Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận cao học Vai trò của hồ chí minh với thắng lợi cách mạng tháng tám 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.04 KB, 26 trang )

Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang được đặt ra
một cách nghiêm túc. Đề tài khoa học đều nhằm tìm hiểu rõ giá trị tư tưởng của
Người. Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu làm sáng tỏ vai trò tư tưởng
của Người đối với cách mạng Tháng Tám năm 1945.
II. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối
với việc xác định đường lối cách mạng, tổ chức lực lượng cách mạng, nắm bắt
thời cơ tién lên Tổng khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, khai sinh nước Việt Nam
dân chủ Cộng hoà. Từ việc nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra những bài học
quý báu trong Tư tưởng của Người, từ đó tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo
đức của Người trong giai đoạn hiện nay.
III. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng
Thág Tám- 1945, dưới góc độ khoa học nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu, tìm
hiểu vấn đề về mặt lý luận, với những nội dung cơ bản và ngắn gọn nhất.
IV: Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhưng dưới góc độ tiểu luận này, nội dung chủ yếu là tìm hiểu để thấy rõ
vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Tháng Tám – 1945, một sự kiện lớn
có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc.
V: Kết cấu đề tài:
Đề tài ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài gồm 3 chương với kết cấu như sau:

1



Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận về cách mạng Việt Nam

được xây dựng từ sự tiếp thu, bổ xung phát triển lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin
vào cách mạng Việt Nam. Ba giải phóng đó lá, giải phóng dân tộc, giải phóng
con người và giải phóng xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và
giải phóng dân tộc là hai vấn đề lớn nhất trong tư tưởng của Người. Đã để lại
dấu ấn của thời đại Hồ Chí Minh (thời đại toàn thắng của cuộc cách mạnh giải
phóng dân tộc trên toàn thế giới).
Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền, kế tục tiếp thu và phát triển trên nền tảng của
chủ nghĩa Mác – Lênin, dựa trên điều kiện khách quan của cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga (1917). Đồng thời sự ra đời của Quốc tế III là điều kiện phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
Về vấn đề độc lập dân tộc trong tư tương Hồ Chí Minh phát triển trong điều
kiện Chủ nghĩa Tư bản phát triển trở thành chủ nghĩa đế quốc và trong giai đoạn hiện
nay chủ nghĩa đế quốc chuyển sang Chủ nghĩa tư bản hiện đại, Chủ nghĩa đế quốc ra
đời tạo nên mâu thuẫn với các dân tộc thuộc địa, quy mô mâu thuẫn ngày càng sâu
sắc đòi hỏi quyền độc lập dân tộc càng trở nên nóng bỏng cấp thiết. Tinh thần này đã
được Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh nêu lên ở Hội Nghị Véc- Xây (1919) trong
bản “Yêu sách 8 điểm”.
Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, chỉ độc lập hoàn toàn và thực
sự khi tất cả các nội dung đều thống nhất, đoàn kết với các dân tộc anh em trong

khu vực và trên thế giới. Độc lập dân tộc là làm chủ về kinh tế văn hoá, thống
nhất về lãnh thổ.

2


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

Độc lập dân tộc trong tư tương Hồ Chí Minh là đem lại độc lập, tự do cho
toàn dân.Quyền độc lập dân tộc phải được đảm bảo quyền lợi thực sự cho toàn
dân. Đồng thời Độc lập dân tộc phải gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc với danh nghĩa là
đại diện của Quốc tế cộng sản đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương. Trong thời gian 10 ngày đến 19 tháng 5 năm 1941 tại
Pác Bó (Cao Bằng), Hội nghị đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, gạch rõ
triển vọng của phong trào cách mạng thế giới và khẳng định: “Nếu cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất đă đẻ ra Liên Xô- một nước Xã hội chủ nghĩa thì cuộc
Chiến tranh thế giới thứ II này sẽ đẻ ra nhiều nước Xã hội chủ nghĩa, do đó chủ
nghĩa xã hội ở nhiều nước sẽ thành công”1
Hội nghị đã quyết định:”Cần phải thay đổi chiến lược. Sự thay đổi về kinh
tế chính trị Đông Dương, buộc Đảng ta phải thay đổi chính sách cách mạng
Đông Dương cho phù hợp với nguyện vọng chung của nhân dân Đông Dương”,
“Hội nghị đã nhất trí cần dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và nhân định kẻ
thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật- Pháp và các lực lượng
phản cách mạng tay sai của chúng. Đường lối cách mạng lúc này là đánh đuổi
Pháp- Nhật làm cho xứ Đông Dương độc lập”
Đồng thời Hội nghị nêu rõ: “Trong lúc này quyền lợi bộ phận của giai cấp
phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia của dân tộc. Trong lúc này, nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, không đòi được độc
lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn

chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”2
Đối với vấn đề nội dung và tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất, Hội nghị
có cách nhìn mới, đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Việt Nam, Lào,
Cam PuChia, làm cho nhân dân mỗi nước phát huy cao độ lòng yêu nước và tinh
1
2

Văn kiện Đại hội Đảng Toàn tập sđd. t7. tr100
Văn kiện toàn tập. sdd t7. tr113, 118, 119
3


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

thần chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình, đồng thời gắn bó với
các dân tộc bạn ở Đông Dương chống kẻ thù chung. Hội nghị còn chỉ rõ sách
lược cách mạng của Đảng: “phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức
thống thiết, làm cho đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân
(hơn hết là dân tộc Việt Nam). Hội nghị đã quan tâm đến tên gọi của Mặt trận là
làm sao cho có tính dân tộc hơn cho có một mạnh lực dễ hiệu triệu hơn và nhất là
có thể thực hiện được trong tình thế hiện tại.
Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là hoàn toàn
đúng đắn và khoa học trên cơ sở nhận thức hiện thực khách quan, đáp ứng được thực
tế phong trào cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người là kim chỉ nam cho phong
trào cách mạng Việt Nam đạt đến độ chín muồi và đi đến thành công của Cách mạng
Tháng 8-1945.
II. Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc.
1. Trước năm 1924

Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”của Nguyễn Ái Quốc được cơ
bản hình thành từ các bài viết của Người đã đăng trên báo chí ở Pa-ri được sữa chữa,
nâng cao và bổ sung thêm một số bài viết trong thời gian đầu Bác vừa mới đến
Mátxcơva. Trong Bản án những nét lớn về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc
cơ bản được hình thành, con đường tiến lên sau đó được hé mở, song chưa có điều
kiện đề cập đầy đủ và rõ ràng.
Cuối tháng 6-1923, Bác đến Mátxcơva. Tại đây Người đã tham dự Hội
nghị lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân và được bầu làm chủ tịch thường trực
của tổ chức này.
Tiếp theo, Người tham gia một khoá học lý luận Mác-Lênin củaTrường
Đại học Phương Đông, tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản và đại hội của
nhiều tổ chức khác nhau, sau đó được cử vào Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng
sản. Người được thừa nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu về vấn đề dân
tộc và thuộc địa từ đó Người có điều kiện để suy nghĩ, bàn bạc, tranh luận về
4


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

những vấn đề lý luận, từ đó ngày càng hình thành rõ hơn tư tưởng của mình về con
đường cách mạng Việt Nam.
2. Năm 1924.
Nguyễn Ái Quốc gửi đến Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản bản báo cáo
về Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Đây là một tác phẩm lý luân xuất sắc của Người
bàn về đặc điểm và phương pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự vận
dụng một cách sáng tạo những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác-Lênin vào
hoàn cảnh Việt Nam.
Đứng vững trên quan điểm thực tiễn hòn đá tảng của triết học Mác,
Nguyễn Ái Quốc phân tích những đặc điểm về mặt cấu trúc kinh tế, xã hội, văn
hoá, lịch sử,…của Vịêt Nam, một xã hội tuy đã có phân hoá về giai cấp, nhưng

chưa sâu sắc và triệt để, từ đó đưa ra một số luận điểm về cách mạng Việt Nam.
Ở Việt Nam, “ Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở
Phương tây”,” Sự xung đột về quyền lợi được giảm thiểu. Điều đó không thể
chối cải được”3.
Trong một xã hội thuộc địa mất nước thì mâu thuẫn dân tộc với đế quốc
vẫn là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu, mâu thuẫn giai cấp trong nỗi bộ dân tộc đó
được giảm thiểu, vì theo Nguyễn Ái Quốc dù là địa chủ hay tư sản thì họ cũng
đều là người dân mất nước bị chèn ép, nên họ có tinh thần dân tộc. Vì vậy mới
có phong trào chống thuế 1908, phong trào thanh niên bãi khoá, phong trào
Đông Du và việc vua Duy Tân mưu toan khởi nghĩa. Từ sự phân tích đó Nguyễn
Ái Quốc đưa ra luận điểm: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất
nước” 4
Hơn nữa trong cuộc đấu tranh giành độc lập, “Người ta sẽ không thể làm được
cho người An Nam nếu không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất trong đời sống
của họ” 5.

Hồ Chí Minh toàn tập sđd, tâp1, trang 464
Hồ Chí Minh: Toàn tập sđd, tập 1 trang 466.
5
Hồ Chí Minh toàn tập sđd, tâp 1 trang 467
3
4

5


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

Tất nhiên, chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc dùng ở đây nói như
Mác: Không phải như giai cấp tư sản đã hiểu mà là chủ nghĩa yêu nước và tình

thần dân tộc chân chính của người dân bản xứ. Thừa nhận đẩu tranh giai cấp là một
động lực lớn trong xã hội có giai cấp, nhưng người không cho đó là một động lực
duy nhất. Xuất phát từ điều kiện của một nước thuộc đĩa, mất nước, nhiệm vụ cứu
nước giành độc lập dân tộc đang đặt lên hàng đầu thì chủ nghĩa dân tộc vẫn là một
động lực lớn của đất nước.
Là một động lực lớn của đất nước bởi vì chủ nghĩa yêu nước và tinh thần
dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn
năm lịch sử, vốn là động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đẩu tranh chống
ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Hơn nữa ở một nước thực dân nữa phong
kiến lạc hậu, sự phân hoá giai cấp đã bắt đầu nhưng chưa triệt để và sâu sắc,
xung đột bắt đầu nhưng chưa triệt để, xung đột giai cấp chưa gay gắt và mạnh
mẽ, cả dân tộc đã đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc dành độc lập tự do, thì chủ
nghĩa dân tộc vẫn là vĩ đại và duy nhất.
Xuất phát từ nhận thức chủ nghĩa dân tộc của bản xứ là chủ nghĩa dân tộc
chân chính như Ăngghen đã từng nói: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trong
phòng trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính” 6.
Nguyễn Ái Quốc đi tới một kiến nghị có tính cương lĩnh hành động với quôc tế
Cộng sản: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản sứ nhân danh Quốc tế cộng sản”,
“khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi…nhất định chủ nghĩa dân tộc đó sẽ biến
thành chủ nghĩa quốc tế”7 Đề nghị này mới nghe qua có vẻ như một nghịch lý
nhất là vào thời điểm những năm 20 trong khi Quốc tế cộng sản đang có xu
hướng bị “xơ cứng hoá về mặt lý luận nhưng thực nó lại rất hợp lý, theo như
Nguyễn Ái Quốc thì đó là “một chính sách mang tính hiệu lực tuyệt vời”, bởi đã
nhân danh Quốc tế cộng sản mà phát động, tức không phải chủ nghĩa dân tộc
thuần tuý nữa mà sẽ là chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế. Điều
6
7

C.Mác và PhĂngghen: Toàn tập, tập 33, trang 374
Hồ Chí Minh .toàn tập sđd t1 tr6.

