Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Địa lí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.77 KB, 12 trang )

Địa lý Việt Nam
Để xem lịch sử địa lý Việt Nam, xem Lịch sử Việt
Nam.
Bản đồ Việt Nam, tại trang web của Chính phủ Việt Nam
Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′
Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam
bán đảo Đông Dương chiếm diện tích khoảng 331.688?
km
2
(329.314 km²) . Biên giới Việt Nam giáp với vịnh
Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía
đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào, và Campuchia phía tây.
Đất nước có hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là
khoảng 1.650km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây
là 50km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các
đảo, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm
12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và
200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế.
Bản đồ Việt Nam, tại trang web của CIA

Địa hình
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất
thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm.
Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%.
Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông
Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, đồng bằng duyên hải
miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam.
Đồng bằng sông Hồng
Châu thổ sông Hồng nhìn từ vệ tinh
Bài chi tiết: Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một vùng hình tam giác, diện tích


3.000 km vuông, hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn
đồng bằng sông Cửu Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ
của vịnh Bắc Bộ, dần dần nó được bồi đắp nhờ khối lượng
phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông, thuộc hệ
thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, qua hàng
nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một
trăm mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt.
Trước năm 1975, đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản
lượng nông nghiệp và 80% sản lượng công nghiệp miền
bắc Việt Nam.
Sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, dài
khoảng 1.200km. Hai hợp lưu là sông Lô và sông Đà cùng
góp phần vào tổng lưu lượng hàng năm trung bình lên tới
500 triệu mét khối mỗi giây. Con số này có thể tăng lên
gấp 60 lần vào mùa mưa. Vùng châu thổ dựa lưng vào
vùng trung du và thượng du núi non. Cao độ của vùng
châu thổ chỉ khoảng hơn ba mét so với mực nước biển,
thậm chí đa phần chỉ là một mét hay còn thấp hơn nữa. Vì
là đất thấp nên châu thổ hay bị lũ lụt; ở một số nơi mức
nước lụt đã từng dâng ngập làng mạc dưới 14 mét nước.
Qua nhiều thế kỷ, việc phòng lụt đã trở thành một công
việc gắn liền với văn hoá và kinh tế của vùng. Hệ thống đê
điều và kênh mương rộng lớn đã được xây dựng để chứa
nước sông Hồng và để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa
gạo này cùng để tháo nước khi bị lụt. Hệ thống này sau
nhiều thế hệ đã góp phần duy trì mật độ dân số cao ở đồng
bằng sông Hồng và làm tăng gấp đôi diện tích có thể canh
tác lúa nước ở đây.
Miền núi và trung du
Đường lên đỉnh Phan Xi Păng vào mùa đông

Phía Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Việt Nam là vùng miền
núi và trung du bao gồm nhiều dãy núi, khối núi, cao
nguyên và các đồi. Đây là nơi sinh sống của nhiều nhóm
dân tộc thiểu số. Những dãy núi lớn ở đây là Hoàng Liên
Sơn, Trường Sơn. Nhiều ngọn núi có độ cao trên 3.000
mét, trong đó Phan Xi Păng là ngọn cao nhất, lên tới 3.142
mét. Ở vùng Đông Bắc và miền Trung, nhiều dãy núi chạy
ra biển, tạo thành những cảnh quan tự nhiên tráng lệ.
Tây Nguyên
Bài chi tiết: Tây Nguyên
Ở Nam Trung Bộ Việt Nam có một hệ thống cao nguyên ở
phía Tây dãy núi Trường Sơn được gọi là Tây Nguyên
rộng gần 51.800 km vuông. Ở đây có những đỉnh núi lởm
chởm, những khu rừng rộng và đất đai phì nhiêu. Tổng
cộng diện tích năm vùng cao nguyên phẳng đất bazan trải
dải qua các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và
Lâm Đồng, lên tới 16% diện tích đất canh tác và 22% diện
tích rừng cả nước. Trong chiến tranh Việt Nam, cao
nguyên miền trung và dãy Trường Sơn là những vùng có vị
trí chiến lược quan trọng, không chỉ chi phối miền nam
Việt Nam mà cả phần phía nam lục địa Đông Dương. Từ
năm 1975, các cao nguyên là nơi cung cấp đất đai cho dân
di cư từ những vùng đồng bằng thấp quá đông đúc.
Đồng bằng ven biển
Xem chi tiết Đồng bằng duyên hải miền Trung
Đèo Hải Vân, một mạch của dãy Trường Sơn lan ra tận
biển ngăn cách vùng đồng bằng ven biển.
Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ
phía nam đồng bằng sông Hồng tới châu thổ sông Cửu
Long. Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng

trên bờ biển, các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển.
Nói chung mảnh đất ven biển khá mầu mỡ và được canh
tác dày đặc.
Đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×