Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

báo cáo kĩ thuật môi trường chôn lấp rác thải rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.32 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC


BÁO CÁO KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
CHÔN LẤP RÁC THẢI RẮN
GVHD: Lê Tấn Thanh Lâm
SVTH: NHÓM 6
1.
2.
3.
4.

Nguyễn Thị Linh
Mai Thị Thùy Dung
Bùi Văn Tiến
Lê Công Hiếu

MỤC LỤC
1|Page


Contents

2|Page


DANH MUC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

3|Page



1.1.
1.1.1.

Khái niệm chất thải rắn và tình hình chất thải rắn ở Việt Nam
Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải:
Chất thải là bất kỳ loại vật liệu nào mà cá nhân không còn dùng nữa, hoặc

chúng không còn tác dụng gì nữa với cá nhân đó, chúng cũng không còn tác dụng gì
trong bất cứ hoạt động nào cho sản xuất hoặc dịch vụ , kinh doanh……
Ví dụ: giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, bì nhựa, rác sinh hoạt và
bất cứ những gì mà con người loại ra môi trường.
Chất thải rắn:
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt
động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu
dụng hay khi không muốn sử dụng nữa, bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra
từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng...
1.1.2.

Tình hình chất thải rắn ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự lãng phí tài nguyên trong

thói quen sinh hoạt của con người, lượng rác thải ngày một tăng, thành phần ngày
càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức
khỏe con người.
Tình hình rác thải rắn phát sinh trong cả nước [1]:
CTR thông thường phát sinh trong cả nước: 28 triệu tấn/năm, trong đó:
-


CTR công nghiệp thông thường: 6,88 triệu tấn/năm
CTR sinh hoạt ≈ 19 triệu tấn/năm
CTR y tế thông thường ≈ 2,12 triệu tấn/năm
CTR nguy hại: phát sinh tại 35/63 tỉnh/thành phố khoảng 700 nghìn tấn/năm

4|Page


Hình 1. 1. Tình hình CTR trong cả nước
Tỷ trọng CTR năm 2008
-

CTR phát sinh từ các đô thị ≈ 46%
CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ≈ 17%
CTR nông nghiệp, nông thôn và Y tế ≈ 34%
Hình 1. 2. Tỷ trọng CTR năm 2008
Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng:

-

CTR phát sinh từ các đô thị≈ 51%;
CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp ≈ 22%
CTR phát sinh từ nông nghiệp, nông thôn, y tế ≈ 27%
Hình 1. 3. Tỷ trọng CTR năm 2015

-

Tình hình thu gom và xử lý CTR:
Ở nông thôn:

Tỷ lệ thu gom CTR: 40 – 50%
Không quy hoạch được các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng
Khoảng 60% thôn, xã có tổ chức thu gom định kỳ, trên 40% có tổ thu gom rác

-

tự quản;
Chất thải chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm Biogas, phân
compost, làm thức ăn tận dụng nuôi thuỷ sản;
5|Page


Khoảng 19% chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi
trường xung quanh
Ở thành thị:
Tỷ lệ thu gom trung bình ở khu vực đô thị:
- Năm 2004: 72% năm 2004
- Năm 2008: tăng lên khoảng 80 - 82%;
- Năm 2010: đạt khoảng 83÷85%
- Tỷ lệ chất thải chôn lấp: 76 ÷ 82% (khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ
-

sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh);
Tỷ lệ tái chế chất thải: 10÷12%

Tình hình chất thải rắn sinh hoạt hiện nay [2]:
Tình trạng rác thải rắn ở nông thôn hiện nay:
Tình hình chung hiện nay là từng gia đình tự xử lý lấy tùy thuộc vào nhận
thức và điều kiện của từng người. Một số gia đình ở gần sông hồ hoặc có mương
nước đi qua thì lợi dụng đêm tối đem vứt rác xuống, hậu quả thế nào đã có người

khác chịu. Nhiều gia đình thì gom rác vào các bao bì rồi chở đi đổ vào một nơi nào
đó xa nhà. Những địa điểm đổ rác của các xóm, làng, các cụm dân cư hiện nay là rất
tùy tiện. Đi dọc hai bờ một số dòng sông và các đường quốc lộ, các đường liên
huyện… sẽ bắt gặp nhiều điểm đổ rác rất khó chịu.
Thực tế đó đặt ra vấn đề cấp bách là cần có những giải pháp tích cực đối với
môi trường nông thôn, nơi có đến hơn 70% số người sinh sống. Điều đầu tiên là cần
tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của người dân và đi kèm là những
biện pháp giáo dục cảnh cáo, xử phạt. Mặt khác cũng cần trang bị cho họ những thói
quen phân loại rác.
Tình hình rác thải rắn ở thành thị:
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu
thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng
cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô
lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố
Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)… Các

6|Page


đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và
với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên
đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các
chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y
tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị
tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với
CTRSH đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể mới nhất cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh
chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô

thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm)
chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế – xã hội) thì các đô thị
vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm
(chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước),
tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị
là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có
lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp
đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô
thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là
TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH
phát sinh ít nhất là Bắc Kạn – 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao
Bằng 20 tấn/ngày; TP.Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP.Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã
Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt
và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có
tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 –
0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên
một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
7|Page


Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát
triển du lịch như TP.Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP.Hội An 1,08kg/người/ngày;
TP.Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP.Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ
phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng
Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon
Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ
phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là
0,73kg/người/ngày.

Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát
sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao
(10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH
tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm
(năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu
tấn/năm). Dự báo tổng đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt
nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa
đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ
xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây
ra.
Bảng 1. 1. Dự báo lượng CTR sinh hoạt đến năm 2025
Nội dung
Dân số đô thị (triệu người)
% dân số đô thị so với cả nước
Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày)
Tổng lượng CTR đô thị phát sinh
(tấn/ngày)
1.2.

2009
25.50
29.74
0.95

2010
26.22
30.2
1.0


2015
35
38
1.2

2020
44
45
1.4

2025
52
50
1.6

24.22
5

26.22
4

42.00
0

61.60
0

83.20
0


Nguồn gốc, thành phần, tính chất của chất thải rắn
Nguồn gốc, thành phần, tính chất cũng như dự báo tốc độ phát sinh của chất

thải rắn là cơ sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các
chương trình quản lý chất thải rắn thích hợp.
1.2.1. Nguồn gốc rác thải rắn
8|Page


Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của các
nghành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng
tăng lên, cùng với đó lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng lên.
Các nguồn phát sinh CTR bao gồm:
- Khu dân cư
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…)
- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh
-

viện,…)
Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi,

đường phố,..)
Nhà máy xử lý chất thải
Công nghiệp
Nông nghiệp
Rác thải sinh hoạt được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng
-

trong đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu

dân cư và các nhà nháy, xí nghiệp.
Phân loại chất thải rắn:
Phân theo nguồn phát sinh:
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu
-

dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công
nghiệp và thủ công (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó

-

chủ yếu là dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ,

-

vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng

-

trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
Chất thải y tế: phát sinh từ các bệnh viên, cơ sở khám chữa bệnh, phế
thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất phóng xạ, hóa chất

độc hại, thuốc quá hạn,…
Phân loại theo mức độ nguy hại:
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. các chất

thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa
sức khỏe con người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là
nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
9|Page


-

Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh

trong sinh hoạt gia đình, đô thị…
Phân loại theo thành phần:
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật
liệu xây dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón,
-

đồ dùng thải bỏ gia đình.
Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa,

1.2.2.

dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Thành phần của rác thải rắn
Thành phần cơ học:
- Các chất dễ phân hủy sinh học: thực phẩm thừa, cuống, lá rau, lá cây,
-

xác động vật chết, vỏ trái cây…

Các chất khó bị phân hủy sinh học: gỗ, cành cây, cao su, túi nilon
Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: kim loại, thủy tinh,

mảnh sành, gạch ngói, vôi, vữa khô, đá, cát, sỏi, vỏ ốc hến…
Thành phần hóa học: trong các chất hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần
hóa học của chúng chủ yếu là: C, H, O, N, S và các chất tro.
Bảng 1. 2. Thành phần chất thải từ các nguồn thải khác nhau
Nguồn thải
Khu dân cư và thương mại

Thành phần chất thải
-Chất thải thực phẩm, giấy, carton, chựa, vải,
cao su, rác vườn, gỗ, kim loại.

Chất thải đặc biệt

-Chất thải thề tích lớn, đồ điện gia dụng, pin,
dầu, lốp xe chất thải nguy hại.

Chất thải từ viện nghiên cứu , công sở

-Giống như trong mục chất thải khu dân cư và
thương mại

Chất thải từ dịch vụ

-Rửa đường và hẻm phố: Bụi, rác, xác động vật,
xe máy hỏng, cỏ, cành cây, các ống kim loại và
nhựa cũ…
-Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy

loại hỗn hợp, chai nước giải khát, nhựa, vải, giẻ
rách …
10 | P a g e


1.2.3. Tính chất của rác thải rắn
1.2.3.1.
Tính chất vật lý
 Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của một
đôn vị vật chất tính trên 1 đôn vị thể tích chất thải (kg/m3). Bởi vì khối lượng riêng
của chất thải rắn thay đổi tuỳ thuộc vào những trạng thái của chúng như: xốp, chứa
trong các thùng chứa container, không nén, nén… nên khi báo cáo dữ liệu về khối
lượng hay thể tích chất thải rắn, giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái
(khối lượng riêng) của các mẫu rác một cách rõ ràng vì dữ liệu khối lượng riêng rất
cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác cần phải quản
lý.
Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa
trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị
thiết kế. Khối lượng riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng 180 – 400
kg/m3, điển hình khoảng 300 kg/m3.
 Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng một trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô.
Theo phương pháp khối lượng ướt: độ tính theo khối lượng ướt của vật liệu là
phần tram khối lượng ướt của vật liệu.
Theo phương pháp khối lượng khô: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vật
liệu là phần trăm khối lượng khô vật liệu.
Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý

chất thải rắn.
Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:
a= {(w – d )/ w} x 100
Trong đó: a: độ ẩm, % khối lượng
W: khối lượng mẫu ban đầu, kg
d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 105 0C, kg
Bảng 1. 3. Tính chất vật lý của rác thải
Thành phần

% khối lượng

Độ ẩm (% khối lượng )

11 | P a g e


Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
Giấy
Giấy carton
Nhựa
Vải vụn
Cao su
Da
Chất thải trong vườn
Gỗ

Chất vô cơ
Thủy tinh
Can thiếc

Nhôm
Kim loại khác
Bụi, tro…

9.0
34.0
6.0
7.0
2.0
0.5
0.5
18.5
2.0

70
6
5
2
10
2
10
60
20

8.0
6.0
0.5
3.0
3.0
———

100.0

2
3
2
3
8

 Kích thước và cấp phối hạt

Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong chất thải rắn đóng vai
trò rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như: thu hồi
vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân chia loại
bằng phương pháp từ tính. Kích thước của từng thành phần chất thải có thể xác định
bằng một hoặc nhiều phương pháp như sau:
SC= l
(2-2)
SC= (l + w)/2
(2-3)
SC= (l + w + h)/3 (2-4)
SC= (l x w)1/2
(2-5)
SC= (l x w x h)1/3 (2-6)
Trong đó:
SC: kích thước của các thành phần
l: chiều dài, (mm)
w: chiều rộng, (mm)
12 | P a g e



h: chiều cao, (mm)
Khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch. Do đó
tuỳ thuộc vào hình dáng kích thước của chất thải mà chúng ta chọn phương pháp đo
lường cho phù hợp.
 Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có
thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của
chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định lượng nước rò
rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu chất thải rắn vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra
tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén
và trạng thái phân huỷ của chất thải. Khả năng giữ nước của hỗn hợp chất thải rắn
(không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50-60%.
 Độ thấm (tính thấm) của chất thải đã được nén
Tính dẫn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng,
nó sẽ chi phối và điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm,
nước thấm) và các khí bên trong bãi rác.
Hệ số thấm được tính như sau:
Trong đó:
K: hệ số thấm, m2/s
C: hằng số không thứ nguyên
d: kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác, m
γ: trọng lượng riêng của nước, kg.m2/s
μ: độ nhớt vận động của nước, Pa
k: độ thấm riêng, m2
Số hạng Cd2 được biết như độ thấm riêng. Độ thấm riêng k = Cd2 phụ thuộc
chủ yếu vào tính chất của chất thải rắn bao gồm: sự phân bố kích thước các lỗ rỗng,
bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng. Giá trị điển hình cho độ thấm riêng đối với
chất thải rắn được nén trong bãi rác nằm trong khoảng 10-11 ÷10-12 m2/s theo
phương đứng và khoảng 10-10 theo phương ngang.
Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa

1.2.3.2.

chọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu.Ví dụ khả năng cháy phụ thuộc vào
tính chất hóa học của chất thải rắn, đặc biệt trong trường hợp chất thải rắn là hỗn
hợp của những thành phần cháy được và không cháy được. Nếu muốn sử dụng CTR
làm nhiên liệu xác định 4 đặc tính quan trọng:
Những tính chất cơ bản
13 | P a g e


Những tính chất cơ bản cần phải xác định đối với các thành phần cháy được
trong CTR bao gồm:

Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi sấy ở 105 0C trong 1h)

Thành phần các chất cháy bay hơi (phần khối lượng mất đi khi nung ở
950 0C trong tủ nung kính)

Thành phần cacbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau
khi thải các chất có thể bay hơi).

