Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tài liệu môn kiến thức chung quản lý nhà nước thi công chức năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 88 trang )

PHỤ LỤC
TT
Nội dung
Sổ trang
A
MÔN KIÊN THỨC CHUNG

I
Chuyên đề 1: NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VẺ HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ
Ỡ VIỆT NAM
1

Khái niệm vê hệ thông chính trị.
1

Các tô chức trong hệ thông chính trị ở Việt Nam.
2

Bản chât của hệ thông chính trị ờ nước ta.
7

Đặc điêm của hệ thông chinh trị ở nướ c ta hiện nay.
8
II
Chuyên đề 2: NHỮNG VẨN ĐÈ cơ BẢN VỀ QUẢN LỶ HÀNH
CHÍNH TRỊ NHÀ NƯỚC
11

Quan niệm về quản lý hành chính Nhà nước
11


Nguyên tẳc quản lý hành chính Nhà nước.
16

Hình thức, công cụ và phương pháp quản lý hành chính Nhà nước.
20
III
Chuyên đề 3: TÓ CHỨC Bộ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỘNG
HOA XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
26

Khái quát về bộ máy hành chính Nhà nước
26

Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
28
1
IV
Chuyên đề 4: CÔNG VỤ, CỔNG CHỬC
47

Công vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ.
47

Công chức.
51
V
Chuyên đề 5: VĂN BẢN QUẢN LỶ HẰNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
63

Khái quát vê văn bản quản lý hành chính Nhà nước.

63

Những yêu câu đôi với văn bản quản lý hành chính Nhà nước.
67

Phương pháp soạn thảo một số loại hình văn bản quản lý hành chính Nhà
nước ờ địa phương
74
VI
Chuyên đề 6: CAI CÁCH HÀNH CHỈNH NHẢ NƯỚC VÀ CẢI CÁCH
CHE Độ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC
78

Phần 1. Cải cách hành chính Nhà nướ c
78

Khái niệm, vai trò và mục đích của cải cách hành chính Nhà nước
78

Cải cách hành chính Nhà nước ở Viêt Nam.
79
,
Cải cách hành chính của tình Thanh Hoá
81

Phần 2. Cải cách chế độ công vụ, công chức
89

Mục tiêu đây manh cải cách chế độ công vụ, công chức của Chính phủ
90


Quan điêm.
90

Nội dung đây mạnh cải cách chê độ công vụ, công chức của Chính phủ.
91
B
MÔN TIÊNG ANH
93
C
MÔN TIN HỌC VẲN PHÒNG
95

3

3
CHUYÊN ĐỀ 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM VÊ HỆ THÓNG CHÍNH TRỊ
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống chính trị, theo nghĩa chung nhất,
hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội bao
gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tỗ chức chính trị - xã hộ i đượ c liên kết với
nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã
hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích củ a giai cấp
cầm quyền.
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước nhằm
thực hiện đường lối chính trị của giai cấp, đảng phái cầm quyền, do đó nó mang
bản chất, lý tưởng chính trị và phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hệ thống

chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các thiết chế có
quan hệ với nhau về mặt mục tiêu, chức năng trong việc thực hiện quyền lực chính
trị.
Ở Việt Nam, khái niệm “hệ thống chính trị” lầ n đầu tiên được Đảng ta sử dụng
trong văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (tháng
3/1989) thay cho khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản”. Hệ thống chính trị
nước ta vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạ o, Nhà nước quàn lý, nhân dân làm chủ,
đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi tên gọi mà là một bướ c đôi mới quan trọng
trong tư duy chính trị cùa Đảng ta. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là sự kế
thừa và phát triển các thành tựu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chuyên chính
vô sản trong các giai đoạn trước “đổi mới đồng thời phản ánh một hiệ n thực mới về
chính trị và dân chù trong điều kiện đổi mới kinh tế - xã hội ờ nước ta hiện nay. Hệ
thống chính trị đó bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tố quốc, Đoàn thanh niên Cộ ng sản Hồ Chí Minh,
Hội Liên hiệp phụ nừ, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh và các lổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác.
Ở chế độ ta, nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử và chính họ là
chủ thể duy nhất, tối cao của quyền lực chính trị, do đó toàn bộ hoạt động của hệ
thống chính trị phải xuấ t phát từ lợi ích và nauyện vọng chính đáng của nhân dân,
sức mạnh của các tô chức trong hệ thống chính trị là ở sự găn bó mật thiết với nhân
dân. Đồng thờ i trong một chính thể dân chủ, việc thực hiện quyền lực chính trị đòi
hỏi bảo đảm tính thong nhất của quyền lực đồng thời loại bỏ mọi nguy cơ độc
quyền quyển lực từ bất kỳ một tô chức hay lực lượng chính trị nào. Vì vậy, việc
thực hiện quyền lực chính trị luôn cần đế n sự phân công, phố i hợp giữa các tổ chức
trong việc thực hiện quyền quyết định đường lối chính trị, quyền thi hành đường lối
chính trị và quyền kiểm tra, giám sát đối với việc quyết định đường lối chính trị và
thực thi đườ ng lối chính trị. Điều này có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho quyền lực
chính trị luôn phục vụ lợi ích và ý chí của nhân dân, ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền,
4


4
tha hóa quyền lực làm phương hại đ ến quyền lực của nhân dân.

II. CÁC TÓ CHỨC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ờ VIỆT NAM
Các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị hiện nay ở nước ta bao gồm: Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tô
quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Mỗi tổ chức đều có vị trí, vai trò và
phương thức hoạt động khác nhau với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau dưới
sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất cầm quyền và sự quản lý cùa nhà nước nham
thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân vì mục tiêu: “dân aiàu, nước mạnh, dân
chủ, công bàng, văn minh”.
1) Đàng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng
thời là đội tiên phong cùa nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biêu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cùa cả dân tộc.
Đàng lãnh đạo hệ thống chính trị đồ ng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lây
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tường, kim chi
nam cho hành động. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân đê xây dựng Đảng, chịu sự giám sát
cùa nhân dân, hoạt động trona khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đổi với hệ thống chính trị là điều kiện
cần thiết và tất yếu để bảo đảm cho hệ thống chính trị giữ được bản chất giai cấp
công nhân, bào đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, vai trò lãnh đạ o của Đảng
thê hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
Một là, Đảng đề ra cươ ng lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các định hướng
về chính sách và chủ trươne, lớn phát triển kinh tế - xã hội đê nhà nước thê chế hóa
thành pháp luật, đồng thời Đảng là lực lượng lãnh đạo và tổ chức thự c hiện Cương
lĩnh, đường lối của Đàng.
Hai là, Đảng lành đạo hệ thống chính trị và xã hội chủ yếu thông qua nhà nước
và các đoàn thể quần chúng, đường lối, chủ trư ơng, quan điểm cúa Đảng đượ c Nhà
nước tiếp nhận, thể chế hóa bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế

hoạch, chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng nhà
nước và bộ máy cùa nhà nước, đồng thời kiểm tra việc nhà nước thực hiện các nghị
quyết của Đảng.
Ba là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới
thiệu những đảng viên ưu tú có đù năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các
cơ quan của hệ thống chính trị.
Bốn là, Đảng lãnh đạo bằng công tác tuvên truyền thuyết phục, vận động, tổ
chức kiểm tra giám sát bang hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng lãnh đạo
thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong tổ chức cùa hệ thống chính
trị, tă ng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhât là naười đứng đầu. Đảng thường
xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, phâm chất đạo đức, năng lực cẩm quyển và hiệu
quả lãnh đạo.
Để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư
5

