Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI nổ THUỐC nổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 30 trang )

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI NỔ THUỐC NỔ
BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP KHỞI NỔ BẰNG CÁCH ĐỐT
4.1.1 Kíp thường:
Kíp thường có dạng hình trụ tròn, đường kính trong Ф = 6 ÷ 7 mm, dài từ 47
÷ 51 mm. Một đầu bịt kín gọi là đáy kíp. Đáy kíp làm lõm vào để tăng cường tác
dụng tập trung của sự nổ. Một đầu hở để tra dây cháy chậm vào. Vỏ kíp làm bằng
nhôm, đồng hoặc giấy.

1- Vỏ kíp
5- Mắt ngỗng

2- Thuốc nổ nhóm 1
3- Thuốc nổ nhóm 2
4- Mũ kíp
6- Đáy lõm
Hình 7-1. Cấu tạo kíp thường.
Thuốc nổ nhóm 2 được ép chặt ở đáy kíp nhờ mũ kíp. Trong mũ kíp chứa
thuốc nổ nhóm 1, mũ kíp còn có tác dụng tăng cường độ cứng để bảo vệ thuốc nổ
nhóm 1. Ở trung tâm mũ kíp có một lỗ với đường kính Ф = 1 ÷ 3 mm để tia lửa của
dây cháy chậm đi qua. Để bảo vệ thuốc nổ kích thích tại lỗ có một lớp tơ mỏng
màu đỏ(rất nhạy với tia lửa) đặt lót phía ngoài. Vì vậy khi nhìn từ miệng kíp vào
thấy một điểm màu đỏ nên còn gọi là mắt ngỗng.
Tuỳ thuộc vào thuốc nổ kích thích trong kíp mà vỏ kíp có các loại khác nhau:
- Kíp vỏ đồng hoặc hợp kim đồng: Chứa chất nổ Fuminnát thuỷ ngân và Tênrin.
- Kíp vỏ nhôm hoặc giấy chứa thuốc nổ Azít chì + THPC và têrin, Ten..
Nguyên lý làm việc của kíp như sau: Khi tia lửa của dây cháy chậm đi qua mắt
ngỗng, lưới tơ bị cháy, tia lửa làm khởi nổ thuốc nổ kích thích. Từ đó gây nổ thuốc
nổ nhóm 2, qua đáy kíp năng lượng nổ được tập trung khởi nổ thuốc nổ mồi và từ
đó kích nổ thuốc nổ chính.
Tuỳ theo lượng thuốc nổ nhóm 2 nhiều hay ít mà người ta chia kíp thành 10 số
theo cường độ nổ:


- Cường độ nổ yếu nhất là số 1, mạnh nhất là số 10 ký hiệu từ K1 ÷ K10. Một
số nước ký hiệu #1 ÷ #10.
- Trong công nghiệp thường sử dụng kíp có cường độ nổ số 8.


Kíp thường rất nhậy với các xung lực va đập, ma sát, tia lửa… do vậy khi vận
chuyển, cất giữ và sử dụng phải hết sức nhẹ nhàng. Cấm dùng bất cứ vật gì chọc
vào trong miệng kíp.
7.1.2. Dây cháy chậm:
Dây cháy chậm làm nhiệm vụ truyền tia lửa từ bên ngoài với khoảng cách nhất
định vào trong kíp thường để khởi nổ thuốc nổ kích thích ở trong kíp.
Dây cháy chậm không chịu nước các cấu tạo như hình 7-2.
1- Dây chỉ hướng
2- Thuốc nổ đen
3, 6, 8- Các lớp sợi chỉ
4, 5, 7- Lớp nhựa
đường
Hình 7-2. Cấu tạo dây cháy chậm.
Ruột dây cháy chậm làm bằng thuốc nổ đen có khói với mật độ từ
0,53
1,88g/cm . Với thành phần hoá học như sau:
78% KNO3 + 12%C + 10%S
Chính giữa dây có 1 hoặc 2 sợi chỉ có tác dụng định hướng và phân bổ lượng
thuốc nổ đen theo chiều dài dây. Đường kính ngoài của dây Ф = 5 ÷ 6mm. Tốc độ
cháy của dây được khống chế bởi mật độ thuốc nổ đen với v ≈ 0,01m/s (đốt hết một
đoạn 60 cm dây mất từ 60 - 69 giây).
Dây cháy chậm dễ hút ẩm, khi bị ẩm hoặc nước xâm nhập mất hết khả năng cháy,
do vậy khi bảo quản phải để ở nơi khô ráo để chống ẩm.
Có 3 loại dây cháy chậm:
- Dây cháy sử dụng ở nơi khô và ẩm: Vỏ dây chỉ có một lớp nhựa đường

- Dây cháy sử dụng ở nơi ẩm ướt: Vỏ dây có hai lớp nhựa đường
- Dây cháy sử dụng trong môi trường nước: Vỏ dây có bọc một lớp nhựa dẻo.
7.1.3. Trình tự và kỹ thuật nổ mìn:
1. Làm ngòi mìn:
Làm ngòi mìn là thao tác đưa phương tiện truyền tín hiệu vào trong kíp và cố
định lại. Kíp nổ mang phương tiện truyền tín hiệu gọi là ngòi mìn. Khi nổ bằng kíp
thường và dây cháy chậm làm ngòi mìn là đưa dây cháy chậm vào trong kíp
thường và cố định lại. Trong các phương pháp khởi nổ thì chỉ có phương pháp này
là phải tiến hành làm ngòi mìn.Chỉ được làm ngòi mìn tại nơi quy định. Người làm
ngòi mìn không được mang theo bất cứ vật gì sinh ra tia lửa, và tuân thủ các quy
định trong QCVN: 02:2008/ BCT.


