Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÁO cáo KINH tế kỹ THUẬT CÔNG TRÌNH, ĐƯỜNG vào TRUNG tâm CHỈ HUY CẢNH sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.04 KB, 12 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------o0o----------------

BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG VÀO TRUNG TÂM CHỈ HUY CẢNH SÁT
(ĐOẠN NỐI TỪ ĐƯỜNG HỮU NGHỊ ĐẾN TUYẾN ĐƯỜNG NỐI TỪ
TRƯỜNG NĂNG KHIẾU- QUỐC LỘ 1A)
ĐỊA ĐIỂM XD: P. NAM LÝ - TP. ĐỒNG HỚI - T. QUẢNG BÌNH


I/ CÁC CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH:
1. CÁC CĂN CỨ:
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng V/v hướng
dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 vủa Bộ xây dựng V/v công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết kế Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực xung quanh Làng
SOS, thành phố Đồng Hới;
- Văn bản số 920/BXD-KTXD ngày 25/5/2010 của Bộ xây dựng V/v
hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới
từ 01/01/2010;


- Văn bản số 1462/UBND ngày 24/06/2010 của Bộ Xây dựng V/v Hướng
dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo văn bản số 920/BXD-KTXD
ngày 25/5/2010 của Bộ xây dựng;
- Công văn số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 Về việc công bố Định mức
vật tư xây dựng;
- Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 Về việc công bố Định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng;
- Công văn số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007 Về việc công bố Định mức
dự toán sửa chữa công trình xây dựng;
- Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 Về việc công bố Định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng;
- Công văn số 636/QLQH-SXD ngày 16/10/2008 của Sở Xây dựng Quảng
Bình về việc hướng dẫn trình tự lập các loại hồ sơ trong TKCS, báo cáo KTKT
xây dựng công trình;
- Công văn số 448/CAT(PH12) ngày 12/4/2010 của Công an tỉnh Quảng
Bình về việc xin chủ trương đầu tư xây dựng Đường qua trung tâm chỉ huy cảnh


sát (Nối từ đường Hữu Nghị đến tuyến đường nối từ Trường năng khiếu đi Quốc
lộ 1A);
- Công văn số 310/SGTVT-KH ngày 17/5/2010 của Sở Giao thông vận tải
Quảng Bình về việc đầu tư xây dựng công trình Đường qua trung tâm chỉ huy
cảnh sát (Nối từ đường Hữu Nghị đến tuyến đường nối từ Trường năng khiếu đi
Quốc lộ 1A);
- Công văn số 1232/UBND ngày 02/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Bình về việc đầu tư xây dựng công trình Đường qua trung tâm chỉ huy
cảnh sát (Nối từ đường Hữu Nghị đến tuyến đường nối từ Trường năng khiếu đi
Quốc lộ 1A).
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ :
Khu vực xây dựng xung quanh làng trẻ SOS hiện nay đã được các đơn vị

