Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Thơ thiếu nhi viết về chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.28 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------

HOÀNG THỊ HẰNG

THƠ THIẾU NHI
VIẾT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học
ThS.GVC NGUYỄN NGỌC THI

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn sư giúp đỡ của các thầy giáo,
cô giáo trong khoa Giáo dục tiểu học và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy giáo: ThS - GVC Nguyễn Ngọc Thi. Thầy đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài “Thơ thiếu nhi viết về chủ tịch Hồ Chí Minh”
là kết quả tôi trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu có sử
dụng tài liệu của một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được
những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của cá nhân tôi,
hoàn toàn không trùng lặp với kết quả của tác giả khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Hoàng Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc ......................................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1: HÌNH TƯỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ THIẾU NHI ............ 6
1.1. Đôi nét về khái niệm hình tượng................................................................ 6
1.1.1. Hình tượng .............................................................................................. 6
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật............................................................................. 7
1.2. Hình ảnh Bác Hồ trong thơ thiếu nhi ......................................................... 9
1.3. Vẻ đẹp tâm hồn của Bác........................................................................... 14
1.3.1 Tình cảm của Bác với thiếu nhi ............................................................. 14
1.3.2 Tình cảm của Bác với nhân dân ............................................................. 15
Chương 2: TÌNH CẢM CỦA THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ KÍNH YÊU .. 18

2.1. Lòng kính yêu và mong ước được gặp Bác ............................................. 18
2.2. Thể hiện lòng biết ơn với Bác .................................................................. 25
2.3. Đau xót khi Bác mất ................................................................................. 29
2.4. Làm theo lời Bác dạy ............................................................................... 38
KẾT LUẬN .................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học thiếu nhi ra đời sau và phát triển muộn hơn các bộ phận văn
học khác. Văn học thiếu nhi thực sự được hình thành và phát triển với tư cách
là một bộ phận của văn học Việt Nam từ khi Cách mạng tháng Tám 1945
thành công. Lúc này Đảng và Nhà nước đặc biệt là Bác Hồ, đã chú ý quan
tâm để phát triển nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Nhiều tác phẩm, tờ báo đã ra đời dành riêng cho trẻ em: Tờ Thiếu Sinh,
Thiếu niên, Tuổi trẻ, Măng non, các sách Kim Đồng, Hoa kháng chiến….
Những sách báo này đã thực sự trở thành người bạn thân thiết của trẻ em, góp
phần tích cực vào việc bồi dưỡng những đức tính tốt, những tình cảm cao đẹp
cho thiếu nhi và trở thành vốn quý cho nền văn học thiếu nhi.
Nói đến thành công ban đầu này không thể không kể đến sự đóng góp
to lớn của những nhà thơ, nhà văn tiêu biểu như: Tô Hoài, Nguyễn Tuân,
Nguyên Hồng,… và một bộ phận quan trọng cũng góp phần tạo nên thành
công trên chặng đường mở đầu cho nền văn học thiếu nhi đó chính là những
tác phẩm của chính các em mặc dù sáng tác của các em vẫn còn đơn giản, sơ
lược. Các em đã được tham gia sáng tác, trực tiếp nói lên tình cảm, suy nghĩ
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp và kháng chiến chống Mỹ, đồng bào ta dù phải hy sinh rất nhiều của,
nhiều người nhưng không hề nao núng tinh thần. Đó cũng chính là thời đại
của âm nhạc và thi ca. Nhiều nhà thơ tý hon đã xuất hiện. Ngoài những bài

thơ ca ngợi thiên nhiên, cảnh vật quê hương đất nước, chú bộ đội, các em
còn có những bài thơ viết về Hồ Chí Minh rất xúc động. Hồi đó, trên miền
Bắc, nơi hàng ngày, hàng giờ toàn quân toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
tích cực lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện sức người

1


sức của cho miền Nam đồng thời vừa phải đương đầu với chiến tranh phá
hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ đã xuất hiện hàng loạt cây bút nhỏ tuổi như:
Trần Đăng Khoa, Chu Hồng Quý, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên, Hoàng
Hiếu Nhân,…. Những sáng tác này có ý nghĩa quan trọng tuy nhiên chưa
thực sự được nhiều người quan tâm khai thác. Vì vậy việc thực hiện đề tài
này theo tôi có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng
Hiện nay, trong các trường tiểu học không chỉ dạy các em về mặt kiến
thức mà còn giáo dục các em về tư tưởng, tình cảm, đao đức cho học sinh.
Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang
phát triển mạnh trong cả nước trong đó bao gồm ngành giáo dục, không chỉ
có cán bộ giáo viên mà cả học sinh cũng tham gia vào phong trào này.
Là một giáo viên tiểu học trong tương lai, để góp phần vào việc giáo
dục học sinh học tập và làm theo gương Bác Hồ để trở thành con ngoan, trò
giỏi, đội viên tốt, cần hiểu rõ về tình cảm của thiếu nhi với Bác và sự quan
tâm, yêu mến của Bác dành cho thiếu nhi từ đó thấy được ý nghĩa giáo dục
đối với học sinh tiểu học, đồng thời khẳng định những đóng góp của thơ thiếu
nhi trong nền văn học thiếu nhi nói riêng và thơ Việt Nam nói chung.
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Thơ thiếu nhi viết về chủ tịch Hồ
Chí Minh”.
2. Lịch sử vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc
và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và

tấm gương đạo đức sáng ngời của Người vẫn luôn sống mãi trong trái tim các
thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Chính vì vậy, nhiều năm qua, đã có
rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ, họa sỹ, các nghệ sỹ trong và ngoài nước
bắt đầu nguồn cảm hứng sáng tạo từ hình tượng của Người.