- Chuẩn bị dây cháy chậm: Chiều dài của ngòi mìn được xác định theo các điều
kiện sau:
+ Theo chiều sâu lỗ khoan: Ld min = Lk + 0,25m .
(7-1)
+ Theo thời gian an toàn khi đốt: Chiều dài dây cháy phải có đủ độ dài sao cho
khi thợ mìn đốt có đủ thời gian chạy đến nơi trú ẩn:
Ld min = (n.t + T).v; m
(7-2)
Trong đó: Lk- Chiều dài lỗ khoan, m.
n- Số dây cháy chậm cần đốt của 1 thợ mìn, trong hầm lò nmax = 16 dây.
t- Thời gian đốt một dây (5 ÷ 8 giây)
T- Thời gian dự trữ và cần thiết để thợ mìn rút về nơi an toàn (T ≥ 60 giây)
v- Vận tốc cháy của dây cháy chậm, m/giây.
Chiều dài dây của ngòi mìn được chọn phải đảm bảo: Ldmax ≥ Ld ≥ Ldmin
- Dùng dao sắc để cắt, có thể cắt một lúc nhiều dây bằng một nhát cắt.
Không được làm dây bị dập, xơ tướp đầu dây. Cắt bỏ mỗi đầu dây 5 cm để loại
bỏ phần bị ẩm. Đầu cho vào kíp cắt vuông góc với trục của dây, đầu kia cắt vát

450 để dễ đốt.
- Trước khi tra dây vào kíp phải kiểm tra kíp, kiểm tra độ sạch bên trong miệng
kíp. Nếu có bụi bẩn thì úp kíp xuống gõ nhẹ vào móng tay. Cấm lấy bất cứ vật gì
chọc vào miệng kíp. Tay thuận cầm dây, tay không thuận cầm kíp và hướng đáy
lõm ra ngoài, từ từ đưa dây cháy chậm tịnh tiến vào sát mũ kíp. Cấm xoáy dây
trong quá trình đưa dây vào kíp. Dùng kìm chuyên dùng để kẹp miệng kip, cố định
kíp với dây. Cấm bóp kìm vào phần chứa thuốc. Cấu tạo của ngòi mìn như hình 73.
1- Kíp

2- Dây cháy chậm

Hình 7-3. Ngòi mìn ỐNG ĐỐT
Lưu ý: Trong một đợt nổ chỉ được phép sử dụng một loại kíp, một loại dây của một
hãng sản xuất và cùng điều kiện sử dụng,...
2. Làm mìn mồi:
Là công việc đưa ngòi mìn(hoặc dây nổ) vào bao thuốc(hoặc khối mồi nổ) và
cố định lại. Bao chất nổ mang ngòi mìn gọi là mìn mồi hoặc khi nổ bằng khối mồi
nổ gọi là lượng thuốc mồi nổ trung gian.
Chỉ được làm mìn mồi ở vị trí quy định, theo phương tiện nổ và điều kiện nổ ở
lộ thiên và hầm lò… mà quy định vị trí làm mìn mồi khác nhau. Chỉ được phép
làm mìn mồi trước giờ nạp mìn, đủ số lượng các phát mìn mồi. Mọi người không


có nhiệm vụ không có mặt tại vị trí làm mìn mồi. Phải thực hiện đầy đủ các quy
định An toàn khi làm ngòi mìn và mìn mồi theo điều 7.2 QCVN :02 -2008/BCT.
Khi làm mìn mồi băng kíp thương và dây cháy chậm tiến hành như sau: Chọn
bao thuốc nổ đảm bảo chất lượng, vỏ bao nguyên ven, không bị rách rời, ẩm ướt,
thuốc nổ không bị vón cục. Dùng tay bóp tơi một đầu bao thuốc, bóc vỏ giấy đầu
bao. Dùng que tre hoặc gỗ dùi thẳng trục ở đầu bao một lỗ sâu hơn chiều dài kíp,
đường kính lớn hơn đường kính kíp. Từ từ đưa kíp ngập hoàn toàn trong chất nổ.

Gấp vỏ giấy lại, dùng dây buộc chặt vào phần dây cháy chậm để kíp không bị tuột
ra. Thao tác được trình bày như hình 7 -4.

1, 2, 3, 4- Trình tự các công việc.
Hình 7-4. Các bước làm mìn mồi.
Mìn mồi sau khi làm xong được dựng thẳng trong thùng đựng, phần có kíp ở
phía trên, nếu để đống không được quá cao. Khi vận chuyển cấm xách bao thuốc
mồi bằng dây cháy chậm.
3. Nạp thuốc:
Trước khi nạp thuốc phải kiểm tra lỗ khoan, lấy hết phoi. Khi nạp phải dùng
gậy tre, gỗ đầu vót tròn nhẵn để nạp mìn. Vị trí bao thuốc mồi với lỗ khoan nhỏ có
thể là: Ở trong cùng nhưng đáy lõm của kíp phải hướng ra miệng lỗ khoan. Đặt ở
ngoài cùng nhưng đáy lõm của kíp phải hướng về đáy lỗ khoan.
Các quy định này đảm bảo khi kích nổ, sóng kích nổ đảm bảo lan truyền theo
suốt chiều dài lượng thuốc.
Trong quá trình nạp thuốc không được chọc, nén ép mạnh vào bao thuốc nổ
mồi hoặc làm dập nát dây cháy chậm. Phải giữ thẳng dây cháy chậm tránh để dây
cuộn vòng, gẫy gập.
4. Nạp bua:
Công việc nút lỗ mìn gọi là nạp bua. Vật liệu nút lỗ mìn gọi là bua. Phải
nạp bua hết phần còn lại của lỗ khoan. Vật liệu làm bua có thể dùng cát, phoi
khoan hoặc đất sét không lẫn đá tảng, đá dăm và vật liệu dễ cháy. Với các lỗ


