Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiểu luận Luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.24 KB, 18 trang )


I. Khái quát chung về lạm dụng vị trí độc quyền.
1. Vị trí độc quyền của doanh nghiệp

Theo điều 12 Luật cạnh tranh “doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không
có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên
thị trường liên quan”. Dưới góc độ lý thuyết, vị trí độc quyền đã loại bỏ khả năng có sự
tồn tại của cạnh tranh trên thị trường liên quan bởi tại đó chỉ có một doanh nghiệp duy
nhất là doanh nghiệp đang được xem xét hoạt động. Do đó, khi xác định vị trí độc quyền,
cơ quan cạnh tranh chỉ cần:
– Xác định thị trường liên quan;
– Xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Nếu kết luận đưa ra
là chỉ có một doanh nghiệp duy nhất thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền. Các bước
phân tích về doanh thu, doanh số… để xác định tổng thị phần của thị trường sẽ không còn
cần thiết.
Như vậy, khi chỉ tồn tại duy nhất một doanh nghiệp kinh doanh trên một thị trường
hàng hóa, dịch vụ nhất định thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền. Vị trí độc quyền này
có thể là do không có doanh nghiệp khác muốn tham gia thị trường hoặc do doanh nghiệp
này sử dụng những cách thức để mua bản quyền duy nhất trên thị trường đó.
- Ví dụ: đài kĩ thuật số K+ mua bản quyền phát sóng trực tiếp giải bóng đá ngoại hạng Anh
vào ngày chủ nhật hàng tuần (từ kênh truyền hình giữ bảng quyền của giải ngoại hạng
Anh). Bất cứ một kênh truyền hình khác tự ý phát sóng giải bóng đá này là vi phạm bản
quyền. Như vậy đài kỹ thuật số K+ là doanh nghiệp có vị trí độc quyền trong thị trường
này.
2. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền:
a. Khái niệm
-

Là những hành vi do doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện
nhằm củng cố vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường;
ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh


doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng.
b. Các đặc điểm của hành vỉ lạm dụng ví trí độc quyền
Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường liên
quan.
Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối
các quan hệ trên thị trường.Quyền lực thị trường ở đây chính là lợi thế về cạnh tranh so
với các doanh nghiệp khác: Nguồn nguyên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho
người tiêu dùng, khả năng tài chính, thói quen tiêu dùng của khách hàng...Đối với khách


hàng, quyền lựa chọn của khách hàng đã bị hạn chế, nhu cầu của khách hàng bị lệ thuộc
vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ hội để bóc lột bằng cách đặt
ra những điều kiện giao dịch không công bằng.
II. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
Điều 14, Luật Cạnh tranh năm 2004: Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
- Các hành vi quy định tại điều 13 của luật này;
- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ họp đồng đã giao kết mà
không có lí do chính đáng.
1. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưói giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh
tranh.
- Cơ sở pháp lý: Điều 23 nghị định 116/2005/NĐ-CP
“trừ những trường hợp đặc biệt, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn
bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng dưới mức giá thấp hơn tổng các chi
phí sau đây:



Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc

giá mua hàng hóa để bán lại.
Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật”
=> Giá thành toàn bộ được hiểu là mức giá cơ bản được cấu thành từ các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông...của sản phẩm và được các doanh nghiệp sử dụng
làm căn cứ để căn cứ xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình.
Bản chất phi kinh tế của hành vi được thể hiện: là hành vi mà một doanh nghiệp có vị
trí độc quyền lợi dụng vị trí và khả năng tài chính của mình đã chấp nhận lỗ hoặc chấp
nhận hy sinh lợi nhuận mà áp dụng giá bán trên thực tế thấp hơn giá thành toàn bộ mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để cấu thành nên sản phẩm.
Khi một doanh nghiệp có vị trí độc quyền đã giảm giá bán sản phẩm trên một thị
trường liên quan thì các doanh nghiệp ở các thị trường khác hay là những nhà đầu tư có ý
định tham gia vào thị trường liên quan của doanh nghiệp sẽ khó có thể gia nhập hay sẽ hạn
chế đầu tư vào thị trường liên quan đó.
- Hậu quả:
+ Đối với các doanh nghiệp khác hoặc những nhà đầu tư: Không có cơ hội gia nhập
vào thị trường liên quan.
+ Đối với người tiêu dùng: Làm mất đi cơ hội có được sự lựa chọn trong giao dịch trên
thị trường liên quan.
Trên một thị trường liên quan có một doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì để đáp ứng








nhu cầu của mình buộc người tiêu dùng phải chịu sự lệ thuộc bởi doanh nghiệp đó. Khi có
sự lệ thuộc thì doanh nghiệp có thể bóc lột người tiêu dùng bằng cách đánh vào giá sản
phẩm, giảm sản lượng cung ứng...