5
tường và tổ chức, thưòng xuyên tự đổi mới, tự chình đốn, nâng cao trình độ, trí tuệ,
giừ vừng truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đàng, tăng cường dân chủ và kỷ
luật trong hoạt động của Đ ả ng, thường xuyên tự phê bình và phê bình. Đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và
mọi hành động chia rẽ bè phái.
Đảng phải phát huy vai trò chù động sáng tạo và trách nhiệm củ a các cơ quan
nhà nước, các đoàn thể nhân dân, khăc phục tệ quan liêu độc đoán, chuyên quyền,
bao biện làm thay; mặt khác, Đảng không được buông lỏng sự lãnh đạo, mất cảnh
giác trước những luận điệu, cơ hội, mị dân đòi Đảng phái trả quyên lực cho nhà
nước và nhân dân. Thực chất của nhữ ng đòi hỏi đó chỉ nhằm chia rẽ Đảng với nhân
dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đ ả ng và làm thay đổi chế độ; ở một vài nước xã
hội chủ nghĩa trong những điều kiện lịch sử đã hình thành hệ thống chính trị đa
đảng, đó là các đảng liên minh với Đảng cộng sản, thừa nhận sự lãnh đạo của Đ ả ng
cộng sản chứ không phả i là đảng đôi lập. Kinh nghiệm lịch sử cho thây, thành lập

đảng đôi lập là nguy cơ trực tiêp đê mât chính quyên vào tay các lực lượng thù địch
với chủ nghĩa xã hội. Các thê lực thù địch, phản động hiện nay cũng đang lợi dụng
chiêu bài đa đảng, đa nguyên chính trị, dân chủ nhằm xóa bỏ các nướ c xã hội chù
nghĩa bang “diễn biến hòa bình”.
2) Nhà nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là tổ chứ c quyền lực thể
hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách
nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo củ a giai câp công
nhân, thực hiệ n đường lối chính trị của giai cấp công nhân, thông qua đội tiên
phong là Đảng cộng sản Việt Nam.
Nhà nước là trụ cột củ a hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực
hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân nhân chịu trách nhiệm trước
nhân dân để quản lý toàn bộ hoại động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế
bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng
quy luật khách quan của thị trường. Đảng lãnh đạo nhà nướ c thực hiện và bảo đảm
đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Như vậy, Nhà nước xã hội chù nghĩa vừa là cơ
quan quyền lực, vừ a là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế,
văn hóa, xã hội của nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí và vai trò đặc biệt quan
trọng trong hệ thố ng chính trị. Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong hệ thống
chính trị, trong đời sống xã hội đ ư ợ c thể hiện bằng mối quan hệ giữa nhà nước với
Đảng và các tô chức chính trị - xã hội. Nhà nước thể chế hóa chủ trư ơng, đường lối
của Đáng thành Hiến pháp, pháp luật và chính sách làm công cụ để thực hiện quản
lý nhà nước đối vớ i mọi lĩnh vực cùa đời sống xã hội.
Việc xác định đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nhà nước trong hệ thống
6


6
chính trị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình đối mới hệ thống chính trị.
Khắc phục sự chồng chéo, lấn sân giữa các thành tố trong hệ thống chính trị, nhất
là trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong điều kiện phát triến kinh tế thị
trường định hướng xã hội chù nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quvề n xã hội chủ
nghĩa, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội ỉà cơ quan đại diện cao nhất của nhân
dân, cơ quan CỊuyể n lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Quôc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, là cơ quan duy nhất có quvền lập
hiên vả lập pháp, Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, dổi
ngoại, nhiệm vụ phát triên kinh tế xà hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và
hoạt động cùa bộ máy Nhà nước về các quyền và nghĩa vụ cơ bàn của công dân.
Ọuôc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Với ý nghĩa đỏ Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp.
- Thực hiện quyền hành pháp là bộ máy hành chính nhà nước từ trunR ương
tới địa phương, đứng đầu là Chính phủ. Theo quy định tại điều 94 Hiến pháp năm
2013, Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác vớ i Ọuốc hội, Uỷ ban
thường vụ Ọuốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoạ i
của nhà nước.
Bộ và cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phù, thực hiện chức năng
quản lv nhà nước đ ối với ngành, lTnh vực (hay nhóm ngành, lĩnh vực) trên phạm vi
cả nước và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vạrc được
giao.
Các cơ quan thuộc Chính phù do Chính phù thành lập theo từng nhiệm kỳ, thực
hiện nhìrne nhiệm vụ nhất định do Chính phủ giao (có thể làm chức năng quản lv
hành chính nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công cho Chính phủ).
Bộ máy chính quyền địa phương ờ nước ta hiện nay được tổ chức ba cấp (tinh,

huyện, xã) với hai cơ quan chủ yếu là Hội đồriR nhân dân và ủy ban nhân dân.
- Cơ quan tư pháp bao gồm Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các
cấp. Đây là nhữ ng cơ quan được lập ra trong hệ thong cơ quan quản lý nhà nước đ ể
bảo vệ pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính
xác.
Tòa án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của
Nhà nước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chì tuân theo pháp luật.
Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị coi là có
tội và phải chịu phạt khi chưa có bản án kết tội củ a Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm minh, bảo đảm việc xét xử đúng
người đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tô chức thành hệ thống, tập trung
thống nhất và thự c hiện độc lập thẩm quyền cùa mình đối với các cơ quan khác của
nhà nước. Thực hiện các quyền khời tố, kiểm sát các hoạt động điêu tra, truy tố
7

7
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, vì vậy cần tăng cư ờng pháp chế
xã hội chủ nghĩa.
3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chỉnh trị - xã hội thành viên
trong hệ thống chinh trị
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thành viên là một
bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sờ chính trị cùa chính quyền nhân dân. Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, phổi hợ p
và thống nhất hành động giữa các thành viên.
Các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội là nơi tập hợp quần chúng,
phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân, vì vậy là một bộ
phận không thể thiếu của một xã hội dân chủ. Các tổ chức này ờ nước ta hiệ n nay là
bộ phận không tách rời của hệ thống chính trị và là cơ sở chính trị củ a chính quyền
nhân dân, một trong những công cụ bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân

dân. Những tổ chức này có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đ oàn kết toàn
dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng cùa nhân dân, chăm lo lợi ích củ a các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân
chú và xây dựng xà hội lành mạnh; tham aia xây dựng Đảng, Nhà nướ c; giáo dục lý
tường và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cườne mối liên hệ
giừa nhân dân với Đảng, Nhà nước, góp phẩn thực hiện và thúc đầy quá trình dân
chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nư ớ c quản lý,
nhân dân làm chủ.
Các đoàn thể chính trị - xã hội rất đa dạng, có thể là các tổ chức chính trị - xã
hội, tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
Trong sổ các tổ chức quần chúng ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ
chức nòng cốt, giữ vai trò quan trọng.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người
Việt Nam định cư ờ nước ngoài. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành
viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận.
Nhừng đoàn thề chính trị - xã hội khác có vai trò quan trọng trong hệ thống
chính trị ở nước ta gồm:
- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn
của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và nhừng người lao động tự nguyện lập ra
nhằm mục đích tập hợp, đoàn kế t lực lượng; đạ i diện và bảo vệ các quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội tập
họp tầng lớp thanh niên, là đoàn thể cùa các thanh niên ư u tú, đội hậ u bị của Đảng.
Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hế t các cơ quan,
đơn vị, được tổ chức theo hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở nhằm thu

8
hút thể hệ trỏ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý

thức tôn trọng pháp luật cho thanh niên.
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ,
bảo vệ quyền bình đăng, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Hội có nhiệm
vụ đoàn kết, vận động, tổ chứ c, hướng dẫn phụ nừ thực hiện chủ trư ơng, chính sách
cùa Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội để bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ, bảo đảm bình đẳng giới.
- Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân,
có nhiệm vụ vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích
cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân
tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích của
nông dân Việt Nam.
- Hội Ciru chiến binh Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội, nơi tập hợp,
đoàn kết, tổ chức, động viên các thể hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bả n
chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo
vệ quvền lợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về
tinh thần và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tỉnh bạn chiến đấu.
Bên cạnh những tổ chức trên đây, nhiều tổ chức xã hội khác cũng tham gia tích
cực vào hoạt động trong hệ thống chính trị như Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuậ t
Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hộ i
Chừ thập đỏ Việt Nam, Một sổ hội nghề nghiệp, hội của các nhà trí thức, các nhà
khoa học, không chỉ đơn thuần mane tính chất đoàn thể xă hội mà các tổ chức này
cũng đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đât nước.
Các tổ chức quần chúng khác nhau này tuỳ theo tính chất, tôn chì và mục đích
đâ được xác định, có nhiệm vụ vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên châp hành
luật pháp, chính sách; chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và
xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Phương thức tổ chức và hoạt động cùa các tổ chức này tuy khác với tổ chức

Đảng và các cơ quan nhà nước nhung đều gan chặt với việc thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. Các tổ chức chính trị - xã hội là hình
thức tổ chức động viên, triển khai nguồn lực con người cho các mục tiêu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam do Đảng lãnh đạo, Nhà nước thống nhất quản lí.
Trong hệ thống chính trị - xà hội Việt Nam, với tính chất chính trị và tính chất xã
hội rộng lớn, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò là người tô chức, vận động
đông đảo quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệ m vụ đặt ra đối với cách mạng
Việt Nam thông qua những hình thức phù hợp.
Như vậy, có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thốnẹ chính trị Việt Nam, các tổ
chức quần chúng đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực
lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hộ i), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tàng chính trị
của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiệ n thắng lợ i các
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo
và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp củ a Mặt trận và các đoàn thể . Đảng, Nhà
nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiệ n để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân
hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xâ hội.