khoan nằm nghiêng và ngang phải sử dụng bua sét + cát nắm thành từng thỏi
không dính tay và dài 10 ÷ 15cm để nạp. Để tránh bụi có thể dùng bua nước
trong một số trường hợp. Khi nạp bua phải đảm bảo dây dẫn tín hiệu thẳng,
không cuộn vòng gẫy gập.
5. Đốt dây:
Khi đốt một phát có thể dùng diêm hoặc bật lửa.

Khi đốt nhiều dây có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Sử dụng ống đốt thường hoặc ống đốt điện: Các dây cháy chậm cần đốt tập
trung vào ống đốt. Phương pháp này có thể đốt đồng thời nhiều dây, an toàn và
nhanh. Nhưng tiêu hao thêm vật liệu, ống đốt và dây cháy phải đủ dài để chụm vào
ống đốt.
1- Dây ngòi mìn
2- Dây mồi
3- Mồi lửa điện
4- Ống giấy
5- Chất cháy
a) Ống đốt thường

b) Ống đốt điện

Hình 7-5. Ống đốt điện và ống đốt thường.
- Có thể dùng bấc đốt: Bấc đốt là sợi bông được tết lại và tẩm KNO 3, thợ mìn
châm lửa bấc đốt và mang theo bấc để đốt các dây cháy chậm.
- Dùng phương pháp đốt truyền: Lợi dụng tia lửa phụt ra có vận tốc của các
dây vừa đốt, hướng tia lửa vào các dây cần đốt. Hoặc dùng 1 đoạn dây cháy chậm
cắt nửa đường kính cách nhau 3 – 5cm, đốt dây và lần lượt bẻ dây hướng tia lửa
của dây cháy chậm vào dây cần đốt.
Khi đốt phải quan sát kỹ, đảm bảo chắc chắn dây đã cháy và đã đốt hết dây cháy.
7.1.4. Ưu nhược điểm và lĩnh vực sử dụng:
1. Ưu điểm:
Đơn giản khi tính toán và thi công. Giá phương tiện thấp.
2. Nhược điểm:
- Phải thao tác làm ngòi mìn, nguy hiểm vì kíp có thể phát nổ.


- Khi dây cháy sinh ra lượng khí độc lớn ảnh hưởng đến thợ mìn và môi trường

xung quanh.
- Nguy hiểm vì thợ mìn đứng trên các lượng thuốc sắp nổ.
- Chất lượng đập vỡ đất đá kém, đống đá nổ mìn không gọn, các phát mìn dễ
cắt nhau do vậy phải mở rộng mạng nổ.
3. Lĩnh vực sử dụng:
- Được sử dụng ở các mỏ lộ thiên và hầm lò không có nguy hiểm về khí hoặc
bụi nổ. Ngày nay phương pháp này hầu như không được ứng dụng.
- Cấm sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Nổ ở lò dốc > 300.
+ Nổ ở mỏ có nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ.
+ Ở những nơi có điều kiện địa hình phức tạp, gây trở ngại cho việc rút lui
của thợ mìn.
+ Phá đá quá cỡ dùng mìn ốp, các phát mìn kề nhau.
7.1.5. Các biện pháp an toàn khi nổ bằng kíp thường và dây cháy chậm :
- Trong một vụ nổ chỉ được dùng một loại kíp và một loại dây cháy chậm.
- Chiều dài dây của ngòi mìn được quy định 10m ≥ L d ≥ 1m. Cấm sử
dụng dây có chiều dài < 1m, dây cháy chậm phải thò ra ngoài miệng lỗ ít
nhất là 0,25m. Để dễ kiểm soát tránh nhầm lẫn thì chiều dài dây các ngòi
mìn nên bằng nhau. Hoặc xác định sao cho chiều dài các dây đảm bảo đủ
thời gian để đốt hết dây theo hướng đốt và rút về nơi an toàn. Khi nổ trong
mỏ hầm lò có dùng ống đốt thì chiều dài dây phải đảm bảo các phát mìn nổ
lần lượt theo trình tự đã định.
- Khi nổ từ 5 phát mìn trở lên phải dùng dây kiểm tra (không lắp kíp) ở trong
hầm lò, hoặc dây ngòi mìn (có lắp kíp) ở mỏ lộ thiên. Dây kiểm tra có chiều dài
ngắn hơn dây ngòi mìn đầu tiên ≥ 0,6m nhưng phải dài hơn 0,4m. Dây kiểm tra
được đốt đầu tiên, để cách phát mìn đầu tiên ≥ 5m ở lộ thiên và không để trên
đường rút lui của thợ mìn. Khi dây kiểm tra đã cháy hết, mặc dù chưa đốt xong các
dây, thợ mìn phải rút ngay về nơi an toàn.
- Trong một lần nổ nếu có từ hai thợ mìn đốt trở lên, phải phân công một người
làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân công các dây cần đốt cho từng thợ, quy định

thời gian đốt và hướng rút lui, quy định về hiệu lệnh bằng mồm hoặc bằng tay cho
thợ mìn biết trước để thực hiện. Nhóm trưởng đốt dây kiểm tra trước. Khi nổ trong
hầm lò gương rộng < 5m thì chỉ một thợ đốt, gương rộng > 5m cho phép 2 người đốt


