Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn của HS : Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn nước ( Bài đạt giải cấp tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.82 MB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HẠ LONG
----------  ----------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG

NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI
DÂN VÙNG NÚI VỀ NGUỒN NƯỚC SINH
HOẠT, BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN
NƯỚC TIẾT KIỆM, HỢP LÍ.

- TRƯỜNG: THCS TRẦN QUỐC TOẢN
- ĐỊA CHỈ: HẠ LONG – QUẢNG NINH
- ĐIỆN THOẠI:
- EMAIL:
- Nhóm thí sinh:
1. Họ và tên: Vũ Mỹ Hạnh
Ngày sinh 08/06/2002. Lớp 9A
2. Họ và tên: Hoàng Văn Thanh
Ngày sinh: 13/09/2002. Lớp 9A

Năm học: 2016 - 2017

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC


TÌNH HUÔNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống: “Nâng cao nhận thức của người dân vùng núi về nguồn


nước sinh hoạt, bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hợp lí”.
Hôm nay Duyên thấy bà nội của mình mang quần, áo xuống suối giặt,
Duyên liền hỏi: “ Sao bà không giặt ở nhà mà mang suống suối cho xa và nắng,
bà trả lời: “Nước dẫn về nhà mình dạo này chảy chậm hẳn, ít nước dần nên bà
phải mang quần, áo xuống suối giặt, có khi phải đi chở nước về nấu ăn và tắm
rửa”.
Duyên thấy thương bà, và nghĩ rằng tại nguồn nước dẫn về nhà mình lạ ít
đi, Duyên thiết nghĩ mình phải tìm hiểu về việc này nguồn nước nhà mình dẫn về
nhà là ở đâu làm thế nào để nguồn nước luôn ổn định và đảm bảo vệ sinh cho
nhà mình và cho những người ở xã Yên Than này nữa
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
-Thứ nhất: Giúp người dân biết cách bảo vệ nguồn nước ngầm dẫn từ mạch
ngầm về nhà, bằng cách bảo về rừng.
- Thứ hai: Giúp người dân biết cách sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm và
hiệu quả. Hiểu được nhu cầu dùng nước của bản thân để có chế độ sử dụng nước
phù hợp.
- Thứ ba: Giúp người dân biết cách sử dụng giữ vệ sinh nguồn nước, biết các
kiến thức phòng chống bệnh tật. (tiêu hóa, mắt, giun sán kí sinh...)
- Thứ tư: Hình thành cho bản thân tính tự tin trước mọi tình huống, tạo động
lực học tập, khả năng tự học, tự nghiên cứu, quan tâm đến các vấn đề cộng
đồng.
- Thứ năm: Nhằm hiểu sâu hơn về kiến thức các môn Toán, Sinh học, Địa lí,
Giáo dục công dân, Ngữ Văn....tăng kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở
và thực tế đời sống.
- Thứ sáu: Tạo thành cuộc tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà trường và mạng
xã hội rèn nhiều kĩ năng sống, nâng cao ý thức cho mọi người. Khuyến khích
tìm tòi và hướng dẫn người dân các biện pháp phát triển kinh tế hộ gia đình,
nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:

3.1/ Phương pháp nghiên cứu


- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua
sách
báo, mạng xã hội
- Thống kê: thống kê số nước cần sử dụng của mỗi người và của gia đình
trong 1 ngày và trong cả năm, thống kê số tiền đầu tư để lắp đặt hệ thống dẫn
nước và tích trữ nước trong gia đình.
- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với
thực tế đời sống.
- Phân tích, giải thích, so sánh, tổng hợp, đánh giá: trình bày khái quát
thực trạng, nguyên nhân, tác hại; bày tỏ quan điểm về vấn đề.
3.2/ Vận dụng các kiến thức liên môn
Để nghiên cứu và giải quyết tình huống này chúng em đã lập nhóm cùng
tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức các môn học trong nhà trường
để giải quyết tình huống:
- Vận dụng kiến thức môn Địa lí:
+ Biết được khí hậu ở địa phương, chế độ mưa theo mùa, theo tháng.
- Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn:
+ Vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh, nghị luận để thuyết minh vai
trò của rừng trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm, hậu quả của việc cạn kiệt
nguồn nước ngầm ở địa phương, bằng những dẫn chứng, luận điểm cụ thể,
những lý lẽ phân tích, chứng minh làm cho bài viết có sức thuyết phục đối với
người nghe, người đọc.
+ Sáng tác những bài thơ, văn, vè … tuyên truyền về vai trò của nguồn
nước ngầm.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học:
+ Tìm hiểu vai trò của cây trong việc hạn chế xói mòn, hạn hán, bảo vệ
nguồn nước ngầm, chống biến đổi khí hậu.