Tro (thành phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò hở).
Điểm nóng chảy của tro
Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt
cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng chảy
đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt rác sinh hoạt thường dao động trong khoảng từ
2000 đến 22000F (100 0C đến 1200 0C).
Các nguyên tố cơ bản có trong chất thải rắn

Các nguyên tố cơ bản trong CTR sinh hoạt cần phân tích bao gồm C, H, O,
N, S và tro.Thông thường các nguyên tố nhó halogen cũng được xác định do các các
dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác
định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của
thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt cũng như xác định tỷ lệ C/N
thích hợp cho quá trình làm phân compost.
Chất dinh dưỡng và các nguyên tố khác
Nếu thành phần chất hữu cơ có trong CTR sinh hoạt được sử dụng làm nguyê
liệu sản xuất các sản phẩm thông qua quá trình chuyển hóa sinh học (phân compost,
methane, ethanol). Số liệu về chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác
trong chất thải đóng vai trò quan trọng nhằm bảo đảm dinh dưỡng cho vi sinh vật
cũng như yêu cầu của sản phẩm sau quá trình chuyển hóa sinh học.
1.2.3.3.
Tính chất sinh học
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ
550oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu
cơ trong CTR sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng
phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt là không
chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy
sinh học.
Sự hình thành mùi
14 | P a g e


Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung
chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân hủy
kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTR sinh hoạt. Ví dụ, trong điều
kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết hợp với hydro
tạo thành H2S.

Màu đen của CTR đã phân hủy kỵ khí ở bãi chô lấp chủ yếu là do sự hình
thành các muối sulfide kim loại. Nếu không tạo thành các muối này, vấn đề mùi của
bãi chôn lấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử sẽ tạo thành những chất có
mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid.
Sự sinh sản ruồi nhặng
Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của vùng có khí hậu ấm áp, sự sinh sản
ruồi ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm. Quá trình phát triển từ trứng thành
ruồi thường ít hơn 2 tuần kể từ ngày đẻ trứng. Thông thường chu kỳ phát triển của
ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có thể biểu diễn như sau:
Trứng phát triển:
8-12 giờ
Giai đoạn đầu của ầu trùng:
20 giờ
Giai đoạn thứ 2 của ấu trùng:
24 giờ
Giai đoạn thứ 3 của ấu trùng:
3 ngày
Giai đoạn nhộng:
4-5 ngày
Tổng cộng:
9-11 ngày
1.3.

Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý chất thải rắn là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan

trọng nhất trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR sau hàng loạt các hoạt động giảm
thiểu tại nguồn, thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Vì vậy, việc lựa
chọn phương pháp xử lý chất thỉa phù hợp là một yếu tố quyết định sự thành công

của công tác quản lý chất thải. Phương pháp xử lý chất thải rắn được lựa chọn phải
đảm bảo 3 mục tiêu:
- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR , bảo đảm an toàn vệ sinh môi
-

trường
Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế
Thu hồi năng lượng rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi

15 | P a g e


Bảng 1. 4. Các phương pháp xử lý CTR
STT
Cơ học

Nhiệt
Sinh học
và hóa
học

Chi tiết phương pháp
Giảm
Phân
kích
loại theo
thước
kích
thước
Đốt

Khí hóa
Ủ hiếu khí

Phân
loại theo
KLR

Phân
nén
loại theo
điện/từ
trường
Nhiệt phân
Lên men kị khí

16 | P a g e


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP
2.1. Khái niệm bãi chôn lấp
Chôn lấp là hành động đổ chất thải vào khu đất đã được chuẩn bị trước. Quá
trình chôn lấp bao gồm cả coogn tác giám sát chất thải chuyển đến, thải bỏ, nén ép
chất thải và lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng môi trường xung quanh.
Chôn lấp là phương pháp thải bỏ CTR kinh tế và chấp nhận được về mặt môi
trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải hay tái sinh,
tía sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra
bãi chôn lấp (BCL) vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý tổng hợp
CTR. Công tác quản lý BCL kết hợp chặt chẽ với quy hoạch, thiết kế, vận hành,
đóng cửa và kiểm soát khi đóng cửa BCL.

Ưu nhược điểm của phương pháp chôn lấp:
Ưu điểm:
-

Phù hợp với những nơi có diện tích đất rộng
Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả các CTR mà những phương pháp khác

-

không thể xử lý triệt để hoặc không thể xử lý được
BCL sau khi đóng cửa có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: bãi

-

đổ xe, sân chơi, công viên,…
Thu hồi năng lượng từ khí gas
Không thể thiếu dù áp dụng bất kì phương pháp xử lý chất thải nào
Linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi khối lượng CTR gia tăng có thể tăng
cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới), trong khi các phương pháp khác

-

phải được mở rộng quy mô công nghệ để tăng công suất
Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL thấp hơn so với những phương
pháp khác
Nhược điểm:

-

Tốn nhiều diện tích đất chôn lấp, nhất là những nơi tài nguyên còn khan hiếm

Lây lan các dịch bệnh do sự hoạt động của ruồi muỗi, nhặng và các loại côn

-

trùng
Gây ô nhiễm môi trường nước, đất, khí xung quanh BCL
17 | P a g e


-

Có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm do sự phát sinh khí CH 4 và

-

H2S
Công tác quan trắc chất lượng môi trường BCL và xung quanh vẫn phải được

-

tiến hành sau khi đóng cửa
Ảnh hưởng cảnh quan
Bãi chôn lấp CTR và bãi chôn lấp hợp vệ sinh
 Bãi chôn lấp chất thải rắn là một diện tích hoặc một khu đất được quy
hoạch, lựa chọn, thiết kế, xây dựng
 Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill) là sự tách riêng rác ra khỏi
môi trường cho đến khi rác không còn độc hại thông qua các quá trình
sinh học, hóa học và vật lý tự nhiên.
Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa trong quá trình phân hủy sinh


học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như: axit
hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí CO2, CH4.
Bãi chôn lắp hợp vệ sinh phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản sau:



Rác thải trong bãi phải được đầm nén
Hằng ngày rác phải được che phủ (bằng đất hoặc các vật liệu khác) để

tránh không bị môi trường bên ngoài ảnh hưởng.

