Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.56 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014

Tên công trình:

TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 3

HÀ NỘI, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014

Tên công trình:

TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 3
Họ và tên nhóm sinh viên:
1. HOÀNG PHI HÙNG

Nam



2. NGUYỄN CÔNG CẢNH

Nam

3. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Nam

4. NGÔ VĂN HẢI

Nam

5. NGUYỄN HỒNG SƠN

Nam

Lớp, Khoa:KINH TẾ HỌC 53 Năm thứ: 3/4
Ngành học:KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn: PGS. TS. GIANG THANH LONG

HÀ NỘI, 2014


1

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................................................4

TÓM TẮT.................................................................................................................................................5
I.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................................................................6
II.THỰC TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM......................................................................................7
III.TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY..............................................................................12
1. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế......................................................................................12
2. Một số lý thuyết về biến đổi cơ cấu tuổi dân số và tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến
tăng trưởng kinh tế..........................................................................................................................15
3. Các nghiên cứu về tác động của già hóa đến tăng trưởng kinh tế trước đây..............................19
IV.SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................23
1.Cơ sở lý thuyết...............................................................................................................................23
2.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................24
3.Số liệu............................................................................................................................................26
V.ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT
NAM.....................................................................................................................................................27
1.Phân tích kết quả ước lượng tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990
- 2012................................................................................................................................................27
2.Dự báo tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009 - 2059....................31
VI.MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH................................................................................................32
VII.KẾT LUẬN.........................................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................37
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................39


2

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam.................................................................................8
Bảng 2: Dự báo tuổi thọ trung bình Việt Nam (2005 – 2010).................................................................9
Bảng 3: Tuổi thọ khỏe mạnh của Việt Nam so với khu vực...................................................................10
Bảng 4. Chỉ số già hóa và tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng ở Việt Nam, 1979-2049............................................10

Bảng 5: Công thức tính tỷ số phụ thuộc................................................................................................17
Bảng 6. Thống kê tóm tắt số liệu..........................................................................................................27
Bảng 7. Kết quả kiểm định Engle – Granger..........................................................................................29
Bảng 8.Kết quả hồi quy ước lượng ......................................................................................................30
Bảng 9: Dự báo dân số và tác động đến tăng trưởng kinh tế (2009 – 2059)........................................31


3

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Số lần tăng so với năm 1979.......................................................................................................8
Hình 2. Thời gian để chuyển từ “bắt đầu già” sang “già”......................................................................11
Hình 3. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân đầu người Việt Nam
giai đoạn 1990 -2012 ...........................................................................................................................28
Hình 4. Log(GDP bình quân đầu người) của Việt Nam
giai đoạn 1990 – 2012..........................................................................................................................28
Hình 5. Tỷ lệ phụ thuộc người già của Việt Nam
giai đoạn 1990 – 2012..........................................................................................................................29


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DS – KHHGD
TCTK
VHLSS
WB
UN
UNDP
UNFPA


Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Tổng cục Thống kê
Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
Ngân hàng Thế giới
Liên hợp quốc
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Quỹ dân số Liên hợp quốc


5

TÓM TẮT
Biến đổi cơ cấu dân số tuổi đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp các quốc gia
trên Thế giới. Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ khi dân số
trẻ em có xu hướng giảm nhanh, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và
dân số cao tuổi cũng tăng. Điều đặc biệt là sự thay đổi của dân số trong cấu trúc
tuổi ở Việt Nam xảy ra với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia
khác. Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn “già hóa dân số” từ năm 2011 với
tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 7% tổng dân số. Và cũng chỉ mất có 20
năm để dân số Việt Nam chuyển từ giai đoạn “già hóa” sang “dân số già” trong
khi ở Pháp quá trình này phải mất tới 115 năm, Thụy Điển mất 89 năm hay ở
Mỹ là 69 năm.
Già hóa dân số không chỉ ảnh hưởng tới các vấn đề y tế, bảo hiểm và các
chính sách xã hội mà còn tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế, vấn đề quan
tâm hàng đầu ở các quốc gia. Già hóa dân số tác động trực tiếp tới việc thay đổi
cơ cấu tuổi trong lực lượng lao động cũng như quy mô lực lượng lao động và từ
đó tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Từ thực trạng dân số này, chúng tôi áp dụng mô hình hồi quy tĩnh để xem
xét tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng số

liệu trong giai đoạn 1990-2012 và sau đó mô phỏng tác động trong giai đoạn đến
2059 bằng số liệu dân số được TCTK dự báo. Kết quả cho thấy già hóa dân số
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn trước (1990 – 2012)
nhưng sẽ tác động tiêu cực ngày càng lớn tới tăng trưởng kinh tế trong các giai
đoạn tiếp theo mà nguyên nhân chính là do sự thay đổi về tỷ lệ lao động trong
tổng dân số. Từ kết quả này, chúng tôi đề xuất rằng chính phủ cần các chính
sách đồng bộ cho tăng trưởng, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nhằm
đảm bảo duy trì được mức tăng trưởng trong tương lai. Cụ thể là cần đặt chiến
lược thúc đẩy phát triển kinh tế gắn liền với các mục tiêu xã hội; tập trung nâng
cao năng suất lao động vì đây là sẽ yếu tố chính quyết định tăng trưởng của Việt
Nam trong tương lai; khuyến khích người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế,
đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, góp phần duy trì
số lượng lao động trong nền kinh tế.


