Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài dự thi kiến thức liên môn của học sinh: HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐỐT RƠM RẠ SAU KHI THU HOẠCH LÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
TRƯỜNG TH&THCS ĐIỀN XÁ
*****

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Họ và tên: LÝ THANH THỦY
Ngày sinh: 09/12/2003

Lớp: 8

Môn học chính: Sinh học
Tích hợp môn: Công nghệ, Toán, Hóa học, Địa lí,
Ngữ văn, Giáo dục công dân

Năm học: 2016-2017

Phụ lục I


Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Điền Xá
Địa chỉ: xã Điền Xá, huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333 744 401
Email: c12dienxa.ty.quangninh.edu.vn
Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên: Lý Thanh Thủy
Ngày sinh 09/12/2003 – Lớp: 8


2


1. TÊN TÌNH HUỐNG
“HẠN CHẾ TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐỐT RƠM RẠ
SAU KHI THU HOẠCH LÚA”

2. MỤC TIÊU GẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
a) Nắm được các thành phần có trong khói của rơm rạ khi đốt lên.
b) Hiểu được những tác hại của việc đốt rơm rạ.
c) Đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại cũng như đưa ra cách sử
dụng rơm có hiệu quả.

3


3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Điền Xá là một xã vùng núi của huyện Tiên Yên. Tuy kinh tế của xã giờ
đây có phát triển hơn trước, nhưng đa số nhân dân sống bằng nghề làm ruộng.
Nếu đi dọc quốc lộ 4B vào thời điểm cuối Đông đầu Xuân hay khi thu hoạch vụ
lúa Hè Thu ta sẽ bắt gặp một hiện trạng không mấy xa lạ: bà con nông dân vơ
rơm, rạ thành một đống to để đốt trên ruộng hay đốt những đống rơm sau khi
tuốt ở cạnh đường.
Theo một số tìm hiểu của em, nhiều bà con cho rằng việc đốt rơm rạ mang
lại nhiều cái lợi. Sau khi thu hoạch lúa về, số lượng rơm rạ quá lớn nên việc đốt
rơm trên đồng sẽ giúp họ không tốn công xử lí rơm rạ, giúp diệt bớt cỏ dại, tạo
ra một lượng lớn nguyên tố dinh dưỡng Kali có trong tro - tốt cho đất. Đồng
thời, việc đốt rơm rạ sẽ giúp diệt mầm mống gây bệnh dịch.
Tuy nhiên, bằng các kiến thức sinh học và hóa học mà chúng em đã học,

chúng em khẳng định việc đốt rơm rạ là hành động “lợi bất cập hại”- lợi thì ít
mà hại thì nhiều.
Thứ nhất, thành phần chủ yếu của rơm rạ là xenlulozơ và hemixenlulozơ,
các chất hữu cơ kết dính dẫn tới khi đốt cháy sẽ tạo ra rất nhiều khí độc: CO 2,
SO2, NO2,… gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường không khí. Mà theo
các phương tiện thông tin đại chúng cho biết: Trái đất của chúng ta đang bị ô
nhiễm ở cấp báo động, do đó nếu không bảo vệ môi trường thì sớm muộn gì con
người cũng phải tìm hành tinh khác cho mình. Vì vậy, hành động đốt rơm rạ
đang trực tiếp hủy hoại cuộc sống của không chỉ chúng ta mà cả các thế hệ con
cháu sau này.
Thứ hai, khói rơm rạ không chỉ chứa các loại khí độc trên mà còn có các hạt
bụi nhỏ, bồ hóng, muội than dẫn tới có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích
thích phản ứng ở họng khiến người hít khói dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt
thở,… Mặt khác, theo quan sát của em, các bác nông dân đốt cho rơm rạ cháy
âm ỉ, lâu mà không đốt thành một ngọn lửa to. Do vậy, sinh ra rất nhiều khí CO
- một loại khí độc có thể gây chết người. Cơ quan hô hấp của người hít phải khói
sẽ bị biến đổi cấu trúc. Đầu tiên là mũi, họng, thanh quản. Dấu hiệu ban đầu chỉ
là hắt hơi, sổ mũi nhưng sau đó là viêm mãn tính đường hô hấp trên; nhiễm
trùng phổi; phổi tắc nghẽn mãn tính… Ngoài ra, khi hút mùi khói rơm rạ nhiều,
khí quản phải chống lại khói bằng cách tiết ra nhiều đờm hơn gây cản trở lưu
thông khí. Tắc nghẽn gây khó thở và ứ đọng đờm trở thành môi trường cho vi
khuẩn phát triển, dẫn tới cảm cúm, viêm hô hấp, nặng hơn có thể suy hô hấp,
suy nhược cơ thể.
Thứ ba, khói trong rơm rạ khi đốt ảnh hưởng rất lớn tới giao thông. Nếu đi
dọc quốc lộ 4B vào những ngày cuối Hạ đầu Thu, thì không khó gì để bắt gặp
hình ảnh những người nông dân đốt rơm. Khói từ rơm không phải chỉ từ một
phía mà từ nhiều phía dẫn tới khói mù mịt gần như không nhìn thấy đường để
rồi người đi sau không nhìn thấy người đi trước, nào có khác gì đang chơi trò ú
4