2


Đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình ảnh
Bác đã đi vào những vần thơ đẹp của các bạn thiếu nhi một cách rất tự nhiên,
từ lòng kính yêu, thương mến vô hạn, các em đã dùng chính những vần thơ
của mình để thể hiện tình cảm thiêng liêng ấy.
Trong cuốn Văn học thiếu nhi do Nguyễn Thị Bích Dung chủ biên đã
nêu khái quát về những sáng tác thơ của thiếu nhi trong đó có đề cập đến
những sáng tác thơ của thiếu nhi thể hiện tình cảm với mọi người, đặc biệt là
những bài thơ viết về Bác Hồ: “Thơ của các em bộc lộ tình cảm yêu thương
đối với người thân trong gia đình, với thầy cô, bạn bè, chú bộ đội, đặc biệt là
với Bác Hồ.” [2, 42]
Trong đó tác giả đã nhận xét: “Trong thơ các em có nhiều bài thơ hay
viết về Bác Hồ, với tình cảm chân thành , xúc động, sâu lắng.” [2, 43]
Một số sáng tác của thiếu nhi đã được nhắc đến như: Ảnh Bác (Trần
Đăng Khoa), Mời bác về thăm quê cháu (Phạm Thị Liên), Em gặp Bác Hồ
(Cẩm Thơ) …và hàng loạt những sáng tác của thiếu nhi khi Bác mất: “Khi
Bác qua đời, trước nỗi đau thương mất mát lớn đối với cả dân tộc, các em
thiếu nhi có những bài thơ khóc Bác rất xúc động: Bác ơi! Bác ơi! (Trần Ngọc
Phong), Đời đời nhớ ơn Bác Hồ kính mến (Đinh Quang Hùng), Bác còn sống
mãi (Phạm Hồng Liên), Nhớ Bác (Nguyễn Xân Hoa), Cháu gọi Bác, Bác ơi!
(Trần Ngọc Tiến), Nhớ Bác (Bùi Quốc Đông)…” [2, 45]
Trong cuốn Văn học thiếu nhi Việt Nam có nhận xét về những sáng tác
thơ văn của các em thiếu nhi trong tập thơ “Đời đời ơn Bác”: “Đời đời ơn

Bác không những nói lên được lòng kính yêu, thương tiếc Bác Hồ vô hạn của
thiếu nhi hai miền Nam - Bắc, mà ở những bài thành công nhất, thơ văn của
các em còn góp phần vào việc xây dựng hình tượng Bác Hồ trong văn học,
nhất là về tác phong giản dị gần gũi mà lớn lao của Bác.” [10, 1158]. Một số
sáng tác thơ nổi bật của các em đã được nhắc đến như: Công ơn Bác Hồ

3


(Đoàn Thị Yến), Ơn Đảng, ơn Bác (Một thiếu niên Hà Nội), Bác Hồ, Bác Hồ
ơi (Nguyễn An), Đất trời sáng lắm hôm nay (Trần Đăng Khoa), Khóc (Cẩm
Thơ), Trung Thu nhớ Bác (Nguyễn Hồng Kiên).
Qua nghiên cứu và khảo sát tài liệu, chúng tôi nhận thấy mảng viết về:
thơ thiếu nhi viết về chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đề cập đến khi giới thiệu
về thơ thiếu nhi viết. Nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một
cách sâu sắc, tổng thể vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa những ý kiến có tính
chất gợi mở của các nhà nghiên cứu chúng tôi lựa chọ đề tài: “Thơ thiếu nhi
viết về chủ tịch Hồ Chí Minh”
3. Mục đích nghiên cứu
Thấy được đóng góp trong những sáng tác của thiếu nhi cho nền văn
học Việt Nam nói chung và thơ nói riêng.
Làm rõ hình ảnh Bác Hồ trong những bài thơ thiếu nhi sáng tác, những
hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những sáng tác thơ của thiếu nhi viết về chủ tịch Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo sát cuốn “Đời đời ơn
Bác” (Tập thơ văn của thiếu nhi viết về Bác Hồ) (1970), Nxb Kim Đồng, Hà
Nội và các tác phẩm của các tác giả được in trong các tập thơ:

+ Rộng vòng chim bay, Nxb Kim Đồng (1972)
+ Cánh én mùa xuân, Nxb Kim Đồng (1976)
+ Hạt gạo làng ta, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hải Hưng (1983)
+ Gửi gió về cho nội, Nxb Kim Đồng (1977)
Khi nghiên cứu về những bài thơ thiếu nhi viết về Bác Hồ, có rất
nhiều bài thơ thiếu nhi viết về Bác, song trong khuôn khổ một khóa luận tốt

4


nghiệp, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu về những bài thơ thiếu nhi viết về Bác
Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp văn học
6. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa
luận được triển khai thành các chương:
Chương 1: Hình tượng Bác Hồ trong thơ thiếu nhi
Chương 2: Tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ kính yêu

5


NỘI DUNG
Chương 1: HÌNH TƯỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ THIẾU NHI
1.1. Đôi nét về khái niệm hình tượng
1.1.1. Hình tượng
Cùng với sự phát triển của loài người thì nghệ thuật - một hình thái ý

thức xã hội cũng dần ra đời và phát triển mạnh mẽ để phục vụ chính xã hội
loài người và chịu sự chi phối của con người trong mỗi thời đại khác nhau.
Vai trò chính của nghệ thuật là phản ánh cuộc sống và nó lấy hình
tượng làm phương tiện thể hiện. Ở bất cứ loại hình nghệ thuật nào từ kiến
trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa đến văn học đều dùng đến hình tượng nghệ
thuật nhằm xây dựng bức tranh của đời sống, của số phận con người với
những cảnh đời riêng biệt…Tất cả đều nhằm khơi dậy trong lòng người đọc,
người xem ý nghĩ đối với đời sống bằng một tác động tổng hợp cả lí trí lẫn
tình cảm.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 2: Hình tượng là “một đối tượng được
sản sinh ra bằng hư cấu hay sự tưởng tượng sáng tạo của nghệ sĩ theo những
quan điểm thẩm mĩ nhất định giúp cho người ta hình dung được các sự vật, các
sự kiện, những con người, như khả năng vốn có của chúng” [11, 305]
Ở mỗi loại hình nghệ thuật, hình tượng được bộc lộ dưới nhiều dạng khác
nhau muôn hình muôn vẻ tùy theo lí tưởng thẩm mĩ nói chung và quan điểm
thẩm mĩ cụ thể của từng tác giả. Song dù khác nhau như thế nào, hình tượng vẫn
có một cái chung: “HT là kết quả của một phương thức tái tạo một đối tượng nào
đó (con người, hoàn cảnh xã hội, cảnh vật, vv...) dưới dạng một tương đồng hoặc
gần gũi và phù hợp với khả năng tồn tại khách quan của chúng. Tùy theo từng bộ
môn và thể loại, có HT con người như các nhân vật trong tác phẩm văn học, có
HT hoàn cảnh, HT đồ vật, thiên nhiên, vv... Có cả HT của những cảm xúc, cảm

6


giác. Có HT căn cứ vào hiện thực, lại có những loại HT tuy cũng có cơ sở xa
hoặc gần trong thực tế, nhưng chủ yếu là sản phẩm của trí tưởng tượng hay ức
đoán của tác giả, như trong các truyện thần thoại, truyện viễn tưởng, truyện quái
dị, vv. HT vừa là cơ sở tư tưởng vừa là cơ sở nghệ thuật của sự sáng tạo trong
văn học” [11, 305]

Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình sử, Nguyễn Khắc
Phi (đồng chủ biên) (2004) định nghĩa: “Hình tượng chính là khách thể đời sống
được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong những tác phẩm nghệ
thuật” [4, 147]
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật
Hình tượng nghệ thuật là “Sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể
hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật” [3, 122]
Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể
hiện tư tưởng và tình cảm của mình giúp con người thể hiện tư tưởng và tình
cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi
quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh.
Các nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu
tượng , bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm
sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng là
ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người.
Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là “Các khách thể đời sống được
nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật giá trị”.
Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ
thuật. Nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn. Đó có thể là
một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm
nhận. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình
tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng

7


nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính
phong phú.
“Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y
nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông

qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại
được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người
khác”[3, 123]
Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất cao độ giữa các
mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát,
hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Cũng vì thế,
hình tượng còn là một quan hệ xã hội - thẩm mĩ vô cùng phức tạp. Như vậy,
ta thấy hình tượng nghệ thuật có cấu trúc phức tạp, nó là sự tổng hợp trong
nhiều mối quan hệ khác nhau nhưng, luôn thống nhất với nhau trong một
chính thể nhất định để góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi
gắm trong tác phẩm.
Mỗi một loại hình nghệ thật sử dụng một loại chất liệu riêng biệt để xây
dựng hình tượng. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu.
Theo cuốn 150 Thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân, hình tượng nghệ
thuật là “Phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có
ở nghệ thuật. Bất cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong
tác phẩm nghệ thuật, đều là hình tượng nghệ thuật; thông thường và quan trọng
nhất là hình tượng con người(hình tượng nhân vật).” [1, 142 ]
Đặc trưng của hình tượng thường được xác định trong quan hệ với hai
lĩnh vực: hiện thực thực tại và quá trình tư duy. Với tư cách là sự phản ánh
của hiện thực, hình tượng có tính xác thực cảm quan, có quảng tính không
gian - thời gian, có tính hoàn chỉnh và tự tại của vật thể, cùng những đặc tính
khác mà một khách thể đơn nhất thường có. Với tư cách là khách thể tinh thần