+ Tìm hiểu các bệnh về giun, sán kí sinh và cách phòng chống.
+ Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng chống hiện tượng: “Rêu trong
ống”.
- Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật:
+ Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước sạch, vai trò của
nước với con người, và hậu quả của việc thiếu nước sạch.
- Vận dụng kiến thức môn Toán học:
+ Đo đạc, tính toán lượng nước chảy về trong 5 phút trong các những
tháng mưa nhiều và mưa ít qua đó tính lượng nước chảy về trong mùa.
+ Ước lượng, tính toán lượng cần dùng của mỗi người và gia đình trong
một ngày và cả năm.


+ Tính toán số tiền cần dùng để lắp đặt hệ thống dẫn nước và tích trữ
nước của gia đình và của một khu vực dân cư.
- Vận dụng kiến thức môn Hóa học:
+ Tìm hiểu tính chất vật lí và hóa học của nước, hiểu được vai trò của
nước với cơ thể sống, trong làm sạch chất bẩn....
+ Tìm hiểu cách lọc nước, làm bể lọc bằng cát, than.
- Về giáo dục công dân:
+ Liên hệ về ý thức tự giác, tính kỷ luật, ý thức bảo vệ nguồn nước ngầm,
bảo vệ rừng vì cộng đồng của mỗi công dân.
+ Vận dụng tất cả các kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước,
tìm hiểu thông tin trên Internet, phương tiện thông tin khác.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng, toàn diện.
Nhóm chúng em xin được đề nghị một số giải pháp sau:
*Xã hội ( Ủy ban nhân dân xã)
- Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho mọi người hiểu vai trò của rừng đối với việc giữ nguồn

nước ngầm, ảnh hưởng của việc thiếu nước tới đời sống sinh hoạt của người
dân.
- Vận động toàn dân bảo vệ bảo vệ nguồn nước ngầm, sử dụng nước tiết
kiệm, hiệu quả.
- Tuyên truyền, vận động người dân không chăn thả gia súc tại những khu
vực lấy nguồn nước ngầm để giữ vệ sinh chung.
- Xây dựng quỹ ủng hộ, giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn mua dụng cụ,
vật liệu làm công trình dẫn nước, lọc nước và tích trữ nước
* Nhà trường:
- Tổ chức cuộc vận động và thực hiện phong trào “ đường làng xanh mát”,
“trồng cây gây rừng”, “bảo vệ nguồn nước ngầm”.
- Tích cực tổ chức hoạt động ngoại khóa về vai trò của nguồn nước ngầm.
* Gia đình:
- Nâng cao ý thức tiết kiệm nước.
- Xây dựng hệ thống lọc nước, và tích trữ nước.
* Nhóm ( cá nhân ) học sinh chúng em:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết về nguyên nhân, tác hại của việc cạn kiệt
nguồn nước ngầm.
- Vẽ tranh cổ động, làm tờ rơi tuyên truyền.


- Lên kế hoạch tuyên truyền, phát tờ rơi cho bố mẹ, các bạn học sinh và
người dân hiểu biết sâu rộng về vai trò của nguồn nước ngầm.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1/ Mô tả quá trình thực hiện
Đầu tiên, chúng em khảo sát thực trạng về nguồn nước ngầm ơ
địa phương.
Ngay trong cuộc sống hàng ngày và trong quá trình học tập Duyên hiểu
được nước có vai trò quan trọng như thế nào tới đời sống, nước dùng để uống,
nấu ăn, tắm, giặt, vệ sinh nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi gia súc...