6

I.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Sự biến động của dân số luôn có được sự quan tâm đặc biệt của các quốc

gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Trong thời gian gần đây, sự thay
đổi của dân số có thể thấy rõ nhất là hiện tượng dân số già hoá nhanh. Già hóa
dân số là một điều tất yếu sẽ xảy ra đối với mỗi quốc gia trên toàn thế giới
nhưng nó đang xảy ra với một số nước có thu nhập trung bình và các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Với một nền kinh tế đang phát triển với mức
thu nhập trung bình thấp, già hóa dân số thực sự là một thách thức lớn với lực
lượng lao động nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Một
quốc gia có dân số trẻ sẽ năng suất hơn một quốc gia có dân số già vì nó sẽ có

một lực lượng lao động tương đối so với quy mô dân số lớn hơn. Nhiều người
lao động hơn đồng nghĩa với việc sản xuất ra nhiều hàng hóa dịch vụ hơn, vì vậy
các quốc gia có dân số trẻ thường có xu hướng phát triển nhanh hơn về kinh tế
so với các quốc gia có dân số già(Feyer 2007, Tang và MacLeod, 2006).Già hóa
dân số có tác động tiêu cực hay tích cực phụ thuộc vào cơ cấu dân số cũng như
chính sách của chính phủ thích ứng với dân số già hóa. Nhận định này được
Bloom và cộng sự (2011), Nagarajan và cộng sự (2013) và nhiều nhà nghiên cứu
khác chỉ ra trong các nghiên cứu thực chứng ở nhiều nước với trình độ phát triển
kinh tế khác nhau.
Việt Nam cũng không ngoài xu thế già hóa dân số khi tỷ suất sinh và tỷ
suất chết giảm cùng với tuổi thọ tăng. Người cao tuổi Việt Nam đang tăng lên cả
về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số. Dự báo dân số của Liên hợp quốc (2012)
cùng với số liệu dân số ở nhiều nước cho thấy, thời gian cần thiết để chuyển từ
giai đoạn “bắt đầu già” (khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số)
sang giai đoạn “già” (khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số) của
Việt Nam chỉ có 20 năm và ngắn hơn rất nhiều nước (Pháp mất 115 năm, Mỹ
mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm). Chính vì vậy mà già hóa
dân số là một vấn đề lớn cần được chúng ta quan tâm ngay từ lúc này để từ đó
chuẩn bị tốt cho việc giải quyết những hệ quả kinh tế-xã hội do tác động của sự
già hóa dân số, trong đó có duy trì tăng trưởng kinh tế trong trung hạn và dài
hạn.


7

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét tác động của già hóa dân đến
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2014-2059 với bộ số liệu thứ
cấptừ cơ sở dữ liệu của tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) và Dự báo dân số của
TCTK (2011). Đầu tiên chúng tôi sử dụng số liệu trong giai đoạn 1990-2012 để
ước lượng tác động tỷ số phụ thuộc của người cao tuổi (old-age dependency

ratio) đến một trong những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế là lao động
bình quân đầu người. Tiếp đó, sử dụng dự báo dân số của TCTK (2011) cho giai
đoạn 2009-2059, chúng tôi dự báo tác động củagià hóa dân số đến tăng trưởng
kinh tế trong thời kỳ 2014-2059. Từ các kết quả có được, chúng tôi đề xuất các
giải pháp nhằm góp phần cải thiện các chính sách phù hợp cho sự phát triển
trong tương lai. Để đạt được mục tiêu này, bài nghiên cứu xem xét, tập trung trả
lời những câu hỏi sau:
(1)

Già hóa dân số có ảnh hưởng như thế nào đến lao động bình quân

(2)

đầu người?
Già hóa dân số có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế

(3)

tại Việt Nam?
Chúng ta cần phải có những chính sách, giải pháp phù hợp ngay
hiện tại và trong tương lai để ổn định tăng trưởng kinh tế trong
trung và dài hạn?

Nội dung bài nghiên cứu của chúng tôi gồm 7 phần chính. Trong phần II
tiếp theo chúng tôi sẽ chỉ ra thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam. Phần III sẽ
tóm tắt một số nghiên cứu trước đây có liên quan và đưa ra khung lý thuyết cho
toàn bộ nghiên cứu. Phần IV sẽ nêu ra cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu
và số liệu sử dụng cho nghiên cứu. Trong phần V chúng tôi phân tích kết hồi
quy và sử dụng dự báo dân số để dự báo tác động của già hóa dân số đến tăng
trưởng kinh tế cho thời kì tiếp theo. Phần VI đề xuất một số chính sách. Cuối

cùng là phần VII đưa ra một số kết luận cho bài nghiên cứu.
II.

THỰC TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM
Những người 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi (Điều 2, Luật

người cao tuổi Việt Nam). Ở một số quốc gia thì người cao tuổi là người 65 tuổi


8

trở lên. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam người cao tuổi đang tăng nhanh cả
về số lượng và tỷ lệ. Quá trình tăng dần tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số
gọi là “già hóa dân số”. Đây là một đặc điểm lớn về dân số và xã hội của những
năm gần đây, được cộng đồng quốc tế rất quan tâm. “Già hóa dân số” đang là
một trong những thách thức chủ yếu của quá trình phát triển đặc biệt đối với các
nước thu nhập còn chưa cao.
Ở Việt Nam, dân số cao tuổi đang tăng nhanh cả về tỷ lệ và con số tuyệt
đối (Bảng 1). Cụ thể là nếu năm 1989 người cao tuổi (người trên 60 tuổi) chỉ
tăng thêm 93 vạn và tỉ lệ nâng cao thêm 0,3% thì năm 1999, các con số tương
ứng là 155 vạn và 0,9%. Đến năm 2011 thì số người cao tuổi đã lên đến 8.65
triệu người và tỷ lệ người cao tuổi đã chạm ngưỡng 9.9%. Điều đó cho thấy tốc
độ già hóa dân số ở Việt Nam cao chưa từng có và đã bước vào giai đoạn “bắt
đầu già” từ năm 2011.
Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam
Năm
1979
1989
1999
2009

2010
2011

Tổng dân số (triệu

Người cao tuổi60+

người)

(triệu người)

Tỷ lệ (%)

53,74
3.71
6.9
64,38
4.64
7.2
76,33
6.19
8.1
85,84
7.54
8.68
86,75
8.15
9.4
87,61
8.65