8


chứ không phải là khách thể thực tại, hình tượng lại có một số đặc tính của
khái niệm, biểu tượng, mô hình, giả thiết… hình tượng không chỉ phản ánh
mà còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất biến, cái vĩnh cửu

trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên.
“Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng được xác định không chỉ bởi việc
nó phản ánh và lí giải hiện thực thực tại, mà còn bởi việc nó sáng tạo ra một
thế giới mới, khác thế giới thường - thế giới mang tính hư cấu. Bên cạnh bản
chất nhận thức, hình tượng còn có bản chất sáng tạo. Hình tượng nghệ thật là
kết quả của hoạt động tưởng tượng, nhằm tạo ra một thế giới ứng với nhu cầu
và định hướng về tinh thần của con người, ứng với hoạt động có chủ đích, với
lý tưởng của con người.” [1, 142]
Trong phạm vi khóa luận này, hình tượng nghệ thuật được nhắc đến đó
là hình tượng Bác Hồ thông qua những hình ảnh và vẻ đẹp tâm hồn của
Người.
1.2. Hình ảnh Bác Hồ trong thơ thiếu nhi
Các em làm quen với hình ảnh Bác Hồ kính yêu từ khi còn rất nhỏ, khi
bắt đầu nhận thấy ánh sáng, theo bàn tay của mẹ, các em đã nhìn thấy đôi mắt
trìu mến, nụ cười hiền từ của Bác. Mỗi tuổi lớn thêm công ơn, tình nghĩa, lý
tưởng của Bác lại càng lắng đọng, thấm sâu vào tâm hồn các em, hình ảnh
Bác càng trở nên quen thuộc với mỗi bạn nhỏ.
Bằng những cái nhìn ngây thơ, những lời nói thật lòng của con trẻ,
không đưa đẩy, không luyến láy, ngôn từ mộc mạc, giản dị các em nhỏ đã xây
dựng nên hình ảnh Bác một cách chân thực, gần gũi, đó là một người ông,
người cha già hiền từ, giản dị, gần gũi và thân thương.
Trong bài thơ Đón Bác của Đào Anh Tuấn, hình ảnh Bác đã được hiện
lên một cách chân thật, gần gũi:
Giọng Bác ấm, dịu, thấm từng lời câu.
Em nhìn Bác trắng mái đầu

9


Nhưng người Bác khỏe, da màu hồng tươi.

Em nhìn Bác mỉm miệng cười
Và như muốn nuốt từng lời Bác khuyên.
Do tuổi tác và thêm những lo toan cho nhân dân, đất nước, mái tóc
Người đã bạc, tuy nhiên bạn nhỏ nhận thấy dù mái tóc đã bạc nhưng Bác vẫn
khỏe, da vẫn hồng tươi. Dẫu là một vị lãnh tụ nhưng trước nhân dân, Bác vẫn
luôn ân cần, gần gũi với giọng nói ấm áp và khuyên răn những điều hay lẽ
phải. Đặc biệt là Bác luôn mỉm cười thân ái với mọi người, nụ cười hiền hậu
ấy đã tạo nên một nét riêng cho hình ảnh Người.
Dù bạn nhỏ phạm phải sai lầm nhưng Bác vẫn luôn mỉm cười hiền hậu
khiến cho bạn nhỏ tự giác nhận lỗi dù em là học sinh nghịch ngợm nhất trường:
Em nhìn lên bốn bức tường trống trải
Ảnh bác Hồ vẫn hiền hậu nhìn em
Vẫn vui tươi, môi nở nụ cười hiền,
Mắt trong sáng lặng nhìn người cháu lỗi
Suy nghĩ lại thế là em tự hối:
Là học sinh sao lại dối với thầy!
Nhìn Bác Hồ em biết nói sao đây?...
Rồi hồi hộp em đứng lên tự thú.
(Tự giác, Nguyễn Văn Lợi)
Khi nhìn ảnh Bác treo trên tường, em có cảm giác như Bác đang nhìn
mình với nụ cười hiền hậu, ánh mắt trong sáng như nhìn thấu những sai lầm
của cháu. Mặc dù có lỗi, nhưng Bác vẫn nhìn bạn nhỏ với ánh mắt hiền hậu,
khoan dung, chính điều đó đã giúp bạn nhỏ đứng lên nhận lỗi, đó chính là
điều mà Bác luôn răn dạy mỗi người.
Mỗi bạn nhỏ lại có ấn tượng riêng về Bác. Với Nguyễn Xuân Hy, khi
có dịp được gặp Bác, ngay từ đầu, em đã ngắm mãi chòm râu, mái tóc bạc của