III. BẢN CHẤT CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA.
Dưới sự lãnh đạo cùa Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và cùa dân tộc Việt
Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền lực nhà nước và tổ
chức ra hệ thống chính trị của mình. Do dỏ, nhân dân thực hiện quyền làm chủ
thông qua hoạt động của nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân
chù trực tiếp, dân chủ đại diện.
Bản chất của hệ thống chính trị nước ta được quv định bời các cơ sở nền tảng
sau:
- Cơ sở chính trị của hệ thống chính trị nước ta là chế độ nhất nguyên chính
trị với một Đảng duy nhất cẩm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xằ hội trên nền tảng

dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Cơ sở chính trị của hệ thống chính trị nước ta là nền kinh tế thị trường định
hướng xă hội chù nghĩa, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp. Đồng thời, cơ sở kinh tế này tạo ra các xung lực để đổi mới, hoàn
thiện hệ thống chính trị, nâng cao khả năng tác động tích cực vào quá trình phát
triên kinh tế.
- Cơ sở xã hội cùa hệ thống chính trị là dựa trên nền tảng liên minh giai cấp
giữa công nhân, nông dân, tầng lớp tri thức và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với
cơ sở xã hội là khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hệ thống chính trị nước ta không chỉ
là hình thức tô chức chính trị nham thực hiện quyền lực cùa nhân dân mà còn là
hình thức tô chức đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lại của mọi tầng lớp
nhân dân, là biểu tượng cùa đại đoàn kết dân tộc.
- Cơ sở tư tưởng của hệ thống chính trị là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tường Hồ Chí Minh. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là các căn cứ lý luận để xây dựng hệ thống chính trị với chế độ nhất nguyên
chính trị và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Sự nhất quán về cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội và tư tư ờng là nhân tổ vừa bảo
đảm tính năng động và khá năng thích ứng của hệ thống chính trị trước sự vận động
và phát triển của đất nước và thế giới.
Hệ thống chính trị ở nước ta là một hệ thống các thiết chế và thể chế gắn liền
với quyền lực chính trị cùa nhân dân và để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do
nhân dân giao phó, ủy quyền, về thực chất, hệ thống chính trị không phải là một hệ
thống tổ chức có quyền lực tự thân, quyền lực của hệ thống chính trị bắt nguồn
10

từ quyền lực của nhân dân, phát sinh từ sự ủy quyền cúa nhân dân, thể hiện tư
tường của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mọi quyền hành và lực lượng đề u ở nơi dân”.
Trong chế độ do nhân dân ta làm chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực chính
trị, nhân dân ủy quyền cho một hệ thống, các tổ chức bao gồm Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.

Hệ thông chính trị ờ nước ta là một hình thức tô chức thực hành dân chủ, mồi
một tổ chức trong hệ thống chính trị đều là nhữ ng hình thức để thực hiện dân chù
đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân. Các tô chức này được tổ chức và hoạt
dộng trên cơ sờ nguyên tắc dân chủ và các mục tiêu dân chù. Đ iều đó bẳ t nguồn từ
bản chất củ a chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản
chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Mỗi
một tổ chức trong hệ thống chính trị vừa là một hình thức thực hành dân chủ, tổ
chức các quá trình dân chù vừa là công cụ bảo đảm dân chủ trong xã hội, một
trường học dân chủ để giáo dục ý thức dân chũ, nâng cao năng lực làm chủ của
nhân dân.
IV. ĐẶC ĐIỂM CÙA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ỏ NƯỚC TA HIỆN
NAY
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:
1) Tính nhất nguyên chính trị cùa hệ thống chỉnh trị
Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền
mặc dù trong nhừng giai đoạn lịch sử nhất định, trong chế độ chính trị Việt Nam
ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có Đảng Dân chù và Đảng Xã hội. Tuy nhiên
hai Đảng này được tồ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược cùa
Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo vả vị trí duy nhất của Đảng
Cộng sả n Việt Nam. Do vậy, về thực chất chế độ chính trị không tồn tại các đảng
chính trị đối lập.
Hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Mồi tổ chức thành viên cùa hệ thống chính trị đều do Đảng
Cộng sản Việt Nam sáng lập vừ a đóng vai trò ỉà hình thức tổ chức quyề n lực của
nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp đoàn kết quầ n chúng, đại diện ý chí và
nguyện vọng cùa quẩn chúng (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân
dân) là tổ chức đóng vai trò là phương tiện để Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo
chính trị cùa mình.
Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt đ ộ ng trên nền tảng tư
tường chù nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều đó quy định tính nhất

nguyên tư tường, nhất nguyên ý thức hệ chính trị của toàn bộ hệ thống và của từng
thành viên trong hệ thong chính trị.
2) Tinh thống nhất của hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò
chức năng khác nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau tạo thành một
thể thống nhất. Sự đa dạng, phong phú về tổ chức và phương thức hoạt động của
các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị tạo điều kiện để phát huy và tạo
11

ra sự cộng hường sức mạnh trong toàn bộ hệ thống để thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ chính trị của mồi tổ chứ c thả nh viên và của toàn bộ hệ thống.
Nhân tố quyết định tính thống nhấ t của hệ thống chính trị nước ta là sự lành đạo
thống nhất củ a một Đả ng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam theo
nguyên tắc tập trung dân chủ. Việ c quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chù trong tổ chức và hoạt động là nhân tố cơ bản đám bảo cho hệ thống chính trị có
được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của
toàn hệ thống chính trị cũng như cùa mồi tổ chức trong hệ thong chính trị. Đồng
thời, tính thố ng nhất của hệ thống chính trị còn thể hiện ờ mục tiêu chính trị là xây
dựng xà hội chủ nghĩa Việt Nam với nội dung: dân giàu, nước mạnh, dân chù, công
bằng, văn minh. Hệ thống chính trị được tổ chức như một chỉnh thể thống nhất từ
Trung ương đến địa phương và cấp cơ sở.
Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh đều đượ c các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ
trong Điều lệ của từng tổ chức.
3) Hệ thống chính trị gắn bó mậ t thiết với nhân dán, chịu sự giám sát
cùa nhân dân
Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thổng không chì gắn với chính trị, quyền
lực chính trị mà còn gắn với xã hội. Do vậy trong cấu trúc của hệ thống chính trị
bao gồm các tô chức chính trị như Đảng, Nhà nư ớc và các tổ chức vừa có tính
chính trị vừa có tính xã hội như Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Hệ thống chính trị không đứng trên xã hội, tách ra khỏi xã hội như những lực
lượng chính trị, áp bức xã hội trong các xã hội bóc lột mà là bộ phận của xã hội,
gắn bó với xã hội. Sự gan bó mật thiết giừa hệ thống chính trị với nhân dân đ ược
thể hiện ngay trong bản chất cùa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị: Đảng
Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước củ a nhân dân do nhân dân, vì nhân dân; Mặt trận Tổ quốc, các đ oàn thể nhân
dân là hình thức tập hợp, tổ chức cùa chính các tầng lớp nhân dân.
Sự gấn bó giừ a hệ thống chính trị với nhân dân còn được xác định bởi ý nghĩa
hệ thống chính trị là trường học dân chủ cùa nhân dân; mỗi tổ chức trong hệ thống
chính trị là phương thức thực hiệ n quyề n làm chù của nhân dân.
4) Hệ thẳ ng chỉnh trị có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp và dân
tộc
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam
tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền với cuộc đẩu tranh giải phóng
dân tộc. Giai cấp và dân tộc hòa đồng, các giai cấp, tầng lớp xã hội đoàn kết, hợp
tác để cùng phát triển. Tronp mọi giai đoạn xây dựng và phát triển cùa hệ thống
chính trị, vấn đề dân tộc, quốc gia luôn là cơ sờ đoàn kết mọi lực lượng chính trị -
xã hội để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Vấn đề đặt ra
đối với tổ chứ c và hoạt động của hệ thống chính trị là đoàn kết giai cấp, tập hợp lực
lượng trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
12

Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội quy định hệ thống chính trị mang bản chất
giai cấp công nhân, đại diện trung thành lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Độc lập dân tộc gan liền với chù nghĩa xă hội đã gắn kết vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp. Do vậy trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, sự phân biệt giữa
dân tộc và giai cấp đều mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng, tạo nên
sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị. Nhờ vậ y hệ thống chính trị luôn
đại biểu cho dân tộc là yếu tố đoàn kết dân tộc, gắn bó mật thiết với nhan dân và là

hệ thống của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

CHUYÊN ĐỀ 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I. QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, nảy sinh khi
cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức,
từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hoá càng cao thì
yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên.
Thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thông
thường, phổ biến thì quản lý có thể hiể u là hoạt động nhằ m tác động một cách có tổ
chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất đ ịnh để điều chỉnh
các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát
triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
Với quan niệm trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là
cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các
công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tấc nhất định.
- Đối tượng quản lý: Tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý.
Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý
khác nhau.
- Khách thể quản lý: Chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể
quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội.
- Mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định
do chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác
động quản lý cùng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
Quản lý ra đời chính là nhàm đến hiệu quả lớn hơn, năng suất cao hơn trong

công việc. Thực chất cua quản lý con ngư ời trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu cùa tổ
chức với hiệu quả cao nhất.
Quản lý là một hoạt động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Các yếu tố đó tác độ ng đến nội dung, phương thức và công cụ để tiến hành quả n lý.
Một số yếu tố cơ bản cần chú ý là: Yế u tố con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ
13

chức, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin và yếu tố văn hoá.
1.2. Khái niệm quản lý nhà nước
Quàn lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện cùa Nhà nước, là quản lý
công việc cùa Nhà nước. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế
độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của mồi một quốc gia qua các giai
đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt độ ng
lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của
Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
Trong hệ thống xã hội, tồ n tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như:
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội
vv Trong hoạt động quản lý của các chủ thể khác nhau đó thì quản lý nhà nướ c có
những diểm khác biệt.
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nư ớ c là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực
hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Thứ hai, đ ố i tượng quản lý của Nhà nước là toàn bộ dân cư và các tổ chức trong
phạm vi tác động quyền lực Nhà nước.
Thứ ba, vì tính đa dạng về lợi ích và hoạ t động của con người trong xã hội, quản
lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xă hội: chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao nhẳm thoả mãn nhu cầu hợp pháp
của nhân dân.
Thứ tư, quản lý nhà nư ớc mang tính quyền lự c nhà nước, lấy pháp luật làm công
cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã

hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều
chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tấ t cả các lĩnh vự c của đời sống xã hội
do các cơ quan trong bộ máy Nhả nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp
pháp của con người, duỵ trì sự ổn định và phát triển cùa xã hội. Trong hoạt đ ộng
quản lý nhà nước, vấn đề kết hợ p các yếu tố của hoạt động quản lý là rất phức tạp,
đòi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực cao với sự hỗ trợ của các phương tiện
công nghệ hiện đại.
1.3. Khải niệm quản lý hành chính nhà mrớc
Trong quản lý nhà nước, quản lý hành chính là hoạt động đa dạng, trung tâm,
chủ yếu, vì hành chính là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyề n lực
nhà nước trong quản lý xã hội. Tuy nhiên, quản lý hành chính nhả nước có phạm vi
hẹp hơn so với quản lý nhà nước. Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt
động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước tức là hoạt động chấp hành và điều
hành. Thứ hai, chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan, cán bộ, công
chức hành chính nhà nước trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở.
Do đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
nhà nước, nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt độ ng của con người do các cơ
quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện
14

những chức năng và nhiệm vụ cùa Nhà nước, nhằm duy trì và phát triển cao các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con
người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quố c.
Định nghĩa trên cỏ 3 nội dung quan trọng:
- Sự hoạt động thực thi quyền hành pháp: Hành pháp là một trong 3 quyền
của quyền lực nhà nước thống nhất.
Chính phủ là cơ quan cao nhất thực hiện quyền hành pháp đối với toàn xã
hội.
Nhưng Chính phủ thực hiện chức năng của minh phải thông qua hệ thố ng thể

chế hành chính nhà nước. Vì vậy, Chính phủ còn là cơ quan quản lý hành chính nhà
nước cao nhất cùa Nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước thực hiện quyển lực chính trị bằng quyền hành
pháp trong hành động (hành chính nhà nước).
- Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh: Tổ chức ở đây là tổ chức hành chính
nhà nước, là sự thiết lập mối quan hệ con ngườ i, giữa cá thể với tậ p thể để thực
hiện quản lý hành chính nhà nư ớ c một quá trình xã hội. Trong quản lý hành chính
nhà nước, chức năng tổ chức rất quan trọ ng, vì không có tổ chức thì không thể quản
lý được. Nhà nước phải tổ chức cả triệu người và mỗi người đều có vị trí tích cực
đối với xã hội, đóng góp phẩn củ a mình để tạo ra lợi ích cho xã hội. vấn để cốt lõi
là sự quy định về mặt pháp lý thể hiện bằng các quyết định quản lý về nguyên tắc,
tiêu chuẩn, biện pháp nhằm tạo sự phù hợp của các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người.
- Sự tác động bằng pháp luật và theo pháp luật. Pháp luật phải được chấp
hành nghiêm chình, trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Không được phép dựa
vào quyền để làm trái pháp luật. Mọi sự vi phạm pháp luật đều phải được xử lý.
2. Tính chất cơ bản của quản lý hành chính nhà nưóc ở nước ta
- Tính chất chính trị xã hội chủ nghĩa
Nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị, trụ cột của hệ thống chính trị.
Hành chính nhà nước là bộ phận trọng yế u cùa Nhà nư ớ c để thực hiện quyền lực
nhà nước trong xã hội. Do đó, hoạt động hành chính nhà nước của bộ máy hành
chính nhà nước luôn hướng tới thực hiện mục tiêu chính trị.
Ở nước ta, quản lý hành chính nhà nước thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Tính chất dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộ c về
nhân dân, do đó xét về chính trị xã hội, nhân dân là chủ thể quản lý đất nước. Nhà
nước được nhân dân uỷ quyền thay mặt cho nhân dân thực hiện quàn lý toàn dân,
toàn diện. Chính vì thế mà hoạt động hành chính nhà nước phải chịu sự kiểm tra,
giám sát của nhân dân, phải đảm bào nhân dân làm chủ thực sự trong quản lý nhà

nước, quản lý xã hội.
Tính chất này đòi hỏi quản lý hành chính nhà nước phải tạo điều kiện để thu hút
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào quản lý các quá trình xã hội với
15