9.9
Nguồn: GSO, Tổng điều tra dân số & nhà ở 1979,1989,2009
và Điều tra Biến động DS–KHHGD,2010,2011

Hình 1. Số lần tăng so với năm 1979

Tỷ lệ 65+ (%)
4.7
4.7
5.8
6.4
6.8
7.0


9

Nguồn: Tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 của GSO

Hình 1 cho thấy dân số cao tuổi tăng nhanh nhất trong các nhóm dân số.
Trong giai đoạn 1979–2009, nếu lấy năm 1979 làm năm cơ sở thì tổng dân
sốtăng 1.6 lần, dân số trẻ em giảm chỉ còn 0.92 lần, dân số trong độ tuổi lao
động gấp 2.08 lần, còn dân số cao tuổi tăng gấp 2.13 lần.
Dựa vào bảng 2 có thể thấy cùng với quá trình già hóa dân số nhanh
chóng là sự gia tăng của tuổi thọ trung bình. Từ 74.4 giai đoạn 2005 – 2010 tăng
lên 78 giai đoạn 2025 – 2030. Điều này là dễ hiểu, do sự tiến bộ không ngừng
của khoa học công nghệ trong lĩnh vực ý tế, các chương trình giáo dục, kinh tế,
xã hội tuổi thọ của người Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên và hoàn toàn như dự báo
của UN. Và tuổi thọ trung bình của nam giới thấp hơn là nữ giới, như giai đoạn
2025 – 2030 tuổi thọ nữ giới là 80 trong khi đó nam giới chỉ là 75.8.

Bảng 2: Dự báo tuổi thọ trung bình Việt Nam (2005 – 2010)
Năm
2005 – 2010
2010 – 2015
2015 – 2020
2020 – 2025
2025 – 2030

Chung
74.3
75.4
76.4
77.2
78.0

Nam
Nữ
72.4
76.2
73.3
77.4
74.2
78.4
75.1
79.3
75.8
80.0
Nguồn: United Nations (2008)

Tuy tuổi thọ con người Việt Nam được cải thiện, nhưng tuổi thọ khỏe

mạnh hay số năm sống mà con người không mang ốm đau bệnh tật thì vẫn thấp
ở mức khoảng 66 năm, do số năm ốm đau trung bình của một người Việt Nam là


10

khoảng 7,3 năm (hay 11% tổng tuổi thọ) (Bảng 3). Tuổi thọ cao nhưng gánh
nặng bệnh tật cũng rất lớn, đặc biệt là đối với người cao tuổi càng dễ mắc bệnh.
Dẫn đến nhu cầu chăm sóc ý tế tăng cao và tỷ lệ phụ thuộc người già tăng, gây
áp lực lên dân số lao động, chính phủ và hệ thống bảo hiểm xã hội.
Bảng 3: Tuổi thọ khỏe mạnh của Việt Nam so với khu vực
Xếp hạng Tuổi thọ
HDI

Nước

khi sinh
(2007)

(1)
Malaysia
Thái Lan
Trung Quốc
Philippin
Indonesia
Việt Nam
Lào
Ấn độ
Campuchia


66
87
92
105
111
116
133
134
137

(2)

Tuổi thọ

Thời gian ốm đâu

khỏe mạnh

tính bằng phần

khi sinh

trăm tuổi khi sinh

(2007)

(4)=[(2)-(3)]/

(3)
(2)*100

74.1
66
11
68.7
65
5
72.9
68
7
71.6
64
11
70.5
61
13
74.3
66
11
64.6
54
16
63.4
57
10
60.6
55
9
Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển Con người 2009

Dân số tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng sẽ giảm mạnh, trong khi chỉ số già hóa tăng

lên (Bảng 2).
Bảng 4. Chỉ số già hóa và tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng ở Việt Nam, 1979-2049
Năm
Chỉ số già
hóa
Tỷ lệ hỗ trợ

1979

1989

1999

2009

2019

2024

2029

2034

2039

2044

2049

16


17

24

36

50

65

85

107

124

141

158

7.44 7.43 7.33 7.27 5.29 4.60 3.83 3.27 2.88 2.51
2.20
tiềm năng
Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1979,1989,1999 và 2009 và Dự báo dân số của GSO (2010)

Bảng 2 cho thấy, chỉ số già hóa sẽ vượt ngưỡng 100 vào khoảng năm
2033. Đây là thời điểm Việt Nam bắt đầu có dân số cao tuổi nhiều hơn dân số
trẻ em. Dự báo dân số cũng cho thấy tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng
trong thời gian tới khi tốc độ tăng của dân số cao tuổi ngày càng lớn. Nếu năm

2009, cứ 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi thì đến năm
2049, tỷ số này chỉ còn là 2, tức giảm hơn 3 lần.Việc tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng giảm


11

nhanh chóng cho thấy trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của người già phụ thuộc
ngày càng đè nặng lên dân số ở độ tuổi lao động. Làm cho lực lượng lao động
thu nhỏ và số lượng người cao tuổi phụ thuộc tăng lên sẽ có nghĩa là giảm sút về
thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư và năng suất cũng như việc
tăng chi tiêu công cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi của người
cao tuổi. Không những thế, tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng giảm còn dẫn đến nguy cơ vỡ
quỹ Bảo hiểm xã hội,đặc biệt đối với các hệ thống trả lương hưu nhưở Việt Nam
theo hình thức trả lương trong đó những người lao động hiện tại chi trả cho
những người đang nghỉ hưu.
Hình 2. Thời gian để chuyển từ “bắt đầu già” sang “già”

Nguồn: Kinsella và Gist, 1995; U.S. Census Bureau, 2005;
Việt Nam: GSO (2010), theo UNFPA (2011)

So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nước phát triển
hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tốc độ già hóa dân số Việt
Nam khá cao. Hay thời gian cần thiết để chuyển từ giai đoạn “già hóa” sang
“già” là ngắn hơn nhiều nước (Hình 2): Pháp mất 115 năm, Mĩ mất 69 năm,
Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất có 20 năm.


