Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

DH3QM1 đồ ấn QUY HOẠCH QUẢN lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT TP hạ LONG (HƯƠNG GIANG , HOÀI ANH, THANH THẢO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.82 KB, 60 trang )

Đại học Tài Nguyên & Môi Trường Hà Nội

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Lớp: ĐH3QM1
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Hương Giang (trưởng nhóm)
2. Nguyễn Hoài Anh
3. Nguyễn Thị Thanh Thảo

1


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước
Bảng 1.2. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
Bảng 1.3. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007
Bảng 2.1 Tổng hợp lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại khu vực nghiên cứu
Bảng 2.2 Tổng hợp khối lượng CTR phát sinh tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng công nhân tại các tổ vệ sinh quản lý trên địa bàn phía
Đông thành phố Hạ long
Bảng 2.4. Hiện trạng phương tiện vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty CP Môi
trường Đô thị INDEVCO
Bảng 3.1 Dự báo tốc độ gia tăng dân số TP Hạ Long đến năm 2020 (%)
Bảng 3.2. Dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các phường của TP. Hạ Long đến
năm 2020


Bảng 3.3 Phương thức lưu chứa CTR sinh hoạt khi phân loại tại nguồn
Bảng 3.4. Vị trí các trạm trung chuyển rác chính thống và không chính thống tại khu
vực nghiên cứu
Bảng 3.5. Năng lực chôn lấp của bãi chôn lấp Đèo Sen
Bảng 3.6. Năng lực chôn lấp của bãi chôn lấp Hà Khẩu

2


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ Thành phố Hạ Long
Hình 1.2. Bản đồ vị trí phường Bạch Đằng
Hình 1.3. Bản đồ vị trí phường Hồng Hải
Hình 2.1. Đồ thị lượng CTRSH phát sinh tại 20 phường của TP. Hạ Long
Hình 2.2. Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn từ các nguồn phát sinh tại địa bàn phường Bạch
Đằng và Hồng Hải
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về môi trường thành phố Hạ Long
Hình 2.4. Quy trình thu gom CTR sinh hoạt
Hình 2.5 Số lượng công nhân vệ sinh môi trường tại các phường khu vực nghiên cứu
Hình 2.6 Mô hình công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
Hình 3.1 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt có phân loại dự kiến áp dụng cho khu
vực nghiên cứu
Hình 3.2. Thùng lưu chứa rác công cộng loại 240 lít và loại 660 lít
Hình 3.3 Vận chuyển thùng rác bằng xe ba gác đạp
Hình 3.4 Sơ đồ mạng lưới thu gom sơ cấp tại phường Bạch Đằng và phường Hồng Hải
Hình 3.5. Bản đồ quy hoạch đề xuất trạm trung chuyển rác phường Bạch Đằng
Hình 3.6. Bản đồ quy hoạch đề xuất trạm trung chuyển rác phường Hồng Hải
Hình 3.7. Đề xuất hệ thống bãi rác


3


DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
BCL : Bãi chôn lấp
BXD : Bộ Xây dựng
BOT : Hình thức đầu tư xây dựng – vận hành – chuyển giao
BT : Hình thức đầu tư xây dựng – Chuyển giao
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
EM : Chế phẩm vi sinh vật
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
NĐ-CP : Nghị định Chính Phủ
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ
QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QĐ-BXD : Quyết định Bộ Xây dựng
QĐ-TTg : Quyết định Thủ tướng
UBND : Ủy ban nhân dân
URENCO : Công ty môi trường đô thị
3R : Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng

4


MỤC LỤC

5



MỞ ĐẦU
Bước vào giai đoạn “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, đất nước ta không ngừng phát
triển và biến đổi từng ngày. Mỗi vùng, miền hay thành phố tùy theo điều kiện cụ thể về
tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý mà có những hướng phát triển ưu tiên riêng cho
mình. Bên cạnh những mặt tích cực mà công nghiệp hóa , hiện đại hóa đem lại là thay
đổi diện mạo của đất nước; làm tăng trưởng sản xuất và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho toàn xã hội dần dần đưa nước ta ngang tầm với các nước phát triển trong
khu vực và thế giới, nó cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với việc bảo vệ môi
trường ở nước ta. Dân số tăng nhanh kéo theo đó là lượng rác thải sinh hoạt tại các đô
thị, khu công nghiệp thải ra trong hoạt động sống ngày càng nhiều và thành phần phức
tạp. Việc thải vào môi trường với số lượng lớn rác thải đã vượt qua ngưỡng khả năng
tự làm sạch của môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Công tác
quản lý rác thải tại các đô thị và khu công nghiệp nước ta đang gặp nhiều khó khăn.
Trong rác thải sinh hoạt có chứa nhiều thành phần phức tạp, chủ yếu là chứa nhiều hợp
chất hữu cơ. Mặt khác, tính chất độc hại của rác thải, tỷ lệ các chất khó phân hủy cũng
ngày càng gia tăng, chính vì thế càng làm ô nhiễm môi trường đất, nước,không khí và
làm ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức khỏe của con người. Tuy nhiên, công tác
thu gom và xử lý rác thải nhiều nơi còn nhiều hạn chế, phương diện thu gom, nhân
công và hệ thống đường giao thông còn nhiều yếu kém song ý thức của người dân
trong công tác bảo vệ môi trường còn chưa tốt.
Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Quảng Ninh, có
vị trí thuận lợi trong việc phát triển ngành du lịch. Mỗi năm, khu du lịch Bãi Cháy, khu
du lịch quốc tế Tuần Châu, nhiều khu chợ trung tâm luôn đón tiếp một lượng khách du
lịch nên số lượng rác thải rất lớn. Đặc biệt, nơi chôn lấp rác lại xen kẽ với dân nên tình
trạng ô nhiễm khu dân cư đã được báo động từ nhiều năm nay. Nhiều người dân sống
bên bờ Vịnh Hạ Long đã tự xử lý rác bằng cách thải rác xuống biển, gây nguy cơ ô
nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long. Nhận thức rõ được những tác động xấu về kinh tế,
xã hội và môi trường của chất thải, tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long
nói riêng đã và đang cố gắng tập trung mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề có liên
quan bằng các giải pháp về cơ chế, chính sách, tài chính và các hoạt động nâng cao

nhận thức và thu hút sự tham gia của người dân, của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố vào việc quản lý đối với chất thải.
Vì vậy với mong muốn đóng góp trong công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thành
phố Hạ Long, nhóm sinh viên chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đề xuất một số
giải pháp quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long –
tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài cho đồ án môn học : Quy hoạch môi trường.
6


Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thu gom, vận chuyển chất thải rắn chưa hợp lý,
bảo vệ tốt môi trường và vệ sinh phòng dịch, sức khỏe cộng đồng, sức khỏe của nhân
dân thành phố Hạ Long.

7


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng.
1.1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới.
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006)[5], mức đô thị hoá cao thì lượng chất thải tăng lên
theo đầu người, ví dụ cụ thể một số quốc gia hiện nay như sau: Canda là
1,7kg/người/ngày;Australia là 1,6 kg/người/ngày;Thụy Sỹ là 1,3 kg/người/ngày; Thụy
Điển là 1,3kg/người/ngày;Trung Quốc là 1,3 kg/ người/ngày.Với sự gia tăng của rác thì
việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày
nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử
dụng nhiêt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức
tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người. Dân

thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển
gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; ở các nước đang phát triển
là 0,5 kg/người/ngày.
Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50 % ngân sách
hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu huỷ an toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30% 60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom.
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang tính
đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc và mức sống, văn minh dân cư ở mỗi khu
vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế giới là mức sống
cang cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Tại các thành phố lớn như New York
tỉ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapo, Hồng Kông là 0,8 10kg/người/ngày, còn Jacarta, Manila, Calcuta, Karhi là 0,5 - 0,6 kg/người/ngày.
Bảng 1.1. Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước
Tên nước
Nước thu nhập thấp
Nepal
Việt Nam
Ấn Độ
Nước thu nhập trung bình
Indonesia

Dân số đô thị hiện nay LPSCTRDDT hiện nay
(%tổng số)
(kg/người/ngày)
15.92
0.4
13.7
0.5
20.8
0.55
26.8
0.46

40.825
0.798
35.4
0.76
8


Thái Lan
20
Malaysia
53.7
Nước có thu nhập cao
86.3
Hàn Quốc
81.3
Singapore
100
Nhật Bản
77.6
(Nguồn: Đỗ Thị Lan và CS, 2007) [20]