Nước chảy nhiều vào những tháng mùa he, người dân sử dụng tùy tiện
lãng phí.
+ Nước chảy suốt ngày đêm.
+ Hệ thống dẫn nước và trữ nước không đảm bảo, vỡ rò rỉ.
+ Chưa có hệ thống lọc nước, nước thường đục vì bùn đất, có hiện tượng
“rêu trong ống”.
+ Người dân chăn thả gia súc (trâu, bò) thải phân gây ô nhiễm nguồn
nước người dân lấy về.
Vào mùa khô nước ít dần
+ Nước chảy chậm.
+ Nước đục do bùn đất, do hiện tượng “rêu trong ống”. Không đảm bảo
vệ sinh.
+ Nước không đủ dùng dẫn đến việc ưu tiên dùng nước để nấu nước uống
và nấu ăn. Còn việc tắm giặt là phải xuống suối.
- Mất thời gian, cực nhọc
+ Một số người dân không đủ nước ăn phải đến nhà khác xin nước, chở
nước ở khác về, đây là công việc rất vất vả. Ở một số gia đình việc lấy nước
thường là của trẻ em.
- Tốn công, tốn chi phí vận chuyển cách gánh, chở bằng xe đạp, hoặc xe
máy.
Thứ hai: Chúng em tìm hiểu về nguyên nhân thiếu nước, nước mất vệ
sinh và tìm ra biện pháp khắc phục.
Muốn tuyên truyền được mọi người thay đổi thói quen sử dụng nước
ngầm phù hợp chúng em nhận thấy bản thân phải có những hiểu biết khoa học,
đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy, em và Mai đã tìm tòi và thấy vận dụng được
những kiến thức liên môn đã học để tìm hiểu về nguồn nước ngầm, tìm ra các
biện pháp sử dụng nguồn nước ngầm hiệu quả, vệ sinh, khắc phục tình trạng
thiếu nước vào mùa khô.
Chúng em trả lời câu hỏi:



Nước trên núi ở đâu ra, tại sao vào mùa hè lại nhiều nước, mùa đông lại ít
nước
Làm thế nào để nguồn nước luôn ổn định, trong và sạch.
Chúng em vận dụng kiến thức môn Địa lí để hiều về khí hậu Việt Nam,
Vùng Đông Bắc bộ. Dựa vào kiến thức học được cũng như hỏi thêm có giáo
Nguyên Thị Hương – giáo viên dạy môn Địa chúng em biết rằng:
Quảng Ninh có hai trung tâm mưa của miền Bắc. Một trung tâm mưa lớn
ở khu vực các huyện miền đông và một trung tâm mưa nhỏ ở miền tây của tỉnh.
Trung tâm mưa lớn là sườn đón gió mùa của Nam Châu Lĩnh – Yên Tử và
vùng đồng bằng duyên hải trước các dãy núi này gồm các huyện Móng Cái, Hải
Hà, Đầm Hà với lượng mưa lớn trên 2.600mm, là một trong những nơi có lượng
mưa lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ. Càng xa trung tâm mưa lớn lượng mưa càng
giảm.
Trung tâm mưa nhỏ ở vùng đồi thấp tiếp giáp với Bắc Giang, Đông Triều,
Đồn Sơn, Bình Khê với lượng mưa khoảng 1600mm, xấp xỉ với vùng ít mưa
nhất ở nước ta. Đây cũng là vùng khô cằn của Bắc bộ.
Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng nhiều
của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới.v.v... Lượng mưa lớn nhất của một ngày có
thể đạt 500-600mm (giá trị quan trắc được tại trạm Tiên Yên và Bình Liêu ngày
26/9/2008). Lượng mưa mùa đông chỉ chiếm khoảng 10-20% tổng lượng mưa
năm.
Với kiến thức của môn Sinh học chúng em được sự giúp đỡ của cô
Nguyễn Thị Dự, chúng em biết được cây xanh có khả năng lưu giữ một phần
nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ rễ cây đâm sâu xuống đất
giúp cho nước mưa thẩm thấu nhanh xuống đất. Do đó, rừng có vai trò to lớn
trong việc điều hòa nước mưa, làm giảm xói lở đất, giảm thiểu ngập úng, lũ
quét, chống ô nhiễm môi trường đất, nước.
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều
hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống

đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng
lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng
lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa
mưa).