10



Bác để xem Bác có giống như trong ảnh mà em thường được nhìn thấy. Hình
ảnh người cha già của dân tộc với chòm râu, mái tóc bạc của Bác đã trở nên
hình ảnh hết sức gần gũi với mọi người.
“Em ngắm mãi chòm râu, tóc bạc
Để nhớ xem Bác giống ảnh không nào.”
Và hình ảnh Bác luôn giản dị trong mọi hoàn cảnh cũng tạo nên nét
riêng của Người. Hình ảnh Bác với bộ quần áo màu nâu sờn bạc, đôi dép cao
su, chiếc mũ cối là hình ảnh quen thuộc của Bác. Và trong bài thơ này, ta lại
bắt gặp hình ảnh Bác Hồ kính yêu giản dị trong bộ áo nâu, xắn quần lội bùn
thăm quê mình đã được bạn nhỏ miêu tả một cách chân thật, giản dị:
Giản dị sao bộ quần áo vải nâu
Màu nông dân, màu quê hương đát nước
Bác xắn quần trên đồng rảo bước
Bùn dưới chân ngời nắng chói lòa
Có những bạn dù chưa được gặp Bác nhưng lại có sự miêu tả về Bác
một cách rất chân thực. Như trong bài Ảnh Bác, Trần Đăng Khoa dù chưa
từng gặp Bác dù chỉ một lần, chỉ nhìn ảnh thôi, Trần Đăng Khoa đã sáng tác
nên một bài thơ về Người thực sự thành công. Bởi cũng như mọi gia đình
khác ở miền Bắc lúc bấy giờ đều có tấm ảnh Bác.
“Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi”
Hình ảnh Bác Hồ luôn gắn với lá cờ Tổ quốc, và đó cũng chính là biểu
tượng thiêng liêng của đất nước.
Không phải vì thể thơ lục bát dễ nhớ mà vì cái nhìn ngây thơ, lối nói
thật lòng của con trẻ, không đưa đẩy, không luyến láy, nhưng dễ dàng nhập
cuộc với độc giả:
“Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

11



Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi”.
Hình ảnh Bác luôn mỉm miệng cười nhìn “chúng cháu” vui chơi đã làm
cho hình ảnh Bác, vị lãnh tụ kính yêu trở nên gần gũi. Với hình ảnh liên tưởng
na đã chín và gà đang tìm mồi ngoài sân, cậu bé mách Bác bằng những lời thủ
thỉ tâm tình như với những người thân yêu trong gia đình.
Ở khổ thơ cuối, Trần Đăng Khoa lại như được Bác Hồ khuyên bảo và
đưa “thông điệp” đó tới các bạn cùng trang lứa với tinh thần tuổi nhỏ làm việc
nhỏ và nêu cao tinh thần cảnh giác:
“Em nghe như Bác dặn lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi”.
Hai dòng thơ cuối của bài thơ nói sự thấu hiểu sâu sắc của Trần Đăng
Khoa với sự vất vả của Bác khi phải lo toan rất nhiều việc. Tuy nhiên, trước
các bạn nhỏ, Bác vẫn luôn tươi cười:
“Bác lo bao việc trên đời,
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”
Trần Đăng Khoa tuy chưa được gặp Bác nhưng đâu em cũng thấy Bác:
Vâng, Bác ở Hà Nội
Ai bảo Bác xa vời vợi
Em thấy Bác ở bên
Dù đang học ngoài hiên
Hay khi em nằm ngủ
Mắt chỉ cần hé mở
Là thấy Bác cười rồi.

12



(Bác Hồ đang nói, Trần Đăng Khoa)
Dù về khoảng cách địa lý, Bác ở Hà Nội ở khá xa Hải Dương, nơi Trần
Đăng Khoa sinh sống, nhưng với sự tưởng tượng của mình, Khoa cảm thấy
Bác vẫn luôn ở bên mọi lúc, mọi nơi và hình ảnh Bác mỗi khi xuất hiện trước
mọi người luôn là hình ảnh hiền từ với nụ cười đầy trìu mến.
Khi Bác mất, những hình ảnh đó không những không hề phai nhạt đi
mà càng khắc sâu hơn trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bác mất là điều
Hồng Kiên không thể tin khi mà:
Ngước nhìn ảnh Bác treo kia
Vẫn đôi mắt sáng có gì khác đâu
“Ảnh trên tường vẫn sáng choang
Vẫn chòm râu bạc Bác đang mỉm cười.
Không đâu đài báo nhầm rồi
Bác hồ vẫn khỏe, vẫn cười nhìn em”.
(Bác có thấu lòng trẻ thơ, Nguyễn Hồng Kiên)
Hình ảnh Bác hiện lên trong mắt em đẹp đẽ đến mức em cho rằng Bác
mất là điều không thể tin được.
Phạm Hồng Liên nhớ lại hình ảnh Bác khi đã có lần được gặp Bác:
“Cháu thấy Bác ngồi
Vầng trán cao cao,
Mắt Bác như sao,
Chòm râu trắng xóa.
Bác nhìn chúng cháu
Bác nở nụ cười”
(Bác còn sống mãi, Phạm Hồng Liên)
Hình dáng đó không hề phai nhạt, mà luôn ở trong tim hàng triệu người
dân Việt Nam.