Kiểm soát và ngăn ngừa các những tác động xấu đến sức khỏe cộng
đồng và môi trường (chẳng hạn như mùi, làm nguồn nước cấp bị ô nhiễm…)
2.2. Phân loại bãi chôn lấp
2.2.1. Phân loại theo địa hình
Phương pháp đào rãnh (trench method)
Phương pháp đào rãnh chôn lấp chất thải rắn là phương pháp lý tưởng cho
những khu vực có độ sâu thích hợp, vật liệu che phủ sẵn có và mực nước không gần
bề mặt. Chất thải rắn được đổ vào các hố hoặc mương đã đào đất. Đất đào được
dùng làm vật liệu che phủ hàng ngày hoặc che phủ cuối cùng. Các hố đào hay các
mương này được lót lớp màng địa chất tổng hợp (geomembrane), lớp đất sét có độ
thẩm thấu thấp hoặc kết hợp cả hai loại này để hạn chế sự lan truyền của cả khí bãi
rác và nước rò rỉ.

18 | P a g e


Ô chôn lấp thường có dạng hình vuông với kích thước mỗi cạnh có thể lên
đến 1000 ft (305 m) và độ dốc mặt bên dao động trong khoảng 1,5 : 1 đến 2 : 1.
Mương có chiều dài thay đổi từ 61 m – 305 m, sâu 0,9 – 3,0 m, và chiều rộng

từ 4,6 - 15,2 m.
Tính ổn định của thành bên là một yếu tố được xem xét kỹ trong việc thiết kế
ô chôn lấp. Sự ổn định của thành phụ thuộc vào độ bền của đất, độ sâu của ô,
khoảng cách giữa các ô và độ dốc của thành bên. Với đất sét, đất sét tảng hay các
loại đất có độ nén chặt, đất mịn độ sâu và độ nghiêng của dốc thành bên có thể đạt
cực đại. Đối với đất yếu hơn, độ sâu của thành bên sẽ thoải hơn. Nên duy trì một
khoảng cách thích hợp giữa đáy ô chôn lấp và mực nước ngầm, độ sâu của ô chôn
lắp bị hạn chế phải phù hợp với việc bảo vệ nguồn nước ngầm.
Theo lý thuyết ô chôn lắp càng hẹp càng tốt vì khối lượng vật liệu che phủ
cần thiết phụ thuộc vào chiều rộng của ô. Chiều rộng cần thiết của ô nên gấp đôi
chiều rộng của bộ phận lớn nhất của thiết bị làm việc trong ô. Hướng gió thổi trong
khu vực nên được xét đến khi sắp xếp vị trí các hàng ô chôn lấp vì gió ảnh hưởng rất
lớn đến lượng rác bị thổi bay chúng ta nên đặt hàng ô chôn lắp thẳng góc với hướng
gió thổi.
Để đảm bảo thoát nước tốt đáy của ô nên được tạo dốc, hướng dòng nước ra
ngoài khu vực đang hoạt động chôn lấp, nước được tích lũy dưới ô nên được bơm ra
khỏi ô chôn lấp. Nước bề mắt có thể được chuyển hướng không cho chảy vào ô bằng
cách xây dựng những gờ chặn tạm thời trên các cạnh hố đào.
Phương pháp trải trên mặt bằng (erea)
Ngược với phương pháp đào rãnh, phương pháp trãi trên mặt bằng không cần
phải đào ô. Thay vào đó là một lớp chất thải được ban ra và đầm nén trên mặt đất
(trên một mặt dốc nghiêng). Vật liệu che phủ sau đó được trãi ra và đầm nén bên
trên lớp chất thải. Phương pháp chôn lắp trãi trên mặt bằng nên chỉ được sử dụng ở
vùng đất bằng phẳng hay hơi dốc. Phương này có thể điều chỉnh thích hợp với các
mỏ đá, mỏ lộ thiên, khe núi, thung lũng, hẻm núi hoặc những vùng trũng khác và
hững hố đào dành cho chôn lấp.
Phương pháp chôn dạng hẻm núi/lồi lõm (canyon)
Hẻm núi, hố, nơi khai thác mỏ,… có thể dùng làm bãi chôn lấp. Phương pháp
chôn lấp trong trường hợp này phụ thuộc vào hình dạng khu vực, tính chất vật liệu
19 | P a g e



