Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI 9 kỹ THUẬT nổ mìn TRÊN mỏ lộ THIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.36 KB, 12 trang )

BÀI 9. KỸ THUẬT NỔ MÌN TRÊN MỎ LỘ THIÊN
8.1. KỸ THUẬT NỔ MÌN LỖ LỖ KHOAN LỚN.

8.1.1. Các sơ đồ bố trí lỗ khoan và cấu trúc lượng thuốc:
Có nhiều cách bố trí lỗ khoan, tùy theo điều kiện cụ thể để lựa chọn phương
pháp bố trí lỗ khoan: có thể bố trí một hàng hoặc nhiều hàng song song với tuyến
tầng. Có thể bố trí theo mạng tam giác đều, mạng ô vuông hoặc các hàng lỗ khoan
vòng cung theo hình 8-1. Các lỗ khoan có thể khoan thẳng đứng hoặc nghiêng.
8.1.2.Xác định các thông số mạng nổ và nổ mìn.
1. Các thông số nổ mìn:
Các thông số nổ mìn lỗ khoan lớn được thể hiện ở hình 8-2. Gồm các thông
số:
- Chiều cao tầng H, m: Là khoảng cách giữa mặt phẳng nóc tầng và nền tầng.
- Góc nghiêng sườn tầng α, độ: Là góc nhị diện tạo bởi mặt phẳng nghiêng
sườn tầng và mặt phẳng ngang đi qua chân tầng.
- Đường kính lỗ khoan D,mm.
- Góc nghiêng lỗ khoan β, độ: Là góc tạo bởi trục lỗ khoan và hình chiếu của
nó trên mặt phẳng nằm ngang.
- Khoảng cách an toàn C, m: Là khoảng cách nằm ngang tính từ trục lỗ khoan
ngoài cùng tới mép trên của tầng.

b

- Đường cản chân tầng. W, m: Là khoảng
c cách nằma ngang βtính từ trục lỗ
khoan ngoài cùng tới mép dưới tầng(chân tầng).
Lb
H L
k
Lt


α
W

Lp


Hình 8-2: Các thông số mạng lỗ khoan lớn
- Chiều dài lỗ khoan.Lk ,m: Là khoảng cách từ miệng lỗ khoan tới đáy lỗ khoan.
- Chiều sâu lỗ khoan, Lks ,m: Là khoảng cách ngắn nhất từ miệng lỗ khoan tới
đáy lỗ khoan.
- Chiều dài cột thuốc, Lt ,m: Là phần chiều dài lỗ khoan chứa thuốc nổ.
- Chiều dài cột bua, Lb ,m: Là phần chiều dài còn lại của lỗ khoan ở phía
miệng lỗ được lấp đầy bua mìn.
- Chiều sâu khoan thêm Lkt ,m (còn gọi là chiều sâu vượt nền Ln, hoặc chiều
sâu phụ Lp): Là khoảng cách ngắn nhất tính từ mặt phẳng nền tầng tới đáy lỗ
khoan.
2. Xác định các thông số:
a. Chiều cao tầng: H, m
Là thông số quan trọng của hệ thống khai thác mỏ lộ thiên: chiều cao tầng bị
ảnh hưởng và liên quan tới nhiều yếu tố kinh tế - kỹ thuật và an toàn. Theo quan
điểm nổ mìn thì chiều cao tầng càng lớn thì càng có lợi. Tuy nhiên nó ảnh hưởng
tới nhiều yếu tố khác, đặc biệt tới công tác an toàn của các khâu công nghệ sau đó.
- Khi sử dụng máy xúc tay gầu với đất đá cứng và dễ nổ mìn, để đảm bảo an
toàn:
H ≤ 1,5Hxmax
(8-1).
Trong đó: Hxmax , chiều cao xúc lớn nhất của máy xúc tay gầu,m


