặc Đảng ủy cấp xã hay
chi bộ sinh hoạt ghép (nơi chưa có chi bộ thôn, chi bộ tổ dân phố), củng cố và duy trì
hoạt động có hiệu quả của các tổ chức tự quản khác của thôn, tổ dân phố theo quy
định của pháp luật.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó
Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân,
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn.
- Các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định trên được thực
hiện thông qua hội nghị của thôn, tổ dân phố.
d) Hội nghị của thôn, tổ dân phố
- Hội nghị thôn, tổ dân phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa
năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử
tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn,
Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số
cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.
- Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp
có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3,
Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số
09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
đ) Điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
Việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau:
- Quy mô số hộ gia đình:
15


+ Đối với thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên; ở vùng
miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ gia đình trở lên;
+ Đối với tổ dân phố: Ở vùng đồng bằng phải có từ 250 hộ gia đình trở lên; ở
vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 150 hộ gia đình trở lên.
Trường hợp thành lập phường, thị trấn từ xã thì chuyển các thôn hiện có của
xã thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn.
- Các điều kiện khác:

Thôn và tổ dân phố phải có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và ổn định
cuộc sống của người dân. Riêng đối với thôn phải bảo đảm diện tích đất ở và đất sản
xuất bình quân của mỗi hộ gia đình ít nhất bằng mức bình quân chung của xã.
e) Quy trình và hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
- Căn cứ nguyên tắc và điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chỉ đạo
Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm:
+ Sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới;
+ Tên gọi của thôn mới, tổ dân phố mới;
+ Vị trí địa lý, ranh giới của thôn mới, tổ dân phố mới (có sơ đồ thể hiện vị trí
địa lý);
+ Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới;
+ Diện tích tự nhiên của thôn mới, tổ dân phố mới (đối với thôn phải chi tiết
số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta;
+ Các điều kiện khác;
+ Đề xuất, kiến nghị.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại
diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành
lập thôn mới, tổ dân phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về
Đề án.
- Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc
cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán
thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến)
trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười
ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân
dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do
Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm

hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội
vụ để thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời hạn thẩm định của Sở Nội vụ
không quá mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
16


- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện (kèm theo Tờ trình và hồ sơ thành
lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện);
+ Văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
- Căn cứ vào hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định
của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét
ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Sau khi có Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định
thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.
f) Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có
- Đối với trường hợp ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có: Sau khi
có quyết định về chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp
xã xây dựng Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có. Nội dung chủ yếu
của Đề án gồm:
+ Sự cần thiết ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có;
+ Vị trí địa lý, ranh giới của thôn, tổ dân phố sau khi ghép (có sơ đồ thể hiện
vị trí địa lý);
+ Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn, tổ dân phố sau khi ghép;
+ Diện tích tự nhiên của thôn, tổ dân phố sau khi ghép (đối với thôn phải chi
tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta;
+ Đề xuất, kiến nghị.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại

diện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư (bao gồm cụm dân cư và
thôn, tổ dân phố hiện có) về Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có;
tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.
- Đề án ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có nếu được trên 50% số
cử tri hoặc cử tri đại điện hộ gia đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán
thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến)
trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn mười
ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân
dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trường hợp Đề án chưa được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia
đình trong khu vực thực hiện ghép cụm dân cư tán thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã
tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2; nếu vẫn không được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại
diện hộ gia đình tán thành thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày có biên
bản lấy ý kiến lần thứ 2, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
huyện xem xét, quyết định.
- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã;
17


+ Hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có của Ủy ban nhân dân
cấp xã.
- Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do
Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
xem xét, thông qua và giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết
định việc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có.