trên địa bàn đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, cụ thể là Công trình trụ sở
Công ty Tư vấn xây dựng Trường Sơn, trụ sở làm việc Báo Quảng Bình, Trụ sở
làm việc Viện Kiểm soát nhân dân tỉnh, Làng trẻ em SOS... Hiện nay Công an
tỉnh Quảng Bình đang tiến hành đầu tư xây dựng 02 công trình Trung tâm huấn
luyện Công an và Trung tâm Chỉ huy cảnh sát. Với mật độ đầu tư xây dựng như
trên thì việc hoàn chỉnh hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật của khu vực là vô
cùng cần thiết nhằm phục vụ giao thông đi lại của các đơn vị đóng trên địa bàn,
góp phần chỉnh trang đô thị Đồng Hới ngày càng tốt hơn.
Từ đó, Công an tỉnh Quảng Bình kiến nghị UBND tỉnh cho chủ trương đầu
tư xây dựng Đường qua trung tâm chỉ huy cảnh sát. Đây là tuyến đường nằm giữa
Trung tâm huấn luyện Công an và Trung tâm Chỉ huy cảnh sát và làng trẻ SOS,
tuyến đường này kết nối giao thông của trụ sở các đơn vị trên với tuyến đường
Hữu Nghị đồng thời kết nối giao thông với đường quy hoạch nối từ trường Năng
Khiếu di Quốc lộ 1A tạo ra mạng lưới giao thông bao quanh khuôn viên các công
trình đang được đầu tư. Đầu tư xây dựng tuyến đường này góp phần hoàn thiện
chỉnh thể khu vực theo quy hoạch đã phê duyệt.
Với những nội dung nêu trên nên việc xem xét đầu tư xây dựng công trình
là hết sức cần thiết và cần phải được quan tâm. Đề nghị UBND tỉnh và các Ngành
liên quan xem xét thẩm định phê duyệt.
III/ TÊN CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG :
1- Tên công trình :
- Tên công trình: Đường qua trung tâm chỉ huy cảnh sát (Nối từ đường Hữu
Nghị đến tuyến đường nối từ Trường năng khiếu đi Quốc lộ 1A).
- Chủ đầu tư: Công an tỉnh Quảng Bình.
- Đơn vị lập báo cáo KTKT: Công ty TNHH XD Thành Việt.


2. Địa điểm xây dựng:
Công trình được xây dựng trên địa bàn phường Nam Lý - Thành phố Đồng
Hới - Tỉnh Quảng Bình.

IV/ QUI MÔ CÔNG TRÌNH :
1- Quy mô thiết kế tuyến đường :
Khu vực khảo sát, xây dựng công trình thuộc địa bàn phường Nam Lý Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình, là khu vực quy hoạch mới tập trung chủ
yếu các cơ quan hành chính và cách xa khu dân cư sinh sống.
-Tổng chiều dài tuyến là :
378.50m
- Bề rộng phần mặt đường bê tông nhựa :
7.0m
- Độ dốc ngang phần mặt đường:
2%
- Độ dốc dọc lớn nhất:
0.063%
- Vỉa hè mỗi bên rộng:
4.0m
- Hệ thống cống rãnh thoát nước:
- Hệ thống điện chiếu sáng:
L=490m
- Hệ thống cọc tiêu biển báo giao thông
2. Cấp công trình:
Công trình cấp 4 phân cấp theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
V/ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
1. Căn cứ thiết kế:
* Quy chuẩn tiêu chuẩn thiết kế đường bộ :
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô GTNT 22 TCN 210-9
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 211-06
- Quy trình thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223-95
- Quy phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 272-05
- Điều lệ báo hiệu đường bộ Việt Nam 22 TCN 237-01

- Quy trình khảo sát đường ôtô 22 TCN 263-2000
- Quy trình đo vẽ địa hình theo tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90
- Quy trình khoan thăm dò địa chất 259 TCN-2000
- Quy phạm đo vẽ địa hình theo tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90
- Quy trình khảo sát thuỷ văn 22 TCN 27-84
- Quy trình thí nghiệm đất TCVN (4195-4202)-1996 Bộ Xây dựng.
- 11 TCN -19- 2006: Hệ thống đường dây dẫn điện.
- 11 TCN -20- 2006: Thiết bị phân phối và Trạm biến áp.
- 11 TCN -21- 2006: Bảo vệ và tự động.
- TCVN 4086-1985: Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.