Chu trình nước trong tự nhiên

Với môn Sinh học dùng nước mất vệ sinh là nguyên nhân trực tiếp gây ra
các bệnh về da, mắt, tiêu hóa...
Ngoài ra nước còn chứa các trứng giun, sán kí sinh (sán lá gan, sán dây,
giun tròn...)
Đối với môn Hóa:
Với cơ thể:
Qua môn hóa học với sự chỉ dạy của thầy giáo Phương Thanh Tùng chúng
em biết thêm nước là một loại thức uống không thể thiếu được đối với cơ thể
chúng ta. Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi trong
cơ thể như: Máu, cơ bắp, xương tủy, phổi….. Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần,
thậm chí vài tháng nhưng không thể chịu khát được vài ngày. Các vai trò cụ thể
như:
– Nuôi dưỡng tế bào: Nước cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất
dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. Nước mà


chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng có
lợi cho sức khỏe.
– Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: Nước là dung môi
sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nước trong tế bào là một môi
trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây
dựng và duy trì tế bào. Nhờ việc hòa tan trong dung môi mà các tế bào có thể

hoạt động và thực hiện được các chức năng của mình.
– Đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế
bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân.
– Ổn định nhiệt độ cơ thể: Nước có vai trò quan trọng trong việc phân
phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nước cho
phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ
cơ thể
– Giảm ma sát: Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng trong cơ thể, đặc
biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động
tại đầu xương và sụn… Nước cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho
mắt, tủy sống và ngay cả thai nhi trong nước ối…
Nước đối với các hoạt động sống và sinh hoạt.
Nước đối với đời sống sinh hoạt
Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các
lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về
sức khỏe:
Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu
nước, các loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong
sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công
tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
Môn Toán:
Chúng em tính toán:
Nhu cầu nước sinh hoạt trung bình người/ngày:
Chi phí xây dựng bể nước, mua bình nước.
Chi phí mua đường ống, hệ thống van nước.
Chi phí xây, lắp hệ thống bể lọc nước.
Chúng em so sánh kinh phí so với việc sử dụng lắp hệ thống và sử dụng nước
máy ở thị trấn Tiên Yên



Thứ ba: Chúng em viết bài và tổ chức tuyên truyền
Chúng em đã viết bài tuyên truyền như sau: Các bạn thân mến ! Hàng
ngày chúng ta tiếp xúc với nước và sử dụng nước cho những mục đích khác
nhau nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu được hết tầm quan trọng, cũng như
vai trò của nước đối với sự sống con người nói riêng và sự sống trên hành tinh
nói chung. Vậy nước có những vai trò quan trọng như thế nào?
Nước đối với cơ thể

Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống
còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. Trong
cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể
xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều
hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…
Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn
tại được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì
khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự
đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó cơ thể luôn cần
phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định
của mình. Nhưng việc uống nhiều nước quá cũng không phải là tốt vì khi đó
thận sẽ phải làm việc quá tải và nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài sẽ
dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Nước đối với cuộc sống hàng ngày
Nhu cầu nước mỗi người trung bình/ngày khoảng 90 lít
Chắc hẳn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đảo lộn rất nhiều nếu bị mất nước
trong một thời gian. Đa số hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đều gắn
liền với nước. Từ việc nấu nướng, tắm giặt, vệ sinh đều cần đến nước. Hãy
tưởng tượng xem một ngày nào đó lượng nước không đủ dùng cho mỗi người
hoặc nước không còn được sạch nữa thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nhỉ?



Việc đảm bảo nguồn nước sạch và ổn định là vần đề vô cùng quan trọng
với con người, mỗi quốc gia, khu vực.

Hệ thống dẫn nước và bể nước nhà thầy giáo Đặng Quảng Xuân Đăng xã Yên Than

Sử dụng nước ở xã Đại Dực huyện Tiên Yên

a. Những vấn đề khó khăn do thiếu nước.
Đối với người dân vùng núi nguồn cung cấp nước chủ yếu là nguồn nước
ngầm dẫn từ núi về, nhưng do hiện tượng chặt phá rừng, do biến đổi khí hậu dẫn
đến tình trạng thiếu nước (nhất là vào mùa khô) đã và đang gây khó khăn rất lớn
cho người dân ở đây.


+ Người dân phải đi xa lấy nước mất thời gian và công sức, nhiều gia đình
việc lấy nước là của trẻ em.