che phủ, điều kiện địa chất và thủy văn của khu vực, thiết bị kiểm soát nước rò rỉ,
khí bãi rác và đường vào khu vực bãi chôn lấp.
Thoát nước bề mặt là một trong những yếu tố quan trọng của bãi chôn lấp
loại này. Phương pháp chôn lấp nhiều lớp trong trường hợp này tương tự như bãi
chôn dạng bằng phẳng. Nếu đáy tương đối bằng phẳng, có thể áp dụng phương pháp
đào hố/mương như trình bày ở phần trên.
Để phương pháp này có hiệu quả thì vật liệu che phủ thích hợp, sẵn có cho
từng lớp riêng biệt sau khi lấp đầy cũng như cho toàn bộ bãi chôn lấp khi đã đạt độ
cao thiết kế. Vật liệu che phủ lấy từ vách hoặc đáy núi trước khi đặt lớp lót đáy. Đối
với hố chôn và khu vực mỏ khai thác nếu không đủ vật liệu che phủ trung gian có
thể chở từ nơi khác đến hoặc dùng phân compost làm từ rác vườn và rác sinh hoạt để
che phủ.
Phương pháp xây dốc (ramp method)
Phương pháp xây dốc hay còn được gọi là phương pháp độ dốc tăng dần bao
gồm việc ban ra và đần nén chất thải rắn trên một dốc nghiêng. Phương pháp xây
dốc tương tự như phương pháp trải trên bề mặt. Tuy nhiên đầu tiên chôn lấp được
tiến hành như phương pháp trãi trên bề mặt, nhưng sau đó vật liệu được lấy để che
phủ được lấy ngay từ đất ở bề mặt ngang đằng trước diện tích là việc như vậy sẽ để
lại những vùng đất bị đào hơi bị trùng xuống sẽ có thể bắt đầu nhận rác mang tới
vào ngày tiếp theo. Bởi vì không cần phải đưa vật liệu che phủ từ nơi khác đến,
phương pháp này đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại chỗ.
2.2.2. Phân loại theo hình thức chôn lấp
Căn cứ trên hình thức chôn lấp, cho đến hiện nay đã tồn tại ba loại hình chôn
lấp CTR:
- Bãi hở (open dumps);
- Chôn dưới biển (submarine disposal);
- BCL hợp vệ sinh (sanitary landfill).
Bãi hở

Đây là BCL theo phương pháp cổ điển, đã được áp dụng từ rất lâu. Ngay cả
trong thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cách đây khoảng 500 năm trước công nguyên
con người đã biết đỗ rác bên ngoài các thành lũy – lâu đài ở cuối hướng gió. Cho
đến nay phương pháp này vẫn còn áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Phương pháp này có nhiều nhược điểm như:
20 | P a g e


- Làm mất vẻ thẫm mỹ của cảnh quan.
- Là môi trường thuận lợi cho các động vật gặm nhấm, các loài côn trùng,
vectơ gây bệnh sinh sôi, nảy nở, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
- Nước rỉ rác sinh ra từ các bãi rác hở sẽ làm bãi rác trở nên lầy lội, ẩm ướt.
Nước rỉ rác này do không có biện pháp kiểm soát, không có hệ thống thu gom, sẽ
thấm vào các tẩng đất bên dưới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm hoặc tạo thành dòng
chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
- Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành
các khí có mùi hôi thối.
Đây là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công việc thu
gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh tới bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp này lại
đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn. Do vậy, ở các thành phố đông dân cư và đất đai
khan hiếm thì phương pháp này trở nên đắt tiền cùng nhiều nhược điểm như đã nêu
trên.
Chôn dưới biển
Nhiều nguyên cứu cho thấy việc chôn rác dưới biển cũng có nhiều điều lợi.
Ví dụ, ở thành phố New York, trước đây CTR được chở đến bến cảng bằng những
đoàn xe lửa riêng, sau đó chúng được các xà lan chở đem chôn dưới biển ở độ sâu
tối thiểu 30,5 m, nhằm tránh tình trạng lưới cá bị vướng mắc. Ngoài ra, ở San
Francisco, New York và một số thành phố ven biển khác của Hoa Kỳ, người ta còn
xây dựng những bãi rác ngầm nhân tạo trên cơ sở sử dụng các khối gạch, bê tông
phá vỡ từ các khu xây dựng thậm chí các ô tô thải bỏ. Điều này vừa giải quyết được