- TCVN 2328-1978: Môi trường lắp đặt thiết bị điện.
- TCVN 4756-1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- Quy trình kỹ thuật an toàn điện của tổng công ty Điện lực Việt Nam.
- Quy định nội dung và trình tự khảo sát phục vụ thiết kế các công trình
lưới điện ban hành kèm theo quyết định số 3404/QĐ-EVN-TĐ ngày 26/11/2003
của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
- Nghị định 106/2005/NĐ-CP về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp do chính
phủ ban hành ngày 17/08/2005.
- Các tiêu chuẩn quy phạm và tài liệu chuyên ngành khác liên quan.
2. Giải pháp thiết kế
* Nút đầu tuyến - cuối tuyến
- Nút đầu tuyến được xuất phát từ giao lộ đường Hữu nghị dọc theo
tuyến đường đã được quy hoạch nằm giữa ranh giới khu đất của Viện kiểm soát ,
làng trẻ SOS và khu trung tâm huấn luyện, Trung tâm chỉ huy cảnh sát thuộc
Công an tỉnh Quảng Bình
- Nút cuối tuyến nằm tại giao lộ của đường đi qua trường năng khiếu.
* Nền, mặt đường :
Kết cấu áo đường làm mới như sau :

Lớp mặt đường được thiết kế bằng CP đá dăm: Lớp dưới dày 15cm CP đá
dăm loại I, Lớp trên dày 12cm CP đá dăm loại II, Thảm bê tông nhựa hạt trung
dày 7cm, trên lớp móng đã được xử lý bằng 1 lớp CP đất đồi dày 50cm lu lèn
K=0.98. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV đường cấp cao
A2 đường nội thị với các chỉ tiêu như sau:
- Bê tông nhựa hạt trung dày 7cm
- Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn nhựa 1 kg/m2
- CP đá dăm Dmax= 5.0cm dày 27cm
- Móng đường bằng lớp đất đồi chọn lọc dày 50cm, lu lèn K= 0.98
- Đắp đất nền đường lu lèn K=0.98
* Công trình thoát nước:
Hệ thống thoát nước dọc được thiết kế bằng ống cống bê tông li tâm có
đường kính 60cm độ dốc dọc tuyến ống được thiết kế đảm bảo khả năng thoát nước,
trên tuyến cứ 40m bố trí một hố ga thu nước ngang và dọc mặt đường. Hố ga thu
nước được lắp các tấm đan bằng BTCT M200 đá 1x2 có kích thước (0.7x0.7x0.1)m
cho hố ga loại 1 và (0.5x0.5x0.1)m cho hố ga loại 2 nhằm không gây ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt và đi lại của người dân ở 2 bên tuyến đường.
Các chỉ tiêu thiết kế hệ thống thoát nước:
- Dốc dọc thiết kế:
i=0.1%


- Ống thoát nước dọc dùng ống cống BTLT 2 lớp thép đường kính
f600mm, chiều dài mỗi ống L=4.0m.
- Ống thoát nước ngang dùng ống BTLT 2 lớp thép đường kính
f400mm dày 29.4mm. độ dốc thiết kế 3%.
- Hố ga thu nước được làm bằng BTCT M200#.
- Bố trí gối ống cống bằng bê tông M150 dày 20cm trên lớp dăm sạn đệm
dày 10cm dọc tuyến công trình.
* Phần điện chiếu sáng:

- Nguồn điện chiếu sáng của công trình được đấu nối vào tủ điện hạ thế
(đường Hữu Nghị) cách công trình 140m.
- Cột điện chiếu sáng cột thép tráng kẽm. Khoảng cách cột 35m.
- Dây dẫn điện dùng cáp LV-ABC 4x35mm
3. Giải pháp thi công xây dựng:
Cơ giới kết hợp với thủ công. Sơ bộ chọn biện pháp chủ đạo như sau:
* Thi công nền đường:
- Di dời toàn bộ hệ thống cọc mốc tim tuyến ra khỏi mặt bằng thi công.
Bảo quản hệ thống cọc mốc cao độ, cọc đỉnh.
- Làm công tác chuẩn bị trước khi thi công nền đường: phát cây, rẫy cỏ,
đào hữu cơ, vét bùn, chuẩn bị mặt bằng.
- Lớp đất 30cm dưới đáy áo đường phải lu lèn chặt đảm bảo độ chặt yêu
cầu k=0.98, phần còn lại độ chặt yêu cầu k=0.95.
- Đào khuôn nền đường, lu lèn đảm bảo độ chặt, cường độ và cao độ đúng
hồ sơ thiết kế.
- Trong quá trình thi công nhà thầu cần phải làm việc cụ thể với địa
phương để có thể tìm thêm các bãi đổ đất khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình thi công và tránh ô nhiễm môi trường.
* Thi công mặt đường bê tông nhựa - Coõng taực thi coõng ủửụứng :
Trình tự thi công dây chuyền:
- San nền đường thành mui luyện
- Lu nền đường
- Trắc đạc kiểm tra nghiệm thu trước khi thi công lớp cấp phối
- Vận chuyển lớp cấp phối
- San phẳng lớp cấp phối tạo độ dốc ngang ,sau mỗi lần rải đều có tưới
nước và lu làm cho lớp cấp phối chèn chặt tạo thành kết cấu ổn định và vững chắc
- Trắc đạc kiểm tra nghiệm thu từng lớp cấp phối cũng như độ chặt của
từng lớp.



- Sau khi có kết quả kiểm tra đạt độ chặt theo thiết kế mới được tiến hành
thi công lớp sau .
Trong quá trình thi công nền đường phải thường xuyên kiểm tra cao độ và
độ dốc dọc của lòng đường bằng máy đo đạc , đồng thời phải kiểm tra hình dạng
lòng đường bằng thước mẫu cũng như kiểm tra kích thước và độ bằng phẳng của
lòng đường (Sai số cho phép lấy theo qui trình )
Trong quá trình thi công nền đường cần đặc biệt chú ý các biện pháp thoát
nước tạm thời không để nước đọng lại trong nền đường.
Trước khi san vật liệu cần tiến hành xem xét các đống vật liệu đã đạt độ
ẩm nhiều hơn độ ẩm tốt nhất một chút (tuỳ theo tình hình thời tiết và thời gian bắt
đầu lu) để khi lu lèn vật liệu có độ ẩm tốt nhất .
- Các yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn : Trước khi thi công mặt đường
hoàn thiện để đảm bảo mặt đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và không có các sự cố
kỹ thuật đáng tiếc xảy ra mặt đường phải được kiểm tra thật kỹ lưỡng.
- Về độ chặt nền đường: Đây là yếu tố quan trọng quyết định độ bền vững
của mặt đường. Độ chặt của mặt đường phải đồng nhất để đường không bị phá
hoại cục bộ khi sử dụng dẫn đến phá hoại toàn bộ mặt đường xung quanh .Nếu
phát hiện vị trí nào không đạt độ chặt phải tiến hành sửa chữa ngay .Khi nào mặt
đường hoàn toàn thỏa mãn điều kiện này mới tiến hành công tác kiểm tra tiếp
theo .
- Về độ ẩm nền đường: Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định độ
bám dính của lớp nền đường & bê tông nhựa .Nếu nền hạ quá độ ẩm cho phép sau
khi ép nhựa lên mặt đường ,nước trong nền hạ bốc hơi lên gặp lớp nhựa này cản
lại sẽ tạo ra một lớp nước giữa mặt nền hạ & lớp nhựa làm cho 2 lớp này không
bám dính với nhau ( Kết cấu đường không tạo thành một khối thống nhất & mặt
đường mau bị bóc tách ra khỏi nền đường khi sữ dụng )
- Vệ sinh mặt đường : Trước khi ép nhựa dùng máy nén khí vệ sinh mặt
đường bao gồm thổi bụi ,sỏi đá nhỏ không bám dính mặt nền để tạo điều kiện tốt
nhất cho sự bám dính giữa lớp bê tông nhựa và nền hạ .
* Thi công mặt đường bê tông nhựa:

Trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa bao gồm các thao tác sau :
- Chuẩn bị móng , làm sạch bụi bẩn , đắp lề chắn đá
- V/c BTN nóng dặm và rãi BTN nóng
- Lu lèn : rãi BTN nóng đến đâu lu ngay đến đó dùng lu bánh thép 10 tấn
và lu bánh hơi 16T lu 8l ần trên 1 điểm
- Tưới nhựa dính bám,lượng nhựa T/C 1,0 kg/m2 mặt đường


- V/c BTN nóng và rãi BTN nóng mặt đường
- Lu lèn: rãi BTN nóng đến đâu lu ngay đến đó dùng lu bánh thép 10 tấn
và lu bánh hơi 16T
- Bão dưỡng: Mặt đường BTN phải tuân thủ theo chế độ bảo dưỡng
* Công tác lu lèn :
Công tác lu lèn là một trong những khâu quan trọng tốn nhiều công và kỹ
thuật. Khi lu lèn phải tiến hành lu từ mép lề đường trước rồi tiến dần vào phía
trục đường, vệt lu sau chùm lên vệt lu trước 1/2 đến 1/3 chiều rộng của bánh sau
(Đối với lu 3 bánh).
Công tác lu lèn kết được coi là kết thúc khi :
- Không còn vệt lu bánh xe rõ rệt
- Không còn hiện tượng lượng sóng bánh xe
Có 2 giai đoạn lu
- Giai đoạn I : ( giai đoạn lèn xếp ) giai đoạn này các vật liệu di chuyển
đến vị trí ổn định nhất .Khi không còn thấy lượn sóng trước bánh xe lu hoặc khi
xe lu đi qua không để lại vệt hằn rõ vệt thì có thể coi là kết thúc giai đoạn này .
- Giai đoạn II : ( giai đoạn lèn chặt ) Mục đích của giai đoạn này là nén
chặt cốt liệu làm cho các vật liệu xít chặt lại với nhau , giảm khe hở giữa chúng
do đó trong giai đoạn này phải dùng lu nặng hơn và tốc độ lu không được quá
2,25 km/h . Những hiện tượng sau đây có thể coi là kết thúc giai đoạn lu lèn .
+ Không còn vệt lu bánh xe khi lu đi qua
+ Lớp cốt liệu không di chuyển và không có hiện tượng lượn sóng ở bề mặt

trước bánh xe lu .
Để làm tốt công tác lu lèn ,cần làm tốt các điểm sau đây:
 Phải xác định chiều dài đoạn lu thích đáng.
 Phải qui định thời gian chuyển giai đoạn.
 Phải lu theo sơ đồ nghiên cứu trước.
 Giai đoạn lu khác nhau ,tiến hành lu với máy lu có công suất khác nhau
và kết thúc đúng lúc các quá trình lu.
* Công tác thi công điện chiếu sáng.
+ Phương án sử dụng vật tư thiết bị.
- Cột : Dùng loại cột thép tráng kẽm được sản xuất tại các Nhà máy Công
nghiệp.
- Dây dẫn : Dùng loại dây dẫn có sự kiểm định của cơ quan chuyên ngành.
Một số vật tư, thiết bị khác sữ dụng các chủng loại thông dụng trên thị
trường.


+ Chuẩn bị thi công.
- Sau khi nhận bàn giao tuyến đường dây, các nhà thầu xây lắp tiến hành
việc trắc địa để thông tuyến, chia cột mốc trung gian. Phải bố trí sao cho không
trở ngại giao thông và phải được bảo vệ tránh hư hại, ký hiệu mốc tim tuyến phải
được sơn màu đỏ. Nếu trong quá trình phóng tuyến, chia cột nhà thầu phát hiện
những sai sót khác so với hồ sơ thiết kế thì phải thông báo ngay cho bên chủ đầu
tư để hai bên có biện pháp xử lý.
+ Công tác chuẩn bị.
- Trước khi vận chuyển đơn vị nhận thầu xây lắp phải chuẩn bị phương
tiện và nhân lực phải phù hợp với loại vật tư cần vận chuyển, tuỳ thuộc vào địa
hình thực tế tại vị trí xây lắp.
- Vận chuyển cột: Phải dùng xe chuyên dùng phù hợp với chủng loại cột
(Loại cột và chiều dài cột), phải có biện pháp chằng buộc chắc chắn. Khi bốc cột
lên xuống phải dùng cẩu hoặc thiết bị tương đương, cấm không được đẩy cột rơi