1 2 3

4 6 78 9

10

5

và không quá 16 phát, 10 ống đốt cho một gương. Khi vừa đốt và dùng ống đốt thì
tổng số không quá 16, trong đó không quá 6 ống đốt.
- Khi dây ngòi mìn > 4m phải dùng đúp 2 dây ngòi có chiều dài bằng nhau và
phải được đốt đồng thời.
- Thợ mìn phải đếm số lượng các phát mìn nổ, nếu không đếm được (nghi ngờ
có mìn câm) thợ mìn chỉ được vào kiểm tra vụ nổ sau 15 phút kể từ khi phát mìn
cuối cùng nổ.
- Nếu chắc chắn không có mìn câm, thợ mìn chỉ được phép vào kiểm tra sau
khi thông gió theo quy định ở hầm lò (30 - 45 phút) và sau 5 phút ở lộ thiên.
BÀI 5. PHƯƠNG PHÁP KHỞI NỔ BẰNG KÍP NỔ ĐIỆN
5.1. Kíp nổ điện:
Để khởi nổ bằng kíp nổ điện có các phương tiện nổ là : Kíp điện , dây điện,
nguồn điện và các dụng cụ đo.
1. Cấu tạo của kíp điện:
Kíp điện có cấu tạo tương tự như kíp thường. Nhưng khác kíp thường ở điểm
trước mũ kíp được đặt mồi lửa điện. Mồi lửa diện được giữ cố định nhờ hai dây
dẫn điện, nút nhựa ở miệng kíp. Để tránh mồi lửa điện tuột ra, vỏ kíp ở miệng được

dập sóng tạo gờ với nút nhựa như hình 7-6.

1- Dây điện
4- mồi lửa điện
7- Nắp tăng cường

2- Vỏ kíp
3- Nút bằng chất dẻo
5- Thuốc cháy chậm
6- Lưới tơ
8- Thuốc nổ nhóm 1
9- Thuốc nổ nhóm 2
10- Đáy lõm

Hình 7-6. Cấu tạo kíp điện tức thời và kíp điện vi sai.
Mồi lửa điện có nhiều loại, nhưng sử dụng nhiều nhất là loại có dây tóc, bọc
xung quanh dây tóc là chất bốc lửa có nhiệt độ bùng cháy thấp. Khi có dòng điện
chạy qua dây tóc mồi lửa điện, dây tóc nóng lên và truyền nhiệt cho chất bốc lửa


phụt cháy làm khởi nổ thuốc nổ nhóm 1 của kíp và làm kíp nổ. Dây tóc được chế
tạo bằng hợp kim nicrôm (80% Niken và 20% Crôm), inva (36% Niken và 64%
Sắt). Đường kính dây tóc từ 24-54 micromet, chiều dài là 0,5 - 5 milimet. Dây tóc
có thể gắn cứng hoặc đàn hồi. Chủ yếu dùng loại gắn cứng vì có độ bền cao khi
rung động. Dây tóc gắn với hai tấm đồng, cách điện bằng tấm bìa nhỏ. Hai miếng
đồng gắn với hai đầu dây điện dẫn ra.
Dây điện dẫn ra thường sử dụng dây một lõi, vật liệu bằng đồng đường
kính Ф = 0,5mm, có điện trở r d = 0,09Ω/m,có thể làm bằng thép đường kính Ф
= 0,6mm có r d = 0,4 - 0,5 Ω/m chiều dài dây từ 1- 4 m.
2. Phân loại kíp điện:

- Theo cường độ nổ kíp điện cũng chia thành 10 số tương tự như kíp thường.
-Theo thời gian nổ chia ra làm 3 loại:
+ Kíp điện tức thời: Có mồi lửa điện đặt trước mũ kíp. Khi mồi lửa điện bốc
cháy sẽ truyền tia lửa trực tiếp để khởi nổ chất nổ nhóm 1. Tức là khi có dòng điện
đủ lớn chạy qua, kíp gần như tức thời nổ ngay.
+ Kíp điện vi sai: Là loại kíp, kể từ khi có dòng điện chạy qua, kíp sẽ nổ sau
thời gian tính bằng phần ngàn giây (‰ giây hoặc ms). Thời gian chậm nổ là do
phía trước thuốc nổ nhóm 1 có chất cháy chậm visai. Tuỳ thuộc vào lượng chất
cháy chậm nhiều hay ít mà thời gian chậm nổ vi sai dài hay ngắn. Số kíp điện vi sai
lấy theo thời gian chậm nổ khi có dòng điện chạy qua, thường là: số 0: 0ms, số 1:
25ms, số 2: 50ms…. Số vi sai được ghi ở tem gắn vào dây kíp, ghi ở vỏ hộp kíp và
được dập số chìm ở đáy kíp.
Kíp điện vi sai được sử dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực nổ mìn khi sử dụng
phương pháp điều khiển nổ vi sai hoặc sử dụng hỗn hợp với các phương tiện
nổ khác.
+ Kíp điện nổ chậm: Là kíp kể từ khi có dòng điện chạy qua, kíp sẽ nổ
sau một khoảng thời gian từ 1 - 10 giây nhờ 1 lượng chất cháy chậm đặt trước
thuốc nổ kích thích.
Như vậy thời gian nổ của các kíp chủ yếu phụ thuộc vào lượng thuốc làm chậm
mà không phụ thuộc vào các thông số của mồi lửa điện như thời gian bốc lửa. Nói
cách khác khi đóng mạch điện, thì các mồi lửa điện đều bốc lửa gần như cùng thời
điểm, còn thời gian kíp nổ phụ thuộc vào lượng thuốc làm chậm.
Kíp điện nổ chậm được dùng khi đào lò bằng, giếng đứng trong đất đá, hoặc
khi nổ mìn văng xa định hướng, hoặc phá dỡ các công trình xây dựng….. Kíp nổ
chậm không dùng ở nơi nguy hiểm khí hoặc bụi nổ.