13


Hình ảnh Bác với đôi mắt sáng ngời, chòm râu bạc phơ và vẫn luôn nở
nụ cười hiền hậu khiến cho nỗi tiếc thương Bác càng sâu nặng hơn:
“Vẫn đôi mắt sáng ngời
Chòm râu phơ phơ bạc
Hiền hậu một nụ cười”
(Nhớ Bác, Nguyễn Xuân Hoa)
Hình ảnh Bác trong con mắt trẻ thơ thật đẹp, thật giản dị nhưng chứa
chan niềm yêu quý đối với Người.
1.3. Vẻ đẹp tâm hồn của Bác
1.3.1 Tình cảm của Bác với thiếu nhi
Trong muôn vàn tình thương yêu của Người dành cho nhân dân, có một
tình yêu lớn dành cho thiếu niên nhi đồng. Thiếu niên và nhi đồng luôn được
Bác dành cho một tình yêu thương đặc biệt, lòng yêu thương và những lời dạy
của Người là tài sản vô giá đối với thiếu nhi.
Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều
thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác những thế hệ này là
những chủ nhân tương lai của đất nước:
Muôn vạn tình thương yêu các cháu
Bác dành vun xới những mầm non
(Bác Hồ ơi!, Trần Đăng Khoa)
Tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng được
thể hiện sâu sắc, phong phú, sinh động ở cả lời nói và việc làm, nhất là ở
những lá thư, những bài thơ Bác gửi cho các cháu vào dịp Tết Trung thu và
ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 hằng năm.
Mỗi dịp Trung thu, thiếu nhi lại mong thư Bác:
Chúng em mong nhất Trung thu
Được đón trăng, lại được thư Bác Hồ.

Quả bưởi vườn mẹ rõ to,

14


Xung quanh bánh kẹo Bác cho ngày rằm.
(Trung thu, Châu La Việt)
Bởi các em biết, Trung thu nào Bác cũng đều gửi thư và quà cho các em.
Mỗi bài thơ, bức thư, câu nói của Bác, bên cạnh tình yêu thương bao la
còn là những lời chỉ bảo dặn dò từng li, từng tí đối với thiếu niên nhi đồng:
“Ghi sâu lời Bác dặn:
Luôn luôn yêu lao động,
Cố học hành chăm ngoan,
Cho bạn mến, thầy thương
Cho má, ba yêu quý”.
(Xuân về em ước mơ, Một em Việt kiều ở Thái Lan về nước)
Tình yêu thương bao la rộng lớn của Bác Hồ không chỉ dành cho thiếu
nhi Việt Nam mà còn dành cho cả thiếu nhi trên toàn thế giới. Đó là lòng
nhân ái, tình yêu thương bao la của Người dành cho nhân loại. Người đã dành
tất cả tấm lòng yêu thương của người ông cho hàng triệu trẻ em Việt Nam mà
Người đã gọi một cách trìu mến là cháu.
Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức
thư, lời dạy, bài viết gửi thiếu niên nhi đồng cả nước nhân dịp Tết thiếu nhi,
ngày khai trường, Tết trung thu…. mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá
đối với thế hệ măng non nói riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung. Dù
Bác đã đi xa mãi mãi, nhưng những vần thơ, lời dạy của Bác vẫn còn sống
mãi với thời gian, thấm đượm tình yêu thương bao la của Người đối với các
thế hệ măng non của đất nước.
1.3.2 Tình cảm của Bác với nhân dân
Hồ Chí Minh, Người đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp

giải phóng dân tộc Việt Nam. Có lẽ hơn ai hết, Bác là người sớm nhận thức
được sức mạnh, vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, và

15


cũng hơn ai hết Người đã khẳng định mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc là
độc lập tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì lẽ đó Bác luôn dành tình
cảm đặc biệt đối với nhân dân, quan tâm, chăm lo đến cuộc sống của nhân dân
Đi tới bất cứ nơi đâu, Bác cũng đều quan tâm đến đời sống của nhân
dân từ vật chất đến tinh thần:
Rồi một buổi sớm mùa xuân
Cán bộ tới bản, cờ hồng phất cao.
Miệng thưa: “Tất cả đồng bào,
(Lời nói êm ái thấm vào tận tim)
Bác Hồ bảo chúng tôi lên
Để thưa chuyện với bà con nhiều điều.
Giờ đây hết khổ hết nghèo,
Mọi người nhớ lấy những lời bác răn:
Trẻ già đều phải lo chăm
Sao cho lúa bắp gấp năm, gấp mười.
Quanh năm đồng ruộng xanh tươi.
Từ nay chấm dứt cuộc đời khổ đau”.
(Ơn Bác như trời biển, A Dìn)
Đến với một bản ở Lào Cai, Người đã tiếp xúc trực tiếp với người dân
để biết được đời sống của bà con nơi đây từ đó đưa ra những lời khuyên thích
hợp để nhân dân xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vừ Mế Dìn với bài Đời đời nhớ ơn Bác đã nói lên lòng biết ơn với Bác
đồng thời nói lên sự quan tâm của Người đến với vùng núi xa xôi Hà Giang:
Về đây cái chữ Bác Hồ,