6


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

này càng rõ khi kết thúc bản báo cáo Nguyễn Ái Quốc đã viết sự nghiệp của
người bản xứ gắn với “sự nghiệp với vô sản toàn thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng
sản giành được một chút ít thắng lợi trong một nước nào đó thì cũng là thắng lợi
của người An Nam”8.
Xét về thực chất đề nghị đó cũng là một cách biến cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa thành một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, nghĩa
là hướng nó đi theo cách mạng vô sản để từ độc lập dân tộc sẽ đi tới chủ nghĩa
xã hội.
Qua nội dung trình bày ta thấy Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng và giải
quyết tốt mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng dân tộc dân chủ. Đây
là một bảo đảm đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
3. Cuối năm 1924.
Nguyễn Ái Quốc từ Mátxítcơva tới Quảng Châu (TQ) thành lập hội Việt
Nam cách mạng thanh niên, ra Báo thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị,
đào tạo cán bộ, đưa cán bộ về nước hoạt động, gây dựng và phát triển phong
trào những bài giảng của người đã được tập hợp trong tác phẩm Đường cách
mệnh (1927).
Đường cách mạng không chỉ là cuốn sách giáo khoa chính trị đầu tiên của
cách mạng Việt Nam mà như tên gọi của nó đây là tác phẩm lý luận đầu tiên
trình bày rõ về con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua để đạt tới mục tiêu
của nó: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm được viết vắn tắt dễ hiểu dễ nhớ, Đường cách cách mạng dân
tộc dân chủ, Đường cách mẹnh lần đầu tiên đã thể hiện cụ thể những vấn đề lý
luận hết sức cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam theo con đường cách
mạng vô sản.

Dân tộc cách mệnh nghĩa là cách mạng giải phóng dân tộc như Việt Nam
đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh…

8

Hồ Chí Minh ;toàn tập, sđd, t1, tr469
7


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

Thế giới cách mệnh thay giai cấp cách mệnh nghĩa là cách mạng vô sản,
cách mạng xã hội chủ nghĩa, như công nông Nga lật đổ tư bản áp bức bất công
tổ chức ra chính phủ công nông binh, người cày có ruộng, giao công xưởng cho
thợ thuyền…
Hai thứ cách mệnh đó có khác nhau: Dân tộc cách mệnh thì chia phân
chia giai cấp, nghĩa là tất cả đều chống lại cường quyền; còn thế giới cách mệnh
thì vô sản giai cấp đứng đầu đi trước; như hai cuộc cách mạng đó có quan hệ với
nhau.
Vậy cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng nào? Sau
khi khảo sát phân tích các cuộc cách mạng trên thế giới Nguyễn Ái Quốc đã kết
luận trong thế giới chỉ có cách mạng Nga là triệt để nghĩa là dân chúng được
hưởng cái tự do, độc lập, hạnh phúc, bình đẳng thực sự. Nói tóm lại theo gương
cách mạng vô sản Nga tức là làm theo con đường cách mạng vô sản, theo chủ
nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản,
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, để cuối cùng đi tới thế giới đại
đồng, tức đi tới chủ nghĩa cộng sản.
Tóm lại với nội dung khái quát trên Đường cách mệnh thực sự là một tác
phẩm lý luận lớn lần đầu tiên vạch rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai
đoạn, hai quá trình cách mạng, trước hết là dân tộc cách mạng sau đó là thế giới

cách mạng tức là phải giành độc lập dân tộc sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Như vậy, con đường cách mạng vô sản diễn ra ở một nước thuộc địa như
Đông Dương và Việt Nam có khác với các nước tư bản phát triển ở Châu Âu.
4. Tháng 2 năm 1930.
Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong
nước, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện:
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
Cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa và phụ thuộc có hai
nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến. Theo Nghị quyết của Đại hội VI Quốc

8


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

tế cộng sản, hai nhiệm vụ này phải được thực hiện động thời, khăng khít với
nhau, nương tựa vào nhau thì mới giành được thắng lợi.
Hội nghi Trung ương VIII chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, chỉ
tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian, đề thêm khẩu hiệu “giảm tô giảm
tức”,chia lại ruộng công…Hội nghị phân tích: không phải giai cấp vô sản Đông
Dương bỏ mất nhiệm vụ điền địa mà ai cũng biết rằng nếu không đánh đổ được
Pháp, Nhật thì dân tộc suốt đời sẽ làm nô lệ và ruộng đất thì cũng không sao giải
quyết được. Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng 8- 1945 đã chứng minh chân lý đó là
hoàn toàn khoa học và cách mạng tính đúng đắn sáng tạo của con đường cách
mạng Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc vạch ra trong giai đoạn cách mạng dân tộc
dân chủ.

9



Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

CHƯƠNG II:
VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TỔ CHỨC
LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG VÀ XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA
I. Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng căn cứ địa
1. Pác Pó- Nơi khơi nguồn của cách mạng
Được sự giúp đỡ của cán bộ và đồng bào địa phương, Nguyễn Ái Quốc
chọn hang CốcBó (theo tiếng Nùng có nghĩa là đầu nguồn), một hang núi kín
đáo ở thôn PácBó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, địa thế này
sát với biên giới Việt – Trung, Bác đã chọn nơi này làm nơi đứng chân đầu tiên
sau 30 năm từ nước ngoài trở về. Từ ngày 8/2/1941, Hồ Chí Minh bắt đầu sống
và làm việc tại hang này.
Cuộc sống của Người những ngày ở PắcBó rất gian khổ. Khí hậu ẩm ướt,
mùa đông thì lạnh giá mà Hồ Chí Minh chỉ có một tấm chăn mỏng, Người dùng
lá khô để lót chỗ nằm, có khi phải đốt lửa sưởi suốt đêm. Bữa ăn hàng ngày rất
đạm bạc chỉ có rau rừng, ốc suối, cháo bẹ… thỉnh thoảng có ít thịt kho mặn với
muối ớt. Mặc dù cuộc sống như vậy nhưng Hồ Chí Minh vẫn ung dung thanh
thản, tràn đầy niềm tin lạc quan và cách mạng.
Cuối tháng 3.1941, do 2 ngưòi giao liên của địa phương đi đưa thư bị bắt,
địch đã lùng sục nơi này, Hồ Chí Minh đã rời BắcBó qua Khuổi Nậm, việc đi lại
dễ dàng hơn, nếu có giặc thoát cũng nhanh chóng hơn. Trong tháng 4, Hồ Chí
Minh đã nhiều lần vượt qua biên giới trở lại Tĩnh Tây, có lúc cải trang thành
thầy địa lý để tránh sự kiểm soát và lùng sục của địch. Người được sự đùm bọc
và che chở của những người dân biên khu Trung Quốc, trong đó có hàng chục
người đã cùng Hồ Chí Minh kết nghĩa anh em, thề hoạn nạn có nhau. Cuối tháng
4, cùng với việc chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Trung ương sắp tới, theo đề
nghị của Người, một cuộc hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng được triệu tập, nhằm
đánh giá tổng kết về việc tổ chức thí điểm các hội quần chúng của Việt Minh,