phương châm thực hiện quá trình dân chủ hoá: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”.
Từ thực tiễn cách mạng ờ nước ta trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta
đã quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát triển quyền làm chủ của
nhân dân lao động.
- Tính chất khoa học
Trong quá trình phát triển củ a xã hội, quản lý luôn phải có căn cứ khoa học.
Quản lý là khoa học vi nó có tính quy luật, có các nguyên lý và mối quan hệ tương
hỗ với các khoa học khác. Đồng thời, cùng với tính khoa học, quản lý là nghệ thuật
vì nó phụ thuộ c vào tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ, kinh nghiệm của người
quản lý.
Cùng với sự phát triển của Nhà nước và vai trò ngày càng tăng của Nhà nước
trong quản lý xã hội, khoa học hành chính dần trở thành một ngành khoa học độc
lập vào những năm đẩu thể kỷ 20.
Quản lý hành chính Nhà nước là biểu hiện quan trọng và tập trung nhất của toàn
bộ hoạt động của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Chính vì vậy, người cán bộ, công chức phải có kiến thức về nhũng quy luật khách
quan của hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng.
- Tính chất ngành, lĩnh vực
Đối tượng của quản lý hành chính nhà nước là hoạt độ ng của cư dân trên các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng, tinh thẩn, tư tường Quản lý hành chính nhà nước không chỉ là tổ
chức điều chỉnh từng lĩnh vực mà còn phải liên kết, phối hợp các lĩnh vực thành
một thể thống nhất đế đảm bả o xã hội phát triển đồng bộ, cân đối, có hiệu quả, đáp
ứng nhu cẩu của các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, quản lý các lĩnh vực của

đời sống xã hội không có nghĩa là các cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh mọi
khía cạnh hoạt động xã hội mà chỉ điều chỉnh các khía cạnh do luật định.
3. Các đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước
Khi nói đến đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước là nói đến những nét đặc
thù của quản lý hành chính nhà nước để phân biệt với các dạng quản lý xã hộ i của
các chủ thể khác. Tuy nhiên, cũng cần phải thấ y rằng quản lý hành chính nhà nước
là một dạng quản lý xã hội nói chung, nhưng nó là dạng quản lý xã hội đ ặ c biệt. Vì
vậy, để đạt mục đích nghiên cứu, cũng như hoàn ihiện quản lý hành chính xã hội
chủ nghĩa trong thực tiễn, khi xem xét cần gắn với các đặ c điểm chung của quản lý
nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và những đặ c điểm riêng của quán lý hành
chính nhà nước xã hội chủ nghĩa. Với cách tiếp cận như trên, quản lý hành chính
nhà nước xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản dưới đây:
- Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệ t, tính tổ chức
rất cao và tính mệ nh lệnh đơn phương của Nhà nước.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực nhà nước. Tính
quyền lực ấy là đặc điểm để phân biệt hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt
động quản lý khác. Quyền lự c hành chính nhà nước bắt nguồn từ quyền lực nhà
16

nước.
- Quàn lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình và
có kế hoạch để thực hiện mụ c tiêu.
Trong quản lý, hoạ t động đề ra mục tiêu được coi là chức năng đầu tiên và cơ
bản. Mục tiêu quản lý là căn cứ để các chủ thể quản lý đưa ra những tác độ ng thích
hợp với những hình thức và phương pháp phù hợp. Mục tiêu của quản lý hành
chính nhà nước là mục tiêu tổng hợp bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,
an ninh, quốc phòng, ngoại giao và các mục tiêu có tính chất lâu dài, có tính thứ
bậc hành chính tạo thành một hệ thống mục tiêu từ Trung ương đến cơ sờ. Đe đạt
được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra, hành chính nhà nước cần thiết lập hệ
thống các chương trình, dự án và hệ thống kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngan hạn.

- Quản lý hành chính nhà nướ c có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong
việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượ ng, phát huy sức mạnh tổng hợp để
tổ chức lại nền sản xuất xã hội và cuộc sống con người trên địa bàn của mình theo
sự phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền và theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục và tương đối ổn định trong tổ
chức và hoạt động.
Nền hành chính nhà nước có nghĩa vụ phục vụ nhân dân, lấy phục vụ công vụ
và nhân dân là công việc hằng ngày, thườ ng xuyên cho nên quản lý hành chính nhà
nước phải bảo đảm tính liên tục để thoả mãn nhu cầu hằng ngày của nhân dân, của
xã hội và phải ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình
huống chính trị - xã hộ i nào. Tính liên tục liên quan chặt chẽ tới công tác lưu trữ
các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức và nhân dân. Tính ổn định ở đây là tương
đối vì đời sống kinh tế xã hội luôn phát triển không ngừng, hành chính nhà nước
phải luôn thích ứng với thực tế xã hội trong từng giai đoạn, với sự phát triển của
thời đại.
- Quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao.
Đây là nghiệp vụ cùa một Nhà nước và một nền hành chính khoa học, văn minh,
hiện đại. Ọuản lý hành chính nhà nước không chỉ được coi là một nghề mà còn
được coi là một nghề tổng hợp, phức tạp, sáng tạo nhất trong các nghề. Cán bộ,
công chức hành chính nhà nước không chỉ có chuyên môn chuyên sâu, mà phải có
kiến thức rộng trên nhiều lình vực.
- Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, là một hệ
thống thông suốt từ trên xuống dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chi thị và
chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên (khác với hệ thống dân cừ và hệ thống
xét xử cùa các cơ quan tư pháp).
- Quản lý hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa không cỏ sự cách biệt tuyệt
đối về mặt xã hội giữa người quàn lý và người bị quản lý. Bởi vì, thứ nhất, trong
quản lý xã hộ i thì con người vừa là chủ thể vừa là đối tư ợng của quản lý. Mặt khác
trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân là chủ thể quản lý đất nước.
- Quản lý hành chính nhà nướ c xã hội chù nghĩa là hoạt động không vì lợi

nhuận. Quản lý hành chính nhà nước không có mục đích tự thân, nó tồn tại là vì xã
17

hội, nó có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích nhân dân. Do đó, hoạt động
quản lý hành chính nhà nước không theo đuổi lợi nhuận mà nhằm phục vụ lợi ích
công. Tuy nhiên, nó phải đạt hiệu quả xă hội trên cơ sở tiết kiệm chi phí.
- Quản lý hành chính nhà nước XHCN mang tính nhân đạo. Xuất phát từ
bản chất Nhà nước dân chủ XHCN, tất cả các hoạt động của nền hành chính nhà
nước đều có mục tiêu phục vụ con người, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân và lấy đó làm xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc và thủ tục
hành chính.
II. NGUYÊN TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Nguyên tẳc quản lý hành chính nhà nước là tư tưởng chỉ đạo hành động, hành vi
quản lý nhà nước của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
Nguyên tắc quản lý hành chính được hình thành trên cơ sở quy luật khách quan,
qua kết quả nghiên cứu sâu sắc các điều kiện thực tế xã hội, dựa trên bản chất chính
trị xã hội trong thời gian, không gian và hoàn cảnh cụ thể. Các nguyên tắc quản lý
hành chính nhà nước thể hiện các quan điểm chính trị và các phương thức trong
quá trình thực hiện quyền hành pháp bằng hoạt động chấp hành của các cơ quan
hành chính nhà nước và nhừ ng người được Nhà nước uỷ quyền tham gia quản lý
các công việc nhà nước, xã hội. Bởi vậy, nguyên tắc quản lý hành chính luôn phát
triển theo sự phát triển của các hiện tượng chính trị - xã hội và khả năng nhận thức
của con người.
Xuất phát từ bản chất chế độ chính trị, từ thực tiễn xây dựng Nhà nước xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc những thành tựu của hành
chính học và kinh nghiệm của các nước khác, có thể rút ra được những nguyên tẳc
quản lý hành chính ở nước ta như sau:
1. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước dưói sự lãnh đạo của
Đảng và sự tham gia, kiểm tra, giám sát của nhân dân đối vói quản lý hành
chính nhà nưóc.

Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước Việt Nam kiểu mới gắn liền với
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị ở nước ta Đ ả ng
Cộng sản Việt Nam là Đ ả ng cầ m quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Trước hết, Đảng lãnh đạo quản lý hành chính nhà nước bằng các nghị quyết đề
ra đường lôi, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cho quản lý nhà nước và căn cứ vào
đó để Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luậ t nhằm thực hiện đường lối
chính sách của Đả ng. Đảng định hướng hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý về
mặt cơ cấu tố chức cũng như các hình thức và phương pháp chung.
Đảng lãnh đ ạo thông qua công tác tổ chức và cán bộ. Đảng đào tạo, lựa chọn,
giới thiệu cán bộ cho cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo việc sắ p xếp, phân bổ cán
bộ.
Hoạt động tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền vậ n động, kiểm tra sự thực hiện các
Nghị quyết của Đảng cũng như pháp luật của nhà nước, của tổ chức Đảng các cấp
và đảng viên có vai trò rất quan trọna, bào đảm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý
nhà nước.
18

Sự lãnh đạo cùa Đảng - hạt nhân của hệ thống chính trị nước ta là cơ sở bảo đảm
sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tố chức xã hội, lôi cuốn được đông đảo
nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước nhung không làm thay các cơ quan nhà nước.
Chính vì vậy việc phân định chức năng lãnh đạo của cơ quan Đảng và chức năng
quàn lý cùa các cơ quan nhà nư ớc là vấn đề vô cùng quan trọng và cùng là điều
kiện cơ bản để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý
của bộ máy nhà nước.
Sự tham gia của nhân dân vào quyền lự c chính trị là một trong nhừng * jc trưng
của chế độ dân chủ, quyền tham gia vào hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước
cùa nhân dân được quy định tại Điều 28 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền
tham gia quàn lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị các vấn đề
của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia

quàn lý nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiêp nhận, phàn hồi ý
kiến, kiến nghị của công dân”.
Nhân dân có quyền tham gia vào quản Iý nhà nước mộ t cách trực tiếp hoặc gián
tiếp, tham gia giải quvết những vấn đề lớ n và hệ trọng của địa phương hoặc đơn vị.
Ngoài việc tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, những hình
thức tham gia trực tiếp khác của nhân dân vào quản lý nhà nước là: Thảo luận góp
ý kiến vào quá trình xây dự ng những đạo luật hoặc các quyết định quan trọng khác
cùa Nhà nước hoặc của địa phư ơng; kiểm tra các cơ quan quàn lý nhà nước; thực
hiện quyền khiếu nại, tổ cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà
nước Các hình thức tham gia gián tiếp của nhân dân vào quản lý nhà nước, kiểm
tra giám sát hoạt động của các cơ quan này thông qua hoạt độ ng của các đại biểu do
mình bầu ra.
Để đả m bảo sự tham gia quản lý hành chính nhà nướ c của nhân dân có hiệu quả,
cần phải thể chế hoá các quyền đó một cách cụ thể, phát huy hơn nữa vai trò của
các đại biểu nhân dân và nâng cao hiệu quả sự tham gia, kiểm tra giám sát của các
đoàn thể nhân dân vào quản lý nhà nước.
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định trước hết là sự lành đạo tập trung đối với
những vấn đề cơ bản chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó đảm bảo cho cơ
quan cấp dưới, địa phương và cơ sở khả năng thực hiện quyết định cùa Trung ương
căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình. Bên cạnh đó phải bảo đàm tính sáng tạo,
quyền chủ động của địa phương và cơ sở. cấp Trung ương giữ quyền thống nhất
quản lý những vấn đề cơ bản, đồng thời thự c hiện phân cấp quản lý, giao quyền hạn
trách nhiệm cho các địa phư ơng, các ngành trong tổ chức quản lý điều hành để thực
hiện các văn bản của cấp trên. Điều 8 Hiến pháp 2013, quy định tập trung dân chủ
là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
Tập trung dân chủ được biểu hiện trong cơ chế vận hành của bộ máy. Đó là
quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của các cơ quan quàn lý trước cơ
quan dân cứ; phân định chức năng, thẩm quyền giừa các cơ quan quản lý các câp;
19


hệ thống “hai chiều trực thuộc” cùa mộ t số cơ quan quản lý bảo đám kết hợp tốt sự
lành đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương, kết hợp
lợi ích toàn quốc với lợi ích cùa địa phương
Tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là một thể thống nhất. Tập
trung dân chủ không phải là cơ quan cấp trên “làm thay”, “lấn sân” vào thẩm quyền
của cơ quan cấp dưới, đồng thời cùng phủ nhận việc cơ quan cấp dưới ỉ lại, đùn đẩy
cho cấ p trên. Trong thực tiền quản lý hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang khắc
phục bệnh tập trung quan liêu, đồng thời chổng biểu hiện tự do, tuỳ tiện, phân tán
cục bộ địa phương, vô kỷ luật, kỷ cương.
3. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật và tăng
cưòng pháp chế
Ọuản lý nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế là nguyên tẳc hiến
định. Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước phải dựa trên
cơ sở pháp luật. Đ iều đó có nghĩa là hệ thống hành chính nhà nước phải chấp hành
luật và các quyết định của Ọuốc hội trong chức năng thực hiện quyền hành pháp;
khi ban hành quyết định quả n lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích
của luật. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đ ề u bình đẳng
trước pháp luật. Nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có những sai phạm trong hoạt
động quản lý gây thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của ngườ i công dân thì phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường cho công dân.
Để thực hiện nguyên tắc này, cần làm tốt các nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật;
- Tổ chức thực hiện tốt pháp luậ t đ ã ban hành;
- Xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật;
- Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho toàn dân.
4. Nguyên tắc kết họp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ là hai mặt không tách rời nhau mà
phải đượ c kết hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Các đơn vị kinh
tế thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào, nằm trên địa bàn quản lý nào đều thuộc mộ t

ngành kinh tế - kỳ thuật nhất định và chịu sự quản lý của ngành (bộ). Mặt khác, các
đơn vị kinh tế thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật khác nhau đều được phân bố trên
những địa bàn nhất định, chúng có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tể và gắn bó
với nhau trên các mặ t xã hội, tạo nên một cơ cấu kinh tế - xã hội và chị u sự quản lý
của chính quyền địa phương. Đây lả sự thống nhất giữa hai mặt: cơ cấu kinh tế
ngành với cơ cấu kinh tế lãnh thổ trong một cơ cấu kinh tế chung.
Các hoạt độ ng quản lý theo ngành cùa cơ quan nhà nước nhằm đề ra các chủ
trương, chính sách phát triển toàn ngành, tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị
kinh tế phát huy tính chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Cần nhấn mạnh rằng quản lý theo ngành ở đây là quản lý về mặt nhà nước: Nhà
nước đề ra chủ trương chính sách, xây dựng chiến lược, sử dụng các đòn bẩy còn
quản lý sản xuất kinh doanh là quyền chủ động của đơn vị sản xuấ t kinh doanh.
Nội dung quả n lý theo lãnh thổ nhằm tổ chức sự điều hoà phối hợp các hoạt
20

động của các ngành, các thành phần kinh tế và tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng trên phạm vi cả nước cũng như trên từng đơn vị hành chính lãnh
thổ với mục tiêu bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền làm chủ của
nhân dân, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân về mọi mặt.
5. Nguyên tắc phân định hoạ t động quản Ịý hành chính nhà nư ớc với hoạt
đông sản xuất - kinh doanh của các chủ thể kinh tế của nhà nước và hoạt
động Sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp
Nhà nước ta có khả năng, nhiệm vụ tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân;
quản lý các thành phần kinh tế nhưng không phải là người trực tiếp kinh doanh và
quản lý kinh doanh. Nhà nước tôn trọng tính độc lập tự chủ của các đom vị kinh
doanh. Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay, trên
cơ sở đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, chức năng quản lý
nhà nước về kinh tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Định hướng và hỗ trợ phát triển thông qua kế hoạch và các chính sách kinh