3. Các thông số của kíp điện:
Để hiểu rõ nguyên lý hoạt động của mạng nổ điện và sử dụng có hiệu quả
phương pháp nổ mìn cần nắm rõ bản chất vật lý các thông số của kíp điện.

- Điện trở của kíp Rk; Ω . Điện trở của kíp bao gồm điện trở của dây tóc và dây
điện dẫn ra.

Rk = ρ t .

Lt
L
+ ρd . d ;Ω
St
Sd

(7-3)

ρt , ρd - Điện trở suất của dây tóc và dây dẫn ra, Ω mm2/m.
Lt, Ld - Chiều dài dây tóc và dây điện dẫn ra, m.
St, Sd - Tiết diện dây tóc và dây điện dẫn ra, mm2.
Như vậy điện trở của kíp phụ thuộc vật liệu, chiều dài, tiết diện của dây tóc và
dây điện dẫn ra. Giá trị của Rk = 2 ÷ 4 Ω /chiếc.
Điện trở kíp là thông số để kiểm tra, sự kín mạch của kíp và dùng để tính toán
mạng điện nổ mìn.
- Dòng điện an toàn; Iat , A: Là giá trị của dòng một chiều lớn nhất chạy qua kíp
điện không giới hạn về thời gian, không thể làm kíp nổ được.
Dòng điện an toàn dùng để kiểm tra điện trở và sự kín mạch của kíp, của toàn
mạng nổ, đảm bảo an toàn với dòng điện dò, dòng điện tạp khí quyển .
- Dòng điện đảm bảo nổ (dòng điện cho phép nổ); Icp. A
Là giá trị của dòng điện một chiều nhỏ nhất chạy qua kíp sau một thời gian ngắn,
kíp sẽ nổ. Giá trị của dòng điện đảm bảo nổ này lớn hơn giá trị dòng điện bốc cháy
lâu dài của mồi lửa điện. Dòng điện bốc cháy lâu dài là giá trị cực tiểu của dòng một
chiều chạy qua kíp không giới hạn về thời gian làm mồi lửa điện bốc lửa.
Việc xác định dòng điện bảo đảm nổ rất phức tạp, phụ thuộc nhiều yếu tố;

nhiệt độ môi trường nổ, sơ đồ đấu nối, vật liệu làm dây tóc và đường kính của nó,
nhiệt độ phụt cháy của chất bốc lửa…
Theo QCVN: 02:2008/BCT thì dòng điện để khởi nổ cho các kíp được quy
định như sau:
Trong đó:

- Với điện một chiều:
+ Khi nổ < 100 chiếc kíp thì Icp ≥ 1A.
+ Khi nổ từ 100 ÷ 300 chiếc kíp thì Icp ≥ 1,3 A.
- Với điện xoay chiều: Icp ≥ 2,5A.


Tuy nhiên dòng điện qua kíp không lớn quá 5A vì khi đó dây tóc chưa kịp
nóng đỏ đã bị đứt, chất bốc lửa chưa kịp cháy.
Như vậy khi tính toán mạng điện nổ mìn để đảm bảo nổ thì dòng điện qua kíp
phải thỏa mãn điều kiện: Imax ≥ Ik ≥ Icp .
Tùy theo sơ đồ mạng nổ lựa chọn, mà tính toán dòng qua kíp theo điều
kiện trên.
Bảng 7-1 Giới thiệu đặc tính kĩ thuật của một số loại kíp điện sử dụng ở
Việt Nam.
4. Nguồn điện nổ mìn:
Để nổ mìn điện có thể sử dụng nguồn điện xoay chiều từ đường dây tải điện hạ
áp với hiệu điện thế từ 100V ÷ 380 V, hoặc nguồn điện một chiều với máy nổ mìn
chuyên dùng.
- Nguồn điện lấy từ đường dây hạ thế điện áp 100V ÷ 380V: Khi dùng nguồn
điện này phải dùng cầu dao nổ chuyên dùng hai cấp. Ở mỏ hầm lò nguy hiểm về
khí hoặc bụi nổ phải dùng cầu dao an toàn, cầu dao này chỉ cho phép dòng điện
phóng ra trong vòng 10 đến 15 ms sau đó tự ngắt, thời gian này đủ để chất bốc lửa
trong kíp phụt cháy.
- Máy nổ mìn tụ điện: Máy nổ mìn có thể dùng nguồn điện ngoài (cảm ứng,