- Khi tớnh ti s phự hp gia cỏc thụng s ca h thng khai thỏc vi thụng s

lm vic ca mỏy xỳc, thỡ chiu cao tng c tớnh theo cụng thc kinh nghim
ca Mennhicp :
h = 0,7 B

Trong ú:

sin .sin
,m
K r ' (1 + " ) sin( )

(8-2)

B = 0,8(Rx + Rd)
B - Chiều rộng của đống đá sau khi nổ mìn, m;
Rx; Rđ - Bán kính xúc và dỡ của máy xúc, m;
, - Góc nghiêng sờn tầng và sờn đống đá nổ mìn, độ;
Kr - Hệ số nở rời của đất đá nổ mìn;
' =

W
= 0,55 ữ 0,70.( ' l t s gia ng cn ngn nht v chiu
h

cao tng)
" =

b
= 0,75 ữ 0,85; W - ờng kháng chân tầng, m;
W


b - Khoảng cách giữa các hàng mìn, m. (" l khong cách
hng l khoan v ng cn ngn nht).
Khi n mỡn,t chc xỳc bc nhiu lp theo cao thỡ chiu cao tng khụng s
dng cụng thc 8-2.
b. ng kớnh l khoan D,mm:
ng kớnh l khoan l mt thụng s xỏc nh mc p v t ỏ. Cỏc thụng
s mng n b nh hng trc tip bi ng kớnh l khoan. La chn ng kớnh
l khoan cn cn c vo mc khú n ca t ỏ, quy mụ sn lng m, ng b
thit b m v yờu cu ca cụng tỏc phỏ v t ỏ.
- Theo quy mụ sn lng thỡ ng kớnh c xỏc nh:
Dmin = 1254 A ,mm

(8-3)

A : Khi lng t ỏ phi n mỡn hng nm (hoc khi lng t ỏ phi bc
xỳc, triu m3).
- m bo phỏ v chõn tng thỡ ng kớnh l khoan c xỏc nh theo
cụng thc ca Xukhanp: D =

( H cot g + C )
,mm
30(3 m)

(8-4)


Trong đó: γ - Mật độ thể tích đất đá, T/ m3 .
m = a/w- Hệ số khoảng cách, m = 0,75 ÷ 1.
Khi chọn đường kính cần xem xét tới mức độ khó nổ và nứt nẻ của đất đá,
phương pháp điều khiển nổ, ví dụ:

+ Khi đất đá nứt nẻ, nổ vi sai nhiều hàng thì D = 250 ÷ 300mm.
+ Khi đất đá nứt nẻ chữ chi thế nằm dạng khối thì D = 100 ÷ 150mm.
c. Góc nghiêng lỗ khoan β, độ:
Góc nghiêng lỗ khoan được xác định trực tiếp trên mặt cắt khi bố trí lỗ khoan và
xác định hướng nghiêng trên bình đồ. Góc nghiêng lỗ khoan bị ảnh hưởng bởi:
Đường cản chân tầng, khoảng cách an toàn và tính chất cơ lý của đất đá.
Góc nghiêng lỗ khoan có thể được xác định theo các công thức:
C + H cot gα −

β = arctg

p
qt , độ

(8-5)

H

Trong đó: p- Khả năng chứa thuốc nổ của lỗ khoan: p = 0,785D2 .∆t , kg/m.
qt- Chỉ tiêu thuốc nổ thực tế, kg/m3
Lỗ khoan khi vuông góc với mặt tầng thì góc nghiêng β = 85÷ 90o
Lỗ khoan nghiêng ra phía ngoài sườn tầng thì góc nghiêng β < 85o
Lỗ khoan nghiêng vào phía tầng thì góc nghiêng có giá trị âm – β.
Đối với công tác khoan có thể dùng góc nghiêng có quy ước khác thông
thường thì phải nêu rõ góc hợp giữa trục lỗ khoan với phương nào. Ví dụ: tạo với
phương thẳng đứng một góc β = 15 ÷ 30o .
Khi lỗ khoan có góc nghiêng β = α thì đường cản chân tầng w = const, khi
đó nổ mìn có hiệu quả cao. Khi β ≤ 50 ÷ 60o sẽ khó khăn cho công tác nạp thuốc,
nạp bua vì cản trở vật liệu rơi tự do, do thành lỗ khoan có ma sát lớn.
d. Đường cản chân tầng W, m:

Là thông số quan trọng khi nổ mìn lỗ khoan lớn. Khi nổ mìn phải vỡ đất đá
với mô chân tầng nhỏ nhất. Đường cản chân tầng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có
thể chia thành ba nhóm sau:
- Các yếu tố đặc trưng cho môi trường nổ: Chiều dày, và mức độ khó nổ của
các lớp đất đá ở chân tầng, mức độ nứt nẻ của khối, tính phân lớp...


- Các yếu tố đặc trưng cho lượng thuốc: Hình dạng và chiều dài của lượng thuốc,
đường kính lượng thuốc, loại thuốc nổ sử dụng và khả năng công nổ của nó.
- Các yếu tố đặc trưng cho bố trí lượng thuốc: Khoảng cách giữa các lỗ trong
hàng, lượng thuốc tập trung hay dài...
Có rất nhiều công thức xác định đường cản chân tầng của nhiều tác giả, mỗi
công thức chỉ đề cập tới một số ảnh hưởng cụ thể, do vậy không chính xác khi sử
dụng trong điều kiện tổng quát chung nhất. Do vậy ở đây chỉ giới thiệu một số
công thức thực tế hay sử dụng:
* Theo khả năng sử dụng tối đa thể tích lỗ khoan để chứa thuốc:
Từ nguyên tắc tính lượng thuốc nổ, khối lượng thuốc nổ một lỗ hàng ngoài
được xác định:
Qng = qt.W.a.H; kg mà a = m.W → Qng = q.m. W2.H; kg

(8-6)

Mặt khác có thể xác định khối lượng thuốc nổ theo khả năng nạp thuốc:
Qng = P.Lk = P.(Lk - Lb); kg. Nếu lấy chiều cao bua nhỏ nhất Lb = 0,75.W thì:
Qng = P.Lk – 0,75.P.W; kg

(8-7)

Từ (8-6) và (8-7) có phương trình bậc 2: q.m.H.W2 + 0,75P.W - P.Lk = 0 (8-8)
Từ công thức (8-8) ta có: W =


− 0,75 P + 0,56 p 2 + 4mp.q.H .LK
2m.q.H

;m

(8-9)

Trong đó: P- Lượng thuốc nạp trong 1m lỗ khoan.
P = 0,785 D 2 .∆ ; kg/m

Δt - Mật độ nạp thuốc; kg/m3
q- Chỉ tiêu thuốc nổ thực tế; kg/m3
Lk - Chiều dài lỗ khoan; m
H- Chiều cao tầng; m
m=

a
Hệ số khoảng cách. a - Khoảng cách các lỗ trong hàng.
W

D - Đường kính lỗ khoan; m
Công thức trên chỉ đúng với thực tế khi m = 0,75 ÷ 1, vì chưa tính tới tác động
vật lý khi nổ các lượng thuốc.
* Công thức thực nghiệm của Đavưđốp với 0,6 < m < 1,2:


W = Wmax + K0.D(1,2 - m);

(8-10)


Trong đó: Wmax - Đường cản chân tầng lớn nhất của lỗ khoan; m
Wmax = 53.K n .D.
K0 =


;m
γ

(8-11)

30
- Hệ số tác dụng lẫn nhau giữa các lượng thuốc
γ

γ - Khối lượng thể tích đất đá; T/m3
Kn – Hệ số kể đến mức độ nứt nẻ của đất đá.
Từ đó công thức (8-10) ta có thể viết lại:

W=

(

)