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam có đề cập đến những trường hợp bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ song không có mục đích hủy diệt đối thủ. Khoản 2
điều 23 Nghị Định số 116/2005/NĐ-CP liệt kê những “hành vi không được coi là bán
hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh bao gồm:
Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;
Hạ giá bán hàng hóa tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù họp với
thị hiếu của người tiêu dùng.
Hạ giá bán hàng hóa theo mùa vụ.
Hạ giá bán hàng hóa trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật.
Hạ giá bán hàng hóa trong trường họp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh
doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh”.
Trong các tình huống này, việc hạ giá bán xuống dưới giá thành toàn bộ không phản
ánh mong muốn loại bỏ đối thủ mà chỉ có thể là những kết quả đặc biệt của hoạt động
kinh doanh nên việc hạ giá sản phẩm là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà
kinh doanh. Nếu không cho phép hạ giá bán trong những tình huống ấy, có thể sẽ gây ra
lãng phí hoặc gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp; hoặc do doanh nghiệp thực hiện chiến
lược mở rộng thị trường bằng việc tổ chức khuyến mại trong giới hạn cho phép của pháp
luật. Như vậy, ở chừng mực nào đó, pháp luật Việt nam cũng đã cân nhắc đến ý chí đích
thực của doanh nghiệp thực hiện hành vi bằng cách loại bỏ những tình huống đặc biệt ra
khỏi phạm vi của sự vi phạm.
Ví du:
Doanh nghiệp A kinh doanh mặt hàng bút bi, doanh nghiệp A đang có vị trí độc quyền
tại khu vực Al. Doanh nghiệp B đang có ý định tham gia vào lĩnh vực này. Trong tháng
1/2012 và tháng 2/2012, doanh nghiệp A đã sản xuất 2 lô hàng với chất lượng và chi phi
mà doanh nghiệp phải bỏ ra như các lô hàng trước đó. Giá thành toàn bộ lcây bút bi là
1700đ/l cái, nhưng doanh nghiệp A lại bán giá giá trên thực tế là 1500đ/l cái trong thời
gian là 2 tháng trên.
Ta thấy hành vi mà DN A đã bán bút dưới giá thành toàn bộ của mình nhằm hạn chế
sự gia nhập của những nhà doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường bút bi và muốn
củng cố thêm vị trí độc quyền của mình trong thị trường bút bi tại khu vực AI Trong các

tình huống này, việc hạ giá bán xuống dưới giá thành toàn bộ không phản ánh mong muốn
loại bỏ đối thủ mà chỉ có thể là kết quả của những đặc biệt của hoạt động kinh doanh nên


việc hạ giá sản phẩm là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà kinh doanh. Nếu
không cho phép hạ giá bán trong những tình huống ấy, có thể sẽ gây ra lãng phí hoặc gây
ra thiệt hại cho doanh nghiệp; hoặc do doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng thị
trường bằng việc tổ chức khuyến mại trong giới hạn cho phép của pháp luật. Như vậy, ở
chừng mực nào đó, pháp luật Việt nam cũng đã cân nhắc đến ý chí đích thực của doanh
nghiệp thực hiện hành vi bằng cách loại bỏ những tình huống đặc biệt ra khỏi phạm vi của
sự vi phạm.
2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối

thiểu gây thiệt hại cho khách hàng
a. Áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng.
Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách
hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất
hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sau đây:
- Chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ
đã mua trước đó;
- Không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá
bán buôn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá
thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó. ( theo khoản 1
điều 27 nghị định 116/2005/NĐ-CP)

những
dấu
hiệu
biểu
hiện

như
sau:
- Hành vi xảy ra khi doanh nghiệp độc quyền đóng vai trò là người mua hàng hóa, dịch vụ
trong
giao
dịch
với
khách
hàng
- Giá mua trong giao dịch bị ép xuống thấp hơn giá thành của sản phẩm
- Hành vi gây thiệt hại cho khách hàng. Thiệt hại khách hàng phải gánh chịu là sự chênh
lệch giữa giá thành và giá thực tế đã bán cho doanh nghiệp. Nói cách khác khoản lỗ của
khách hàng chính là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được.
Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp duy nhất thu mua lúa gạo ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, tại thời điểm tháng 7/2016 giá gạo loại dẻo 64 trên thị trường là
10000 đồng 1 kg nhưng doanh nghiệp A chỉ mua của người nông dân với giá 6000 đồng 1
kg. Vì không còn doanh nghiệp nào thu mua nên người dân buộc phải bán cho doanh
nghiệp A dù biết rằng doanh nghiệp A đã ép giá xuống thấp hơn giá thị trường.


b. Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí gây thiệt hại cho khách hàng
Khoản 2 điều 27 Nghị Định 116/ NĐ-CP quy định: “Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch
vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hóa, dịch vụ
không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh
nghiệp và thõa mãn hai điều kiện sau đây:
• Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên
tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5% hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá
5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó.
• Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt
quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.”