1.1
0.81
1.39
1.59
1.1
1.47

Bảng 1.1 cho thấy sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ phát sinh rác thải bình quân theo đầu
người giữa các nước phát triển (có thu nhập cao) và các nước kém phát triển (thu nhập

thấp), như ở Hàn Quốc (1,59 kg/người/ngày) nghĩa là cao gấp 4 lần so với nước kém
phát triển như Nepal (0,4 kg/người/ngày).
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để xử lí CTR. Tỉ lệ rác thải được xử
lí theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thế giới được giới thiệu ở bảng
sau:
Bảng 1.2. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
STT

Nước

Tái chế (%) Chế biến phân vi Chôn
sinh (%)
(%)
1
Canada
10
2
80
2
Đan Mạch
19
4
29
3
Phần Lan
15
0
83
4
Pháp

3
1
54
5
Đức
16
2
46
6
Ý
3
3
74
7
Thuỵ Điển
16
34
47
8.
Thuỵ Sĩ
22
2
17
9
Mỹ
15
2
67
(Nguồn: Đỗ Thị Lan và CS, 2007) [20]


lấp Đốt (%)
8
48
2
42
36
20
3
59
16

Bảng 1.2 cho thấy, hai phương pháp chính để xử lý rác thải ở các nước trên thế giới
vẫn là chôn lấp và đốt, tỷ lệ tái chế và ủ phân vi sinh vẫn còn thấp. Thụy Điển là nước
có tỷ lệ CTR được tái chế và chế biến phân vi sinh cao nhất. Đây là mô hình rất đáng
được quan tâm và học hỏi cho các nước khác trên thế giới.
1.1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là
những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn. Chính do
tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ
cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung dân cư với số lượng lớn, các
khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn
9


cho phép nhiều lần. Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn
lấp lại chưa thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che
đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường nước, không khí…ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp
thời thì nạn ô nhiễm môi trường do phế thải ngày càng tăng, môi trường bị hủy hoại

đến mức không thể khắc phục được. Hơn nữa, điều này đã vi phạm luật bảo vệ môi
trường.
Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị có
chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý
rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn.
Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi,
ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí. Các chỉ tiêu BOD5,
Colifom, H2S, NH3…của không khí vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Bên cạnh đó việc quản lý chất thải rắn tại các đô thị đang ở trong tình trạng rất yếu
kém do nhiều nguyên nhân như: lượng thu gom đạt thấp, chất thải không được phân
loại, xử lý và các bãi chôn lấp chất thải đó không phù hợp và không đảm bảo các tiêu
chuẩn về môi trường theo luật bảo vệ môi trường quy định (Hoàng Đức Liên – Tống
Ngọc Tuấn, 2003) [11].
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh
tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm. Năm
2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Đến
cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người. Từ năm 2000 - 2005, dân số
Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm
2000 - 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống
73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33%
dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước. Tính đến tháng
6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị
loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ).
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực
đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về
kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm
chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại
các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp (Cục Bảo vệ
Môi trường, 2008) [3].

Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát
sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập
10


trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số
và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý
(17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), ... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có
tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng
lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các
trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu
tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh
doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải
nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ
ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Bảng 1.3. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007
STT

Loại đô thị

Lượng CTRSH bình Lượng CTRSH phát sinh
quân/người
Tấn/ngày
Tấn/năm
(kg/người/ngày)
1
Đặc biệt
0,84
8.000
2.920.000

2
Loại 1
0,96
1.885
688.025
3
Loại 2
0,72
3.433
1.253.045
4
Loại 3
0,73
3.738
1.364.370
5
Loại 4
0,65
626
228.490
Tổng
6.453.930
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008) [3]
Bảng 1.3 cho thấy lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt
là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát
sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát
sinh từ tất cả các đô thị.
Hiện nay phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức chôn
lấp. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp
hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 17 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có

trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều
được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó
khăn và hạn chế (Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, 2008) [23].
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
a. Định nghĩa
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
11


duy trì sự tồn tại của cộng đồng,...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải
sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống.
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim
loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa
hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác
động vật, vỏ rau quả v.v…
b. Nguồn gốc phát sinh.
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
-

Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời.
Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn có
một số chất thải nguy hại

-

Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách

sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực
phẩm, giấy, catton,..)

-

Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác
thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối
lượng ít hơn.

-

Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công
trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các
sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa

-

Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công
viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc
trang trí đường phố.