10


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

như thanh niên, phụ nữ cứu quốc, nông dân cứu quốc trong tỉnh nhằm tiến tới
thành lập Mặt trận Việt Minh trong toàn quốc.
2. Thành lập khu giải phóng
Trong thời gian Hồ Chí Minh đi Trung Quốc, tình hình trong nước có nhiều
chuyển biến mau lẹ. Đêm ngày 9/3/1945, Nhật đã làm cuộc đảo chính Pháp, độc
chiếm Đông Dương. Cũng trong đêm đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp
hội nghị mở rộng ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) dưới sự chủ toạ của đồng chí
Tổng bí thư Trường Chinh. Cuộc họp đã phân tích những nguyên nhân tất yếu dẫn
đến sự kiện này và dự đoán khả năng thắng lợi tạm thời của Nhật. Hội nghị nhận
định rằng sự kiện Nhật đảo chính Pháp đã đặt Đông Dương vào một cuộc khủng
hoảng chính trị sâu sắc, tạo nên điều kiện làm nhanh chóng chín muồi thời cơ cách
mạng của Đông Dương, đặt Đông Dương vào thời kỳ tiền khởi nghĩa. Nhiệm vụ của
Đảng lúc này là phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, lãnh đạo toàn dân gấp rút
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền khi thời cơ đến.
Hội nghị đã xác định: “Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát xít Nhật sẽ là kẻ
thù chính - kẻ thù cụ thể trước mắt – duy nhất của nhân dân Đông Dương” và đề ra
khẩu hiệu: “Chính quyền cách mạng nhân dân”. Toàn bộ nội dung cơ bản của hội nghị
đã được phản ánh trong chỉ thị lịch sử, chỉ thị này viết: Nhật pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta.
Dưới ánh sáng của bản chỉ thị, một cao trào đấu tranh vũ trang kết hợp đấu
tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần. Hàng loạt châu, huyện xã của vùng
thượng du các tỉnh miền núi Bắc Bộ đã nổi dậy, lập Uỷ ban nhân dân các mạng.
Phong trào này làn xuống vùng trung du và mọt số làng xã cũng đã thành lập Uỷ
ban dân tộc giải phóng.
Hội nghị quân sự các mạng Bắc Kỳ được triệu tập từ ngày 15 –

20/4/1945, nhận định: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các
nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển
chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa để kháng Nhật, nhằm chuẩn bị cho
cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh lại ra

11


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

chỉ thị về việc tổ chức các Uỷ ban dân tộc giải phóng, coi đó là hình thức tiền
chính phủ, trong đó nhân dân học tập để tiến lên giữ chính quyền cách mạng.9
Trước tình hình mới, để có điều kiện kịp thời chi đạo phong trào cách
mạng dâng cao trong cả nước, từ đầu tháng 5/1945, Hồ Chí Minh đã cho chuyển
đại bản doanh của cách mạng từ PácBó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang),
nơi có phong trào quần chúng mạnh mẽ, đã thiết lập được chính quyền cách
mạng, lại thuận tiên liên lạc miền ngược, miền xuôi và với nước ngoài. Sau khi
nghe báo cáo tình hình mọi mặt, Hồ Chí Minh nhất trí với nội dung của Thường
vụ Trung ương và NQ của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, đồng thời nêu ý
kiến bổ sung: “Nay vùng giải phóng đã bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn,
Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và một số vùng lân cận địa
thế nối liền với nhau nên thành lập một căn cứ địa cách mạng rộng lớn lấy tên là
Khu giải phóng. Chấp hành chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 4/6/1945 Tổng bộ Việt
Minh đã triệu tập hội nghị cán bộ tuyên bố chính thức thành lập Khu giải phóng,
xây dựng nó thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt để làm bàn đạp tiến lên
giải phóng toàn quốc. Khu giải phóng thực sự là hình ảnh một nước Việt Nam
mới” đầy sức hấp dân với nhân dân cả nước, cùng với hệ thống các chiến khu đã
tạo thành hậu phương và thế trận vững chắc cho Tổng khởi nghĩa về sau.
II.


Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc tổ chức lực lượng cách mạng

1. Hồ Chí Minh với vai trò chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của
Trung ương Đảng.
Ngày 6/8/1945, được tin Mỹ ném bom nguyên tử đầu tiên xuống
Hirosima, Người yêu cầu viết nhiều thư hoả tốc, tung giao thông đặc biệt đi các
hướng để thúc dục đại biểu các địa phương về nhanh Tân Trào họp hội nghị toàn
quốc của Đảng. Ngày 10 tháng 8 năm 1945, bàn với một số các đồng chí về
công tác chuẩn bị hội nghị Người nói: “Nên họp ngay, cũng không nên kéo dài
Hội nghị. Chúng ta cần tranh thủ từng giây, từng phút, tình hình chuyển biến

9

Văn kiện Đảng toàn tập, Sdd t7.tr. 392
12


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

nhanh chóng, không để lỡ cơ hội” 10. Phân tích các điều kiện chủ quan, khách
quan, hội nghị nhận định: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương như đã
chín muồi…Toàn dân tộc đang sôi nổi đợi giờ khởi nghĩa giành độc lập dân tộc” 11.
Hội nghị thông qua Mười chính sách lớn của Việt minh coi đó là những mục tiêu
cơ bản của toàn Đảng, toàn dân. Hội nghị cũng đề ra chính sách đối ngoại dựa trên
nguyên tắc thêm bạn bớt thù nhằm tranh thủ Đồng minh và chống lại mọi âm mưu
của các thế lực Đế quốc, đảm bảo việc giành lại và giữ vững nền độc lập.
Hội nghị nhấn mạnh việc phải thống nhất Đảng về chính trị và tổ chức,
chống hữu khuynh và tả khuynh để lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính
quyền, khẳng định chỉ có thực lực của ta mới giành thắng quyết định cho ta. Hội
nghị quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc do tổng bí thư Trường