12

Từ tất cả các thực trạng nêu trên, có thể thấy Việt Nam đang đối diện với

“sự già hóa” nhanh chóng. Với điều kiện phát triển kinh tế và xã hội như hiện
nay thì đây là một thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với dân số
“già hóa” nhanh. Việt Nam có thể sẽ trở thành một nước già trước khi giàu.
Nhiều nước già hóa dân số diễn ra từ lâu, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
đối phó với thực trạng này. Trong khi đó, ở Việt Nam thời gian qua chính sách
dân số ở nước ta tập trung vào vấn đề giảm sinh nên các công trình nghiên cứu
cũng mới chỉ tập trung vào mức sinh và kế hoạch hóa gia đình, còn rất ít các
công trình nghiên cứu toàn diện và sâu về người cao tuổi. Do vậy, ngay từ bây
giờ cần đẩy mạnh nghiên cứu quá trình già hóa dân số ở nước ta làm cơ sở cho
việc xây dựng và thực thi chính sách, chiến lược quốc gia nhằm đối phó với xu
hướng già hóa dân số diễn ra ngày càng nhanh, mạnh. Nhằm nâng cao chất
lượng sống của người cao tuổi cũng như ổn định nền kinh tế trong trung và dài
hạn.
III.

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

1. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi
của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hay ở thời kỳ này so với thời kỳ
trước đó. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GDP bình quân đầu
người trong một thời gian nhất định, sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Sự
gia tăng này thể hiện sự thay đổi cả về quy mô và tốc độ, quy mô thể hiện sự
tăng nhiều hay ít còn tốc độ thể hiện sự tăng nhanh hay chậm.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường sử dụng chỉ tiêu về tốc
độ tăng trưởng kinh tế, thường được tính bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) theo thời gian hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người theo thời
gian. Gần đây người ta sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình quân đầu người
để phản ánh đúng hơn về tăng trưởng kinh tế vì nó phản ánh được sự gia tăng
dân số ảnh hưởng tới tốc độ tăng của GDP.Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ

điển của Adam Smith
Adam Smith cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình


13

quân đầu người hoặc tăng sản phẩm lao động tức là tăng thu nhập ròng xã hội.
Ông chỉ ra năm nhân tố tăng trưởng kinh tế gồm: lao động, tư bản, đất đai, tiến
bộ kĩ thuật và môi trường chế độ kinh tế - xã hội. Xuất phát từ lý luận giá trị lao
động Adam Smith coi lao động là nhân tố tăng trưởng cực kì quan trọng.
David Ricardo kế thừa tư tưởng của Adam Smith và chịu ảnh hưởng của
tư tưởng dân số học của T.R Malthus (1776-1834), cho rằng nông nghiệp
là ngành kinh tế quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ góc
độ phân phối thu nhập để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, D.Ricardo nhấn mạnh
yếu tố cơ bản của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn trong từng ngành và
phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợpvới nhau
theo một tỷ lệ cố định, không thay đổi. Ông đặc biệt nhấn mạnh tích lũy tư bản
là nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng kinh tế còn các chính sách của chính
phủ không có tác động quan trọng tới hoạt động của nền kinh tế.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của K.Marx
Theo Marx những yếu tố tác động tới tăng trưởng là đất đai, lao động,
vốn, tiến bộ kỹ thuật. Trong đó ông đặc biệt quan tâm tới yếu tố lao động và
vai trò của nó trong việc sáng tạo ra giá trị thặng dư. Theo Marx, sức lao
động đối với nhà tư bản là một hàng hóa đặc biệt, nó cũng như các hàng hóa
khác, được các nhà tư bản mua trên thị trường và tiêu thụ trong quá trình
sản xuất. Nhưng trong quá trình tiêu thụ, giá trị sử dụng của hàng hóa sức
lao động không giống với giá trị sử dụng hàng hóa khác. Nó có thể tạo ra
giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng
với giá trị thặng dư. Marx đưa ra quan hệ tỷ lệ phản ánh sự phân phối thời
gian lao động của công nhân, một phần làm việc cho bản thân V, một phần

sáng tạo ra m cho nhà tư bản và địa chủ.
Về yếu tố kỹ thuật: mục đích của nhà tư - bản là tăng giá trị thặng dư,
nên họ tìm mọi cách tăng thời gian làm việc của công nhân, giảm tiền công
của công nhân, hoặc nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kỹthuật.
Marx cho rằng, tiến bộ kỹ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động
giành cho người thợ, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng ngày


14

càng tăng. Do đó các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn đề khai thác sự tiến
bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động của công nhân
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của phái tân cổ điển
Các nhà kinh tế học cổ điển mới đã giải thích nguồn gốc của sự tăng
trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự
tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động,
tài nguyên và khoa học công nghệ. Quan điểm này cũng cho rằng để tăng
trưởng thì các nhà sản xuất có thể lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn
hoặc công nghệ sử dụng nhiều lao động. Ngoài vai trò tích cực của vốn đối
với tăng trưởng, mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ
công nghệ vào phương trình tăng trưởng. Mô hình này cho biết tiết kiệm,
tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản
lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Solow
Solow lập ra mô hình tăng trưởng kinh tế mới trong điều kiện tiến bộ
kỹ thuật. Ông đã chỉ ra rằng: nếu nền kinh tế nằm ở trạng thái ổn định thì
nó sẽ đứng nguyên tại đó, và nếu nền kinh tế chưa nằm tại trạng thái ổn
định thì nó sẽ có xu hướng tiến về đó. Do vậy, trạng thái ổn định chính là
cân bằng dài hạn của nền kinh tế.
Vậy mô hình Solow cho thấy, nếu tỷ lệ tiết kiệm cao thì nền kinh tế

sẽ có mức sản lượng lớn hơn. Tuy nhiên việc tăng tỷ lệ tiết kiệm chỉ đưa
đến tăng trưởng nhanh hơn trong một thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế
đạt tới trạng thái ổn định. nếu một nền kinh tế duy trì một tỷ lệ tiết kiệm cao
nhất định nó sẽ duy trì được mức sản lượng cao nhưng kh ông duy trì được
tốc độ tăng trưởng cao.
Như vậy, các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chỉ rõ các yếu tố của
tăng trưởng kinh tế. Động lực phát triển kinh tế được kết hợp từ bốn yếu tố
của tăng trưởng là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ.
Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng
cũng khác nhau tạo nên kết quả tương ứng là khác nhau ở mỗi nước. Tuy