-

Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình
xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...

-

Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng

gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm
việc.

-

Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng
sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa,
phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch
sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
12


c. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường
 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng

Mức sống của con người càng cao thì lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều. Sự thải
ra các chất rắn trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người đã sinh ra hàng loạt
các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm đất, nước, phá hủy cảnh quan,
mất cân bằng sinh thái
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng bền vững,
tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực
phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bện nguy hiểm
đối với con người, phổ biến nhất là ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận
dụng nhiều trong trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong
các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn
huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt...Theo đánh
giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi
chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng đã đến

mức báo động.
Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các hợp
chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện rõ qua
những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối
loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da...do chất thải rắn gây
ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng
như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất
thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800o C trở lên
thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh
nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm
chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường (Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi
trường Việt Nam, 2004)[8].
 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất

Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, căng kháng,
hóa chất…Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác
động đến các hệ sinh thái đất.
- Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước.

13


- Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng,
vi khuẩn đường ruột…đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và
động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân
huỷ làm thay đổi PH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của cá loài công trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc...
những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng.

- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa
vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm
nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng
không còn khả năng sản xuất. Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm
đất (Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn, 2003)[11].
 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước

Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro
xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, rãnh,
ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô
cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3,... gây ô
nhiễm môi trường không khí.
Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S,
CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất
độc lẫn trong rác.
Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển,
xử lý thì sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức
của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và
mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
1.2.2. Quy hoạch môi trường
a. Quy hoạch

14



Quy hoạch là sự tích hợp giữa các kiến thức khoa học và kỹ thuật, tạo nên những sự
lựa chọn để có thể thực hiện các quyết định về các phương án cho tương lai.
Quy hoạch là công việc chuẩn bị có tổ chức cho các hoạt động có ý nghĩa; bao gồm
việc phân tích tình thế, đặt ra các yêu cầu, khai thác và đánh giá các lựa chọn và phân
chia một quá trình hành động.
Quy hoạch như soạn thảo một tập hợp các chương trình liên quan, được thiết kế để
đạt các mục tiêu nhất định. Nó bao gồm việc định ra một / nhiều vấn đề cần được giải
quyết, thiết lập các mục tiêu quy hoạch, xác định các giả thiết mà quy hoạch cần dựa
vào, tìm kiếm và đánh giá các biện pháp hành động có thể thay thế và lựa chọn hành
động cụ thể để thực hiện (Compton, 1993).
b. Quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường (QHMT) là quá trình sáng tạo và/hoặc thực hiện các
chương trình, chính sách và các tiêu chuẩn có tính đến tác động phát triển của con
người ở thời điểm hiện tại và tương lai đến môi trường tự nhiên
QHMT là một bộ phận của quy hoạch, cần sơ đồ không gian và có kế hoạch cụ
thể thực hiện về thời gian cần đạt được
Để thực hiện QHMT cần các phương pháp đánh giá, các cơ sở pháp lý, nhóm
thực hiện, phương tiện…
c. Các kiểu quy hoạch
Quy hoạch chiến lược và quy hoạch hành động. Quy hoạch chiến lược thường
quan tâm đến mục tiêu chiến lược, thường là mềm dẻo, không bị ràng buộc bởi quy
trình pháp luật do đó sau này có thể chỉnh lý dễ dàng hơn. Dạng quy hoạch sau thường
lấy ngân sách địa phương, thường quan tâm chủ yếu đến biện pháp và các hướng dẫn
cho những hoạt động đặc trưng nào đó. Cả hai dạng quy hoạch này đều liên quan chặt
chẽ với chức năng kiểm soát trong công tác quản lý và liên quan chặt chẽ với nhau.
Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành. Quy hoạch tổng thể hay quy
hoạch chuyên ngành thường chưa đưa đến các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường mà nó chỉ là cơ sở cho các quy hoạch chi tiết sau đó. Các nhà quy hoạch môi
trường cần chú ý đến đặc điểm này.