Chinh phụ trách. Tiếp theo hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân đại hội đã
họp trong hai ngày 16-17/ 8/1945 dưới quyền chủ toạ của Người. Tham dự Đại
hội có hơn 60 đại biểu Bắc Trung Nam và đại biểu kiều bào ở nước ngoài, đại
biểu các đảng phái chính trị, các đoàn thể nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo.
Đại hội quốc dân Tân Trào đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ như của một
Quốc hội dân cử. Đại hội đã thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn dân tộc Viêt Nam
trong Mặt trận Viêt Minh, biểu thị sư tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng
và lãnh tụ Hồ Chí Minh biểu thị ý chí và quyết tâm đưa cuộc Tổng khởi nghĩa đến
thắng lợi hoàn toàn.
2. Hồ Chí Minh với vai trò sáng lập Mặt trận Việt Minh và báo Việt Nam
độc lập.
a. Sáng lập Mặt trận Việt Minh:
Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của Mặt trận dân tộc thống nhất,
đội quân chính trị hùng hậu của cách mạng, Nguyễn Ái Quốc từ trong Đường
Cách mệnh, trong những chỉ thị và thư từ ở nước ngoài gửi về cho Đảng, đã
thường xuyên lưu ý Đảng về công tác xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất
Gặp Bác Hồ ở Tân Trào, Trong cuốn Tân Trào 1945 – 1985 của Hội Văn học nghệ thuật Hà
Tuyên, 1985, tr.52.),
11
Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, t7, tr424)
10

13


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

có sức đoàn kết rộng lớn, bao gồm tất cả các giai cấp và tầng lớp có khả năng
chống lại đế quốc, nhằm cô lập kẻ thù chính là đế quốc và tay sai, từng bước đưa
cách mạng tiến lên.

Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương tuyên bố thành lập năm
1939 đã xác định đúng mục tiêu chiến lược, chiến thuật…nhưng chưa hoàn toàn
thích hợp về hình thức tổ chức và cũng chưa có điều kiện hình thành trong thực
tế. Cuối tháng 4/1941, nhận thức được tình hình mới, Hồ Chí Minh đã chủ
trương thành lập một mặt trận mới. Đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn
và kịp thời, đáp ứng được yêu cầu cách mạng và nguyện vọng của quần chúng.
Thực tiễn sinh động ấy là cơ sở để Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 đi
tới Nghị quyết thành lập Mặt trận Việt Minh trong toàn quốc - gọi tắt là Việt
Minh chính thức ra đời với Bản tuyên ngôn nêu rõ: “Coi quyền lợi dân tộc cao
hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể,
không cứ là theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh
đuổi Nhật Pháp để dựng nên một nước Việt Nam tự do và độc lập”12
Chương trình cứu nước của Việt Minh do Hồ Chí Minh khởi thảo, nhằm
vào thực hiện 2 mục tiêu mà đồng bào mong ước.
+ Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập
+ Làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do
Bản chương trình còn vạch rõ, sau khi đánh đuổi được đế quốc Nhập
Pháp, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Chính phủ ấy do quốc dân Đại hội bầu ra sẽ thi hành các chính sách tiến bộ về
đối nội và đối ngoại trên mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và ngoại
giao. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh còn soạn 10 chính sách của Việt Minh
bằng thể thơ lục bát nhằm phổ biến rộng rãi trong nhân dân và Diễn ca lịch sử
nước ta. Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh có dự báo: 1945, Việt Nam độc lập.
b. Sáng lập báo Việt Nam độc lập.
12

Văn kiện Đảng toàn tập, Sdd, t7,tr461
14



Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

Để đẩy mạnh việc tuyên truyền cổ động thực hiện Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương 8 tháng 5/1941, tổ chức nhân dân và các hội cứu quốc của Mặt
trận Việt Minh, tích cực xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, Hồ Chí
Minh đã quyết định xuất bản Báo Việt Nam độc lập, gọi tắt là Việt Lập. Việt
Nam độc lập lúc đầu là cơ quan tuyên truyền của tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Cao
Bằng, từ tháng 6/1942 là của 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Cạn. Đến tháng 1/1944 là
của 3 tỉnh Cao - Bắc - Lạng, Số đầu tiên ra ngày 1/5/1941, được đánh số 101 với
ý nghĩa kế tục sự nghiệp của các tờ báo cách mạng xuất bản từ trước. Mỗi tháng
báo in 3 kỳ, khoảng 400 bản, lúc đầu cơ quan in báo ở Khuổi Nậm, sau chuyển về
vùng núi đá Lam Sơn của huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng, thời gian đầu Hồ Chí
Minh vừa trực tiếp chỉ đạo vừa tham gia viết bài, duyệt bài, có khi làm cả việc lấy
tin và in báo, nhiều số báo có tranh minh hoạ do Người tự vẽ.
Mục đích của từ báo được nêu rõ ở số đầu tiên: “ Báo Việt Nam độc lập
cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh
Nhật, làm cho Việt Nam độc lập bình đẳng, tự do”13 .Để chuẩn bị cho khởi nghĩa
vũ trang sắp tới, ngoài đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu của cách mạng việt Nam là
Pháp Nhật và bè lũ tay sai, Báo còn có những bài hướng dẫn cách tổ chức các
đội du kích, đội tự vệ, chỉ rõ nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của các tổ
chức vũ trang. Giáo dục tinh thần cách mạng, ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh
giác cách mạng, phương pháp công tác bí mật và cách vận động binh lính địch.
Báo đặc biệt nhấn mạnh công tác đào tạo cán bộ và hướng dẫn phương pháp tự
rèn luyện cho cán bộ hội viên. Các bài viết trên báo đều ngắn gọn, rõ ràng, giản
dị và truyền cảm, phù hợp với trình độ của cán bộ và quần chúng cách mạng
miền núi, vì thế mà đường lối chủ trương của Đảng dễ bắt sâu vào trong quần
chúng.
Báo Việt Nam độc lập là một hình mẫu của báo chí cách mạng dưới sự
lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, cùng với báo Cờ giải phóng, báo Cứu quốc và
nhiều tờ báo khác của Đảng, tờ báo đã đóng góp phần đáng kể vào việc động

13

Báo Việt Nam độc lập số 101, ngày 1/11/1941).
15


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

viên và tổ chức quần chúng tham gia cách mạng, phát động toàn dân tiến đến
Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi.
3.