18



Chuyên đề 2.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nƣớc
- Khi xem xét quản lý nhà nước, trước hết cần nhận thức đây là dạng quản lý
xã hội do Nhà nước tiến hành; theo đó:
+ Chủ thể quản lý là Nhà nước, thông qua cơ quan trong bộ máy nhà nước, đội
ngũ cán bộ, công chức, nhà nước;
+ Đối tượng quản lý là các quá trình xã hội (hành vi hoạt động của con người);
+ Mục tiêu của quản lý là thiết lập ổn định trật tự xã hội theo ý chí của nhà
nước, tức là thực hiện các chức năng của nhà nước;
+ Công cụ quản lý chủ yếu của pháp luật;
+ Phương pháp quản lý đặc trưng là cưỡng chế
Vậy, quản lý nhà nước là sự tác động, điều chỉnh của các chủ thể mang quyền
lực nhà nước thông qua bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước,
chủ yếu bằng pháp luật với phương pháp đặc trưng là cưỡng chế tới các quá trình xã
hội nhằm thiết lập trật tự, ổn định trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo ý chí
của Nhà nước.
- Quản lý nhà nước có thể hiểu theo hai nghĩa:
+ Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là tổ chức hoạt động của bộ máy nhà
nước nói chung trên cả ba phương diện hoạt động là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo nghĩa rộng kể trên thì việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mọi cơ quan
trong bộ máy nhà nước hay của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi được Nhà nước trao
quyền nhân danh Nhà nước cũng đều được coi là quản lý nhà nước.
+ Theo nghĩa hẹp: Dưới góc độ phân chia chức năng của Nhà nước ra làm ba
phương diện hoạt động cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp; thì hành pháp là
hoạt động chấp hành, điều hành tức là tổ chức thực thi các quy định của lập pháp.
Hoạt động này được gọi là quản lý hành chính nhà nước, có phạm vi hẹp hơn quản lý

nhà nước nói chung.
Theo nghĩa này, quản lý hành chính nhà nước được hiểu là hình thức hoạt
động của Nhà nước thuộc lĩnh vực chấp hành và điều hành được thực thi chủ yếu bởi
các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm chấp hành các quy định
của cơ quan quyền lực nhà nước.
Tính chấp hành được thể hiện: bảo đảm thực thi trên thực tế các văn bản pháp
luật của cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan nhà nước cấp trên khác;

19


Tính điều hành thể hiện ở chỗ: chủ thể quản lý được tổ chức chỉ đạo trực tiếp
trong quá trình chấp hành đối với các đối tượng quản lý.
2. Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nƣớc
2.1. Đặc điểm chung
Trước hết, quản lý hành chính nhà nước cũng giống như các hoạt động quản lý
khác, có các đặc điểm chung sau đây:
- Là hoạt động có tính tổng hợp cao, vì nó liên quan đến nhiều đối tượng ở
nhiều phạm vi khác nhau;
- Là hoạt động có tính ứng dụng cao, vì nhờ đó mà các quá trình xã hội hiệp
tác, phân công lao động diễn ra sâu, rộng cả về quy mô và trình độ;
- Là hoạt động đòi hỏi tính kế thừa thành tựu tổng hợp của nhiều khoa học
khác nhau, vì đó là sự liên kết của nhiều loại lao động khác biệt;
- Là hoạt động chỉ huy, điều khiển nên đòi hỏi phải có nghệ thuật - nghệ thuật
quản lý.
2.2. Đặc điểm riêng
Ngoài ra, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có những đặc điểm riêng
cơ bản sau đây:
a) Tính quyền lực nhà nước
- Tính quyền lực nhà nước của quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là khi

thực thi các hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì các chủ thể được nhân danh
và sử dụng quyền lực do Nhà nước giao. Đặc Điểm này cho thấy rõ sự khác biệt cơ
bản giữa quản lý nhà nước nói chung với các hoạt động quản lý khác.
- Quản lý hành chính nhà nước phải mang tính quyền lực nhà nước là do xuất
phát từ yêu cầu chung của quản lý nhà nước là phải có căn cứ trên cơ sở quyền lực
nhà nước và được trang bị quyền lực nhà nước, do Nhà nước giao.
- Trong quản lý hành chính nhà nước, tính quyền lực nhà nước được biểu hiện
cụ thể ở những Điểm sau:
+ Có sự bất bình đẳng giữa chủ thể quản lý với các đối tượng quản lý trong
mối quan hệ quản lý;
+ Chủ thể quản lý được ra mệnh lệnh đơn phương một chiều áp đặt cho đối
tượng bị quản lý;
+ Có sự đe doạ áp đặt hoặc trực tiếp áp đặt biện pháp cưỡng chế (trách nhiệm
hành chính) đối với đối tượng quản lý không thực hiện mệnh lệnh của chủ thể quản lý.
- Khi sử dụng quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước cần đảm
bảo các yêu cầu:
+ Việc sử dụng quyền lực phải đúng theo quy định của pháp luật;

20


+ Việc sử dụng quyền lực không được ảnh hưởng tới các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức
b) Tính tổ chức chặt chẽ
- Quản lý hành chính nhà nước được tổ chức một cách khoa học và gắn kết các
công đoạn, các quá trình của hoạt động quản lý với nhau để đạt được hiệu quả và
hiệu lực theo mục đích đã định.
- Quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải có tổ chức chặt chẽ vì mục đích
của quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực chấp
hành và điều hành, là hoạt động có tính hướng đích rõ ràng.