pin) có công suất thấp để nạp và tích điện cho tụ tới điện áp cao hơn trong khoảng
thời gian từ 10 đến 20s.
Điện áp của tụ có thể tới hàng nghìn V, do vậy có thể nổ được nhiều kíp trong
một đợt nổ. Máy nổ mìn của một số nước giới thiệu ở bảng (7-2).
5. Dây dẫn điện:
Khi nổ mìn điện phải sử dụng các dây dẫn điện để đấu nối tạo nên hệ thống
mạng điện nổ mìn, đó là:
- Dây chính của mạng nổ: Là dây tốt bằng cáp mềm có vỏ bọc chịu nước, có
điện trở nhỏ, thường dùng loại có tiết diện 0,75mm 2. Dây chính để dẫn điện từ
nguồn điện ở vị trí khởi nổ tới mạng nổ, do vậy dây có chiều dài lớn ảnh hưởng lớn
tới điện trở chung của toàn mạng nổ và tới dòng qua kíp.
- Dây nhánh: Để thực hiện đấu nối giữa các nhóm kíp với nhau, thường dùng
dây có tiết diện nhỏ từ 0,2 ÷ 0,5 mm 2 , để cân bằng điện trở giữa các nhóm phải sử
dụng cùng một loại dây và có chiều dài như nhau.


Điện trở của dây được xác định:

L
Rk = ρ . , Ω
S

(7-4)

R = r.L, Ω

Trong đó: ρ - Điện trở suất của vật liệu làm dây , Ω mm2/m.
Với đồng: ρ = 0,0184 Ω mm2/m
Với nhôm: ρ = 0,0276 Ω mm2/m.
L- Chiều dài dây, m.

S- Diện tích tiết diện của dây, mm2.
r- Điện trở của một m dây (tính cho 2 dây dẫn với dây chính; Ω /m).
Bảng 7-1a. Các thông số cơ bản của một số kíp điện tức thời( ở Việt Nam)
TT

Nước sx
Thông số

Việt Nam

Trung
Quốc

Nga

Ấn độ

Nhôm

Hợp kim Cu
- Al

Cu hoặc Fe mạ
Cu

Nhôm

8

8


8

8

1

Vật liệu làm vỏ

2

Cường độ nổ

3

Đường kính ngoài,mm

6,7

6,8

7,2

6,5

4

Đường kính trong,mm

5,8


5,9

6,3

5,7

5

Chiều dài,mm

60

60

6,0

4,7

6

Chiều dài dây dẫn, m

2

2

2

4


7

Điện trở toàn phần, Ω

2-3(3-5)

6.3

2-4,2 (1,8 – 3,6)

1,8 – 2,3

8

Dòng điện an toàn, A

0,18

0,18

0,18

0,18

9

Dòng điện đảm bảo nổ, A

1,2


1.2

1,0

1,2

Bảng 7-1b. Thông số cơ bản của kíp điện vi sai(sử dụng ở Việt Nam).
TT

Nước sản xuất
Thông số

Nga

Ấn Độ

Fe mạ Cu

nhôm

8

8

1

Vật liệu làm vỏ

2


Cường độ nổ

3

Đường kính ngoài, mm

7,2

7,2

4

Đường kính trong, mm

6,3

6,4

5

Chiều dài kíp, mm

72

60

6

Chiều dài dây dẫn, m


2

4


7

Điện trở toàn phần, Ω

1,8 – 3

1,8 – 2,3

8

Dòng điện an toàn, A

0,18

0,18

9

Dòng điện đảm bảo nổ, A

1,2

1,2


10

Số vi sai

11

Thời gian vi sai

Từ số 1 ÷ 13
25/50/75/100/125/150/200/250/325

Bảng 7-1c. Thông số cơ bản của các kíp điện vi sai an toàn( ở Việt Nam).
TT

Nước sản xuất

Anh

Trung Quốc

Ấn Độ

Đồng
8
7,2
60
3,6
2 ÷ 3(3-5)
0,18
1,2

1÷5

Đồng
8
7,2
60
2
3÷6
0,18
1,2
1÷5

Đồng
8
7,2
60
2
1,8 ÷ 2,2
0,18
1,2
1÷5

Thông số
1
2
3
4
5
6
7

8
9

Vật liệu làm vỏ
Cường độ nổ
Đường kính ngoài, mm
Chiều dài kíp, mm
Chiều dài dây dẫn, m
Điện trở toàn phần, Ω
Dòng điện an toàn, A
Dòng điện đảm bảo nổ, A
Số vi sai

Bảng 7-2a. Đặc tính kỹ thuật máy nổ mìn tụ điện.
Tên máy

ΚΠΜ - 1
(Nga)

K63-9
(TQ)
M-524
(Đức)
ΚΠΜ-2
(Nga)

Nặng
(Kg)

1,6


2,2

Kích thước
Dài, rộng,
cao
(cm)

Điện áp
(V)

10,3x8,7x4,6

12x0,5x14,5

Khắc phục
điện trở ngoài
(Ω)
300
25
50
10
50
14
300
14
280
10
900
50


1500

1500

2,5

11x9x14,5

1500

6

26x12x18,5

1500

khả năng gây nổ
(chiếc kíp)
Song
nối tiếp
song
100
25
25
100
100
300

5

2
2
5
5
6

Bảng 7-2b. Đặc tính kỹ thuật máy nổ mìn bán dẫn.
TT

Thông số

TL -25
(Ba lan)

K- 66
(TQ)

MFD 25
(TQ)

GN-01
Việt Nam


1
2
3
4
5
6

7
8

Điện thế nạp, V
4,5
3
4,5
Khối lượng, kg
2,4
1,2
1,8
Điện áp phóng ra, V
500-550
480
460
Điện dung, µF
6
6
6
Kích thước d, r, c; mm
160x105x75 160x110x50 161x108x92
Thời gian phóng, ms
2-4
2-4
3-6
Khắc phục điện trở, Ω
135
100
60
Nổ tối đa: Nối tiếp/song