15

nhiên có thể nói, trong bốn yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế thì nhóm
các yếu tố liên quan đến con người (nguồn nhân lực) có vai trò quyết định.
Những yếu tố thể hiện nguồn lực này là khả năng cung lao động với quy mô
và chất lượng lao động, cách thức phân công lao động trong hoạt động kinh
tế - hay là cơ cấu cầu lao động là những yếu tố tác động đến phát triển kinh
tế. Chất lượng đầu vào của lao động thể hiện qua kỹ năng, kiến thức và kỷ
luật của đội ngũ lao động là yếu tốquan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể
mua hoặc vay mượn, nhưng nguồn nhân lực khó có thể làm tương tự. Các
yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có
thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ, có sức
khỏe và kỷ luật lao động tốt. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã
cho thấy ngay cả những nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh (như Đức
sau thế chiến thứ II) và nghèo nàn về tài nguyên (như Nhật Bản) vẫn có thể
phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục nhờ có được nguồn nhân
lực dồi dào và chất lượng.

2. Một số lý thuyết về biến đổi cơ cấu tuổi dân số và tác động của biến đổi
cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế
Một điểm hết sức quan trọng chỉ được nhận ra trong những năm gần đây
đối với các nghiên cứu về quan hệ dân số - kinh tế đó là việc các nghiên cứu đã
chú trọng phân tích sự biến đổi của cơ cấu tuổi dân số và ảnh hưởng của nó tới
tăng trưởng kinh tế thay vì chỉ nghiên cứu về quy mô dân số như trước đây. Về
lý thuyết, cho đến nay vẫn chưa có một học thuyết nào thể hiện nội dung chuyên
biệt về sự biến đổi cơ cấu tuổi dân số và sự tác động của biến đổi cơ cấu tuổi
dân số đến tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về
quan hệ dân số -kinh tế trong thời gian gần đây đã cho thấy tầm ảnh hưởng quan
trọng của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đối với tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu tuổi dân số hay cơ cấu dân số theo độ tuổi là tỷ trọng dân số ở
từng độ tuổi so với tổng số dân. Dân số là chủ thể của mọi quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, và ở mỗi độ tuổi khác nhau con người có những hành vi kinh tế


16

khác nhau cho nên biến đổi cơ cấu tuổi dân số sẽ có tác động lớn đến quá trình
phân bổ nguồn lực, mức độ tăng trưởng, phát triển và sự ổn định về chính trị, xã
hội của mỗi nước. Vì thế, khi có sự thay đổi về tỷ trọng dân số ở từng độ tuổi
trong tổng dân số sẽ có những thay đổi về sản xuất, tiêu dùng và do đó tác động
tới tăng trưởng kinh tế. Một quốc gia có dân số trẻ với tỷ lệ trẻ em cao thì đất
nước sẽ cần nhiều nguồn lực hơn để chi tiêu cho giáo dục, y tế và nuôi dưỡng.
Trong khi đó, một quốc gia có tỷ lệ dân số trong tuổi làm việc lớn thì đất nước
có được cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ nguồn nhân lực dồi dào, tiết
kiệm và đầu tư cao và hệ thống tài chính vững vàng hơn, còn nếu một quốc gia
có tỷ lệ người cao tuổi nhiều hơn thì đất nước phải chi tiêu nhiều hơn cho chăm
sóc y tế, tiêu dùng tăng và các vấn đề về an sinh xã hội cần được giải quyết thỏa
đáng.

Nghiên cứu và phân tích các lý thuyết về dân số trước đây cho thấy,
thuyết “quá độ dân số” đã phân tích quá trình biến đổi dânsố gồm ba giai đoạn
với đặc trưng cơ bản là sự thay đổi về mức sinh và mức tử. Dựa vào sự thay đổi
về mức sinh, mức tử có thể phân tích sự thay đổi về cơ cấu tuổi dân số ở mỗi
giai đoạn. Chẳng hạn, ở giai đoạn thứ hai của “quá độ dân số”,tỷ suất sinh giảm
không đáng kể trong khi tỷ suất chết giảm mạnh, dân số bùng nổ và do đó cơ
cấu tuổi dân số đã biến động theo hướng tỷ trọng trẻ em tăng lên và tỷ trọng
người lớn tuổi giảm. Nhưng bước sang giai đoạn ba, cả tỷ suất sinh và tỷsuất
chết đều giảm mạnh, dân số trẻ em sẽ giảm mạnh và cùng với đó là số trẻ em lớn
dần lên và bổ sung vào lực lượng lao động trong khi số trẻ em sinh ra lại ít hơn
làm cho bộ phận dân số trong tuổi lao động sẽ tăng lên mạnh mẽ cùng với sự
tăng dần của số người cao tuổi. Như vậy, chính sự thay đổi căn bản trong mức
sinh và mức chết sẽ tạo nên sự biến đổi rõ rệt về cơ cấu tuổi dân số ở mỗi giai
đoạn.
Có thể nói lý thuyết “quá độ dân số” chính là cơ sở đầu tiên của khung lý
luận về biến đổi cơ cấu tuổi dân số và mối tương quan giữa biến đổi cơ cấu dân
số theo tuổi với tăng trưởng và phát triển. Chỉ có điều các nhà dân số học và
kinh tế học lúc đó chưa nhận ra hoặc coi trọng vấn đề này. Cho đến những năm
gần đây, khi biến đổi cơ cấu tuổi dân số đã thực sự tác động mạnh mẽ đến tăng


17

trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về biến
đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã được công bố rộng rãi. Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng biến đổi cơ cấu tuổi dân số đem đến nhiều cơ hội cho thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, đặc biệt ở giai đoạn mà cơ cấu dân số có tỷ lệ người lao động chiếm
phần lớn trong tổng dân số.
Một chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để thể hiện cơ cấutuổi dân số, đó là chỉ
tiêu về tỷ số phụ thuộc dân số - tỷ số phản ánh mốiquan hệ giữa nhóm dân số

trong độ tuổi lao động và các nhóm không nằm trong độ tuổi lao động (trẻ em và
người cao tuổi – thường được coi là nhóm dân số phụ thuộc).
Bảng 5: Công thức tính tỷ số phụ thuộc
STT

Tuổi

Tỷ số phụ thuộc

Tỷ số phụ thuộc



chung

trẻ em

1

15-59

2

15-64

3

19-64

Tỷ số phụ thuộc già


Nguồn: Nguyễn Đình Cử (2011); UN World Population Prospect. The 2010 Revision;
UNFPA Việt Nam ( 2010).
Chú thích:
tuổi;

: Dân số từ 0-14 tuổi;

: Dân số từ 60 tuổi trở lên;

: Dân số từ 15-59 tuổi;

: Dân số từ 15-64

: Dân số từ 65 tuổi trở lên.