Dấu
hiệu
nhận
biết:
- Sự tăng giá của sản phẩm liên quan.Theo đó, trong thời hạn tối thiểu 60 ngày liên tiếp,
giá bán lẻ trung bình của hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường liên quan đã tăng
vượt quá 5% so với thời gian trước thời gian tối thiểu đó
- Sự tăng giá là không hợp lý, hiện tượng tăng giá xảy ra khi mức cầu hàng hóa không
tăng đột biến vượt quá năng lực sản xuất của doanh nghiệp hoặc công suất thiết kế của
doanh nghiệp và không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa
dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời hạn tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng
giá.
Các doanh nghiệp có vị hí độc quyền đã áp đặt và khống chế giá bán các sản phẩm của
mình ra thị trường với giá bất hợp lý mà buộc khách hàng phải lệ thuộc bởi giá bán đó của
doanh nghiệp. Lạm dụng vị trí độc quyền trong một thị trường liên quan chỉ có duy nhất
một sản phẩm của mình, theo nhu cầu thì buộc người mua phải lệ thuộc vào doanh nghiệp
nên doanh nghiệp đã có hành vi áp đặt giá bán.
Ấn định giá bán lại là thỏa thuận dọc giữa nhà sản xuất với người phân phối sản phẩm
của họ. Các chủ thể này ở cấp độ khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm.
Giá bán lại là kết quả của sự áp đặt của nhà sản xuất đối với người phân phối, thiếu vắng
yếu tố tự nguyện,tự do ý chí của ngưới phân phối trong việc xác định mức giá bán lại .
Theo đó, với vị trí độc quyền thì doanh nghiệp không cho phép các nhà phân phối, các nhà
bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức đã quy định trước. Nhà phân phối và nhà bán lẻ chỉ
còn có thể bán lại hàng hóa với giá bằng hoặc cao hơn mức giá sàn đã được doanh nghiệp
ấn định. Với hành vi này doanh nghiệp đã không gây thiệt hại trực tiếp cho nhà phân phối,
các nhà bán lẻ mà buộc họ phải họp tác với mình để bóc lột khách hàng mua lại hàng hóa.
c. Ấn định giá bán lại tối thiểu
Khoản 3 điều 27 Nghị Định 116/NĐ-CP quy định: “Ấn định giá bán lại tối thiểu gây
thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà
bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước.”



Ấn định giá bán lại là thỏa thuận dọc giữa nhà sản xuất với người phân phối sản phẩm
của họ. Các chủ thể này ở cấp độ khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm.
Giá bán lại là kết quả của sự áp đặt của nhà sản xuất đối với người phân phối, thiếu vắng
yếu tố tự nguyện,tự do ý chí của ngưới phân phối trong việc xác định mức giá bán lại .
Theo đó, với vị trí độc quyền thì doanh nghiệp không cho phép các nhà phân phối, các nhà
bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức đã quy định trước. Nhà phân phối và nhà bán lẻ chỉ
còn có thể bán lại hàng hóa với giá bằng hoặc cao hơn mức giá sàn đã được doanh nghiệp
ấn định. Với hành vi này doanh nghiệp đã không gây thiệt hại trực tiếp cho nhà phân phối,
các nhà bán lẻ mà buộc họ phải họp tác với mình để bóc lột khách hàng mua lại hàng hóa.
Ví dụ: Các sản phẩm hóa của mĩ phẩm của P&G được công ty xác định giá ngay trên
bao bì sản phẩm, nhà phân phối chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm với mức giá được xác định cụ
thể. Cách thức này còn ngăn chặn những hành vi lừa lối, nói thách của các cửa hàng tiêu
thụ để lừa dối khách hàng
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển
kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.
Điều 18 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định về hành vi hạn chế sản xuất, phân phối
hàng hóa dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt
hại cho khách hàng cụ thể như sau:


Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa dịch vụ gây thiệt hại cho khách hàng
là hành vi giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả tạo để tạo sự khan
hiếm trên thị trường, làm biến động quan hệ cung cầu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp
có vị trí độc quyền, gồm những hành vi sau:

 Cắt, giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng

hóa, dịch vụ cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung

cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật;
hoặc không có tình trạng khẩn cấp
Hành vi được xác định bằng hiện tượng lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng trên thị
trường giảm so với trước đó. Vì vậy để xác định doanh nghiệp có vi phạm hành vi này hay
không thì cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra các số liệu về lượng( số lượng, khối lượng…)
hàng hóa, dịch vụ đang được cung ứng trên thực tế để tiến hành so sánh với số lượng, khối
lượng của năm trước đó. Vấn đề được đặt ra ở đây là đối với hành vi này thì có cần phải
xác định lượng sản phẩm giảm xuống tới mức nào thì bị coi là vi phạm. Phân tích quy
định ở Điều 28 Nghị định 116/2005/NĐ-CP về hành vi, ta có thể thấy rằng pháp luật chỉ
quan tâm đến hiện tượng giảm sản lượng mà không quy định mức giảm cụ thể là bao


nhiêu. Điều đó có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền chỉ cần xác định doanh nghiệp có hiện
tượng chủ động cắt giảm lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ so với trước đó là đủ để kết
luận về dấu hiệu vi phạm của hành vi. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ bị coi là vi phạm khi
hành vi cắt giảm sản lượng của họ được thực hiện trong điều kiện hoàn toàn bình thường
của thị trường, cụ thể là trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu;
không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật; hoặc
không có tình trạng khẩn cấp
Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp độc quyền về lĩnh vực B trong năm 2014
doanh nghiệp cung cấp ra thị trường 500.000.000 sản phẩm nhưng đến năm 2015 mặc dù
không có biến động về cung cầu; không khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch hịa; không có
sự cố lơn về kỹ thuật và tình trạng khẩn cấp nào nhưng sản lượng cung cấp chủa doanh
nghiệp A lại giảm xuống còn 400.000.000 sẩn phẩm
 Ấn định lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường

Ở đây ta thấy hành vi này là việc doanh nghiệp có vị trí độc quyền ấn định lượng cung
ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mà hậu quả của nó là tạo sự khan hiếm trên thị
trường. Luật không quy định thể nào là mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.Mà ta
có thể hiểu khan hiếm là tình trạng thiếu hẳn so với nhu cầu của thị trường, lượng hàng

hóa, dịch vụ được cung ứng phải ở mức chênh lệch đáng kể so với nhu cầu của thị trường.


Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường
găm hàng lại không bán là hành vi giữ lại hàng hóa không chịu đưa ra bán nhằm mưu
lợi riêng. Như vậy, để xác định hành vi vi phạm, trước hết cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cần chứng minh rằng doanh nghiệp có vị trí độc quyền đã sản xuất hoặc thu mua
hàng hóa nhưng lưu kho không đưa ra thị trường.
Ví dụ: doanh nghiêp có vị trí độc quyền A đang có hàng hóa nhưng lại không bán ra
thị trường



Hành vi giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng
Là những hành vi của doanh nghiệp tự giới hạn vùng thị trường mua hoặc bán hàng
hóa, dịch vụ, việc giới hạn thị trường có thể là giới hạn khả năng cung ứng theo khu vực
địa lý hoặc mang tính chất của sự phân biệt bằng cách từ chối mua theo nguồn cung ứng
Các dạng hành vi cơ bản của nhóm này gồm:

 Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định


Hành vi xảy ra khi doanh nghiệp đóng vai trò là người cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho
thị trường theo đó doanh nghiệp chia thị trường địa lý thành các khu vực riêng biệt và chỉ
cung ứng trong một hoặc một số khu vực nhất định.
Ví dụ: doanh nghiệp có vị trí độc quyền A kinh doanh sản phẩm B nhưng chỉ bán cho
tỉnh Đồng Nai, Bạc Liêu, Kiên Giang còn những khu vực còn lai thì không bán
 Chỉ mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các

nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán

thương mại thông thường do bên mua đặt ra
Đây được xem là một hành vi giới hạn thị trường thông qua hình thức vi phạm là giới
hạn nguồn cung và nó còn có dấu hiệu của sự phân biệt một cách không công bằng giữa
các nguồn cung hàng hóa, dịch vụ, từ đó đẩy cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp vào
tình trạng không bình đẳng.
Ví dụ: doanh nghiệp A này có vị trí độc quyền và chỉ doanh nghiệp A này mua hàng
hóa của doanh nghiệp B, C,D nhưng lại chỉ mua hàng hóa của B,C mà không mua của D
mặc dù 3 doanh nghiệp này đều có lượng hàng hóa chất lượng như nhau.


Hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng
Trong thị trường cạnh tranh các doanh nghiệp không ngừng đầu tư, phát triển khoa
học, kỹ thuật để nâng cao năng lực nội tại nhằm tìm kiếm lợi thế trong kinh doanh bằng
cách áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm. Tuy nhiên, để cản trở cạnh tranh doanh nghiệp có vị trí độc quyền đã không chế
khả năng phát triển kỹ thuật, công nghệ trên thị trường liên quan, bằng các vi phạm sau:

 Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy khoặc không sử dụng

Là việc các doanh nghiệp có vị trí độc quyền mua các phát minh sáng chế, giải pháp
hữu ich, kiểu dáng công nghiệp về nhưng không sử dụng, áp dụng nó mà lai tiêu hủy nó
hoặc không sử dụng. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, làm cho kinh tế
dừng chân tại chỗ thậm chí là thụt lùi.
 Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải ngừng

hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó
Nếu như hành vi trên mang bản chất ngăn cản sự ứng dụng của các thành quả sáng tạo
kỹ thuật, công nghệ vào thực tiễn thì trong hành vi này, doanh nghiệp vi phạm lại thực
hiện chiến lược cản trở sự nghiên cứu để phát triển công nghệ bằng những thủ đoạn mang
tính ép buộc. Cũng như hành vi trên hành vi này kìm hãm sự phát triển chung về trình độ



kỹ thuật, công nghệ dẫn đến việc hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường, làm cho nên
kinh tế dừng chân tại chỗ không phát triển được
4. Hành vi áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau cho các giao dịch như nhau

nhằm tạo sự bất hình đẳng cho khách hàng.





Điều 29 Nghị Định 116/NĐ-CP quy định: “Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau
trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là hành vi
phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp về điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh
toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ tương tự về mặt giá trị
hoặc tính chất hàng hóa, dịch vụ để đặt một hoặc một số doanh nghiệp vào vị trí cạnh
tranh có lợi hơn so với doanh nghiệp khác.”
Doanh nghiệp độc quyền áp đặt các điều kiện khác nhau cho các giao dịch như nhau.
Sự như nhau của các giao dịch được thể hiện:
+ Tính tương tự của sản phẩm về giá trị của sản phẩm và tính chất của sản phẩm.
+ Tính tương tự về giá trị của giao dịch: cùng một số lượng sản phẩm cùng loại giao
dịch là dịch vụ hoặc hàng hóa.
+ Giao dịch được xác lập ở những điều kiện thị trường như nhau, nhu cầu thị trường
của các giao dịch là giống nhau.
Nhưng lại có sự khác nhau về điều kiện thương mại như:
+ Chất lượng của hàng hóa, dịch vụ: có thể với khách hàng này thì doanh nghiệp có vị
trí độc quyền đòi hỏi phải đáp ứng đúng 100% yêu cầu mà mình đã đặt ra, nhưng cùng với
mặt hàng đó nhưng doanh nghiệp lại chỉ yêu cầu đạt khoảng 90% yêu cầu là đã được chấp
nhận thực hiện giao dịch.