xuống từ phương tiện vận chuyển.
- Dây dẫn phải được vận chuyển ở tư thế lăn (tư thế thẳng đứng).
+ Công tác làm móng.
- Đào đất móng phải được thực hiện theo đúng quy định về đào đất và sơ
đồ công nghệ được lập trong thiết kế và tổ chức thi công. Trước khi đào móng
phải giác móng chính xác, đáy hố móng sau khi đào phải được dọn sạch sẽ, đắp
đất bằng phẳng đáy hố móng khi có độ chênh lệch dưới 100mm và sau đó tiến
hành đầm kỷ trước khi đổ bê tông.
+ Chứa cốt thép và các kết cấu thép:
- Cốt thép sẽ được chứa theo kích cỡ, loại và chiều dài, cách ly khỏi mặt
đất bằng các gối kê vừa đủ, hoặc được để trên những bề mặt tráng nhựa hay nền
xi măng sạch.
+ Công tác dựng cột.
- Khi đào móng phải chú ý để tránh không làm ảnh hưởng đến các công
trình ngầm khác.
- Công tác dựng cột phải tiến hành phù hợp với từng chủng loại cột, kết
cấu móng theo quy trình thi công.
- Đối với cột thép tráng kẽm: Trước khi dựng cột thép tráng kẽm nhất thiết
phải kiểm tra thanh cột không được có nứt, sứt mẽ quá quy định cho phép làm
thay đổi đặc tính của cột. Công tác dựng cột được thực hiện bằng phương pháp
thủ công, phải được thực hiện đúng phương pháp.


+ Công tác lắp đặt tiếp địa.
- Độ chôn sâu của dây tiếp địa và cọc tiếp địa, khoảng cách giữa các cọc
tiếp địa, giải pháp nối tiếp địa. Nhà thầu phải thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế.
Trước khi lấp đất tiếp địa nhà thầu phải mời bên mời thầu (hoặc đơn vị tư vấn
giám sát công trình) nghiệm thu công tác lắp đặt tiếp địa.
- Sau khi thực hiện xong công tác lắp đặt tiếp địa, nhà thầu có trách nhiệm
đo điện trở tiếp địa cho từng vị trí, thông báo ngay cho bên mời thầu và đơn vị

thiết kế xem xét để xử lý nếu điện trở của tiếp địa không đạt. Nếu có vị trí nào
chưa đạt cần phải xử lý ngay theo yêu cầu của t hiết kế.
+ Công tác lắp đặt thiết bị.
- Các bước chuẩn bị: Trước khi lắp đặt. Nhà thầu phải nghiên cứu kỷ bản
vẽ thiết kế và Catalo của các loại thiết bị cùng với những hướng dẫn lắp đặt của
nhà sản xuất, kiểm kê đầy đủ các phụ kiện và các dụng cụ thi công cần thiết.
Những thiết bị quan trọng như máy biến áp, cầu chì tự rơi, thu lôi van... khi tiến
hành lắp đặt sẽ được giám sát bỡi các cán bộ giám sát.
+ Lắp đặt thiết bị.
- Công tác này phải được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn của nhà chế
tạo thiết bị, bản vẽ thiết kế các quy phạm thi công hiện hành, trường hợp cụ thể sẽ
được hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành.
+ Công tác đảm bảo giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi
trường
- Vì công trình trên tuyến hàng ngày các phương tiện qua lại nên tuyệt đối
chú ý về an toàn lao động trong thi công và an toàn giao thông trên công trường.
- Các biển báo công trường biển báo giao thông phải đúng tiêu chuẩn rõ
ràng, đặt đúng nơi theo đúng quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ Việt Nam.
- Không đổ đất, đá bừa bãi gây ách tắc và ảnh hưởng đến phương tiện và
người đi lại trên đường, không để các chất thải sinh hoạt của công nhân và máy
móc thiết bị làm ảnh hưởng đến môi trường tại công trình và khu vực xung
quanh.
VI. TỔNG DỰ TOÁN:
4.421.000.000 đ
(Bằng chữ: Bốn tỷ, bốn trăm hai mươi mốt triệu đồng chẵn)