Một số trẻ em đi lấy nước ở suối

+ Một số phải dùng nước cho ăn uống cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt không
đảm bảo vệ sinh gây các bệnh về mắt, da, giun sán, đường tiêu hóa.

Nước không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây bệnh đau mắt


b. Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng thiếu nước.
Do tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, mất rừng ở vùng núi nên đất rừng
không có khả năng điều hòa lượng nước, điều hòa mạch nước ngầm, mùa mưa
gây lở đất xói mòn, mùa khô ít nước hoặc không có nước.


Rừng bị chặt phá làm mất nguồn nước ngầm

Cũng do tình trạng sử dụng nguồn nước không hợp lí của người dân,
người dân thường dẫn nước về nhà bằng hệ thống dẫn nước không đảm bảo, bị
dò gỉ. Chưa có bể trữ nước để nước chảy lãng phí.
Người dân chưa có thói quen sử dụng nước khoa học, ít vệ sinh, bảo
dưỡng hệ thống dẫn nước gây lãng phí và mất vệ sinh. Chưa có bể lọc trong
những tháng nước ít và đục.

Bể nước và ống dẫn nước bị rò rỉ gây lãng phí nước ở xã Đại Thành huyện Tiên Yên


Một gia đình ở xã Hà Lâu chưa có bể trữ nước

c. Đưa ra giả pháp khắc phục các hiện tượng thiếu, nâng cao ý thức người
dân trong việc sử dụng nước.
+ Xây dựng hệ thống lấy nước, dẫn nước, lọc nước, trữ nước khoa học
đảm bảo không lãng phí nước. Đưa ra tính toán để thấy được sự cần thiết phải
xây dựng hệ thống trên.

Bể nước của một gia đình ở xã Điền Xá huyện Tiên Yên


Sử dụng bình đựng nước bằng inox

Theo tính toán mỗi hộ gia đình cần xây dựng bể trữ nước khoảng 5 m 3 giá
khoảng 5 triệu đồng
Giá lắp đặt hệ thống nước máy ở thị trấn Tiên Yên dùng bể inox 2m 3, hệ
thống ống dẫn nước và van hết 5 triệu đồng.
Trung bình nếu dùng hoàn toàn bằng nước máy mỗi hộ gồm 4 người dùng

hết 10m3. Tính thành tiền 100 nghìn đồng.
Như vậy nếu đảm bảo nguồn nước ổn định và vệ sinh thì việc sử dụng
nguồn nước tiết kiệm chi phí cho người dân.
Tuy nhiên với số tiền 5 triệu đồng thậm chí hơn để xây dựng hệ thống
dẫn, trữ và lọc nước thì đó là một khoản chi phí lớn với người dẫn vùng núi. Để
khắc phục vấn đề có có thể:
+ Xây dựng những bể nước công cộng cho từng khu vực người dân, để
đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, (hỗ trợ từ chính quyền, đoàn thể, đóng góp của
người dân).

Công trình nước cộng đồng tại xã Bắc Lù xã Hà Lâu huyện Tiên Yên


Bể nước tại khu tập thể trường THCS Điền Xá huyện Tiên Yên dùng nguồn nước ngầm

+ Hình thành thói quen bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống dẫn nước của gia
đình, cộng đồng, vệ sinh lại hệ thống.
- Kiểm tra 2 lần/ năm hệ thống dẫn nước và lấy nước. Kiểm tra sau mùa
mưa trước mùa khô để hạn chế tình trạng rò rỉ do đường ống. Thay thế những
đường ống đã cũ. Chôn lấp lại hệ thống ống dẫn nước lộ ra trên mặt đất do xói
lở đất.
- Nên sử dụng bể lọc vào mùa mưa để tránh tình trạng mưa nhiều gây đục
nước không đảm bảo vệ sinh.
- Vệ sinh lại bể trữ nước 2 lần/ năm.

