Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÀI 3 NGUYÊN tắc TÍNH LƯỢNG THUỐC nổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.46 KB, 3 trang )

BÀI 3. NGUYÊN TẮC TÍNH LƯỢNG THUỐC NỔ
3.1. NGUYÊN TẮC TÍNH LƯỢNG THUỐC NỔ:

Khi chuẩn bị vật liệu nổ để tiến hành một vụ nổ mìn. Một trong các tính
toán là xác định lượng chất nổ sử dụng cho vụ nổ. Việc tính toán khối lượng
chất nổ phải theo một nguyên tắc xác định.
3.1.1. Nguyên tắc chung:
Nguyên tắc chung tính lượng thuốc nổ là: Q= f(n).qtc.V; m3
(3-1)
Tr.đó: - f(n): Hàm số chỉ tiêu tác động nổ n.
- qtc: Chỉ tiêu thuốc nổ tiêu chuẩn để tạo ra phễu nổ tiêu chuẩn.
- V : Thể tích nguyên khối đất đá cần làm tơi.
Như vậy để xác định lượng thuốc nổ cần dùng cần phải xác định:
1. Chỉ tiêu thuốc nổ: q (kg/m3).
Là khối lượng thuốc nổ cần thiết để phá vỡ 1m 3 đất đá thành các cục có kích
thước yêu cầu. Vì vậy chỉ tiêu thuốc nổ còn được gọi là tiêu hao thuốc nổ đơn
vị, chỉ tiêu thuốc nổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện nổ:
- Tính chất cơ lý và cấu trúc của các lớp đất đá: Nói chung đất đá có độ
cứng f càng lớn, độ khó nổ Pn càng lớn thì tiêu hao thuốc nổ lớn.
- Điều kiện và phương pháp nổ: Nổ mìn có nhiều hay ít mặt tự do, nổ mìn lỗ
khoan lớn, lỗ khoan con …hoặc phương pháp nổ đồng loạt hay vi sai.
- Loại thuốc nổ sử dụng: Đặc trưng cho nó là năng lượng nổ mạnh hay yếu, biểu
thị bởi khả năng công nổ A của thuốc nổ được lựa chọn và sử dụng cho vụ nổ.
- Mục đích nổ: nổ mạnh hay yếu, làm tơi hay văng xa.
Để đánh giá mức độ khó nổ của đất đá, dùng chỉ tiêu thuốc nổ chuẩn q t/c,
kg/m3,đó là chỉ tiêu thuốc nổ thoả mãn các điều kiện nổ chuẩn với phễu nổ tiêu
chuẩn, thuốc nổ để nổ trong điều kiện đó gọi là thuốc nổ chuẩn.
Như vậy để xác định chỉ tiêu thuốc nổ thực tế, người ta sử dụng chỉ tiêu
thuốc nổ tiêu chuẩn, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với mục đích nổ khác
nhau, độ cứng khác nhau và loại thuốc nổ thực tế sử dụng khác nhau.
Khi n >1gọi là nổ mạnh,khi đó f (n) >1và chỉ tiêu thuốc nổ thực tế q t >q t/c


Khi n = 1 gọi là nổ tiêu chuẩn khi đó f(n) =1 và qt = qt/c
Khi n < 1 gọi là nổ yếu khi đó f(n) < 1 và qt < qt/c
Hàm số f(n) là hàm số phụ thuộc vào chỉ sổ tác dụng nổ n
Khi sử dụng thuốc nổ khác với thuốc nổ chuẩn thì phải dùng hệ số chuyển
đổi thuốc nổ theo khả năng sinh công k =

A
và khi đó qt’ = k.qt.
A,

Tr.đó: - A: Khả năng công nổ của thuốc nổ tiêu chuẩn.
- A,: Khả năng công nổ của thuốc nổ sử dụng.


2. Thể tích đất đá cần được phá vỡ V,m 3: Là thể tích đất đá ở trạng thái nguyên
khối cần được phá vỡ, khi xác định thường coi khối đất đá đó có dạng hình học
cơ bản.
3.1.2. Tính toán khối lượng thuốc nổ:
1. Với lượng thuốc nổ tập trung:
Từ (6-1) Ta có Q = f(n) .qt/c .V kg
Với phễu nổ tiêu chuẩn coi n = 1 thì V =

1
.пr2.W,mà r = W, vậy:
3

Q = qt/c.W3 , kg
(6-2)
Khi nổ làm tơi đất đá với n<1 thì f(n) = 0,33 khi đó Q = 0,33.qt/c.W3.
Khi nổ lượng thuốc nổ tập trung văng xa, thường sử dụng công thức:

Q = (A + B.n3) qtc .W3, kg.
(6-3)
Tr.đó: A, B – Là các hệ số tính toán A + B = 1
Theo BôrecKốp thì A = 0,4 và B = 0,6. Khi đó (6-3) viết:
Q = (0,4+0,6 n3) qtcW3, kg.
Giá trị n được lấy trong giới hạn n = 1,5 ÷ 2.
Khi đường cản W > 25m, giáo sư Pokropski đưa vào hệ số điều chỉnh
, tức là: Q = (0,4 + 0,6 n3) qtcW3.

W
, kg.
25

W
25

(6.4)

2. Với lượng thuốc nổ dài:
- Khi nổ mìn trên tầng cao ở lộ thiên:
+ Khi nổ một lỗ đơn độc: V= a.W.H, thay a = m.W ta có V = m. W 2.H
(chọn m = 1) → V = H. W2 và Q = qt.H. W2; kg
(6-5)
+ Khi nổ mìn nhiều hàng thì: Xác định lượng thuốc nổ của từng lỗ hàng
ngoài và hàng trong:
qngoài = qt.W.a.H, kg
(6-6)
qtrong = k.qt.b.a.H, kg
(6-7)
Trong đó: a- Khoảng cách giữa các lỗ trong hàng, m.

b- Khoảng cách giữa các hàng, m.
k- Hệ số phụ thuộc vào phương pháp nổ; k = 0,95 ÷ 1,15.
- Khi nổ mìn ở hầm lò:
+ Khi đào lò chuẩn bị: Lượng thuốc nổ dùng cho một chu kỳ đào lò được
xác định:
Qc = qt.V= qt. S.Lc, kg
(6-8)
2
Trong đó: S- Diện tích tiết diện đường lò, m
Lc- Tiến độ đào lò (nổ mìn), m.
+ Khi khai thác lò chợ: Lượng thuốc nổ cho một đợt nổ được xác định:
Qc = qch. V= qch.L. h.Lc, kg
(6-9)


Trong đó: qch - Chỉ tiêu thuốc nổ thực tế ở lò chợ, kg/ m3.
L- Chiều dài khu vực nổ mìn, m.
H- Chiều cao lò chợ, m.
Lc- Tiến độ khai thác lò chợ, m.



×