- Tính tổ chức chặt chẽ của quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện ở
những điểm sau:
+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được quy định bởi quyền lực
nhà nước và được bảo đảm bởi quyền lực nhà nước;
+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có trình tự, thủ tục rõ ràng theo quy
định của pháp luật;
- Để bảo đảm tính tổ chức chặt chẽ thì hoạt động quản lý hành chính nhà nước
phải được gắn liền với tính khoa học và phải phù hợp với điều kiện thực tế khách
quan.
c) Tính mục tiêu rõ ràng gắn với chiến lược và kế hoạch cụ thể
- Tính mục tiêu trong quản lý hành chính nhà nước là việc xác định rõ các kết
quả cần đạt được trong hoạt động quản lý, đồng thời phải gắn với các biện pháp thực
hiện và từng bước đi cụ thể để đạt tới mục tiêu đã định.
- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải có tính mục tiêu rõ ràng, vì đó
là các hoạt động luôn có tính hướng đích gắn với những biện pháp và bước đi cụ thể.
- Tính mục tiêu rõ ràng của quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở các
Điểm sau:
+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các chủ thể được tiến hành theo
trình tự, thủ tục luật định;
+ Để thực hiện được các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hành chính nhà
nước các chủ thể phải xây dựng các kế hoạch, chiến lược và căn cứ vào đó để thực
hiện;
+ Các kế hoạch, chiến lược luôn có sự kiểm soát, giám sát của các chủ thể
khác nhau;
+ Các kế hoạch, chiến lược luôn cần được điều chỉnh, cân đối để phù hợp với
tình hình thực tế khách quan;
+ Phải có các tiêu chí để xây dựng các kế hoạch, chiến lược.

21



- Tính mục tiêu rõ ràng của quản lý hành chính nhà nước cần phải bảo đảm
yêu cầu chung là gắn mục tiêu, chiến lược và kế hoạch của quản lý hành chính nhà
nước trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản (ở Việt Nam).
d) Tính có căn cứ pháp luật và chủ động, linh hoạt, sáng tạo
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành trên cơ sở quy
định của pháp luật, đồng thời phải luôn bảo đảm thích ứng với tình hình thực tế
khách quan.
- Quản lý hành chính nhà nước phải có những căn cứ pháp luật vì yêu cầu
chung có tính nguyên tắc trong tổ chức hoạt động quản lý xã hội của nhà nước là
bằng pháp luật; đồng thời quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý xã hội
rộng khắp, toàn diện, liên tục nên phải có sự linh hoạt và sáng tạo.
- Biểu hiện của tính có căn cứ pháp luật là ở chỗ: mọi hoạt động của quản lý
hành chính nhà nước phải có cơ sở và căn cứ pháp lý.
Mặt khác quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi pháp luật, tức
hành pháp nên phải trên cơ sở quyền lực của lập pháp.
- Biểu hiện của tính linh hoạt, sáng tạo là ở chỗ: điều hành với mục tiêu để
chấp hành nên phải bằng điều hành để chấp hành, và bản thân điều hành luôn chứa
đựng sự linh hoạt và sáng tạo, thể hiện rất rõ ở quyền và khả năng ứng phó trong các
trường hợp chưa có quy định của pháp luật, hoặc có quy định của pháp luật nhưng
quy định chưa rõ, hoặc có quy định của pháp luật nhưng đã trở lên lạc hậu.
- Yêu cầu chung đối với sự linh hoạt và sáng tạo là trong khuôn khổ của pháp
luật; đồng thời đòi hỏi phải có sự thay đổi kịp thời các quy định của pháp luật từ các
cơ quan có thẩm quyền khi tình hình đã thay đổi.
đ) Tính công khai, dân chủ
- Công khai, dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là việc quản
lý hành chính nhà nước phải được quy định một cách rõ ràng, minh bạch, có sự tham
gia rộng rãi của nhiều chủ thể khác nhau.
- Hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải bảo đảm tính công khai, dân chủ do
xuất phát từ đặc Điểm thể hiện bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và