vấn đề chất thải đồng thời tạo ra nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển…
Tuy nhiên với những nguyên cứu gần đây, việc thải bỏ quá mức CTR xuống
biển đã gây tác động lớn đến lớp vi sinh vật cũng như lớp thực vật đáy, ảnh hưởng
đến chuỗi thức ăn của hệ sinh vật biển. Vì vậy, chôn rác dưới biển không còn được
đánh giá là hiệu quả.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử
lý rác. Ví dụ, ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương
pháp này.
BCL hợp vệ sinh được thiết kế để đổ bò chất thải rắn CTR sao cho mức độ
gây độc hại đến môi trường là nhò nhất. Tại đây CTR được đổ bò vào các ô chôn lấp
của BCL, sai đó được nén và bao phủ bởi lớp đất dày khoảng 1,5cm (hay vật liệu
21 | P a g e


bao phủ) ở cuối mỗi ngày. Khi BCL hợp vệ sinh đã được sử dụng hết công suất thiết
kế của nó, một lớp đất hay vật liệu bao phủ sau cùng dày khoảng 60cm được phủ lên
trên. BCL hợp vệ sinh có hệ thống thu và xử lý nước rò rỉ, khí thải từ BCL.
BCL hợp vệ sinh có những ưu điểm sau:
- Ở những nơi có đất trống, BCL hợp vệ sinh thường là phương pháp kinh tế
nhất cho việc đổ bỏ CTR;
- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL hợp vệ sinh thấp so với các
phương pháp khác (đốt, ủ phân);
- BCL hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần thiết phải
thu gom riêng lẻ hay phân loại;
- BCL hợp vệ sinh rất lih hoạt trong khi sử dụng. Ví dụ, khi khối lượng CTR
gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó các
phương pháp khác phải mở rộng nhà máy để tăng công suất;
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi
không sinh sôi nảy nở được;

- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm
thiểu được các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí;
- Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặn;
- Các BCL hợp vệ sinh sau khi đóng cửa có thể xây dựng thành các công
viên, các sân chơi, các sân vận động, công viên giáo dục, sân golf, hay công trình
phục vụ ngỉ ngơi giải trí (recreational fcilities). Ví dụ, ở Hoa Kỳ các sân vận động
Denver, Colorado, Mout Transhmore có nguồn gốc là các BCL.
Tuy nhiên, các BCL hợp vệ sinh cũng có một số nhược điểm sau:
- BCL hợp vệ sinh đòi hỏi diện tích đất lớn. Một thành phố đông dân cư, có
số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thãi càng lớn. Người ta ước tính một
thành phố có quy mô 10.000 dân thì lượng rác thải mỗi năm có thể lấp đầy diện tích
1 hecta với chiều sâu 3m.
- Các lớp đất phủ ở các BCL hợp vệ sinh thường hay bị gió thổi và phát tàn đi
xa.
- Các BCL hợp vệ sinh thường sinh ra các khí CH4 hoặc H2S độc hại có khả
năng gây cháy nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên khí CH4 có thể thu hồi thành khí đốt.
- Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và ô
nhiễm không khí.
2.2.3. Phân loại theo chức năng
Có rất nhiều hệ thống phân loại BCL khác nhau. Điển hình như hệ thống
bang California đưa ra năm 1964, đây là một trong số những hệ thống được đánh giá
22 | P a g e


là hợp lý. Theo hệ thống này, BCL được chia thành ba loại theo ba chức năng của
bãi.
Bảng 2. 1. Phân loại bãi rác vệ sinh

Loại bãi CTR
I

II
III

Loại chất thải
CTR nguy hại
CTR quy định
CTR sinh hoạt

Trong đó, chất thải theo quy định là chất thải không nguy hại, có thể giải
phóng những thành phần có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước hoặc là
những chất thải đã được DOHS (State Department of Health Service) cho phép. Lưu
ý rằng hệ thống phân loại này chú trọng đến bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm
hơn là vấn đề phát tán khí bãi rác và chất lượng môi trường không khí.
Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hỗn hợp
Ngoài lượng CTR sinh hoạt cần chôn lấp theo yêu cầu, một lượng nhất định
các CTR công nghiệp không nguy hại và bùn từ trạm xử lý nước thải cũng được
phép đổ ở nhiều BCL thuộc nhóm này. Tuy nhiên, bùn từ trạm xử lý nước thải chỉ
được phép đổ ra BCL nếu đã được tách nước đạt nồng độ chất rắn từ 51% trở lên. Ví
dụ, ở California, bùn đổ ở BCL CTR sinh hoạt phải đạt tỷ lệ khối lượng CTR: bùn là
5:1.
Vật liệu che phủ trung gian và che phủ cuối cùng BCL có thể là đất hay
những vật liệu khác như phân compost từ rác vườn và rác sinh hoạt, bùn cống rãnh,
xà bần… Để tăng thêm sức chứa của BCL, những BCL đã đóng cửa ở một số nơi có
thể tái sử dụng bằng cách đào phần chất thải đã phân hủy để thu hồi kim loại và sử
dụng phần còn lại làm vật liệu che phủ hàng ngày cho chất thải mới. Ttrong một số
trường hợp, chất thải đã phân hủy được đào lên, dự trữ và lắp đặt lớp lót đáy trước
khi sử dụng lại BCL.
Bãi chôn lấp chất thải đã nghiền
Với ưu điểm làm tăng khối lượng riêng của rác thải lên đến 35% so với chất
thải ban đầu. CTR sẽ được nghiền trước khi chôn lấp và không cần che phủ hàng

ngày. Với loại bãi rác này, các vấn đề về mùi, rùi nhặng, chuột, bọ và gió thổi bay
rác không còn quan trọng nữa vì rác nghiền có thể nén tốt hơn và có bề mặt đồng