TT
A

CÁC CHI PHÍ

CHI PHÍ XÂY DỰNG SAU THUẾ

GIÁ TRỊ DỰ
TOÁN
SAU THUẾ
3.801.000.000


I
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
II
B
C
C1
C2
C3
C4
5
C6
C7
C8
D
D1
D2
D3

E4
E5
F

CHI PHÍ XÂY DỰNG TRƯỚC THUẾ
Đường vào TT chỉ huy cảnh sát
Nền, mặt đường + hệ thống thoát nước
Cây xanh + Bồn hoa
Hệ thống an toàn + bó vĩa
Phần điện chiếu sáng
Chi phí lán trại
Thuế giá trị gia tăng
CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Chi phí khảo sát địa hình
Chi phí khảo sát địa chất
Chi phí lập BCKTKT
Chi phí thẩm tra TKBVTC và dự toán
Chi phí lập HSYC, đánh giá HSĐX xây lắp công
trình XD
Chi phí kiểm định chất lượng công trình
Chi phí giám sát thi công xây dựng
Chi phí lập đơn giá đến hiện trường xây lắp
CHI PHÍ KHÁC
Lệ phí thẩm định dự án
Bảo hiểm công trình
Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
Chi phí nghiệm thu bàn giao hoàn thành công
trình
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán

CHI PHÍ DỰ PHÒNG
TỔNG GIÁ TRỊ DỰ TOÁN

3 454 779.000
3.420.574.000
2 606 597 332
77 692 485
375 641 107
360 642 573
33.423.380
345.478.000
78.000.000
300.000.000
23.558.000
18.041.000
106 407 000
10.222.000
10 261 000
34 077 050
97 363 000
2 424 000
33.000.000
1.000.000
15.652.000
1.000.000
3.961.000
11.055.000
209.000.000
4.421.000.000


VII/ HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH:
Việc đầu tư xây dựng công trình Đường qua trung tâm chỉ huy cảnh sát
(Nối từ đường Hữu Nghị đến tuyến đường nối từ Trường năng khiếu đi Quốc lộ
1A) nhằm hoàn chỉnh các trục đường giao thông trung khu vực quy hoạch Làng
trẻ em SOS, và hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo giao thông đi lại
của cán bộ và nhân dân trong khu vực.
VIII/ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
Tháng 8/2010: Phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Tháng 9/2010 : Tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công công trình.
Quý 4/2010: Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
IX/ HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN:
+ Cơ quan quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.


+ Chủ đầu tư: Công An tỉnh Quảng Bình.
+ Quản lý và điều hành dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
+ Cơ quan lập BCKTKT: Công ty TNHH Xây dựng Thành Việt.
X/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình, Sở kế hoạch đầu tư cùng các sở ban
ngành xem xét phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Đường qua trung
tâm chỉ huy cảnh sát (Nối từ đường Hữu Nghị đến tuyến đường nối từ Trường
năng khiếu đi Quốc lộ 1A) để chủ đầu tư có cơ sở triển khai các bước tiếp theo,
sớm đưa công trình vào sử dụng để phát huy hiệu quả.
Đồng Hới, tháng 07 năm 2010
C.TY TNHH XÂY DỰNG THÀNH VIỆT
Giám đốc

Ks. Nguyễn Khắc Thức




×