+ Giá: cũng tương tụ như thế, có thể với khách hàng này doanh nghiệp có vị trí độc
quyền quy định một mức giá cao hoặc cũng với mặt hàng, chất lượng đó nhưng doanh
nghiệp lại giảm giá cho khách hàng khác.
+ Thời hạn thanh toán: với một khách hàng A doanh nghiệp thực hiện giao dịch và yêu
cầu thời hạn thanh toán là 1 tháng sau khi thực hiện giao dịch. Nhưng cũng với loại hàng
hóa đó nhưng doanh nghiệp lại yêu cầu thời hạn thanh toán là 4 tháng sau khi thực hiện
giao dịch đối với khách hàng B.
• Hậu quả từ hành vi áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau cho các giao dịch như
nhau
+ Tạo ra sự bất bình đẳng giữa các khách hàng
Các khách hàng là đối thủ cạnh tranh của nhau, là chủ thể kinh doanh trên cùng một thị
trường liên quan.
+ Sự bất bình đẳng thể hiện việc tạo ra ưu thế hoặc tình trạng bất lợi.
Việc phân biệt đối xử tạo ra những ưu thế cho một số khách hàng so với các khách


5.

a)
b)
c)

hàng khác.vi dụ như khi được kéo dài thời hạn thanh toán thì số tiền mình phải trả cho
doanh nghiệp độc quyền đó trong thời hạn thanh toán mình có thể sử dụng để xoay vòng
vốn và phát triển mặt hàng khác.
Việc phân biệt đối xử tạo ra những tình trạng bất lợi hơn của một hoặc một số khách
hàng so với những khách hàng khác. Ví dụ như khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp
có vị trí độc quyền với giá cao hơn so với một khách hàng khác cùng thị trường liên quan
cũng thực hiện giao dịch với doanh nghiệp này thì khi bán sản phẩm phần lợi nhuận của
khách hàng sẽ bị hạn chế hơn.

Ví dụ: Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nhiên liệu bay giữa Vinapco (độc
quyền) và PA, Vinapco đã tăng mức giá cung ứng từ 593 ngàn/tấn lên 750 ngàn/tấn. Điều
đáng quan tâm ở đây là trong đợt tăng phí nạp nhiên liệu lần này, Vinapco không hề thông
báo hay yêu cầu tăng mức phí tra nạp nhiên liệu cho các máy bay của hãng hàng không
Vietnam Airlines(Tổng công ty hàng không Việt Nam).
Trong ví dụ trên ta thấy doanh nghiệp độc quyền là Vinapco, hàng hóa là nhiên liệu
bay, khách hàng là PA và VNA. Điều kiện thuơng mại khác nhau trong giao dịch nhu
nhau ở đây là yêu cầu tăng giá của Vinapco chỉ được áp dụng với PA mà không áp dụng
với VNA.
Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác kí kết họp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ
hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các điều kiện không liên quan đến họp
đồng.
Dấu hiệu nhận dạng của các hành vi đó chính là việc hành vi phản ánh chiến lược phân
phối có chủ đích và mang tính áp đặt của doanh nghiệp độc quyền.
Bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi được thể hiện thông qua một số cơ sở như:
Giới hạn quyền của DN trong việc đặt ra các điều kiện trong giao dịch nhằm nâng cao
tỉnh khả thỉ và hiệu quả mà giao dịch đem lại cho các bên. Nguyên tẳc bình đẳng trong
quan hệ kinh tế dân sự và sự bất lợi của khách hàng hoặc của đổi thủ cạnh tranh được
xem là sự ngụy hại thực tế của hành vỉ vỉ phạm
Ở đây ta thấy có hai nhóm hành vi bao gồm:
Nhóm hành vỉ áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác kí kết hợp đồng mua, bán hàng
hoá, dịch vụ. Theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 116 thì Áp đặt cho doanh nghiệp khác điều
kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc đặt điều kiện tiên quyết sau đây
trước khi ký kết họp đồng:
Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung cứng dịch vụ khác không liên
quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh
doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b



khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
Nhóm hành vỉ buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các điều kiện không liên quan đến
hợp đồng. Khoản 2 nghị định số 116/2005/NĐ-CP cũng có quy định tương tự như sau:
“buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng
của hợp đồng là hành vi gắn việc mua bán hàng hoá , dịch vụ là đối tượng của hợp đồng
việc phải mua hàng hoá dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người chỉ định trước hoặc thực
hiện thêm một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng”
Với hành vi buộc các doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng của họp đồng , doanh nghiệp đã bắt buộc khách hàng phải mua thêm
hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc từ người thứ 3 được chỉ định.
Qua đây ta có thể nhận thấy rõ doanh nghiệp có vị trí độc quyền đã hình thành nên các
hợp đồng mua bán kèm theo để làm điều kiện thực hiện hợp đồng mua bán liên quan đến
đối tượng trực tiếp mà khách hàng càn . Các đối tượng có trong họp đồng đi kèm không
phải là những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng chính và các đối tượng giữa hợp đồng chính
và hợp đồng phụ không liên quan đến nhau mà do doanh nghiệp có vị trí độc quyền tự ý
đặt ra cho khách hàng, buộc khách hàng phải mua thêm sản phẩm phụ hoặc phải thực hiện
thêm những nghĩa vụ nếu muốn mua bán hàng hoá với doanh nghiệp có vị trí độc quyền.
Ví dụ: Doanh nghiệp MGS là doanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực nhập khẩu phim
từ hollyvvood. Mới đây MGS đã yêu càu các rạp chiếu phim phải thuê thêm một phim
khác kèm theo phim muốn thuê. Ví dụ muốn thuê phim Harry Poter(bom tấn) thì phải thuê
thêm phim Ice Age. Ta thấy Doanh nghiệp độc quyền ở đây là MGS, điều kiện khác ở đây
là phải thuê thêm phim. Dấu hiệu áp đặt cấu thành ở đây là: Nếu không đồng ý sẽ không
được thuê phim.
6. Hành vỉ ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ canh tranh mới
Đối tượng hướng đến của hành vi là những đối thủ cạnh tranh mới (DN tiềm năng).
Hành vi được thực hiện nhằm mục đích ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia
nhập thị trường. Việc ngăn cản được thực hiện bằng thủ đọan tạo ra các rào cản cho sự gia
nhập thị trường của đối thủ