vì dân nên phải mở rộng để dân biết, dân tham gia hoạt động ấy; đồng thời thông qua
cơ chế này có thể kiểm soát một cách tốt nhất hoạt động của bộ máy hành chính nhà
nước, ngăn chặn được các yếu tố tiêu cực từ hoạt động hành chính công quyền.
- Tính công khai dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được
biểu hiện ở những Điểm sau:
+ Chủ thể quản lý hành chính nhà nước tôn trọng nội dung và đối tượng quản lý;
+ Có cơ chế bảo đảm để người dân tham gia vào các hoạt động quản lý mà
mức độ tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể.
II. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC

1. Khái quát chung
22


- Nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước là những quan Điểm và tư
tưởng chỉ đạo trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước chịu sự tác động của các yếu tố
thuộc về bản chất của nhà nước cũng như tình hình thực tế của đất nước.
- Quản lý hành chính nhà nước là một dạng cụ thể của quản lý nhà nước nói
chung (xét trong kết cấu phân chia 3 dạng hoạt động cơ bản của nhà nước là lập
pháp, hành pháp và tư pháp), nên quản lý hành chính nhà nước cũng phải tuân thủ
các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước. Với nước ta thì đó là những nguyên tắc
chung sau:
+ Nguyên tắc Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo quản lý nhà nước;
+ Nguyên tắc nhân dân được tham gia rộng rãi vào hoạt động quản lý nhà
nước;
+ Nguyên tắc tập trung, dân chủ trong hoạt động quản lý nhà nước;
+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;
+ Nguyên tắc kế hoạch và khách quan.
Ngoài ra quản lý hành chính nhà nước ở nước ta còn phải tuân theo những

nguyên tắc đặc thù của lĩnh vực hành pháp.
2. Các nguyên tắc đặc thù của quản lý hành chính nhà nƣớc.
a) Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành, theo lĩnh vực với quản lý theo
lãnh thổ
- Quản lý theo ngành, theo lĩnh vực là quản lý đồng bộ các đơn vị, các tổ chức
có cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc loại hình hoạt động bất kể về quy mô, thành
phần và địa Điểm.
Quản lý theo lãnh thổ là quản lý thống nhất các quan hệ kinh tế, xã hội thuộc
mọi thành phần, thuộc mọi ngành và lĩnh vực trên một địa bàn nhất định.
- Phải kết hợp giữa quản lý theo ngành, theo lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ
vì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực dù có yếu tố riêng, đặc thù nhưng đều nằm trong tổng thể
chung về địa bàn và lãnh thổ với sự phân cấp hành chính nhất định; mặt khác dù mỗi
cấp hành chính (lãnh thổ địa phương) có những yếu tố riêng không giống nhau
nhưng đều có sự tích hợp của tổng thể nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Nội dung của sự kết hợp thể hiện ở những Điểm sau:
+ Các kết cấu kinh tế- xã hội thuộc mọi thành phần trên bất kỳ địa bàn hành
chính nào cũng phải được xếp vào một ngành hoặc một lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, văn
hoá, xã hội nhất định và phải chịu sự quản lý thống nhất của một bộ, ngành nhất định
ở trung ương;
+ Mọi tổ chức, đơn vị thuộc mọi quy mô, thành phần ngành hay lĩnh vực nào
cũng đều được phân bố trên một địa bàn hành chính lãnh thổ nhất định, nên đều chịu
sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương theo phân cấp;
23


+ Nội dung cụ thể của quản lý theo ngành, theo lĩnh vực là đề ra chủ trương,
chính sách cho sự phát triển của toàn ngành, lĩnh vực hướng tới việc xây dựng môi
trường pháp lý chung cho ngành và lĩnh vực;
+ Nội dung cụ thể của quản lý theo lãnh thổ là điều hoà, phối hợp hoạt động
của các ngành, lĩnh vực theo địa bàn và theo phân cấp;