Quy hoạch chung (comprehensive) và quy hoạch chức năng. Quy hoạch chung
thường định hướng vào việc quy hoạch sử dụng đất và phát triển cấu trúc vật lý, cung
cấp chỉ dẫn khuôn mẫu cho các quy hoạch chức năng để có thể hướng tới các mục tiêu
chung cũng như chia sẻ nguồn dữ liệu đảm bảo cho việc chọn lựa các vị trí thích hợp
và phối hợp thời gian trong phát triển. Trên thực tế mối quan hệ quy hoạch chung - quy
hoạch chức năng không hoàn toàn chắc chắn. Các phương tiện giao thông, cấp nước,
đố thải chất thải là then chốt cho đô thị hoá một vùng là công việc của những nhà quy
hoạch chức năng chứ không phải của các nhà quy hoạch chung ( những người xác

15


định tính chất, số lượng, vị trí của phát triển đô thị – là những nhân tố quyết định đến
chất lượng môi trường).
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu - Thành phố Hạ Long
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ
18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có
vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.
Phía Bắc - Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ; Phía Đông - Đụng Bắc giáp thị xã Cẩm Phả;
Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Yên Hưng. Phía Nam thông ra biển, giáp vịnh Hạ
Long và TP Hải Phòng, bờ biển khúc khuỷu, nhiều cửa biển, bãi triều. Bên ngoài là
nhấp nhô gần hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ.
Địa giới TP Hạ Long ở toạ độ từ 200 55’ đến 210 05’ vĩ độ Bắc và từ 1060 50’ đến
1070 30’ kinh độ Đông.

Hình 1.1. Bản đồ Thành phố Hạ Long
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử TP Hạ Long: />b. Địa hình
16



Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình
thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven
biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện
tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập
đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung
bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m.
Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng
đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km.
Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất
sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2,5 đến
4,5kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
c. Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,7oC, dao động không lớn, từ 16,7 oC đến 28,6oC.
Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,9 oC, nóng nhất đến 38oC. Về mùa đông, nhiệt
độ trung bình thấp là 13,7oC rét nhất là 5oC.
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè,
mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80-85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa
cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng
mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40mm.
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp
nhất có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió
mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè.

Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.

17


Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh
nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.
d. Sông ngòi và chế độ thủy triều
Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai,
Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng
sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.
Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong.
Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì
địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật
triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6m. Nhiệt độ nước biển
ở lớp bề mặt trung bình là 18oC đến 30.80oC, độ mặn nước biển trung bình là 21,6%
(vào tháng7) cao nhất là 32,4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).
e. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than
đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm
này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các
phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm
trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán
Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây
dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39
triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập
trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn
khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể
khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới

tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến nay chưa
có đánh giá thống kê cụ thể).
- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành
phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40 ha.
Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên
416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha).

18


Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số
loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài
thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các
loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Các
nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật
đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh
Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại
tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ Long (Livisona halongensis) khổ cử đại nhung
(Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng. Ngoài ra,
qua các tài liệu khác danh sách thực vật của vịnh Hạ Long có 347 loài, thực vật có
mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực
vật ngập mặn. Trong số các loại trên, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt
Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc
cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử
dụng khác nhau.
- Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha,
bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp 16.254,92
ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha.
- Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó

989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện
tích 434km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía
tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và
huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê
Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng
trên toàn thế giới…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại
động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân
mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá
thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò
huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.
- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu
vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành
Bồ khoảng 107.200.000m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010)), Hồ Khe Cá tại phường
Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho thành phố: Yết Kiêu, Ao Cá - Kênh
Đồng …
19


1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long
Dân số toàn bộ TP Hạ Long có 251.293 người người (trong đó nội thành là: 139.706
người) vào năm 2012. Số người trong độ tuổi lao động trong ngành công nghiệp mỏ là:
18.395 người (nội thành). Số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm chiếm tỷ lệ
khá cao: 11,5÷12%. Mật độ dân cư ở các đô thị tăng nhanh: năm 1995, thành phố Hạ
Long là 1200 người/km2 , trung bình cả tỉnh 150 người/km2 ; năm 2005, Hạ Long 939
người/km2 và toàn tỉnh 183 người/km2 . Sự gia tăng dân số đô thị đã tạo ra những sức
ép lớn về nhu cầu đất đai, tài nguyên và năng lượng, chăm sóc sức khoẻ, kéo theo đó là
sức ép tới môi trường (MT) tự nhiên do rác thải, nước thải, khí thải, khai thác nguồn
nước ngầm cho cấp nước và điện sinh hoạt... (Niên giám thống kê thành phố Hạ Long,
2012)[21].