tim. Nhưng khi họ nhìn thấy nhau không phải là cười mà là khóc bởi những vụ
tai nạn tàn khốc.

Thứ tư, khi đốt rơm, tuy thu được một lượng ion K + làm phân bón cho
ruộng nhưng việc làm này khiến một lượng lớn nước trong đất sẽ bị khô kiệt.
Cây mà không có nước thì chẳng khác gì con người không hít khí ôxi. Đất dần
khô cằn rồi không còn chất dinh dưỡng.
Không chỉ vậy người nông dân còn chất rơm rạ thành đống đốt ngay trên
lề đường quốc lộ, dẫu rằng nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của chính
phủ qui định phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi phơi thóc
lúa rơm rạ, nông sản trên đường nhưng người dân vẫn vô tư, hồn nhiên đốt rơm.
Họ đốt quá nhiều nhưng không chất thành đống to mà đốt lẻ tẻ. Những hôm trời
nồng gió, cả một đoạn đường khói phủ trắng xóa gây nên nhiều hậu quả nghiêm
trọng: cháy nhà, đứt đường dây điện, thiêu rụi cây xanh bên đường…
Có thể nói, mỗi năm ở Việt Nam, tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra do
việc đốt rơm rạ không quá nhiều nhưng cũng không ít. Mặt khác, cứ mỗi mùa
thu hoạch về, xung quanh làng em, em luôn nghe thấy những lời phàn nàn “Sao
ngày nào cũng đốt rơm rạ thế nhỉ?” hay “Rơm đốt nồng nặc thế này sao mà chịu
nổi”. Thế rồi những người dân lại ngồi phàn nàn chê trách những người đốt rơm.
Người nọ trách người kia, người này nói người khác… cứ thế rồi họ bắt đầu
ghét nhau, thế là mất đi tình làng nghĩa xóm bấy lâu. Tóm lại cũng chỉ vì việc
đốt rơm rạ không đúng cách.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
5


Dưới góc nhìn của một học sinh, kết hợp với các kiến thức đã học ở trường
chúng em đưa ra một số giải pháp để giải quyết và giảm thiểu việc đốt rơm rạ:
a. Ủ rơm rạ thành phân bón:


Việc ủ rơm giúp duy trì Nitơ (đạm) và Kali trong đất giúp cung cấp các
chất dinh dưỡng cho các vụ lúa sau giúp cây phát triển khỏe mạnh, nâng cao
năng suất. Vì thế ủ rơm rạ thành phân bón trở thành lợi ích bền vững, lâu dài về
sau.
Theo một số thông tin cho biết, nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả
nước ( khoảng 45 triệu tấn) được xử lí sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ,
người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 200.000 tấn
đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn Kali. Như vậy sẽ tiết kiệm khoảng 11.000 tỉ
đồng.
b. Ủ rơm rạ làm thức ăn cho trâu, bò.
Sau khi tuốt xong lúa có thể gom rơm tươi ủ thành rơm chua hoặc phơi
khô sau đó ủ với urê cho trâu, bò ăn:
b.1. Cách chế biến rơm tươi:
* Dùng các nguyên liệu theo tỷ lệ ở bảng sau:
Tên nguyên liệu
Rơm tươi băm nhỏ
Chế phẩm EM thứ cấp
Rỉ mật đường
Muối ăn
Nước lã sạch

Khối lượng (kg)
100
0,5 lít
5
0,5
70 -80 lít

6



Rơm tươi được nhặt sạch tạp chất và dùng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa
năng 3A để băm nhỏ.
Rải từng lớp rơm và tưới dung dịch rỉ mật đường- chế phẩm EM thứ cấp muối ăn - nước lã sạch với tỷ lệ như trên. Sau đó trộn đều (ở từng lớp).