+ Sự kết hợp cần lưu ý của yếu tố đặc thù của từng ngành, lĩnh vực để phân
cấp theo pháp luật.
- Trong kết hợp giữa quản lý theo ngành, theo lĩnh vực với quản lý theo lãnh
thổ cần bảo đảm những yêu cầu chung sau:
+ Gắn nguyên tắc này với nguyên tắc tập trung, dân chủ;
+ Phân định rõ phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan
hành chính;
+ Có sự phân cấp rõ ràng trong quản lý hành chính;
+ Xây dựng cơ chế trực thuộc nhiều chiều và trực thuộc thẳng trong quản lý
hành chính nhà nước.
b) Nguyên tắc phân định quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất
kinh doanh
* Lý do phải phân định:
- Quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động quản lý nằm trong tổng thể quản lý
các ngành, các lĩnh vực nói chung của Nhà nước, tức là quản lý các quan hệ kinh tế
của Nhà nước bằng pháp luật, bằng chính sách
Còn quản lý sản xuất kinh doanh là quản lý điều hành trực tiếp các hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Phải phân định rõ giữa quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh
doanh là vì sản xuất kinh doanh không phải là công việc trực tiếp của nhà nước, hơn
nữa thực tế nhà nước cũng không kham nổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Nhà
nước buông xuôi cho sản xuất kinh doanh hoàn toàn theo hướng tự do, mà nhà nước
phải có chính sách, dùng công cụ cần thiết để định hướng, dẫn đường, bảo đảm cho
sự phát triển ổn định, bền vững của sản xuất kinh doanh nói chung.
* Yêu cầu của nguyên tắc:
+ Trước hết là phải tách hoạt động sản xuất kinh doanh ra khỏi sự điều hành
trực tiếp của các cơ quan hành chính nhà nước (xoá bỏ chế độ chủ quản). Điều này
cũng đòi hỏi các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước phải được tự chủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và phải được bình đẳng như các chủ thể kinh
doanh khác, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh

của mình;
+ Các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
tác động tới sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế bằng điều tiết, bằng định
24


hướng, bằng kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các
đơn vị kinh tế với công cụ của sự tác động là chính sách và pháp luật.
Tuy nhiên, khi thực hiện chức năng quản lý của mình, các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước không được can thiệp vào nội dung quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
+ Các đơn vị kinh tế phải được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
được bình đẳng với nhau trước pháp luật nhưng phải kinh doanh đúng pháp luật,
không vi phạm pháp luật, đồng thời phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
* Nội dung của sự phân định:
Số
TT

Tiêu chí để
phân định

Quản lý Nhà nƣớc

01

Về chủ thể q/lý;

02


Về phạm vi q/lý; - Toàn bộ nền kinh tế - Quản lý vĩ mô

03

Về mục tiêu
q/lý;

- Lợi ích toàn dân, nhà nước, công
cộng....

- Lợi ích riêng của
doanh nghiệp

04

Về p/pháp q/lý;

- Tổng hợp các phương pháp: Hành
chính, kinh tế chính, giáo dục

- Phương pháp
kinh tế, giáo dục

05

Về công cụ q/lý. - Đường lối, chính sách, pháp luật, tài
chính....

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền


Quản lý s/xuấtk/doanh
- Các doanh nhân
- Quản lý nghiệp
của mình - Quản
lý vi mô

Chiến lược kinh
doanh, kế hoạch
sxkd, hợp đồng

c) Nguyên tắc tập trung, thống nhất và thông suốt trong hệ thống hành chính
nhà nước
- Tập trung, thống nhất và thông suốt trong quản lý của hệ thống hành chính
nhà nước là việc các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tạo thành một hệ thống
thống nhất có quyền điều hành, chỉ đạo một cách tập trung, thông suốt trong suốt quá
trình tiến hành các hoạt động quản lý.
- Trong quản lý hành chính nhà nước phải bảo đảm sự tập trung thống nhất và
thông suốt là vì quản lý hành chính nhà nước chính là sự thừa hành quyền lập pháp.
- Nội dung của nguyên tắc được thể hiện:
+ Về mặt lý luận: Trong hệ thống hành chính nhà nước luôn có đỉnh chóp
đứng đầu để điều hành và chỉ đạo;
+ Về thực tế: Mỗi cấp hành chính, mỗi cơ quan hành chính đều có Thủ trưởng
chỉ đạo điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan mình; đồng
25


×