30.D
1,75.k n . ∆ + 1,2 − m ; m
γd

(8-12)


- Khi nổ một lỗ khoan đơn độc, đường cản lớn nhất có thể xác định theo công
thức (8-11) hoặc theo công thức:
Wdon =

P
;m
qt

(8-13)

Từ (8-13) khi nổ nhiều lượng thuốc có tính đến tác động tương hỗ giữa chúng thì:
W = Wđơn .( 0,6 - 0,5m);

(8-14)

Trong thực tế tính toán, đường cản bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuỳ theo
điều kiện cụ thể để xác định. Đường cản chân tầng trong thực tế thường được
chọn:
W = (30 - 40).D

(8-15)

Sau khi xác định được W, phải kiểm tra theo điều kiện an toàn khi khoan các lỗ
khoan thẳng đứng:
W ≥ Wat = C + H.cotgα; m

(8-16)

Khi không thoả mãn điều kiện trên có thể sử dụng các giải pháp sau:

+ Sử dụng lỗ khoan nghiêng, giữ nguyên W tính toán được và chuyển vị trí
miệng lỗ khoan vào trong khoảng cách an toàn.
+ Sử dụng đường cản an toàn và thu hẹp khoảng cách giữa các lỗ, sử dụng
các loại thuốc nổ mạnh ở phía dưới hoặc sử dụng lỗ khoan đôi.
e. Khoảng cách giữa các lỗ trong hàng, a; m


a = m. W; (m)

(8-17)

+ Khi nổ tức thời mạng ô vuông thì m = 0,8 - 1
+ Khi nổ vi sai thì m = 1 ÷ 1,4
f. Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan b; m
+ Khi nổ mạng tam giác đều: b = a.sin60 = 0,86.a; m
+ Khi nổ mạng ô vuông thì:

b=a

g. Chiều sâu khoan thêm, Lkt; m( hoặc Lp, Ln)
Chiều sâu khoan thêm có tác dụng chủ yếu là sau khi nổ nền tầng tương đối
bằng phẳng, mô chân tầng nhỏ. Tuy nhiên chiều sâu khoan thêm lớn làm tăng giá
thành công tác khoan nổ, gây hậu xung lớn khó khăn khi khoan nổ đợt sau. Tuỳ
thuộc tính chất cơ lý của đất đá, các thông số mạng nổ, cấu trúc lượng thuốc… có
thể chọn theo:
Lkt = (0,1 ÷ 0,2). W; m

(8-18)

Lkt = (5 ÷ 15). D; m


(8-19)

Lkt = (0,1 ÷ 0,2). H; m

(8-20)

h. Chiều dài lỗ khoan: Lk; m
Chiều dài lỗ khoan phụ thuộc vào chiều cao tầng, chiều sâu khoan thêm và
góc nghiêng lỗ khoan:
Lk =

1
( H + LP ) ; m
sin β

(8-21)

Trong đó: β - góc nghiêng lỗ khoan, độ.
i. Chiều dài cột thuốc: Lt; m
Chiều dài cột thuốc phụ thuộc vào khối lượng thuốc nổ, đường kính và mật
độ nạp thuốc:
Lt =

Q
Q
=
;m
P 0,785.d k2 .∆


(8-22)

Q- Khối lượng thuốc nổ sử dụng trong lỗ khoan; kg
Khi sử dụng nhiều loại chất nổ với mật độ khác nhau thì:
Lt =

Q
Q1 Q2
+
+ ... + n ; m
P1 P2
Pn

(8-23)