Cuối cùng, phủ hố ủ bằng bao nilon cho kín..
Chú ý: Không tiến hành ủ rơm vào lúc trưa nắng, nhiệt độ cao vì độc tố 4methyl-imidazol sẽ hình thành giữa đường glucose có trong rơm tươi với NH3
phân giải từ urê. Độc tố này có thể gây ngộ độc cho bò làm bò có triệu chứng
như bị điên.
* Cách sử dụng:
Thường là sau 3 tuần ủ thì sử dụng cho gia súc ăn. Khi mở và đóng hố ủ
cần nhanh tay. Nên bỏ lớp thức ăn trên cùng vì lớp này dễ nhiễm nấm mốc.
Lượng thức ăn ủ chua sử dụng cho mỗi con hay cho cả đàn tùy thuộc vào lượng
thức ăn thô xanh cần thay thế trong khẩu phần. Ví dụ, một con bò sữa có thể ăn
tới 25 kg cây ngô ủ chua mỗi ngày nhưng chỉ nên cho ăn tối đa 15 kg/ngày thì
lượng thức ăn ủ chua trong hố ủ 1,5 m3 có thể nuôi nó trong 50 ngày. Cho gia
súc ăn thức ăn ủ xanh cần tăng liều lượng dần dần. Ngày đầu tiên chỉ nên cho ăn
một lượng nhỏ, sau tăng dần và đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4 thì cho ăn lượng tối
đa cần thiết. Dù mức sử dụng như thế nào mỗi ngày cũng chỉ lấy thức ăn ủ chua
ra một lần, lấy lần lượt từ trên xuống dưới, với lượng đủ cho đàn gia súc. Sau
mỗi lần lấy thức ăn ra cần che đậy ngay hố lại một cách cẩn thận để tránh mưa
nắng. Khi đã mở hố ủ thì cần sử dụng liên tục thức ăn ủ chua cho đến hết.
b.2. Chế biến rơm khô (ủ rơm khô với urê)
* Tỷ lệ nguyên liệu chế biến rơm khô ủ urê như sau:
Tên nguyên liệu

Khối lượng(kg)
7



Rơm khô băm nhỏ (ẩm độ 12
-14%)

100

Urê

4

Muối ăn

0,5

Nước lã sạch

90-100 lít

- Vật liệu chứa rơm (hố ủ): Tận dụng các điều kiện có sẵn của gia đình như các
góc tường, bể xây, ô chuồng trống không nuôi gia súc, thậm chí ủ trong bao
phân đạm, bao tải xác rắn, túi ni lông loại lớn, … Song mọi loại hố ủ cần đảm
bảo tính chắc chắn, sạch sẽ và không gồ ghề để nén thức ăn được chặt chẽ và dễ
dàng.

- Vật liệu đệm lót, che phủ: Dùng các mảnh nilông, vải mưa rách, lá chuối, …
ghép kín lại để đảm bảo thức ăn không nhiễm đất, cát bẩn và hạn chế thất thoát
ure.
- Các bước tiến hành
+ Băm rơm thành từng khúc 5-10 cm.
+ Hòa tan urê, muối vào nước theo tỷ lệ trên.

+ Lần lượt rải rơm vào hố ủ theo từng lớp 20 cm, trên mỗi lớp, tưới đều bằng
odoa dung dịch urê- muối-nước đã khuấy hòa tan., lấy cào đảo qua đảo lại và
dùng chân (có đeo ủng) dậm nén cho chặt. Cứ làm lần lượt như vậy cho tới khi
hết lượng rơm ủ.
8


+ Dùng vật liệu đệm lót phủ kín lại. Chặn cho chặt và kín hố ủ bằng gạch, ngói,
củi khô, …. để không khí, nước mưa, vi sinh vật, … ở ngoài không lọt vào và
khí amoniắc ở trong không bay ra được.
- Cách sử dụng: Rơm sau khi ủ được 14 ngày (mùa Hè) - 21 ngày (mùa Đông)
bắt đầu lấy ra cho gia súc ăn. Khi lấy rơm ủ cho gia súc ăn chỉ nên lấy ra ở một
góc (không lật toàn bộ lớp đệm lót che phủ) lấy rơm xong lại lấp lớp đệm lót che
phủ lên cho kín. Rơm ủ ure được trâu, bò ăn nhiều hơn 50-60% so với rơm
không chế biến, mặt khác hàm
lượng đạm trong rơm tăng lên
gấp 2 lần vì vậy, có thể cho gia
súc ăn tự do tùy khả năng của
chúng. Tuy nhiên, cũng chỉ nên
lấy lượng vừa ăn theo nhu cầu
từng bữa để tránh lãng phí. Mỗi
con trâu, bò có thể ăn khoảng 10
kg rơm ủ urê mỗi ngày.
Mẹo nhỏ: Nên phơi rơm đã chế biến trong bóng mát 30-45 phút để bay
bớt mùi urê trước khi cho ăn hoặc rắc lên trên một chút cỏ xanh để gia súc quen
dần với mùi urê trong rơm ủ.
c. Dùng rơm, rạ làm giá thể trồng nấm rơm.