Những năm gần đây trong xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế xã hội tỉnh
Quảng Ninh nói chung và TP Hạ Long nói riêng đã từng bước ổn định và phát triển.
Kinh tế Hạ Long đó có những bước tăng trưởng khá mạnh, khắc phục được tình trạng
khó khăn trì trệ. Tăng trưởng GDP của TP Hạ Long trong giai đoạn từ năm 2000 đến
năm 2007 rất cao, bình quân giai đoạn 2000 đến 2005, GDP tăng 12,88%, trong đó khu
vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) tăng 8,67%, khu vực II (công nghiệp và xây
dựng) tăng 14,99% và khu vực III (dịch vụ) tăng 14,47%. Giai đoạn 2005 đến 2007,
mức tăng khu vực I có xu hướng chậm lại (tăng 5%), trong khi đó mức tăng của khu
vực II và III vẫn duy trì ở mức cao (khu vực II tăng 15%, khu vực III tăng 12,38%),
như vậy mức tăng chung GDP của thành phố là 13,4%. Thu nhập bình quân đầu người
tháng năm 2006 là: 1.861.000 đồng/người/tháng (Ủy ban nhân dân TP Hạ Long, 2012)
[22].
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp 30 và
dịch vụ trong khi hạ tầng kiến trúc chưa đáp ứng kịp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu,
kinh phí dành cho các công trình BVMT rất hạn chế, đã và đang phát sinh nhiều vấn đề
MT do các hoạt động này gây ra như ô nhiễm MT khí; chất thải rắn, đặc biệt là chất
thải mỏ; phá huỷ cảnh quan tự nhiên; ô nhiễm sông suối, di sản...
Đến nay, về cơ bản các tuyến giao thông đến thành phố đã tạo thành một mạng lưới
khá hoàn chỉnh và được nâng cấp về cơ bản, một số dự án xây mới, cải tạo và nâng cấp
đường bộ đã hoàn thành. Hệ thống đường nội thị cũng đã được đầu tư nâng cấp mở
rộng bao gồm cả hệ thống vỉa hè, thoát nước, bê tông hoá toàn bộ hệ thống đường ở
các khu dân cư.
1.4. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu
Thành phố Hạ Long được chia làm 2 khu vực: khu vực phía Tây và khu vực phía
Đông. Hai khu vực này được ngăn cách bởi eo vịnh Cửa Lục. Khu vực nghiên cứu tại
20


hai phường Bạch Đằng, Hồng Hải là trung tâm thương mại - dịch vụ - văn hóa - chính
trị - phát triển đô thị của thành phố Hạ Long. Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông

thành phố Hạ Long và nằm dọc dải ven biển Vịnh Hạ Long, cụ thể như sau:
1.4.1. Phường Bạch Đằng
Nằm ở trung tâm TP Hạ Long, diện tích 1,68 km2 có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp phường Trần Hưng Đạo.
- Phía Nam giáp Vịnh Hạ Long.
- Phía Đông giáp phường Hồng Hải.
- Phía Tây giáp phường Hồng Gai.
Sơ đồ vị trí phường Bạch Đằng được thể hiện qua hình 1.2:

Hình 1.2. Bản đồ vị trí phường Bạch Đằng
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử TP Hạ Long: />Bạch Đằng là một trong những phương trung tâm của TP Hạ Long, có cơ sở hạ tầng
tương đối hoàn thiện, điều kiện kinh tế tương đối phát triển, các cơ sở kinh doanh dịch
vụ, hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư xây dựng nhiều. Dân số của phường là
12.447 nhân khẩu với 2.960 hộ. Toàn phường có 12 khu với 108 tổ dân, là phường
trung tâm của thành phố có thế mạnh về phát triển thương mại dịch vụ.