Chữ yêu, chữ quí, cháu chờ từ lâu.
Dù công việc bận rộn nhưng mỗi lần có dịp về các địa phương công tác,
Người lại dành chút ít thời gian để quan tâm đến đời sống của nhân dân. Những
16


lời khuyên của Người giản dị mà đầy bổ ích, với cách nói luôn dịu dàng, gần gũi
khiến cho Bác càng trở nên gần gũi như người thân trong gia đình:
Lời Bác nhắc nhở mọi người
Dịu dàng thắm thiết như lời ông, cha.
(Đón Bác, Đào Anh Tuấn)
Sự gần gũi ấy càng thể hiện rõ trong hai câu thơ:
Bác nhìn tất cả mọi người, hỏi chung:
“Đồng bào có biết hát không? ”
Khi Bác muốn mọi người cùng hát chung một bài, với cương vị là một
vị lãnh tụ Bác không ra lệnh hay yêu cầu mà hỏi chung mọi người bằng hai
tiếng “đồng bào” thân thiện và trìu mến. Người luôn như vậy, luôn yêu
thương mọi người như những người thân của mình.
Đến với mỗi địa phương khác nhau, Bác luôn xuất hiện với hình ảnh vô
cùng giản dị. Trong bài Bác về quê em, bài thơ tám chữ duy nhất trong số 46
bài thơ trong tập thơ Đời đời ơn Bác, Nguyễn Xuân Hy đã làm nổi bật lên
hình ảnh Bác với bộ quần áo giản dị, cùng nhân dân đi thăm những cánh đồng
thể hiện tình cảm gắn bó, thân thiết giữa vị lãnh tụ kính yêu với người dân:
“Giản dị sao bộ quần áo vải nâu
Màu nông dân, màu quê hương đất nước
Bác xắn quần trên đồng làng rảo bước”
Chủ tịch nước cũng là một công dân, là một người lao động trong triệu
triệu con Người Việt Nam, không hề có chút cách biệt gì. Bởi lẽ với Bác, khi
nhân dân còn nghèo còn khổ thì Bác còn ăn không ngon, ngủ chưa yên được
Tình cảm của Bác với nhân dân không chỉ thể hiện ở sự quan tâm của

Người đối với nhân dân từ cái ăn cái mặc đến cả đời sống tinh thần của mỗi
người dân bằng những lời khuyên chân thành, sự chỉ bảo ân cần, sâu sắc của
Người, mà còn thể hiện ở chính sự chân chất giản di, gần gũi của Bác đối với
người dân. Đó chính là tình yêu thương bao la của Người dành cho đồng bào ta.

17


Bác có một tâm hồn thật đẹp, thật vĩ đại bởi lối sống, cách nghĩ luôn vì
nhân dân, vì nước. Tất cả tình yêu thương Bác dành cho nhân dân, đặc biệt là
các cháu thiếu nhi đời đời, lớp lớp các thế hệ không thể nào quên. Hình ảnh
đó sẽ mãi đẹp trong lòng mỗi người con đất Việt.
Qua những hình ảnh và vẻ đẹptâm hồn của Bác được các em miêu tả
thật đẹp đã góp phần xây dựng lên hình tượng một nhà thơ – nhà cách mạng
vĩ đại của cả dân tộc, Hồ Chí Minh.
Chương 2: TÌNH CẢM CỦA THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ KÍNH YÊU
2.1. Lòng kính yêu và mong ước được gặp Bác
Hồ Chí Minh đã luôn dành tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt đến
các cháu thiếu nhi. Mỗi lời hỏi thăm, thư chúc Tết, thư Bác gửi ngày khai
trường… luôn là những món quà vô giá của Bác được các bạn nhỏ chờ mong,
trân trọng. Chính bởi lòng yêu thương vô bờ của Bác dành cho thiếu nhi và
lòng kính yêu của các cháu thiếu nhi đối với Bác nên mong ước được gặp Bác
của mỗi bạn nhỏ là điều dễ hiểu. Có bạn đã may mắn được gặp Bác nhưng rất
nhiều bạn lại không có được may mắn đó. Có những bạn chỉ được gặp Bác
trong những giấc mơ:
“Có ai se sẽ ngồi xuống đầu giường
Đưa bàn tay mát như kem sữa
Xoa lên trán em đang bốc lửa
Vuốt lên mắt em đang bị mờ.
A! Bác Hồ!