9



Quy trình trồng nấm rơm
Nấm rơm vừa dễ làm vừa đem lại lợi ích kinh tế cho bà con nông dân. Không
chỉ vậy nấm rơm còn chứa nhiều vitamin A,B 1,B2,PP,E,C… và chứa 7 loại axit
amin. Nấm rơm dùng để chế biến các món ăn ngon và có tác dụng điều trị bệnh:
tốt cho gan, dạ dày; giảm nóng mùa hè;…Đặc biệt là tăng cường khả năng miễn
dịch, làm giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa sơ vỡ động mạch.

d. Sản xuất than sinh học từ rơm, rạ.
Cách làm khá đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị một lò nung được xây bằng
gạch chịu nhiệt hoặc một thùng sắt để chứa từ 5-10 kg rơm rạ trở lên. Rơm rạ
được cho vào thùng rồi châm lửa đốt. Điểm mấu chốt của kỹ thuật này là chọn
thời điểm để dập lửa. Khi thấy nhiệt độ thùng có thể làm cháy toàn bộ rơm rạ
trong thùng thì phải đóng cửa lò. Dập lửa đúng thời điểm sẽ giúp tạo thành than
chứ không phải là tro.
10


Sản xuất than sinh học từ rơm rạ và trấu tại
Nam Sách, Hải Dương
(Ảnh: Minh Cường)
Rơm rạ được đưa vào lò và nung dưới nhiệt độ 500- 600 độ C. Trong điều
kiện yếm khí không có ôxy và trong điều kiện áp suất lớn, cácbon sinh khối
không bị cháy toàn bộ mà ở dạng giữa khoáng và hữu cơ. Khói tỏa ra từ các lò
đốt cũng không phải là CO2 mà chỉ là hơi nước nên không gây hại tới môi
trường. Sau một vài giờ, nguồn sinh khối này sẽ tự chuyển hóa thành than mà
nông dân có thể dùng làm phân bón ruộng cho cây trồng.
e. Tuyên truyền vận động nhân dân không đốt rơm rạ.
Ngoài việc treo các băng rôn tuyên truyền không đốt rơm rạ, chúng ta
cũng có thể tổ chức các buổi họp để tuyên truyền giáo dục cho bà con biết tác

hại của việc đốt rơm rạ. Xây dựng những nơi chuyên tập kết rơm rạ vào cuối vụ
thu hoạch để đốt một lần hoặc dùng để ủ phân…
Liên hệ với tổ chức, cơ quan có nhu cầu mua rơm, rạ để sản xuất nấm rơm
...
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
a. Thành lập nhóm nghiên cứu:
Gồm 1 thành viên: Lý Thanh Thủy.
b.Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo,
mạng xã hội, tham khảo ý kiến chuyên gia.

11


- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế
đời sống như:
+ Tình hình ô nhiễm môi trường do đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa.
+ Thành phần hóa học trong khói bụi do đốt rơm.
+ Các lí do khiến nông dân đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa.
+Tác hại của việc đốt rơm, rạ đối với môi trường, đối với sức khỏe, cuộc sống
sinh hoạt của con người.
- Phương pháp khắc phục vấn đề đó.
- Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế.
- Phân tích, đánh giá: Phân tích cụ thể các mặt tác hại, trình bày quan điểm về
vấn đề.
c. Tổng quan nghiên cứu và đề ra giải pháp:
- Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống:
- Môn Toán học: Thống kê số liệu về tình hình người mắc bệnh do ô
nhiễm môi trường trong đó do ô nhiễm không khí do khói bụi từ đốt rơm, rạ.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề ô nhiễm thường gặp trong các đô thị lớn

thường là khí bụi, việc đốt rơm, rạ càng làm trầm trọng thêm ô nhiễm không khí.