Hồ Chí Minh - bồi dưỡng và đào tạo cán bộ

Từ khi tìm ra con đường cứu nước, Hồ Chí Minh luôn luôn đặt ra hàng
đầu việc đào tạo một đội ngũ chiến sỹ cách mạng kiểu mới, có đủ phẩm chất và
năng lực lãnh đạo quần chúng làm cách mạng.
Sự quan tâm của Người được thể hiện trongNghị quyết của Trung ương
tháng 5/1941: “Việc đào tạo cán bộ nay đã trở thành công tác gấp rút, không thể
bỏ qua một giờ phút. Tất cả các cấp bộ chỉ huy của Đảng phải đặc biệt chú ý
công tác này”.14.
Vấn đề đào tạo cán bộ đã được đặt ra có lớp được Người đích thân giảng
về chiến thuật du kích và các hình thức đánh du kích, với tầm nhìn chiến lược
sâu rộng, từ cuối tháng 6/1941, Người đã yêu cầu chọn cho Người một số thanh
niên ưu tú để Người cử đi học lớp vô tuyến điện ở Liễu Châu – Trung Quốc.
Giữa tháng 10/1941, Hồ Chí Minh quyết định tổ chức một đội vũ trang và giao
nhiệm vụ này cho 2 đồng chí là Lê Thiết Hùng và Lê Quảng Ba. Tháng 11/1941,
tiểu đội du kích thoát ly đầu tiên của Cao Bằng đã được thành lập gồm 13 đồng
chí do đồng chí Lê Quảng Ba làm chỉ huy, đồng chí Hoàng Sâm làm phó chỉ huy
và đồng chí Lê Thiết Hùng làm chính trị viên. Bác đích thân đến dự lễ ra mắt

của đội và trao cho Ban chỉ huy đội bản ghi Mười điều kỷ luật và những nguyên
tắc hoạt động của đội do Người tự tay soạn thảo.
Để giáo dục tinh thần yêu nước và động viên nhân dân ta hăng hái tham
gia Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Lịch sử nước ta (Từ năm
2879 TCN -1942) để khẳng định truyền thống đấu tranh của nhân dân ta trong
lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nhằm tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ, đáp ứng yêu cầu mới của phong
trào đấu tranh đang phát triển trong tháng 5 và tháng 6 năm 1942, Hồ Chí Minh
đã mở liên tiếp 2 lớp bồi dưỡng về Đảng cho cán bộ Tỉnh uỷ Cao Bằng và cán
14

Văn kiện Đảng toàn tập, Sdd t.7, tr.133
16


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

bộ chủ chốt cấp huyện. Tài liệu sử dụng cho 2 lớp này chủ yếu là cuốn Lịch sử
Đảng Cộng sản Liên Xô. Các đồng chí dự lớp hầu hết đã trở thành những cán bộ
chủ chốt của liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng và của Khu giải phóng. Các lớp huấn
luyện cán bộ có đặc điểm chung là dù thời gian dài hay ngắn, học viên nhiều hay
ít thì bao giờ Người cũng chuẩn bị rất chu đáo, nắm chắc tình hình cách mạng và
trình độ học viên, nên nội dung bài giảng thường thiết thực, bổ ích và đạt hiệu
quả cao. Do cách diễn đạt giản dị, dễ hiểu, nội dung huấn luyện được Người sắp
xếp rất khéo léo từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ mục tiêu đấu tranh trước mắt
đến mục tiêu lâu dài, nghe Người giảng, học viên văn hoá thấp cũng hiểu được,
vì thấy giản dị và rõ ràng, học viên có văn hoá cao cũng thấy bổ ích vì cô đọng
và sâu sắc.
Công việc giáo dục đào tạo cán bộ của Người không chỉ tiến hành ở trên
lớp, mà cả ở trong công tác và sinh hoạt hàng ngày, bằng chính sự gương mẫu

và tình thương yêu rộng lớn của Người. Những lớp cán bộ được Người huấn
luyện hoặc được ở gần Nguời một thời gian đều thấy mình trưởng thành nhanh
chóng về hiểu biết chính trị, về trình độ và khả năng công tác, về đạo đức, phẩm
chất cách mạng. Chính họ đã đưa đường lối của Đảng , tư tưởng đạo đức của
Người đến với quần chúng và các địa phuơng. Từ miền núi dến đồng bằng, từ
thành thị đến nông thôn; đã tổ chức giáo dục và đưa quần chúng ra đấu tranh từ
thấp đến cao. Tiến dần từng bước đến vùng khởi nghĩa giành chính quyền.
4.

Hồ Chí Minh với chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải

phóng quân.
Trong năm 1944, trước cuộc bao vây, khủng bố, tiến công của địch vào
căn cứ địa cách mạng Cao - Bắc - Lạng, tuy một số cơ sở bị đánh phá nhưng
nhìn chung phong trào qua thử thách và rèn luyện ngày thêm một vững chắc
hơn. Một số địa phương đã tự tổ chức ra các đội tự vệ, có nơi đã xây dựng được
những đội du kích thoát ly. Tháng 7/1944, Chính phủ Pêtanh bị lật đổ, Đờ Gôn
lập chính phủ lâm thời, mâu thuẫn Nhật Pháp ở Đông Dương ngày càng sâu sắc
hơn. Trước tình hình đó liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng đã nhận định rằng điều
17


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

kiện đã chín muồi để phát động chiến tranh du kích trong liên tỉnh. Nhưng sau
khi về nước, Người được nghe báo cáo tình hình và chủ trương của liên tỉnh uỷ,
Hồ Chí Minh đã quyết định trì hoãn lại chủ trương nói trên. Người phân tích
rằng: Chủ trương ấy chỉ mới căn cứ vào chủ trương của Cao - Bắc - Lạng mà
chưa căn cứ vào tình hình của cả nước. Trong nhiều nơi còn chưa sẵn sàng khởi
nghĩa, cán bộ, vũ khí còn phân tán, thiếu hẳn một lực lượng nòng cốt. Người