tế.
- Hoạch định và thực hiện chính sách xã hội, đảm bả o sự thống nhất giừa
phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia.
- Tổ chức nền kinh tế và điều chỉnh bàng các công cụ và biện pháp vĩ mô.
- Tổ chức và giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của các đơn vị kinh tế
Nhà nước thực hiện các chức năng trên thông qua một hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước; thông qua tổ chức kinh tế của Nhà nước; thông qua việc đào
tạo, bồi dưỡ ng, bố trí đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý
nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh có tư cách
pháp nhân, hoạt động kinh doanh bình đẳng trước pháp luật; có quyền tự chủ về tài
chính và thực hiện hạch toán kinh tế; có nhiệm vụ phát huy năng lực kinh doanh có
hiệu quả đạt mụ c tiêu thu lợi nhuận cao trong khuôn khổ pháp lý và chịu sự quản lý
bằng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.
Bộ máy hành chính nhà nước không thực hiện chức năng kinh doanh và không
can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh đối với những vấn đề mà theo luật
thuộc quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất - kinh doanh nói chung và các chủ thể
sản xuất kinh doanh do Nhà nước thành lập. Trao quyền tự chủ cho các đơn vị kinh
tế nói chung và các đơn vị kinh tế do nhà nướ c thành lập và tăng cường hoạ t động
quản lý nhà nước, tạo hành lang pháp lý có hiệu lực để quản lý các hoạt động sàn
xuất kinh doanh của mọi chủ thể kinh tế, không phân biệt do Nhà nướ c lập hay của
các thành phần kinh tế khác.
Bên cạnh đó cũng cần phân định rõ những hoạt động sự nghiệp cùa các tô chức
sự nghiệp của Nhà nước. Các tổ chức này không hoạt động quản lý điều hành các
quan hệ xã hội mà nó do Nhà nước lập ra để thực hiện các dịch vụ công, liên quan
đến những nhu cầu thiết yếu của công dân, tổ chức. Việc phân định này nhằm giúp
21

cho hành chính nhà nước thực hiện tốt chứ c năng của mình, đồng thời tạo điều kiện

thuận lợi nhất để cung ứng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cho xã hội.
6. Nguyên tắc công khai
Tổ chức hoạt động hành chính cùa nhà nước ta là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia
và lợi ích hợp pháp của công dân nên cần phải công khai hoá, thực hiện đúng chủ
trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Phải quv định các hoạt động cần
công khai cho dân biết, tạo điều kiện thu hút đông đảo quẩn chúng nhân dân tham
gia kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính nhà nước.
III. HÌNH THỨC, CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
1. Hình thức quản lý hành chính
Hình thức hoạt động quản lý hành chính nhà nước được hiểu là sự biểu hiện về
hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tổ chức.
Quản lý hành chính nhà nư ớc có nhiều hình thức hoạt động. Việc lựa chọn hình
thức hoạt động cẩn phải đượ c tiến hành trên cơ sở khoa học sau:
- Sự phù hợp cùa hình thức quản lý với chức năng quản lý.
- Sự phù hợp của hình thức quản lý với nội dung và tính chất của những
nhiệm vụ quản ỉý cần giải quyết.
- Sự phù hợp củ a hình thức quản lý với những đặc điểm của đổi tượng quản
lý cụ thể.
- Sự phù họp của hình thức quản lý với mục đích cụ thể của tác động quản
lý-
Nét đặc trưng của hình thức quản lý hành chính nhà nước là những hình thức
pháp lý liên kết chặt chè với nhau trên cơ sờ sự thống nhất cùa chức năng chấp
hành- điều hành. Đồng thời, thực tiễn quản lý hành chính nhà nư ớc cùng cho thấy
rằng hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn có thể được tiến hành dưới những
hình thức không pháp lý.
Do đó, ta có thể phân hình thức quản lý hành chính nhà nước thành:
- Những hình thức pháp lý được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự,
thủ tục.

- Những hình thức không pháp lý chì được pháp luật quy định khuôn khổ
chung để tiến hành lựa chọn phương thức, cách thức quản lý.
1.1. Hình thức pháp lý
Hoạt động ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước là hình thức quản lý
quan trọng được phân loại như sau:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ban hành văn bàn quy phạm pháp luật là hình thức pháp lý quan trọng nhấ t
trong hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nướ c nhằm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình.
Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước
quy định những quy tắc xử sự chung trong lĩnh vực quản lý Nhà nước; những
22

nhiệm vụ, quyền hạ n và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành
chính nhà nướ c; xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động của đối
tượng quản lý
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ
quan hành chính nhà nước. Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quy phạm
pháp luật vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể. Việc ban hành
văn bản áp dụng pháp luật làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ
pháp luật hành chính cụ thể.
Thông qua việc ban hành các văn bản áp dụ ng pháp luật, các chủ thể quả n lý
hành chính nhà nước tác đ ộng một cách tích cực và trực tiếp đến mọi hoạt động của
các cơ quan cấp dưới, các cơ quan, tổ chức trực thuộ c, các tổ chức phi nhà nước và
công dân tham gia vào quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
Các hoạt động mang tính chất pháp lý khác.
Đây là hình thức pháp lý quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà
nước. Hình thức hoạt động này được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương
ứng được định trước trong quy phạm pháp luật nhưng không cần ban hành văn bả n

áp dụng pháp luật.
Đó là những hoạt động như:
- ÁP dụng những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật như
kiểm tra bằng lái xe, kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng
- Đăng ký những sự kiện nhất định như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn,
đăng ký phương tiện giao thông
- Lập và cấp một sổ giấy tờ nhất định như lập biên bản về vi phạm hành
chính
- Hoạt động công chứng: Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của
các hợp đồng và giấy tờ quy định của pháp luật nhàm bảo vệ quyền và lợi ích họp
pháp của công dân và của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tể,
góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chá xã hội chủ nghĩa.
1.2. Hình thức không pháp lý
Đó là hình thức hoạt động thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền, pháp luật cho
chủ thể có thẩnĩ quyền được lựa chọn việ c thực hiện để bảo đảm tính chủ động,
hiệu quả của hoạt động.
Ví dụ: Hình thức hội nghị được tiến hành ở các cơ quan nhà nước. Đối với các
cơ quan thẩm quyền chung, lãnh đạo tập thể thì hình thức hội nghị là hình thức
pháp lý, vì luật quy định rõ về định kỳ và giá trị pháp lý của nghị quyết hội nghị
(kỳ họp, phiên họp). Nhưng hội nghị ở cơ quan quản lý thẩm quyển riêng, theo chế
độ thủ trường thì đó là hình thức không pháp lý vì nó không ban hành quyết đị nh
có tính quyền lực.
2. Công cụ quản lý hành chính nhà nước
Để thực hiện chức năng thẩm quyền, các cơ quan hành chính sử dụng công cụ
chủ yếu: công sở, công sản, công quyền - quyết đ ị nh quan lý hành chính.
23

- Công sở: là trụ sở cơ quan, là nơi làm việc của cơ quan, là nơi cán bộ lành
đạo, công chức và nhân viên thực thi công cụ, ban hành các quyết định hành chính
và tổ chức thực hiện các quyết định, là nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại

- Công
-
sản: là vốn (kinh phí) và các điều kiện, phương tiện để hoạt động.
- Quyết định quản lý hành chính: Là sự biểu hiện ý chí của Nhà nước. Là
kết quả thực hiện quvề n hành pháp mana tính mệnh lệ nh đơn phương của quyền
lực nhà nước.
3. Phưong pháp quản lý hành chính
3.1. Các yêu cầu đối với phương pháp quản lý hành chinh nhà nước
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là các cách thức điều hành để đảm
bảo việc thực hiện các chứ c năng, nhiệm vụ và thẩm quyền cùa các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước và các chức vụ quản lý hành chính nhà nước.
Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phương pháp quản lý hành chính nhà nước phải có khả năng đảm bảo tác
động quản lý lên lĩnh vực chù yếu cùa quản lý hành chính nhà nước, có tính đến
đặc điêm của mỗi lĩnh vực và sự phát triển chung của xã hội, điều đó có nghĩa là
phương pháp quản lý là phương pháp chung, nếu không đảm bảo tác động lên tất cả
các lĩnh vực quản lý thì cũng phải đảm bảo tác động lên những lĩnh vực chủ yếu mà
vẫn phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực.
- Các phương pháp quản lý phải đa dạng và thích hợp để tác động lên những
đối tượng khác nhau, bời vì cách thức tác động lên cá nhân không giống cách thức
tác độ ng lên tập thể lao động; cách thức tác động trực tiếp không giống cách thức
tác động lên đối tượng gián tiếp, cách thức tác động lên đối tượng lệ thuộc về mặt
tỗ chức cũng không giống cách thức tác động lên những đối tượng không lệ thuộc
về mặt tổ chức.
- Các phương pháp quản lý phải có tính khả thi, nghĩa là có khả năng đảm
bảo thực hiện trên thực tế bất kỳ nhiệm vụ quả n lý nào.
- Các phương pháp quản lý phả i có khả năng đem lại hiệu quả cao, nghĩa là
tính đến triển vọng, đả m bảo sự tiến bộ trong lĩnh vực quản lý, đảm bảo đạt kết quả
tốt nhất với chi phí thấp nhất.
- Các phương pháp phải mềm dẻo, linh hoạt, nghĩa là có khả năng đảm bảo