Theo Điều 31 nghị định 116/2005 thì ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối
thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào cản sau đây: Yêu cầu khách hàng của mình
không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới; Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các
cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phổi những mặt hàng của đổi thủ cạnh tranh mới;
Bán hàng hóa với mức giá đủ để đổi thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường
nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Đối với doanh nghiệp có vị trí độc quyền nhằm củng cố vị trí độc tôn trên thị trường


họ phải tìm mọi cách để giữ vững vị trí này, đây không phải là phương hướng kinh doanh
sản xuất, mà đây là các hành vi mang tính chiến lược để nhằm củng cố địa vị độc quyền
của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp không phải cạnh tranh với bất cứ ai trên thị
trường
Thông thường các doanh ngiệp có vị trí độc quyền ngăn cản việc tham gia thị trường
bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để được gia nhập thị trường hoặc hạ giá thành các
sản phẩm , các hành vi phân biệt đối xử thiết lập cạnh tranh không lành mạnh và thiết lập
sự phân biệt đối xử về giá tức là một mặt hàng có công dụng như nhau nhưng được bán
với giá thấp hơn hoặc khác nhau cho người tiêu dùng. Việc phân biệt về giá còn được thể
hiện ở việc các doanh nghiệp độc quyền sử dụng hàng loại các biện pháp khuyến mãi về
giá đối với những nhóm người mua cụ thể hoạt động trên địa bàn cụ thể nhằm đánh bật
đối thủ hoặc cản trở đối thủ khi gia nhập thị trường để tạo vị thế độc quyền.
Ví dụ: Theo thông tin từ Ông Đỗ Mai, phó giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc chia
sẻ trên báo KH&ĐS vào ngày 02/07/2011 thì:
“Năm vừa rồi, bên điện lực tuyên bố sẽ không nhận lưới điện do chúng tôi đầu tư bằng
nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới. Rõ ràng, hiện nay họ đang ép bằng chính sách để các
doanh nghiệp không tồn tại được nữa và phải bàn giao”.
Tuy Độc quyền của ngành điện được xếp vào độc quyền tự nhiên, tức là rất khổ thiết
lập một cơ chế cạnh tranh khi mạng lưới thống nhất, do một ngành quản lý. Nhưng theo
chủ trương của Luật điện lực theo khoản 1 điều 17 quy định Bảo đảm công khai, bình
đảng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đổi xử giữa các đổi tượng tham gia thị

trường điện lực.
Như vậy, ta có thể thấy hành vi của EVN đã có những hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh quy định tại khoản 6 Điều 13 Luật cạnh tranh: Ngăn cản việc tham gia thị trường
của những đối thủ cạnh tranh mới. Hành vi mà EVN đưa ra đối với các bên muốn tham
gia vào trị trường điện đưa ra ở đây là không nhận lưới điện. Một khi bên tham gia không
được hòa vào lưới điện quốc gia thì cũng đồng nghĩa với việc không được đối xử một cách
bình đẳng, bên đó sẽ không thể tham gia vào thị trường.
7. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng.
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp có vị trí độc quyền là
hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho
khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng. ( theo điều 32 Nghị định 116/2015/NĐCP)
- Vì chiếm vị thế độc quyền nên khách hàng chỉ có 1 sự lựa chọn duy nhất là giao dịch
với doanh nghiệp nên khách hàng ở tình trạng bất lợi một cách tự nhiên so với doanh
nghiệp.


- Nội dung của hành vi là áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng
- Hành vi là sự áp đặt của doanh nghiệp đối với khách hàng: các nghĩa vụ bất hợp lí
được khởi sự từ doanh nghiệp độc quyền mà không là sự thỏa thuận thống nhất ý kiến
giữa các bên; khách hàng phải chấp nhận nghĩa vụ mà không thể có bất cứ một ý kiến hay
yêu cầu nào khác.
Ví dụ: VỤ VIỆC VINAPCO
Vụ việc xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không giữa
doanh nghiệp độc quyền nhà nước là Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco)
và Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines (PA) – nay là JPA. Theo Hợp đồng mua
bán nhiên liệu hàng không JET A-1 số 34/PA2008 ngày 31/12/2007 giữa Vinapco và PA,
hai bên thỏa thuận mức phí cung ứng nhiên liệu là 593.000 đồng/tấn tại thời điểm ký kết;
khi có sự thay đổi về mức phí cung ứng, Vinapco có trách nhiệm thông báo cho PA bằng
văn bản qua đường fax; mọi sửa đổi, bổ sung Hợp đồng đều phải được hai bên thỏa thuận
bằng văn bản có chữ ký của người có thẩm quyền; khi có tranh chấp, các bên phải giải