Q1, Q2…Qn - Khối lượng thuốc nổ từng loại ứng với khả năng nạp trên 1m lỗ
khoan P1, P2…
Trong thực tế khối lượng chất nổ ở các lỗ là khác nhau, cần phải xác định L k, Lt, Lb
cho từng lỗ cụ thể.
k. Chiều dài cột bua: Lb; m.
Sau khi nạp hết thuốc, phần lỗ khoan còn lại phải lấp đầy bua. Sử dụng bua
có tác dụng sau:
- Chống tổn thất năng lượng trong quá trình kích nổ, thúc đẩy kích nổ hoàn
toàn và giải phóng năng lượng tối đa.
- Tạo điều kiện hoàn thành phản ứng lần 2 của các sản phẩm nổ, nhờ đó tăng
được năng lượng nổ.
- Tăng thời gian tác dụng của áp lực khí nổ, kéo dài trạng thái căng của đất đá.
- Giảm lượng khí độc trong quá trình nổ mìn. An toàn với môi trường có khí
hoặc bụi nổ.

- Ngăn cản sự tạo thành sóng va đập mạnh trong không khí.
Chiều cao bua đảm bảo kỹ thuật được xác định như sau:
Lb = Lk – Lt; m

(8-24)

Sau khi tính xong phải kiểm tra theo các điều kiện sau:
+ Theo điều kiện không phụt bua: Lb ≥ 1/3Lk

(8-25)

+ Theo đường cản chân tầng:

Lb = (0,5 ÷ 0,75).W

(8-26)

+ Theo đường kính lỗ khoan:

Lb = (20 ÷ 30).D

(8-27)

l. Chỉ tiêu thuốc nổ thực tế, qt; kg/m3
Chỉ tiêu thuốc nổ thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đường kính lượng
thuốc, loại thuốc nổ, chiều cao tầng, số mặt tự do, mức độ nứt nẻ, độ cứng của đất
đá… Chỉ tiêu thuốc nổ thực tế thường được xác định bằng nổ thực nghiệm với một
loại thuốc nổ(thuốc nổ chuẩn). Khi sử dụng thuốc nổ khác với thuốc nổ chuẩn thì
chỉ tiêu thuốc nổ được tính theo hệ số quy đổi k:
qt = k.qtc; kg/m3

qtc- Chỉ tiêu thuốc nổ chuẩn; kg/m3
m. Khối lượng thuốc nổ:

(8-28)


- Lượng thuốc nổ cho một lỗ hàng ngoài: Qng
Qng = qt .a.W.H; kg

(8-29)

Trong đó: qt- chỉ tiêu thuốc nổ thực tế; kg/m3.
- Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan hàng trong: Qtr
Qtr = k.qt .a.b.H; kg

(8-30)

k - Hệ số ảnh hưởng của phương pháp nổ mìn(k = 0,95 - 1,1)
Khi nổ đồng loạt k =1-1,1; Khi nổ vi sai k = 0,95 – 1.
- Khối lượng thuốc nổ của cả bãi nổ:
n

n

i =1

i =1

Q = ∑ Qngi + (m − 1)∑ Q tri ; kg


Trong đó:

(8-31)

m- Số hàng lỗ khoan.
n- Số lỗ khoan trong hàng.

Tuỳ theo điều kiện thực tế: Vị trí lỗ khoan, cao độ miệng lỗ, góc nghiêng
sườn tầng, tính chất cơ lý và cấu trúc của đất đá, loại chất nổ sử dụng.., mà xác
định các thông số nạp nổ chi tiết cho từng lỗ khoan và cho cả vụ nổ.
j. Suất phá đá; P
Để đánh giá hiệu quả phá đá của 1m dài lỗ khoan người ta dùng chỉ tiêu suất phá
đá. Suất phá đá là khả năng phá vỡ đất đá của một mét dài lỗ khoan.
P=

∑V
∑L

; m3/m

(8-32)

K

Trong đó:

ΣV- Tổng thể tích đất đá nguyên khối được phá vỡ trong vụ nổ, m3
ΣLk- Tổng chiều dài mét khoan sử dụng trong vụ nổ, m

Khi thiết kế nổ mìn cho 1 vụ nổ lỗ khoan lớn, nếu chiều cao tầng không đổi,

các thông số mạng và lỗ khoan như nhau thì:
P=

W.a.H + (m - 1).b.a.H 3
;m / m
m.Lk

m- Số hàng lỗ khoan
8.1.3. Biện pháp an toàn khi nổ mìn lỗ khoan lớn.