Bác Hồ ta đó!”
(Em gặp Bác Hồ, Trần Đăng Khoa)
Với trí tưởng tượng tuyệt vời nhưng đầy ngây thơ, Trần Đăng Khoa đã
tạo nên một không gian huyền ảo xen lẫn cái thực. Bác hiện lên trong giấc
ngủ của em như một ông tiên với bàn tay kỳ diệu, mát lạnh như kem sữa, Bác
18


âu yếm chăm sóc em, cẩn thận cài cho em từng chiếc khuy áo như một người
ông. Nhưng khi tỉnh dậy, Khoa chợt nhận ra đó chỉ là giấc mơ:
“Bác đi!
Bác đi rồi!
Em òa lên khóc
Tỉnh dậy thấy ướt đầm mái tóc”
Cũng như Khoa dù chưa được gặp Bác với sự liên tưởng của mình, trong
bài Em gặp Bác Hồ, Cẩm Thơ đã vẽ lên một bức tranh sinh động về một buổi
họp mà em được cùng mẹ tham gia và đặc biệt là được gặp Bác. Bác đến một
cách rất tự nhiên, không báo trước, đi cùng Bác đó là cô Mười Lý:
“Lâu lắm rồi
Em được mẹ cho đi hội nghị
Hội nghị toàn các mẹ
Rất ít đàn ông

Tự nhiên thấy xôn xao trong phòng
Chú công an bảo em: “Trật tự!”
Ô! Bác, Bác đến đó
Chòm râu trắng (chú Tố Hữu kể trong thơ)
Đi theo Bác có một cô
A cô! Cô Mười Lý!”
Em vui quá, mừng quá nên nhảy cuống lên, muốn hát, muốn reo, quên

mất là phải trật tự trong hội nghị và cảm thấy Bác thật gần gũi:
“Em nhảy cuống lên trong hội nghị
Em quên cả chú công an
Bác đứng trên cao mà em thấy rất gần
Vì em ở trong con ngươi của Bác.”

19


Từ niềm vui sướng khi được gặp Bác, Cẩm Thơ có một mơ ước thật
nhỏ nhoi mà vô cùng ý nghĩa:
“Và em mơ ước
Lớn lên phải như cô Mười
Vào Nam đánh giặc
Để Bác Hồ yêu thế, dắt đi chơi.”
Cũng như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hồng Kiên mặc dù không được
trực tiếp gặp Bác, chỉ được đến thăm nơi Bác ở khi Bác đã qua đời. Chỉ là
một cậu bé, nhưng tại đây Ba Đình, đây nhà Bác, nơi Bác sinh sống và làm
việc, nỗi nhớ Bác, khao khát được gần Bác lại trào dâng trong lòng em và em
mong ước, giá Bác còn:
“Ôi giá Bác còn
Chắc là Bác gọi:
Hồng Kiên! Hồng Kiên!
Đây lối sỏi êm
Đây cây vú sữa
Đây mặt hồ trong
Đây phòng Bác nghỉ
Ôi giá Bác còn
Chắc là Bác bế
Chắc là Bác hôn”.

(Cháu về thăm Bác, Nguyễn Hồng Kiên)
Mong ước được gặp Bác luôn luôn cháy bùng trong tâm trí của Kiên:
“Cháu còn chưa kịp lớn
Ước mơ gặp Bác ngày đêm cháy bùng”.
(Bác có thấu lòng trẻ thơ, Nguyễn Hồng Kiên)

20


Cũng như bao người dân Việt Nam, khi nghe tin giặc Mỹ ném bom Hà
Nội, Trần Đăng Khoa và các bạn nhỏ đều vô cùng lo lắng vì đó là nơi Bác
đang ở và làm việc:
“Mẹ em nấu cơm dụi lửa
Bố em họ trâu giữa đường cày
Các cô các thầy ngừng giảng bài giữa lớp
Chúng em nhìn nhau không chớp
Giặc Mỹ ném bom Hà Nội rồi
Hà Nội có Bác Hồ đang ở!
Bạn Lập, bạn Nho, bạn Lộ
Nín thở lắng nghe.
Bé Giang ngồi ở đầu hè
Cũng thôi đánh chuyền đánh chắt.”
(Hà Nội có Bác Hồ, Trần Đăng Khoa)
Mọi hoạt động đang diễn ra bỗng dừng lại chỉ vì nghe tin Hà Nội, nơi
Bác ở bị đánh bom. Chính bởi lòng kính yêu vô bờ dành cho Người mà tất
thảy mọi người đều lo lắng đến mức “nín thở” để lắng nghe thông tin từ đài
phát thanh.
Cuối bài thơ là tiếng kêu thảng thốt của Khoa vì lo lắng cho Người:
“Các chú bộ đội ơi!
Các chú bộ đội ơi!

Thằng giặc Mỹ ném bom Hà Nội rồi
Hà Nội có Bác Hồ đang ở!”
(Hà Nội có Bác Hồ, Trần Đăng Khoa)
Vào năm 1950, khi Bác trở về nước đã được năm năm, với khao khát
được gặp Bác, Nguyễn An đã thể hiện niềm mong ước đó qua bài thơ: Bác
Hồ, Bác Hồ ơi! Và tỏ ra ghen với những bạn được gần Bác:
“Những bạn được gần Bác

21


×