quyết thông qua thương lượng, trường hợp thương lượng không thành sẽ đưa ra giải quyết
tại Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; lý do duy nhất để Vinapco có
thể ngừng thực hiện Hợp đồng đã giao kết là khi PA chậm thanh toán quá 3 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được bảng kê của Vinapco.
Đầu tháng 3/2008, do ảnh hưởng bởi biến động giá xăng dầu thế giới nên Vinapco đã
có Công văn số 446/XDHK-KDXNK mời đại diện của PA đến họp để xác định lại mức
phí cung ứng mới. Việc thương lượng diễn ra bằng các cuộc họp và công văn trao đổi qua
lại giữa Vinapco và PA. Tuy nhiên, cả hai bên đều chưa có được sự đồng thuận về mức
phí mới. Trong quá trình thương lượng, Vinapco đã có Công văn số 512/XDHK-VPĐN
gửi PA ngày 20/3/2008 thông báo: (1) Từ 01/4/2008, mức phí cung ứng nhiên liệu bay sẽ
là 750.000 đồng/tấn; (2) Từ 01/7/2008, hai bên sẽ căn cứ vào giá nhiên liệu thế giới để
điều chỉnh mức phí cung ứng cho phù hợp. Trong các cuộc họp và các văn bản gửi
Vinapco, PA bày tỏ quan điểm thừa nhận việc tăng phí cung ứng khi chi phí thị trường
tăng là hợp lý, nhưng yêu cầu phí cung ứng phải bình đẳng giữa các hãng hàng không nội
địa, cụ thể là giữa PA và Tổng công ty hàng không Việt Nam (VNA), đồng thời đề nghị
Vinapco và PA cùng kiến nghị Chính phủ và các bộ liên quan xem xét, quyết định.
Do không đạt được thỏa thuận về mức phí mới, ngày 28/3/2008, Vinapco có Công văn
số 560/XDHK-KDXNK gửi PA qua đường fax yêu cầu PA chấp thuận bằng văn bản mức
phí cung ứng mới là 750.000 đồng/tấn trước ngày 31/3/2008. Trường hợp Vinapco không
nhận được trả lời bằng văn bản theo thời hạn trên, Vinapco sẽ dừng cung ứng nhiên liệu
cho mọi chuyến bay của PA cho đến khi PA chấp thuận.
Ngày 31/3/2008, Vinapco có Công văn số 570/XDHK-KDXNK gửi PA thông báo
ngừng tra nạp nhiên liệu cho mọi chuyến bay của PA từ 0h00 ngày 01/4/2008. Ngày


01/4/2008, Cục Hàng không Việt Nam đã có Công văn số 985/CHK-TC yêu cầu VNA chỉ
đạo Vinapco không được đơn phương ngừng cung cấp xăng dầu nếu không được phép của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngay sau đó, Vinapco có Công văn số 573/XDHKKDXNK gửi PA thông báo cung cấp nhiên liệu cho PA trong hai ngày 01 và 02/4/2008.
Và ngày 02/4/2008, Vinapco có Công văn số 597/XDHK-KDXNK gửi PA thông báo tiếp
tục nạp nhiên liệu cho tất cả chuyến bay của PA từ 0h00 ngày 3/4/2008.

Tháng 5 năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã quyết định điều tra chính thức vụ việc.
Ngày 14 Tháng Tư năm 2009, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành Phiên điều
trần để xử lý vụ việc. Hội đồng kết luận công ty Xăng dầu hàng không VINAPCO đã có
hành vi lạm dụng độc quyền trên thị trường nhiên liệu hàng không vi phạm các khoản 2:
áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng và khoản 3: lợi dụng vị trí độc quyền để đơn
phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lí do chính đáng, Điều 14
của Luật Cạnh tranh.
Hội đồng quyết định phạt Vinapco 3,378 tỷ đồng về các hành vi vi phạm và 100 triệu
đồng phí xử lý vụ việc.
Vinapco đã khiếu nại Quyết định xử lý của Hội đồng Xử lý vụ việc lên Hội đồng Cạnh
tranh.
Không nhất trí với Quyết định Giải quyết khiếu nại của Hội đồng Cạnh tranh, Vinapco
đã khởi kiện ra Toà án nhân dân TP. Hà Nội và Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân Tối cao.
Tháng 11 năm 2011, Tòa phúc thẩm – Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức phiên toà
phúc thẩm, bác kháng cáo của công ty Vinapco. Tòa án phán quyết giữ nguyên Quyết định
của Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại của Vinapco.
8. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đỗi hoặc huỷ bỏ họp đồng đã giao kết
mà không có lý do chính đang bao gồm
Theo điều 33 nghị định 116/2005 thì lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi
hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là hành vi của doanh
nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện dưới một trong các hình thức sau:
Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo
cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ họp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc
một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục họp đồng và
không phải chịu biện pháp chế tài nào.
Dấu hiệu nhận dạng hành vi:
Đơn phương thay đổi họp đồng ở đây có thể được hiểu bao gồm thay đổi về nội dung
hoặc thay đổi về chủ thể của họp đồng.
Doanh nghiệp độc quyền đã không có lý do chính đáng khi thay đổi hoặc hủy bỏ HĐ

đã ký kết.Không có lý do chính đáng khi:


Không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài
nào.
Căn cứ vào một hoặc một số lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện
cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
Đối với doanh nghiệp độc quyền họ là người duy nhất cung ứng hàng hoá dịch
vụ đó trên thị trường, lợi dụng yếu tố này họ có thể tự nhiên thay đổi chấm dứt họp đồng
mà không có lý do và không cần thông báo.
Ví dụ: Họp đồng mua bán nhiên liệu hàng không giữa doanh nghiệp độc quyền nhà
nước công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) và Công ty cổ phần hàng không
Pacific Airlines (PA).
Vinapco là công ty 100% vốn của tổng công ty hàng không Việt Nam (VNA) độc
quyền cung cấp nhiên liệu bay cho 4 hãng hàng không nội địa và 27 hãng hàng không
quốc tế trên địa bàn các cảng hàng không. Theo họp đồng mua bán nhiên liệu hàng không
giữa Vinapco và PA, hai bên thỏa thuận mức phí cung ứng nhiên liệu là 593000 đồng/tấn
tại thời điểm kí kết, Lý do duy nhất để Vinapco có thể ngừng thực hiện hợp đồng đã giao
kết là khi PA chậm thanh toán 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bảng kê của
Vinapco. Đầu tháng 3/2008, do ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu thế giới nên
Vinapco đã mời đại diện của PA đến họp để xác định lại mức phí cung ứng mới. Trong
quá trình thương lượng, Vinapco muốn mức phí cung ứng nhiên liệu bay sẽ là
750000đ/tấn; Điều đáng quan tâm ở đây là trong đợt tăng phí nạp nhiên liệu lần này,
Vinapco không hề thông báo hay yêu càu tăng mức phí tra nạp nhiên liệu cho các máy bay
của hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA)
Do không đạt được thỏa thuận về mức phí mới, ngày 28/3/2008, Vinapco có công văn
yêu cầu PA chấp nhận bằng vãn bản mức phí cung ứng là 750.000đ/tấn trước ngày
31/3/2008. Trường hợp PA không chấp nhận, Vinapco sẽ ngừng cung ứng nhiên liệu cho
đến khi PA chấp thuận. Do 30 chuyến bay của PA bị ảnh hưởng, lien quan đến khoảng
5000 hành khách, sang ngày 1/4/2008 Tổng giám đốc của PA đã gửi công văn hỏa tốc cho

các cơ quan có chức năng can thiệp. Dựa vào sự chỉ đạo đó, cùng ngày 1/4/2008, Cục
hàng không Việt Nam đã có công vãn số 985/CHK-TC yêu cầu VNA chỉ đạo Vinapco
không được đơn phương ngừng cung cấp xăng dầu nếu không được phép của cơ quan có
thẩm quyền.
Vinapco là doanh nghiệp độc quyền cung cấp nhiên liệu bay cho các hãng hàng không
dân dụng cho các hãng hàng không dân dụng tại Việt Nam. Khi Vinapco ngừng cung cấp
nhiên liệu cho doanh nghiệp nào thì hãng hàng không đó sẽ không thể tiếp tục hoạt động
vì không có nhiên liệu thay thế. Vinapco đã có dấu hiệu hành vi lợi dụng vị trí độc quyền
để đơn phương thay đỏi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính
đảng.Nó được thể hiện qua các yếu tố như:


III.
-

-

+ Vinapco có hành vi đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết bằng
việc ngừng cung cấp nhiên liệu bay.
+ Vinapco dựa vào lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp
tục thực hiện đầy đủ hợp đồng. Hội đồng cho rằng mức phí cung ứng là yếu tố không liên
quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ họp đồng bởi theo
Hợp đồng số 34/PA2008 chỉ duy nhất một trường họp Vinapco có thể tạm ngừng việc
thực hiện Hợp đồng, đó là do PA chậm thanh toán. Cho đến ngày 01/4/2008, PA chưa hề
chậm thanh toán cho Vinapco.
Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, nhà nước, doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Khoản 1:
+ Kiểm soát giá: thông thường Nhà nước nắm độc quyền trong các lĩnh vực then chốt
của đời sống KT-XH nên biện pháp này sẽ đồng thời là cơ chế dể Nhà nước kiểm soát giá

cả thị trường. Tuy nhiên, mặt hạn chế của biện pháp này chính là dp tính áp đặt của Nhà
nước, nếu sự áp đặt không phản ánh đúng giá trị thực sự của hàng hóa sẽ là rào cản đối với
một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường.
+ Kiểm soát thị phần: bằng cách quyết định khối lượng, số lượng, phạm vi thị trường
của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước. Biện pháp này chủ yếu nhằm
vào việc kiểm soát thị phần của các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước mà không kiểm
soát chts lượng hàng hóa đó.
Ví dụ: điện lực là lĩnh vực độc quyền, để chống tinh trạng lạm dụng vị trí độc quyền,
Nhà nước đã quy định giá điện hợp lý. Hay xăng dầu cũng là một ví dụ, Nhà nước kiểm
soát phạm vi thị trường cũng như số lượng và giá cả để tránh tình trạng độc quyền của
doanh nghiệp.
Khoản 2:
Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ can thiệp vào
việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả
những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm từ các
hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y tế, giáo
dục, giao thông công công.
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp
nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm
mục tiêu hiệu quả và công bằng.
Sản phẩm dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã
hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng,
an ninh mà việc sản xuất, cung cấp theo cơ chế thị trường thì khó có khả năng bù đắp chi
phí đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này, do đó được Nhà nước
đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định (áp dụng khoản


1, điều 3 nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công
ích).




×