(8-33)


- Phải dọn các cục đá, vật liệu khác trong vòng bán kính 0,7m tính từ miệng
lỗ khoan. Khi đất đá không ổn định phải có biện pháp bảo vệ miệng lỗ khoan khỏi
bị sạt lở.
- Khi khởi nổ đồng thời các lỗ khoan lớn phải sử dụng kíp điện hoặc dây nổ.
Khi lỗ khoan sâu lớn hơn 15m thì mạng dây nổ phải là mạng kép.
- Khi thả các bao thuốc nổ có vỏ cách nước, các bao mìn mồi. Phải buộc dây chắc
chắn có nút buộc dễ tháo. Không được để dây nổ, dây điện bị kéo căng.
Ngoài các quy định trên phải thực hiện đúng các quy định an toàn khi nổ mìn
trên mặt đất, các quy định an toàn khi nạp thuốc, nạp bua và các phương tiện nổ
khác nhau.
8.1.4. Xử lí mìn câm khi nổ lỗ khoan lớn.
- Cho khởi nổ lại phát mìn câm, nếu nguyên nhân câm là do mạng trên mặt
đất bị hỏng. Nhưng với điều kiện đường cản ngắn nhất của phát mìn câm không bị
giảm do phát mìn bên cạnh nổ.
- Khi nổ mìn không kíp, thuốc nổ là loại NitratAmôn thì cho phép dùng máy
xúc để xúc đất đá cạnh phát mìn câm.
- Cho nổ một phát mìn lỗ khoan lớn, được khoan song song với lỗ mìn

câm ≥ 3m.
- Cho phép xúc đất đá bằng thủ công tại chỗ có mìn câm để làm lộ đầu phát
mìn câm. Khi không thể xúc bằng thủ công được, cho phép khoan và nổ các lỗ
mìn có đường kính nhỏ được khoan cạnh trục lỗ mìn câm ≥ 1m.
8.2. NỔ MÌN LỖ KHOAN CON VÀ PHÁ ĐÁ QUÁ CỠ.

8.2.1. Phá đá quá cỡ bằng khoan nổ mìn.
1. Nổ mìn ốp:
Được sử dụng khi khối lượng đá quá cỡ cần phá nhỏ, đất đá dòn, dễ vỡ hoặc
khi triển khai công tác khoan khó khăn.
Dùng thuốc nổ đắp trên mặt hòn đá với chiều dày từ 3cm đến 5 cm, bên trên
phủ một lớp bua bằng sét hoặc cát có chiều dầy lớn hơn chiều dày lớp chất nổ
(không lẫn cuội, đá dăm). Khi nổ các cục đá nằm kề sát nhau chỉ được phép khởi
nổ đồng loạt các lượng thuốc (hình 8-3).


Hình 8-3. Phá đá quá cỡ bằng khoan nổ mìn
Khối lượng thuốc nổ để phá một hòn đá quá cỡ khi nổ mìn đắp được xác định
theo công thức của Ba rôn:
Q=

q n .b.c
; kg
K tn .K dk

(8-34)

Trong đó: qn- Chỉ tiêu thuốc nổ với thuốc nổ Amônít N06JV.
b, c- Chiều rộng và chiều cao của hòn đá quá cỡ, m
Ktn = 1/K; K- Hệ số chuyển đổi thuốc nổ.