21


1.4.2. Phường Hồng Hải
Là một phường nằm gần Trung tâm thành phố Hạ Long, có diện tích đất tự nhiên là
301,74 ha. Tuyến đường Quốc lộ 18 A chạy qua dài 3,2 km, có bờ biển dài 2,8 km giáp
vịnh Hạ Long, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp phường Hà Lầm.
- Phía Nam giáp Vịnh Hạ Long.
- Phía Đông giáp phường Hồng Hà.
- Phía Tây giáp phường Bạch Đằng.
Sơ đồ vị trí phường Hồng Hải được thể hiện qua hình 1.3:

Hình 1.3. Bản đồ vị trí phường Hồng Hải

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử TP Hạ Long: />Hồng Hải là phường có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, diện tích của phường được
mở rộng về phía Nam giáp vịnh Hạ Long. Nơi đây đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật tương đối đồng bộ. Dân số của phường là 19.189 nhân khẩu có 6.223. Toàn
phường có 18 khu với 162 tổ dân. Phường Hồng Hải là phường trung tâm văn hóa của
thành phố Hạ Long. Trên địa bàn phường tập trung tỷ lệ hộ dân có kinh tế khá và ổn
định
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
22


- Thu thập, kế thưà các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các
dự án quốc tế có liên quan tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, chính sách, các quy định và các chương trình
hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho công tác quản lý chất
thải rắn thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
- Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
- Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa
- Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện trạng và
quy hoạch môi trường.

23


CHƯƠNG 2.
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH.
2.1. Hiện trạng phát thải chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Hạ Long

2.1.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
Nghiên cứu đã tham khảo số liệu từ Ban dịch vụ Công ích thành phố Hạ Long (đơn vị
được giao quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long) thì trong
năm 2012 tổng lượng rác thải phát sinh tại thành phố Hạ Long với 20 phường (251.293
người) là 243,8 tấn/ngày. Như vậy, trung bình một ngày tại thành phố Hạ Long lượng
CTR sinh hoạt được thải ra là: 0,97 kg/người/ngày.
Khối lượng CTR sinh hoạt tại từng phường thuộc khu vực nghiên cứu được thể hiện
bảng 2.1
Bảng 2.1 Tổng hợp lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại khu vực nghiên cứu
STT

Tên phường

Dân số (người)

Lượng rác phát Lượng rác thải bình
sinh (tấn/ngày)
quân
(kg/người/ngày)
1
Bạch Đằng
12.447
12,91
1,04
2
Hồng Hải
19.189
18,99
0,99
Tổng

31.636
31,90
1,01
(Nguồn: Ban dịch vụ Công ích thành phố Hạ Long, năm 2012)
Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại 2 phường khu vực nghiên cứu đối với các
phường khác cũng như TP Hạ Long được thể hiện ở Hình 2.1 dưới đây.

24


Hình 2.1. Đồ thị lượng CTRSH phát sinh tại 20 phường của TP. Hạ Long
(Nguồn: Ban dịch vụ Công ích thành phố Hạ Long, năm 2012)
Hình 2.1 cho thấy, khối lượng RTSH phát sinh nhiều nhất là phường Bãi Cháy với khối
lượng 0,08 tấn/ngày, đây là phường có số dân đông nhất và người dân sống chủ yếu
bằng hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán, dịch vụ du lịch. Vào những dịp lễ
hội, khối lượng rác tăng lên đáng kể vì đây là điểm đến của nhiều khách du lịch trong
nước và khách nước ngoài. Lượng RTSH ít nhất là phường Tuần Châu (0,355
tấn/ngày), do phường này nằm xa khu trung tâm thành phố và có dân số ít (227 người),
người dân sinh sống chủ yếu bằng việc buôn bán hàng hóa cho khách du lịch.
2.1.2. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Tại khu vực nghiên cứu của là 2 phường : Bạch Đằng và Hồng Hải nằm ở phía Đông
thành phố Hạ Long, đây là 2 phường trung tâm của thành phố mang đặc trưng cho sự
phát triển chung của thành phố Hạ Long về dịch vụ, thương mại, phát triển đô thị lấn
biển và đây cũng là nơi tập trung khu hành chính của tỉnh. Do vậy, các nguồn phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu chủ yếu từ các nguồn sau:
- Từ các khu dân cư cũ phía đồi, khu dân cư mới trên đồi Văn Nghệ, khu dân cư mới
đồi T5 và các khu dân cư tại các khu đô thị mới lấn biển như khu đô thị Hòn Cạp Tiên
– Lán Bè, khu đô thị cột 5 cột 8, khu đô thị cột 5 – cột 8 mở rộng. Ngoài ra, tại khu vực
nghiên cứu còn có nguồn phát sinh CTR sinh hoạt từ khu chung cư mới như chung cư
Lán Bè, chung cư cột 5.

- Từ các hộ kinh doanh nhà hàng và khách sạn phục vụ nhu cầu của người dân địa
phương và khách du lịch
25


×