Biến đổi cơ cấu tuổi dân số làm thay đổi tỷ trọng của các nhóm dân số.
Khi tỷ số phụ thuộc dân số nhỏ hơn 50, nghĩa là cứ hơn 2 người trong tuổi lao
động mới phải “gánh” một người phụ thuộc, dân số đi vào thời kỳ “cơ cấu
vàng”. Đây là thời kỳ mà biến đổi cơ cấu tuổi dân số đem đến nhiều cơ hội lớn
cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi lực lượng lao động gia tăng trong tổng dân
số. Tuy nhiên, cơ hội đó cần được hiện thực hóa bằng môi trường chính sách


18

phù hợp. Mặt khác, ngoài cơ hội, biến đổi cơ cấu tuổi dân số cũng đem đến
nhiều thách thức cho tăng trưởng và phát triển như vấn đề thất nghiệp, tệ nạn xã
hội hay gánh nặng tài chính hưu trí khi dân số già chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân
số.Do vậy nhiều học giả (ví dụ Bloom và Williamsons, 1997; Faruqee và

Muhleisen, 2001) đã đưa ra những nhận định về việc già hóa làm tăng tỷ lệ phụ
thuộc, có thể ngăn trở tăng trưởng kinh tế mà ví dụ điển hình là Nhật bản.
Thuật ngữ “lợi tức dân số” hay “lợi tức nhân khẩu học” ra đời để phản
ánh hiện tượng trong đó quá trình biến đổi cơ cấu tuổi dân số tạo ra cơ hội thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế do tăng tỷ lệ số người trong tuổi lao động. Lợi tức dân
số chỉ có thể trở thành hiện thực trong những điều kiện nhất định, đó là trình độ
nguồn nhân lực, chính sách và thể chế hợp lý.... Trên thực tế, biến đổi cơ cấu
tuổi dân số dẫn đến sự thay đổi trong sản xuất và tiêu dùng, đồng thời dẫn đến
cả những sự thay đổi trong cấu trúc kinh tế và các vấn đề xã hội. “Cơ cấu dân số
vàng” được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến với hàm ý đó là thời kỳ mà cơ hội là
lớn nhất để thu được lợi tức dân số cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù lợi
tức dân số là có thực và đã được chứng minh là đã đóng góp đáng kể cho tăng
trưởng kinh tế ở nhiều nước đã trải qua thời kỳ dân số có một không hai này.
Nhưng lợi tức đó đóng góp được nhiều hay ít lại phụ thuộc lớn vào môi trường
chính sách và thể chế, bởi thực sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chỉ là phần
chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng xét trên cấp độ tổng thể.
Cùng với phương pháp định lượng mới, trong các nghiên cứu của mình
các nhà nhân khẩu học đưa ra quan điểm về lợi tức nhân khẩu học thứ nhất và
lợi tức nhân khẩu học thứ hai (Faruqee và Muhleisen (2001), Andrew Mason và
Ronald Lee (2004) . Lợi tức nhân khẩu học thứ nhất xuất hiện khi tốc độ tăng
dân số sản xuất lớn hơn so với dân số tiêu dùng (tỷ lệ phụ thuộc dân số nhỏ hơn
50), từ đó làm tăng thu nhập bình quân đầu người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Còn lợi tức nhân khẩu học thứ hai là những lợi ích có thể có được do những dự
báo về dân số già hóa làm tăng động lực tiết kiệm và tích lũy vốn trong nền kinh
tế, từ đó gia tăng số lượng và tỷ lệ những người có thu nhập cao thúc đẩy việc
tiêu dùng các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất cũng như làm tăng nguồn


19


vốn cho sản xuất. Nếu một quốc gia đối phó với dự báo dân số già hóa bằng
những chính sách hợp lý thì sự gia tăng tiết kiệm ( từ khi những người lao động
còn trẻ hay từ những khoản thu nhập chuyển giao...) và sự chuẩn bị sẵn sàng cho
hệ thống tài chính hưu trí có thể dẫn đến một dân số già khỏe mạnh, giàu có và
hơn thế nữa là một xã hội phồn thịnh.
3. Các nghiên cứu về tác động của già hóa đến tăng trưởng kinh tế trước
đây.
Trong nhiều thập niên qua, các nhà kinh tế và các nhà học giả nghiên cứu
xã hội đã tranh luận về ảnh hưởng của biến động dân số đối với tăng trưởng kinh
tế. Người ta đưa ra 3 luận điểm về khả năng tác động: Dân số tăng làm hạn chế
tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc trung tính, không liên quan
gì đến tăng trưởng kinh tế. Có nhiều lập luận được đưa ra nhằm lý giải cho những
luận điểm này. Tuy nhiên, những lập luận đó đều dựa trên vấn đề

quy mô và tăng

trưởng dân số. Trong những năm gần đây, cuộc tranh luận đã nêu và nhấn mạnh một số vấn đề cốt yếu, cơ cấu
tuổi của dân số (phân bố của các nhóm tuổi khác nhau của dân số). Cơ cấu tuổi thay đổi đáng kể khi dân số tăng
trưởng.