nhận định bây giờ thời kỳ phát triển cách mạng hoà bình đã qua, nhưng thời kỳ
tổng khởi nghĩa chưa đến, nếu phát động khởi nghĩa ngay. Lúc này, cuộc đấu
tranh phải từ hình thức chính trị tiên lên hình thức trung gian nhưng lúc này chính trị
quan trọng hơn quân sự, cần phải tìm hình thức thích hợp mới có thể nghĩ tới thành
công. Người nhấn mạnh: “Muốn xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang thì phải
dựa vào dân; Muốn tiến hành đấu tranh vũ trang phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh
chính trị của quần chúng. Các đoàn thể cách mạng của quần chúng càng được củng cố
và phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thìcàng có cơ sở vững chắc để
tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang. Cuối tháng 10/1944, ở
PácBó, Hồ Chí Minh đã kến kiểm tra đại đội chiến đấu châu Hà Quảng, bấy giờ mang
tên là châu Hồng Phong. Phân tích tình hình trước mắt, Người nói: “Hiện nay đế quốc
Pháp vfa Phát xít Nhật ở Đông Dương không khác gì hai con gà trống nhốt chung một
chuồng, trước sau rồi chúng cũng chọi nhau, tất cả 2 con đều bị thương nặng, lúc đó ta
bắt mới dễ, làm cách mạng phải biết dựa vào thời cơ và phải nhìn chung phong trào
mọi nơi, mọi chốn mới chắc thắng.
Ngay sau đó Người quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Trong bản chỉ thị
thành lập Người nêu rõ: Tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa
là chính trị trọng hơn quân sự, vì là đội tuyên truyền nên đội có nhiệm vụ dìu dắt
cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, vũ khí nếu có thể được,
làm cho các đội này trưởng thành mãi lên.
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Sam Cao (mang tên Trần Hưng
18


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

Đạo) thuộc châu Nguyên Bình – Cao Bằng, đội gồm có 34 đội viên dưới sự chỉ
huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp.

Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh được thể hiện trong Chỉ thị thành lập
đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và trong những bài viết của Người
về chính trị và quân sự. Đó là nền tảng của lý luận quân sự Việt Nam. Đó cũng
là sự kế thừa và phát triển truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, và là sự
tiếp thu và phát triển học thuyết Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang về chiến
tranh và quân đội cách mạng trong điều kiện cụ thể của nước ta.

CHƯƠNG III:
HỒ CHÍ MINH – NĂM BẮT THỜI CƠ, LÃNH ĐẠO
KHỞI NGHĨA, VIẾT TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP, SÁNG LẬP
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ.
19


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

I. Hồ Chí Minh - triệu tập Hội nghị Toàn Quốc của Đảng và Đại Hội
Quốc dân
Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp ở Tân Trào trong các ngày 13, 14,
15/8/1945, tham dự Hội nghị có các đại biểu ở các địa phương khắp cả nước,
một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài, Đại biểu khu giải phóng và các chiến
khu. Hội nghị quyết định phải kịp thời phát động là lãnh đạo toàn dân khởi
nghĩa giành chính quyền, trước khi quân đội đồng minh kéo vào nước ta để tước
vũ khí quân đội Nhật. Hội nghị đã đề cập hàng loạt các vấn đề cụ thể và cấp
bách về công tác đối nội như: công tác tuyên truyền, cổ động, nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, vấn đề giao thông, vận động các giới và các đảng phái, vấn đề cán
bộ…Hội nghị nhấn mạnh phải thống nhất Đảng về chính trị và tổ chức, chống
hữu khuynh và tả khuynh để lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền,
khẳng định chỉ có thực lực của ta mới giành được thắng lợi quyết định cho ta.
Hội nghị quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc gồm 5 người do

đồng chí Trường Chinh phụ trách. Vào lúc 23 giờ ngày 13/8/1945, Uỷ ban khởi
nghĩa toàn quốc đã ban bố Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Dưới mệnh
lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ quân giải
phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù. Hội nghị đang họp
thì nhận được tin Nhật chính thức tuyên bố đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh
đề nghị hội nghị nên mau chóng kết thúc để các đại biểu trở về ngay địa phương,
nắm lấy chủ trương của Đảng để kịp thời vận động quần chúng giành chính
quyền.
Tiếp theo hội nghị toàn quốc của Đảng là Quốc dân Đại hội đã họp trong
2 ngày 16 và 17/8/1945 dưới sự chủ toạ của Người. Dưới sự lãnh đạo của
Người, Đại hội đã nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng
Cộng sản và Tổng bộ Việt Minh, Đại hội ra Nghị quyết ghi rõ: Không phải Nhật
bại mà nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng
ta phải khôn khéo và cương quyết. Khôn khéo để tránh những sự không có lợi
20


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

cho ta. Kiên quyết để giành cho được hoàn toàn độc lập” 15. Đại hội đã cử ra Uỷ
ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch với một Uỷ
ban thường trực gồm 5 người.
Đại hội Quốc dân Tân Trào đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ như của
một Quốc hội dân cử. Đại hội đã thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn dân
tộcViệt Nam trong Mặt trận Việt Minh, biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, biểu thị ý chí và quyết tâm đưa cuộc
tổng khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn.
II. Hồ Chí Minh kêu gọi tổng khởi nghĩa trong cả nước
Ngay trong Đại hội quốc dân, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhân danh Uỷ ban dân
tộc giải phóng, dưới tên ký Hồ Chí Minh đã gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa

đến đồng bào cả nước:
“Hỡi đồng bào yêu quý!
… Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp
nước .
Vừa đây, Việt Minh lại triệu tập “Việt Nam Quốc dân đại biểu đại hội”
cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam để lãnh đạo toàn quốc nhân dân tiến
lên kiên quyết đấu tranh kỳ cho nước được độc lập… Hãy đoàn kết xung quanh
nó, làm cho chính sách và mệnh lệnh của nó được thi hành khắp nước.
…Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào
hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta.
Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành
quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.
Tiến lên!, tiến lên! dưới cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên”16
Hưởng ứng lời kêt gọi thiêng liêng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, làn sóng
khởi nghĩa của hơn 20 triệu đồng bào trào lên như nước vỡ bờ. Sức mạnh của
nhân dân ta từ Bắc đến Nam từ miền xuối đến miền ngược, dồn nén sau 80 năm
15
16

Văn kiện Đảng toàn tập, Sdd, tập 7, tr. 561
Hồ Chí Minh toàn tập, Sdd.tập 3 tr. 553.554).
21