Duyên và Mai kiểm tra hệ thống lấy nước của gia đình tại xã Yên Than huyện Tiên Yên

+ Có những kĩ năng để phòng chống các bệnh do dùng nước (ăn chín, uống
sôi, lọc nước).
- Nói những hiểu biết của mình về vai trò của nguồn nước ngầm đến gia

đình, bạn bè và mọi người, chia sẻ những giải pháp sử dụng và bảo vệ nguồn
nước ngầm một cách hiệu quả.
- Tham mưu với Đoàn thanh niên, UBND xã về các biện pháp phát triển
kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong xã. Hỗ trợ


kinh phí cho người dân xây dựng hệ thống lấy nước và trữ nước. Xây dựng hệ
thống cấp nước công cộng
Vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật, chúng em còn vẽ tranh, dùng ảnh cổ
động tuyền truyền “Bảo vệ nguồn nước ngầm là bảo vệ nguồn sống”

Tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường của bạn Phạm Hồng Hạnh học sinh lớp 9A

Sau đó, em và Mai lên kế hoạch tổ chức tuyên truyền ở các lớp vào tiết
sinh hoạt. Các bạn hưởng ứng rất tốt. Các bạn đã có hiểu biết đầy đủ hơn về
nguồn nước ngầm để có những hành động thiết thực đúng đắn trong việc sử
dụng và bảo vệ nguồn nước.

Chúng em tuyên truyền cho các bạn trong lớp về vai trò và cách bảo vệ nguồn nước ngầm

Thứ tư: Tích cực giúp người dân trong xã trồng cây quanh nhà, trồng
rừng...
Chúng em cùng các bạn học sinh tổ chức những buổi lao động ngoại khóa
giúp người dân vệ sinh bể nước gia đình, bể nước tại cộng đồng.
Chúng em rất vui, vì nhờ những kiến thức của các môn học trong nhà
trường mà chúng em đã có hiểu biết khoa học. Và từ những kiến thức đó chúng
em đã giúp người dân giải quyết được một vấn đề rất cấp thiết hiện nay đó là sử
dụng và khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lí và có hiệu quả. Người dân ở
địa phương em đã và đang từng bước thay đổi thói quen sử dụng thói quen sử
dụng củi đốt và khai thác gỗ tre bừa bãi, tích cực trồng rừng vì một môi trường

sống xanh, sạch, đẹp và an toàn.


5.2/ Các tư liệu tham khảo
1.Sách giáo khoa cấp THPT các môn: Toán,Văn,Sinh, Giáo dục công dân,
Mĩ Thuật.
2. Các trang mạng xã hội.
/>%C3%A0n_n%C6%B0%E1%BB%9Bc
/>
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
6.1/ Đối với thực tiễn học tập:
- Việc giải quyết tình huống trên bằng cách vận dụng kiến thức liên môn
đã giúp chúng em củng cố kiến thức mới và cũ của các môn được học.
- Chúng em kết hợp được học với hành một cách hiệu quả. Sống có trách
nhiệm với cộng đồng. Có thêm những kĩ năng sống như giao tiếp, thương lượng,
hợp tác …
- Thấy được ý nghĩa việc vận dụng kiến thức các môn học vào thực tế có
hiệu quả. Từ đó, xác định rõ việc học tập quan trọng như thế nào.
- Hình thành nên thói quen tự nghiên cứu, tự giải quyết trước mỗi tình
huống, có lối tư duy khoa học lôgíc.
- Khi giải quyết được tình huống sẽ giúp bản thân tự tin trong học tập và
có niềm tin đối với việc học của bản thân mình.
- Đó là một động lực cho chúng em và các bạn trong lớp, trong trường,
cùng nhau học tập để cùng tiến bộ. Từ đó, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập
trong mỗi học sinh và nhà trường.
6.2/ Đối với thực tiễn, đời sống kinh tế xã hội.
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tế
chúng em kết quả thu được là các bạn học sinh và mọi người trong xã đã:
- Biết được vai trò của nước nói chung và nguồn nước ngâm nói riêng với
đời sống của người dân vùng núi.

- Biết cách bảo vệ nguồn nước ngầm và hình thành thói quen sử dụng
nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Tích cực bảo vệ môi trường sống hơn bằng những hành động cụ thể.
- Tích cực tìm tòi các biện pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Với cách giải quyết trên chúng em nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi
đến tất cả mọi người dân trong cộng đồng thì mọi người sẽ có thói quen bảo
vệ nguồn nước ngầm, bảo vệ môi trường.
Nhóm học sinh:



×