Theo Bloom, Canning và Sevilla (2011) thìhành vi kinh tế của con người thay đổi theo
từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời, những thay đổi trong cơ cấu tuổi của một quốc gia có thể gây ảnh hưởng
lớn đến các hoạt động kinh tế của quốc gia đó. Các quốc gia có tỷ lệ trẻ em cao sẽ phải dành nguồn lực nhiều hơn
đầu tư cho chăm sóc trẻ em do vậy làm chậm đi nhịp tăng trưởng của kinh tế. Ngược lại, nếu phần lớn dân số
quốc gia nằm trong độ tuổi lao động, năng suất lao động tăng thêm của nhóm dân số này có thể tạo ra lợi tức dân
số và kéo theo tăng trưởng kinh tế với giả thiết có được các chính sách phát huy lợi thế này. Thực tế, hiệu quả tổng
hoà của việc có nhóm dân số độ tuổi lao động với quy mô lớn và sức khỏe, gia đình, lao động, tài chính và các
chính sách nguồn nhân lực có thể tạo ra những chu kỳ phát triển của cải vật chất tốt. Và nếu người già chiếm một
tỷ lệ lớn trong dân số quốc gia, thì cũng chịu ảnh hưởng như quốc gia có dân số rất trẻ. Phân chia nguồn lực cho
các bộ phận dân số có năng suất lao động tương đối kém là cần thiết, nhưng điều đó có thể cản trở việc tăng

trưởng kinh tế. Sau khi lần lại các bước phát triển của các lý thuyết về ảnh hưởng của tăng trưởng dân số, các tác
giả đã xem xét lại các bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng tương tự đối với tăng trưởng kinh tế do thay đổi cơ
cấu tuổi. Nghiên cứu cũng đánh giá mối quan hệ giữa biến động dân số và phát triển kinh tế ở một số vùng cụ thể
như: Đông Á, Nhật Bản, OECD, Bắc Mỹ và Tây Âu; Trung -Nam Á và Đông Nam Á; Mỹ La tinh; Trung Đông và
Bắc Phi; Tiểu Xa-ha-ra Châu Phi; Đông Âu và Liên Xô cũ. Sau hết, các tác giả bàn luận xoay quanh các biến
chính sách chủ yếu, gắn kết giảm mức sinh với tăng nhóm dân số trong độ tuổi lao động, đã góp phần vào tăng
trưởng kinh tế ở một số khu vực của thế giới đang phát triển.

Nghiên cứu của Pei-Ju-Liao (2010) cho Đài Loan cũng cho thấy biến đổi
dân số đóng góp hơn 1/3 tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người ở đất nước
này. Tác giả sử dụng mô hình cân bằng tổng thể có sự hiệu chỉnh cho phù hợp


20

với bối cảnh đất nước để đo lường mức độ tác động của biến đổi dân số đến tăng
trưởng kinh tế. Kết luận được đưa ra là tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Đài Loan
có sự đóng góp tích cực từ biến đổi dân số thông qua lực lượng lao động, vốn
vật chất tích lũy và vốn con người. Tác động từ dân số này tạo mức tăng trưởng
sản lượng bình quân đầu người ở Đài Loan vào khoảng 3,2%/năm trong suốt
35 năm qua, trong khi tốc độ tăng trưởng chung GDP bình quân đầu người là
8,5%/năm. đóng góp của biến đổi dân số cho tăng trưởng kinh tế ĐàiLoan là
38% (3,2/8,5), của TFP là 28%; tiến bộ công nghệ và các yếu tố khác là 29%, và
tương tác giữa các biến số này đóng góp 5% còn lại.
Trong bài nghiên cứu Impact of population aging on Asia’s future growth
của Donghyun Park and Kwanho Shin tác giả đã ước tính được ảnh hưởng của
tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc và tỷ lệ thanh thiếu niên tới bốn nguồn tăng
trưởng trong 12 nền kinh tế: lực lượng tham gia lao động, TFP, vốn tỷ lệ lao
động, và tỷ lệ tiết kiệm. Chính xác hơn, đo lường tác động của việc già hóa tới
tốc độ tăng trưởng GDP/người (=Y/P) dựa trên phương trình

(1)
Giả sử rằng tốc độ tăng trưởng GDP/người đã thay đổi. Khi đó, dựa vào
phương trình có thể thấy rằng đã có những sự thay đổi trong bất kì thành phần
nào của vế bên phải. Thật hợp lý khi hy vọng rằng bốn thành phần được xác
định cùng một lúc, vì vậy mặc dù đây là điều tốt nhất để tạo thành một hệ thống
bốn phương trình, nhưng hệ thống đó sẽ quá phức tạp. Để đơn giản hóa việc
phân tích, 2 nhà nghiên cứu đã giả định rằng thành phần đầu tiên và cuối cùng,
lực lượng tham gia lao động và giáo dục, được xác định một cách độc lập và cho
rằng tỷ lệ tham gia lao động được xác định chủ yếu bởi mức độ GDP bình quân
đầu người và bởi các yếu tố nhân khẩu học.
Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động bình quân
đầu người, đó là, lực lượng lao động chia cho tổng dân số. Các biến độc lập là tỷ


21

lệ phụ thuộc tuổi già, tỷ lệ trẻ em phụ thuộc GDP/người và GDP/ người bình
phương. Cả hai biến phụ thuộc và biến giải thích là giá trị trung bình mười năm.
Hồi quy trong 2 trường hợp hiệu ứng ngẫu nhiên hiệu ứng cố định cho kết
quả là: tỷ lệ phụ thuộc tuổi già đóng vai trò đáng kể trong cả hai kết quả, trong
khi tỷ lệ phụ thuộc trẻ chỉ đáng kể duy nhất trong hiệu ứng hồi quy cố định.
Theo dự kiến, cả hai hệ số đều tiêu cực. Các hệ số cho thấy nếu tỷ lệ phụ thuộc
người già tăng 10% thì tốc độ tăng trưởng lao động bình quân đầu người sẽ
giảm, hoặc bằng 0,56% (hiệu ứng ngẫu nhiên) hoặc 0,68% (hiệu ứng cố định).
Hiệu ứng này dự kiến sẽ kéo dài trong mười năm.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về biến đổi dân số, đặc biệt là biến đổi cơ
cấu dân số theo tuổi đang ngày càng được quan tâm hơn trong những năm gần
đây, chủ yếu là nghiên cứu định tính và một số ít nghiên cứu định lượng. Hầu
hết các nghiên cứu chỉ ra rằng dân số Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ và
trải nghiệm giai đoạn cơ cấu dân số vàng vào năm 2010 và sẽ kéo dài khoảng 30