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

nô lệ đã bùng lên thành bão táp cách mạng, đạp bằng mọi trở ngại, quyết giành
lại chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 19/8 Hà Nội đỏ rực cở sao vàng, hàng chục vạn đồng bào từ cuộc
mít tinh ở quảng trường Nhà hát thành phố đã rầm rộ kéo nhau đi chiếm lĩnh

phủ khâm sai, bù nhìn ngay trước mũi súng của bọn lính Nhật.
Ngày 23/8 ở Huế, 15 vạn đồng bào nội, ngoại thành đã biến cuộc tuần
hành thị uy thành cuộc khởi nghĩa chiếm các công sở và dinh thự của triều đình
Huế cùng bọn tay sai.
Ngày 25/8 ở Sài Gòn - Chợ Lớn, một triệu đồng bào đã xuống đường biểu
tình thị uy, buộc viên khâm sai bù nhìn phải từ chức. Khởi nghĩa đã kết thúc
bằng một cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng lễ ra mắt của Uỷ ban nhân dân lâm
thời Nam Bộ.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 10 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành
công trên cả nước. Chế độ thực dân hơn 80 năm, chế độ phong kiến hàng nghìn
năm đã bị lật nhào, chính quyền cách mạng đã thuộc về nhân dân.
Nền độc lập của Tổ quốc đã được giành lại, tự do của dân tộc được hồi
sinh, lịch sử Việt Nam đã mở ra những trang mới.
III.

Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hoà.
Sáu ngày sau khi Thủ đô Hà Nội lọt vào tay Việt Minh, ngày 25 tháng 8
năm 1945, Cụ Hồ Chí Minh đã có mặt tại Hà Nội, nghỉ tạm tại làng Gạ (Thôn
Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm – nay là Phường Phú Thượng, quận
Tây Hồ).
Ngày 26/8/1946, sau khi nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp và Trần Đăng
Ninh báo cáo về tình hình khởi nghĩa của Hà Nội, rồi ngay chiều hôm đó Hồ Chí
Minh chuyển về làm việc ở số nhà 48 - phố Hàng Ngang – Hà Nội (vẫn bí mật).
Hồ Chí Minh đưa ra 3 đề nghị quan trọng:
-

Mở rộng hơn nữa thành phần Chính phủ lâm thời, và sớm công bố


danh sách chính phủ ấy.
22


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

-

Cần có ngay một Bản Tuyên ngôn độc lập để nhanh chóng công bố

với thế giới sự ra đời của Chính phủ mới càng sớm càng tốt.
-

Tổ chức ngay một cuộc mít tinh lớn ở Hà Nội mới giải phóng trên

một quảng trường lớn để Chính phủ lâm thời ra mắt và đọc bản Tuyên ngôn độc
lập đó chứ không chủ trương như cũ đã chuẩn bị lễ ra mắt ở Nhà hát lớn thành
phố và không có Tuyên ngôn độc lập.
Rồi liền trong 3 ngày, từ ngày 28 tháng 8 – 30/8/1945, Hồ Chí Minh ngồi
thảo bản Tuyên ngôn độc lập ở tầng 2 số nhà 48 - phố Hàng Ngang – Hà Nội.
Cả cuộc đời Hồ Chí Minh đã viết nhiều nhưng có lẽ niềm sung sướng và hạnh
phúc lớn nhất của Người cho “đến bây giờ”. Nội dung của 3 chữ cho đến bây
giờ phải hiểu một cách cụ thể là 3 ngày 28, 29 và 30/8 mà Hồ Chí Minh có
được để viết Tuyên ngôn, đồng thời cần gắn liền xuyên suốt nó với đời hoạt
động của Bác. Để giờ đây thành quả cách mạng của toàn Đảng, toàn dân đã trở
thành hiện thực. Toàn thể dân tộc Việt Nam phải giữ lấy bằng được kết quả
phấn đấu vô cùng gian khổ, ròng rã suốt 34 năm trời, từ ngày Hồ Chí Minh âm
thầm ra đi tìm đường cứu nước rồi bí mật về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
thành công như ngày hôm nay. Công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
toàn Đảng, toàn dân được hun đúc trong bản Tuyên ngôn độc lập, bằng những

lời lẽ đanh thép, hùng hồn…Đây là một văn kiện lịch sử, một bản Tuyên ngôn
cho một Nhà nước mới ra đời! một bản khai sinh long trọng của một chế độ dân
chủ cộng hoà lần đầu tiên ra mắt thế giới ở Đông Nam Á, một lá bùa hộ mệnh,
một lá chắn bảo vệ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ.
Sáng ngày 2/9/1945, từ sáng sớm cả Hà Nội đã tưng bừng cờ đỏ sao vàng
rực trời. Đến 12 giờ trên những con đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình người đã
đông nghịt. Đủ mặt các giới, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, hoà cùng dòng
người đi dự lễ độc lập. Đúng 14 giờ, các thành viên của Chính phủ do Chủ tịch
Hồ Chí Minh dẫn đầu bước lên lễ đài. Bài tiến quân ca vang lên hùng tráng, lá
cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm
thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, trịnh trọng tuyên bố với nhân dân cả
23


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

nước và nhân dân thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền
được hưởng tự do độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời qua đó đóng góp vào
sự phát triển nền pháp lý dân chủ và tiến bộ của xã hội loài người trong thời đại
ngày nay.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945, chứng tỏ một vai trò to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển học
thuyết Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám chứng minh một chân lý: Trong thời
đại cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc, do giai cấp công nhân lãnh
đạo hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến; cuộc cách mạng ấy quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở chính quốc
mà trái lại nó có thể phát huy tính chủ động để giành thắng lợi.


PHẦN KẾT LUẬN
Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả của quá trình đấu tranh anh
dũng và lâu dài của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam chứng tỏ đường lối cứu
nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn
24


Vai trò của Hồ Chí Minh với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám - 1945

đúng đắn. Lãnh đạo cách mạng Tháng Tám thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
có cống hiến quan trọng vào tiến trình cách mạng thế giới: phá vỡ hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất của nó, mở đầu giai đoạn tan rã
của hệ thống thuộc địa cũ của thế giới.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của sự sáng tạo và phát
triển lý luận về cách mạng thuộc địa của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh, từ
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đến sự chỉ đạo chuyển hướng về chiến
lược, sách lược tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 dưới sự chủ trì của Hồ Chí
Minh đã đem lại thành quả cách mạng to lớn cho dân tộc ta. Đó chính là thắng
lợi của Tư tưởng Hồ Chí Minh.

25


×