23 | P a g e


nhất hơn, lượng chất thải che phủ giảm và một số loại vật liệu che phủ khác có thể
khống chế được nước ngấm vào BCL trong quá trình vận hành.
Những điểm bất lợi chính của phương pháp này là cần có thiết bị nén rác và
cũng cần dành riêng khu vực để chôn lấp chất thải không nén được. Phương pháp
này có thể áp dụng được những nơi có chi phí chôn lấp cao, vật liệu che phủ không
sẵn có và lượng mưa thấp hoặc tập trung theo mùa. CTR đã nghiền cũng có thể sản
xuất phân hữu cơ hoặc dùng lớp che phủ trung gian.
Bãi chôn lấp những thành phần chất thải riêng biệt (quy định)
Bãi chôn lấp những thành phần chất thải riêng biệt gọi là BCL đơn
(monofill). Tro, amiăng và những chất thải tương tự, thường định nghĩa là chất thải
theo quy định, được chôn ở những BCL riêng để tách biệt chúng với các thành phần
khác của CTR sinh hoạt. Vì tro có chứa một phần nhỏ các chất hữu cơ không cháy,
nên mùi sinh ra trong quá trình khử sunfat trở thành vấn đề quan tâm đối với BCL
tro. Để khắc phục mùi từ bãi chôn lấp tro này, cần lắp đặt hệ thống thu hồi khí.
Các loại bãi chôn lấp khác
Bên cạnh những BCL cổ điển đã mô tả, một số phương pháp chôn lấp đặc
biệt đã được thiết kế tùy theo mục đích quản lý BCL như: bãi chôn lấp được thiết kế
nhằm tăng tốc độ sinh khí và bãi chôn lấp vận hành như những đơn vị xử lý CTR
hợp nhất.
Bãi chôn lấp được thiết kế để tăng tốc độ sinh khí: nếu lượng khí thải phát
sinh và thu hồi từ quá trình phân hủy kỵ khí CTR được khống chế đạt cực đại, khi
đó cần thiết kế BCL CTR đặc biệt. Chẳng hạn, để tận dụng độ sâu CTR được đổ ở
những đơn nguyên riêng biệt không cần lớp che phủ trung gian và nước rò rỉ được
tuần hoàn trở lại để tăng quá trình phân hủy sinh học. Điểm bất lợi của loại BCL này

là lượng nước rò rỉ dư cần phải xử lý.
Bãi chôn lấp đóng vai trò như những đơn vị CTR hợp nhất: các thành phần
hữu cơ được tách riêng và đổ vào BCL riêng đề có thể tăng tốc độ phân hủy sinh học
bằng cách tăng ẩm độ của rác, như sử dụng nước rò rỉ tuần hoàn, bổ sung bùn từ
trạm xử lý nước thải hoặc phân động vật. CTR đã được phân hủy dùng làm vật liệu
che phủ cho những khu vực chôn lấp mới và đơn nguyên này lại được dùng cho loại
rác mới.

24 | P a g e


2.2.4. Theo loại CTR tiếp nhận
Bãi chôn lấp CTR khô là BC các chất thải thông thường (rác sinh hoạt, rác
đường phố và rác công nghiệp).
Bãi chôn lấp CTR ướt là BCL dùng để chôn chất thải dạng bùn nhão.
Bãi chôn lấp CTR hỗn hợp là nơi dùng để chôn lấp chất thải thông thường và
cả bùn nhão. Đối với các ô dành để chôn lấp ướt và hỗn hợp bắt buộc phải tăng khả
năng hấp thụ nước rác của hệ thống thu rác, không để cho rác thấm đến nước
ngma62.
2.2.5. Theo kết cấu
BCL nổi: là BCL xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng
hoặc không dốc lắm (vùng đồi gò). Chất thải được chất thành đống cao đến 15m.
Trong trường hợp này xung quanh BCL phải có các đê không thấm để ngăn chặn
nước rác xâm nhập vào nước mặt xung quanh cũng như nước mặt xung quanh xâm
nhập vào BCL.

Hình 2. 1. Bãi chôn lấp nổi
BCL chìm: là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, mỏ
khai thác cũ, hào, mương, rãnh.


25 | P a g e


×