– 40 năm, là thời kỳ “vàng” mà Việt Nam có thể tận dụng cơ hội dân số đểthúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh (2009)- nghiên cứu
thực nghiệm về tác động của cơ cấu tuổi của dân số tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam. Thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, số người trong độ tuổi
lao động của Việt Nam đang tăng lên đáng kể đi liền với sự suy giảm của tỉ lệ
phụ thuộc trong dân số. Sự thay đổi này đã và đang tạo ra cơ hội tốt cho nền
kinh tế để thúc đấy tăng trưởng, ít nhất là trong ngắn và trung hạn. Các kết quả
ước lượng từ mô hình hồi quy cũng chỉ ra rằng Việt Nam đang tận dụng được cơ
hội này: sự thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số đã đóng góp tới 15% cho tăng
trưởng trong những năm gần đây. Bên cạnh đó khác với nhóm tuổi trẻ em, mặc
dù bị xếp vào nhóm người phụ thuộc nhưng những người già ở Việt Nam dường
như không hề gây nên những tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Cử và Hà Tuấn Anh (2010) sử dụng số liệu
về tăng dân số và tỷ trọng dân số trong tuổi lao động thời kỳ 1989-2059 để đánh
giá lợi thế về cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: tăng
dân số trong tuổi lao động ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” có tác động tích cực


22

tới tăngtrưởng kinh tế. Riêng trong giai đoạn 1999-2009, biến đổi cơ cấu tuổi
dân số đóng góp tới 2,29% cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tác động
tích cực này sẽ nhỏ dần và thậm chí sau thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tác động
này là âm. Nghiên cứu cũng nhận định, tác động tiêu cực của tăng dân số nhanh
đến tăng trưởng kinh tế giảm dần trong suốt thời kỳ dân số vàng, tuy nhiên nó
vẫn làm giảm trung bình tới 1% tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009-2019.
Cũng theo Bùi Thị Minh Tiệp (2011)tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam thời gian qua cũng đã có những cải thiện rõ rệt nhờ vào quá trình đổi
mới kinh tế và có sự đóng góp tích cực của lực lượng lao động ngày càng gia
tăng do quá trình biến đổi cơ cấu tuổi dân số mang lại. Dân số trong độ tuổi lao

động tăng là yếu tố tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi tỷ lệ
dân số trong tuổi lao động (15-60 tuổi) tăng thêm 1% thì tăng trưởng kinh tế
tăng thêm 2,78%. Hiện nay, lực lượng lao động trẻ và dồi dào là đặc trưng cơ
bản và rõ rệt nhất của cơ cấu dân số nước ta. Lực lượng lao động lớn và có kỹ
năng sẽ giúp Việt Nam thâm nhập nhanh hơn và sâu hơn vào nền kinh tế khu
vực và toàn cầu. Cần phải quan tâm thích đáng tới vấn đề tạo việc làm và đào
tạo lao động bằng các chính sách cụ thể như: chính sách giáo dục đào tạo, chính
sách lao động, việc làm…. Dân số trong tuổi lao động tăng mạnh làm cho tiết
kiệm tăng lên, từ đó đóng góp cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Khi dân số
trong độ tuổi lao động tăng làm gia tăng tiết kiệm và tái đầu tư trong xã hội, 1%
gia tăng của vốn đầu tư sẽ làm tăng 0.4% GDP. Lực lượng lao động dồi dào, có
việc làm với thu nhập ngày càng cao sẽ là nguồn đóng góp lớn cho quỹ an sinh
xã hội, bên cạnh đó đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội,
chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai dân số già ở giai đoạn tiếp theo.Như vậy, cả
lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định biến đổi cơ cấu tuổi
dân số có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ mà số người
trong tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dân số. Khi đó, lực
lượng lao động dồi dào hơn và lao động có trình độ hơn làm tăng năng suất và
tăng tiết kiệm, tỷ lệ phụ thuộc giảm làm giảm chi phí trong nền kinh tế, từ đó
gia tăng tiết kiệm và đầu tư. Việc gia tăng vốn con người cũng tích hợp được


23

công nghệ và từ đó tác động trở lại làm tăng năng suất... Tuy nhiên, cơ hội dân
số này không tự động và không tất yếu đem lại tác động tích cực mà nó phải
được hiện thực hóa bằng các chính sách, chiến lược cụ thể của đất nước. Không
có môi trường chính sách phù hợp và ổn định thì ngay cả trong điều kiện tốt
nhất, đất nước cũng sẽ bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng cao khi cơ hội dân số vàng bắt
đầu.

IV.

SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.

Cơ sở lý thuyết
Để xem xét mối quan hệ giữa già hóa dân số với tăng trưởng kinh tế,

trước hết chúng tôi xem xét sự tăng trưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng. Rồi tìm hiểu biến đổi nhân khẩu học tác động thế nào tới các nhân tố đó
thông qua hàm sản xuất Cobb-Duglas.
Để nắm bắt được tác động của sự thay đổi nhân khẩu học, chúng tôi phân
biệt giữa dân số(P) và lực lượng lao động(L). GDP bình quân đầu người (Y/P) là
sản phẩm của lực lượng lao động bình quân đầu người – tỷ lệ người lao động
trên tổng dân số - và tỷ lệ sản lượng trên lực lượng lao động.
=

(2)

Trong đó: Y = tổng GDP, P = dân số, L = lực lượng lao động, A = năng suất
tổng yếu tố, K = tổng vốn hiện vật, h = nguồn nhân lực, và ∞ = phần vốn trong
thu nhập.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (=Y / P) bằng với tốc độ
tăng trưởng của lực lượng lao động bình quân đầu người cộng với tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân lao động.
(3)
Có thể phân tách tốc độ tăng trưởng GDP bình quân lao động (=Y/L) tiếp
tục như sau:



×