Theo số liệu của bộ y tế cung cấp thì những năm gần đây lượng bệnh
nhân mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp tăng cao. Do tình trạng ô nhiễm
môi trường ngày càng gia tăng, do vậy, bệnh hô hấp ngày càng phổ biến. Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (1990) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên
nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có
khoảng 300 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là nguyên nhân tử
vong xếp hàng thứ 4. Theo dự đoán của WHO số người mắc bệnh sẽ tăng 3-4
lần trong thập kỷ này, gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 3. Ở
nước ta, theo các nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gần đây cho thấy,
12


tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo từng vùng, nhìn chung vào khoảng 2 – 5,7%.
Những thống kê về tỷ lệ bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cho thấy, cứ 4 bệnh
nhân nhập viện tại các khoa bệnh phổi thì có 1 bệnh nhân mắc bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính.
- Môn Địa lí : Tìm hiểu các địa phương thường đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa.
- Môn Hóa học: Tìm hiểu thành phần hóa học của các chất có hại và khói bụi
trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2,
SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản
ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở...
Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí
CO (gọi là khí monoxide carbon). Đây là loại khí rất độc có thể gây chết người.
Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ
mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi...
- Môn Sinh học: Sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cơ thể và tuổi thọ của
mỗi người. Về lâu dài, khói bụi, khí độc hít phải sẽ gây tổn thương khó nhận

thấy nhưng nguy hiểm vì nó từ từ phá hủy bộ máy hô hấp. Trước hết là mũi
họng, thanh quản bị viêm thường xuyên. Dấu hiệu ban đầu chỉ là hắt hơi, sổ mũi
nhưng sau đó dẫn đến viêm mạn tính đường hô hấp trên.
Người bị bệnh luôn thiếu oxy dẫn đến suy giảm sức khỏe và dễ mắc các
bệnh khác như bệnh phổi tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi và
ung thư phổi. Khi đường hô hấp trên bị tấn công và phá hủy dần, sẽ không còn
khả năng ngăn chặn những bụi bặm vi trùng tấn công sâu hơn vào phế quản và
phổi.
- Môn Giáo dục: Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.
- Môn Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài
văn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google.
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
6.1. Đối với thực tiễn học tập
Đúng như những yêu cầu của một xã hội mới đặt ra cho người học: cần
kiến thức, cần kĩ năng ở lĩnh vực và sự chủ động trong học tập thì việc ứng dụng
các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn để trong cuộc sống hàng ngày có ý
nghĩa rất lớn đối với học sinh. Qua việc tìm hiểu và giải quyết tình huống “ tác
hại của việc đốt rơm rạ” em hiểu hơn về những thành phần trong khói rơm,
những tác hại cũng như giải pháp của vấn đề này. Qua bài thi, em được rèn
thêm các kĩ năng thu thập thông tin, xử lí số liệu, trình bày vấn đề... hình thành
các năng lực cần thiết cho người học sinh tự chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở những
gì đã được học.
6.2. Đối với thực tiễn đời sống
13


Sức khỏe là tài sản quý báu của con người. Người ta có thể mua nhiều thứ
trên đời nhưng có lẽ không ai mua được sức khỏe cho mình. Vì vậy mỗi người
hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách: hãy giữ cho mình thở một bầu

không khí trong lành, giảm thiểu sự ô nhiễm vào không khí.
Em hiểu rằng nếu có thể giảm thiểu việc đốt rơm rạ thì sẽ giúp xã hội
giảm thiểu sự ô nhiễm không khí, giảm các căn bệnh liên quan đến đường hô
hấp cũng như các tai nạn khi tham gia giao thông do hạn chế tầm nhìn từ việc
đốt rơm ở cạnh đường quốc lộ, giúp xã hội giảm được một nguồn chi phí về y tế
cho các vấn đề trên. Hơn nữa rơm rạ được chế biến sẽ tạo ra nguồn thức ăn tại
chỗ giảm chi phí đầu vào cho nông dân chăn nuôi đại gia súc; phân bón được
sản xuất từ rơm rạ là sản phẩm hữu cơ vừa rẻ vừa an toàn trong trồng trọt hiện
được các chuyên gia về nông nghiệp khuyên dùng.
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu tình huống trên, em hi vọng công trình
nghiên cứu nhỏ bé này sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức thói quen: “đốt rơm
rạ sau khi thu hoạch lúa” không chỉ ở xã Điền Xá mà ở mọi miền đất nước
không còn nhìn thấy khói rơm sau những mùa vàng bội thu. Làm cho môi
trường sống của chúng ta sạch sẽ hơn, trong lành hơn.
Trên đây là một số thông tin, kiến thức và suy nghĩ của em. Bài viết còn
nhiều hạn chế nên chúng em mong nhận được nhiều lời góp ý từ tất cả thầy cô.
Học sinh thực hiện

Lý Thanh Thủy

14



×