tác động quản lý lên các đ ổi tượng quản lý, phù hợp với đặc điểm và thực trạng cùa
đối tượng ờ những thời điểm nhất định, trong những hoàn cảnh và điêu kiện nhất
định.
- Các phương pháp phải có tính sáng tạo nghĩa là chúng phải thường xuyên
được đổi mới và hoàn thiện trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử, sử dụng
những gì hợp lý ở giai đoạn đã qua, nhừng gì có thể áp dụng trong giai đoạn mới và
loại bỏ những gì không thể phục vụ việc giải quyết nhiệm vụ quản lý trong hiệ n tại
cùng như trong tương lai.
- Các phương pháp quản lý phải hoàn toàn phù hợ p vớ i pháp luật, với cơ
chế hiện hành cùa Nhà nước.
3.2. Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước
24

Các cơ quan hành chính nhà nước, trong tổ chức hoạt động cùa mình đều sử
dụng rất nhiều phương pháp quản lý.
Các phương pháp có thể phân thành 02 nhóm:
a) Nhóm thứ nhất gồm nhừng phương pháp quản lý chung được quản lý
hành chính nhà nước vận dụng, cụ thế là:
- Phương pháp kế hoạch hoá:
Các cơ quan hành chính nhà nước dùng phương pháp này để xây dựng chiến
lược phát trien kinh tế - xã hội, lập quy hoạch tổng thể và chuyên ngành; dự báo xu
thế phát triển; đặt chương trình mục tiêu và xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạ n,
ngăn hạn.
Sử dụng phương pháp này để tính toán các chì tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện
và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, các biện pháp cân đối.
Đây là phương pháp rất quan trọng ờ cả tầm vĩ mô của Nhà nước và vi mô của
cơ sờ.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này được các cơ quan quàn lý hành chính nhà nước sử dụng để
tiến hành điều tra khảo sát, phân bố, sừ dụng các phương pháp tính toán như: số

bình quân gia quyền, chỉ số, tương quan tuyển tính, tương quan hồi quy để phân
tích tình hình và nguyên nhân của hiện tượng quản lý, làm căn cứ khoa học cho
việc ra quyết định quản lý.
Sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và chỉnh lý để tính toán tốc
độ phát triển các chỉ tiêu quan trọng.
- Phương pháp toán học
Với phương pháp này, các cơ quan hành chính nhà nước ứng dụng ma trận, vậ n
trù họ c, sơ đồ mạng trong quàn lý; sử dụng các máv điện toán để thu thập, xử lý
và lưu trữ thông tin; toán học hoá các chương trình mục tiêu kinh tế- xâ hội; tính
toán các cân đối liên ngành trong mọi lình vực hoạt động quản lý.
- Phương pháp tâm lý - xã hội
Phương pháp tâm lý - xã hội nhằm tác động vào tâm tư, tình cảm cùa người lao
động, tạo cho họ không khí hồ hởi, yêu thích công việc, gắn bó với tập thể lao
động, hăng say làm việc, giải quyết cho họ nhừng vướng mắc trong công tác, động
viên, giúp đờ họ vượt qua khó khăn về cuộc sống.
Do vậy, tác động tâm lý - xã hội là phương pháp quản lý rất quan trọng.
- Phương pháp sinh lý học
Trên cơ sở phương pháp này, các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành bố trí
nơi làm việc phù hợp với sinh lý của con người, tạo ra sự thoải mải trong làm việc
và tiết kiệm các thao tác không cần thiết nhằm tăng năng suất lao động như: bố trí
phòng làm việc; bàn làm việc, ghế ngồi; vị trí đặt đ iệ n thoại; vị trí để tài liệu; màu
sắc, ánh sáng
b) Nhóm thứ hai gồm 4 phương pháp chủ yếu của khoa học quản lý, cụ thể
là:
- Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức
25

Đây là phương pháp tác động về tư tưởng và tinh thần đối với con người để
họ giác ngộ lý tường, ý thức chính trị và pháp luật, nhận biết đượ c việ c làm nào là
tốt, là vinh, ià thiện việc làm nào là xấu, là nhục, là ác vv

Ý thức đúng thì hành động tốt, trên cơ sở đó sẽ có trách nhiệm, có kỷ luật, có
lương tâm, không vi phạm pháp luật, hăng hái lao động, đem hết sức mình ra cống
hiến.
Giáo dục chính trị, tư tưởng không phải là hô hào bàng những khẩu hiệu chính
trị, động viên lòng nhiệt tình, hăng hái chung bằng tuyên truyề n tình cảm như nhiều
người quan niệm và nhiều nơi vẫn làm. Đó là nhữ ng công việc cụ thể , có kế hoạch
thực hiện rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển nhất định, đảm bảo trang bị cho
neười lao động đủ kiến thức, đủ năng lực, đủ lòng nhịêt tình đảm đương được công
việc do yêu cẩu thực tiễn.
Giáo dục chính trị, tư tưởng không chỉ đố i với đối tượng quản lý mà cả đố i với
chủ thể quản lý. Nội dung giáo dục phải thiết thực, sâu sắc gắn chặt với sản xuất,
công tác và quản lý với phương pháp hình thức linh hoạt, có chất lượng phù hợp
với đối tượng.
- Phương pháp tổ chức (biện pháp tổ chức)
Phương pháp này là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ kỷ luật, kỷ cương.
Để thực hiện biện pháp này có nhiều việc phải làm, nhưng quan trọng nhất là phải
có quy chế, quy trình, nội quy hoạt động cho cơ quan, bộ phận, cá nhân và phả i
cương quyết thực hiện. Phải nghiêm túc kiểm tra và xử lý kết quả đã kiểm tra một
cách dân chủ, công bằng. Làm tốt thì thưở ng, làm, không tốt thì xử phạt.
Làm tốt được biện pháp này thì trách nhiệm và kỷ luật sẽ được giữ vững và tăng
lên, hiệu quả công việc sẽ cao, đoàn kêt nội bộ được bảo đảm; ngược lại thì tư
tưởng sẽ không lành mạnh, đoàn kết nội bộ không yên, kỷ luật kỷ cương lỏng lẻo,
hiệu quả công việc thấp.
- Phương pháp kình tế (hiệu quả)
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đ ố i
tượng quản lý thông qua việc sừ dụng những đòn bấ y kinh tế, tác động đến lợi ích
của con người.
Khởi điểm của phương pháp này chính là sự quản lý bằng lợi ích và thông qua
lợi ích để làm cho các khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực
hiện bổn phận và trách nhiệm của mình một cách tốt nhất, mà không phải đôn đốc,

nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thế quản lý.
Tuy nhiên, phải biết kết hợp một cách đúng đan giữa 3 lợi ích: lợi ích của người
lao động, lợi ích tập thể và lợi ích của Nhà nước. Trong 3 lợi ích này, lợi ích của
người lao động là động lực trực tiếp, lợi ích của Nhà nước là tố i cao.
- Phương pháp hành chỉnh (cẩm đoản, bắt buộc)
Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý cách ra mệ nh lệnh hành chính
dứt khoát, bẳt buộc đối tượng quản lý. Đặ c trưng của phương pháp này là sự tác
động trực tiếp lên đối tượng bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương
án hành động của đối tượng quản lý.

×