Kđk- Hệ số tính đến hình dạng, không quy cách của hòn đá.
Như vậy nếu sử dụng thuốc nổ Amônít N06JV thì:
Q ≈ 0,6.qn.b.c; kg

(8-35)

Bảng 8-1. Chỉ tiêu thuốc nổ phá đá quá cỡ với Amônít N06JV
Độ cứng của đất đá; f

3-5

5-8

8-12

>12

Chỉ tiêu thuốc nổ; kg/m3

2,2

2,6

3,0

3,5

Khi các cục đá quá cỡ nằm sát nhau, chỉ được phép khởi nổ đồng thời các
phát mìn bằng dây nổ hoặc kíp điện.
Khi nổ mìn phá đá quá cỡ có thể dùng lượng thuốc nổ đã được đóng nén ép

thành khối, có khối lượng 2 đến 3kg đặt trực tiếp trên hòn đá và khởi nổ bằng kíp:
phương pháp này có thể phá vỡ các hòn đá quá cỡ lên tới 15m 3 do thuốc nổ được
chế tạo có đáy lõm, năng lượng nổ được tập trung.
Có thể sử dụng bua bằng nước khi nổ mìn đắp. Dùng các túi Polyêtilen chứa
nước và đặt trên lượng thuốc đắp để làm bua. Khi đó có thể giảm chỉ tiêu thuốc nổ, ít
bụi, bán kính bay xa của đá văng nhỏ từ 20 đến 25m nhờ đó an toàn hơn.
Ưu nhược điểm của nổ mìn đắp là: Chi phí thuốc nổ cao hơn các phương pháp
khác, thời gian thi công ngắn. Không phải thực hiện công tác khoan.
2. Nổ mìn lỗ khoan con phá đá quá cỡ:


Sử dụng lỗ khoan con có d < 75mm và khoan sâu L k < 5m. Chiều sâu lỗ
khoan được xác định theo chiều cao hòn đá:
1 1
Lk = ( ÷ )C = (0,25 ÷ 0,5)C ,m
4 2

(8-36).

Trong đó: C- Là chiều cao hòn đá, m
Nếu hòn đá to thì khoảng cách giữa các lỗ khoan là:
a = (0,5 ÷0,9) Lk ,m

(8-37).

Khi nổ bằng lỗ khoan con chỉ tiêu thuốc nổ phải giảm nhiều lần so với nổ bình
thường, vì có nhiều mặt tự do.
Phương pháp này có ưu nhược điểm: Được sử dụng rộng rãi để phá đá quá cỡ.
Tiêu hao lao động lớn, chi phí cao hơn phương pháp đắp do phải tiến hành khoan.
Bán kính bay xa của cục đá lớn(lớn hơn 200m) .

Để giảm bán kính bay xa của hòn đá và giảm chỉ tiêu thuốc nổ, có thể sử
dụng bua bằng nước.
8.2.2. Nổ mìn lỗ khoan con phá mô chân tầng hoặc khoáng sản:
Sử dụng các lỗ khoan nhỏ thẳng đứng, nghiêng hoặc ngang, đường kính D
= (32÷75)mm. Nếu đất đá cứng thì khoan vượt nền từ 10 đến 15 % chiều cao
tầng. Các thông số tính tóan như nổ mìn lỗ khoan lớn.
- Khi nổ bằng dây cháy chậm thì:

a = (1,2÷1,5) W, m

(8-38).

- Khi nổ bằng kíp điện và dây nổ thì: a = (0,8÷1,3) W, m

(8-39).

Để tăng cường đập vỡ đất đá hết mô chân tầng thì w ≤ (20 ÷25).d với đất đá
cứng và w ≤ (25 ÷35)d với đất đá trung bình.
(8-40).
Trong đó d- Là đường kính lỗ khoan, m.
Khi đường cản W < 1m khi đó phải tăng tiêu hao thuốc nổ theo hệ số K w theo
đường cản (bảng 8-2).
W

1,0

0,9

0,8


0,7

0,6

0,5

0,4

0,3

Kw

1,0

1,15

1,37

1,8

2,8

3,5

5,4

8,8

Khi đó lượng thuốc nổ trong lỗ khoan là: q,l = ql.kw.w.a.H, kg


(8-41).



×