25/2
25/2
15/2
song, cái

3
1-2
300
5
160x120x65
3-6
175
50/2

7.2.2. Các sơ đồ đấu nối và tính toán mạng nổ mìn:
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đợt nổ, số lượng kíp nổ trong mạng và
nguồn điện nổ mìn để lựa chọn sơ đồ đấu nối phù hợp, đảm bảo dòng qua kíp đủ
nổ, đơn giản nhất trong tính toán, thi công đấu nối và kiểm tra. Các sơ đồ đấu nối ở
hình 7-7.
+
- a)

b)
+
-

+
-

d)


c)

a- Đấu nối tiếp
b- Đấu song song
c- Đấu song song - nối tiếp
d- Đấu nối tiếp - Song song
Hình 7-7. Các sơ đồ đấu nối mạng nổ.
1. Đấu nối tiếp:
Tất cả các kíp trong toàn mạng nổ được đấu nối tiếp với nhau.
Dòng điện qua kíp khi đấu nối tiếp khi một lỗ có 1 kíp là:
Ik = Ic =

E (U )
;A
R0 + Rc + Rn + n( Rk + R N )

Trong đó:

(7-6)

Ic- Dòng điện chạy qua mạch chính, A.
E- Điện áp của nguồn một chiều, V.
U- Hiệu điện thế của dòng xoay chiều, V.
R0- Điện trở trong của nguồn điện 1 chiều, Ω.
Rc- Điện trở dây chính của mạng nổ, Ω.
Rn- Điện trở của dây điện nối trên mặt đất, Ω.


Rk- Điện trở của 1 kíp, Ω

RN- Điện trở của đoạn dây nối dài kíp, Ω.
n- Số kíp trong mạng nổ, chiếc.
Để đảm bảo nổ thì dòng qua kíp phải đảm bảo điều kiện:
Imax ≥ Ik ≥ Icp
Tuỳ theo nguồn điện và số lượng kíp toàn mạng mà xác định Icp đúng quy định.
Sơ đồ đấu nối tiếp có ưu điểm là đơn giản trong tính toán và thi công đấu nối,
dễ kiểm tra. Nhưng có nhược điểm số lượng kíp nổ được hạn chế, nếu một kíp nổ
trước hoặc hỏng thì sẽ có nhiều phát mìn câm hoặc cả mạng không nổ.
2. Đấu song song:
Khi đấu song song để đơn giản trong đấu nối người ta thường đấu song song
theo chùm một bậc hoặc nhiều bậc. Các dây điện của các kíp được chụm vào hai
điểm để tạo nên điểm nối song song.
Dòng điện qua kíp được xác định:
Ik =

Ic
E (U )
=
R + Rn  , A
n 
 Ro + Rc + Rn + k
n
n



(7-8)

Và để đảm bảo nổ thì Imax ≥ Ik ≥ Icp .
Sơ đồ đấu song song khắc phục được nhược điểm của sơ đồ đấu nối tiếp,

nhưng yêu cầu của nguồn điện phải có điện áp lớn, tính toán phức tạp, phụ
thuộc vào kiểu đấu song song trong các trường hợp cụ thể. Thi công, kiểm tra
mạng phức tạp hơn.
3. Đấu hỗn hợp:
Khi số kíp trong đợt nổ lớn nguồn điện đã xác định, khi đó phải sử dụng
phương pháp đấu hỗn hợp. Nguyên tắc chung khi đấu là:
- Chia tổng số kíp trong toàn mạng nổ thành m nhóm, mỗi nhóm có nk kíp.
- Điện trở của các nhóm phải bằng nhau.
Đấu hỗn hợp có hai cách đấu nối:
*Đấu nối tiếp - song song: Các kíp trong mỗi nhóm đấu nôi tiếp với nhau và
giữa các nhóm đấu song song với nhau.
Dòng điện qua kíp được xác định:


Ik =

Ic
E (U )
=
n ( R + RN )  , A
m 
 Ro + Rc + Rn + k k
m
m



(7-9)

Để đảm bảo nổ thì Imax ≥ Ik ≥ Icp .

* Đấu song song - nối tiếp: Các kíp trong mỗi nhóm đấu song song với nhau,
giữa các nhóm đấu nối tiếp với nhau.
Dòng điện qua kíp được xác định:
Ik =

Ic
E (U
=
nk 
m( R k + R N )  , A
 Ro + Rc + Rn +
n k
n
k



(7-10)

Để đảm bảo nổ thì Imax ≥ Ik ≥ Icp .
Trong đó: m- số nhóm; nk - Số kíp trong nhóm
Đấu hỗn hợp có ưu điểm là: nâng cao số kíp có thể nổ được trong một vụ nổ với
nguồn điện đã xác định. Nhưng có nhược điểm là tính toán, thi công, kiểm tra
mạng nổ phức tạp.
4. Mối nối:
Khi đấu nối cần đảm bảo nối chặt, quấn băng cách điện: để đảm bảo điện trở
toàn mạng đúng theo tính toán thì điện trở tiếp xúc ở các mối nối phải nhỏ nhất và
không bị dò điện qua các mối nối, hoặc bị dòng điện dò xâm nhập mạng nổ. Kỹ
thuật đấu các mối nối ở hình 7-8.
1, 2, 3, 4, 5- Trình tự các mối nối


Hình 7-8. Kỹ thuật đấu các mối nối.
7.2.3. Trình tự và kỹ thuật nổ mìn điện:
Để tổ chức thi công và nổ mìn bằng kíp mìn điện, sau khi đã lập hộ chiếu nổ và
an toàn các công việc được tiến hành như sau:


- Khi lĩnh kíp ở kho ra phải đảm bảo đủ số lượng, các kíp đã được phân loại cùng
điện trở, hai đầu dây dẫn điện của kíp được đấu chập lại với nhau. Điện trở thực tế
của kíp phải phù hợp với điện trở của kíp trong hộ chiếu đã tính toán.
- Làm mìn mổi:
+ Làm mìn mồi với bao thuốc nổ được tiến hành với kỹ thuật tương tự như khi
nổ bằng kíp thường và dây cháy chậm. Nhưng khác ở chỗ không dùng dây để buộc
vỏ giấy ở đầu bao, mà dùng dây điện trực tiếp thắt một nút buộc đơn để cố định
tránh kíp bị tuột ra. Trình tự, kỹ thuật làm mìn mồi như hình 7- 9.

Hình 7- 9. Trình tự, kỹ thuật làm mìn mồi với bao thuốc
và khối mồi nổ khi nổ bằng kíp điện.
+ Làm mìn mồi với khối mồi nổ: kíp được lắp ngược từ dưới lên của lỗ đã
được chế tạo sẵn của khối mồi nổ, đồng thời dùng dây điện của kíp buộc xung
quanh khối mồi nổ như đối với bao thuốc.
- Nạp thuốc, nạp bua.
- Đấu nối mạng nổ: Chỉ khi nào nạp xong tất cả các phát mìn, mọi người không
nhiệm vụ đã ra nơi an toàn, cắt điện toàn bộ khu vực nổ mìn thì mới được phép đấu
nối các dây nhánh vào với nhau. Trước khi đấu nối cần nghiên cứu kỹ phương
pháp đấu nối đã được lập trong hộ chiếu. Cần cử người có kinh nghiệm, có trách
nhiệm và kỹ năng nghề tốt để thực hiện công việc. Các mối nối phải đúng kĩ thuật,
quấn băng cách điện, đặt ở vị trí khô ráo, không chạm vào gương lò hoặc đất đá ẩm
ướt.
- Kiểm tra lại mạng nổ: Sau khi đấu nối xong phải dùng dụng cụ đo kiểm tra

lại điện trở của toàn mạng. Nếu điện trở toàn mạng khác 10% so với tính toán
trong hộ chiếu cần kiểm tra lại các môi nối.


- Khởi nổ: Sau khi nhân được các tín hiệu đảm bảo an tòan để nổ người chỉ
huy nổ mìn đấu nối dây chính vào nguồn điện và khởi nổ.
- Kiểm tra vụ nổ: Phát hiện và xử lý mìn câm theo quy trình kỹ thuật quy định.
7.2.4. Lĩnh vực sử dụng và ưu nhược điểm:
1. Lĩnh vực sử dụng:
Phương pháp nổ mìn điện được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực thuộc
các ngành công nghiệp như khai thác mỏ, thủy lợi, giao thông vận tải…
Có thể dùng phương pháp nổ đồng loạt, nổ chậm hoặc vi sai các lượng thuốc.
Có thể sử dụng để nổ trong các lỗ khoan lớn, nhỏ, nổ mìn buồng, ốp, nổ trên mặt
đất hoặc dưới nước…
2. Ưu điểm.
Có thể nổ đồng thời hoặc từng nhóm lượng thuốc nổ. Có thể phối hợp với các
phương tiện nổ khác để có các sơ đồ điều khiển nổ đa dạng trong mọi điều kiện nổ
khác nhau. Lượng khí độc sinh ra ít, độ tin cậy cao vì được tính toán cẩn thận,
được kiểm tra bằng các dụng cụ đo, chất lượng đập vỡ đất đá tốt hơn.
3. Nhược điểm:
Nhược điểm cơ bản của nổ mìn điện là phức tạp khi tính toán, thi công đấu nối
mạng. Nguy hiểm đối với dòng điện dò, dòng điện tạp khí quyển, đang thi công bãi
mìn gặp dông có sấm sét. Giá thành cao hơn phương pháp nổ bằng kíp thường và
dây cháy chậm.
7.2.5. Các biện pháp an toàn khi nổ mìn điện:
- Khi nổ bằng kíp điện:
+ Không dùng hai loại kíp trong một vụ nổ.
+ Không sử dụng các kíp khác điện trở trong một đợt nổ.
+ Cấm cắt ngắn dây dẫn điện của kíp.
+ Cấm cải tạo kíp điện thành kíp thường.

- Tất cả các kíp trước khi sử dụng phải được phân loại theo điện trở, việc này do
nhân viên thử nghiệm tiến hành trong buồng riêng của kho bằng các dụng cụ chuyên
dùng. Hai đầu dây dẫn điện của kíp phải thường xuyên đấu chập lại với nhau suốt từ
khi phân loại điện trở cho tới khi đấu các dây nhánh vào với nhau.
- Các kíp có dây dẫn điện vỏ không chịu nước chỉ được phép sử dụng ở lộ
thiên trong điều kiện khô ráo.


- Mạng điện nổ mìn phải là loại dây tốt có vỏ bọc cách điện, phải có hai dây,
cấm dùng đường ray, ống nước để thay thế một dây.
- Chỉ được phép đấu dây nhánh các phát mìn với nhau khi:
+ Đã nạp xong tất cả các phát mìn.
+ Mọi người không nhiệm vụ đã ra nơi an toàn.
+ Đã cắt điện khu vực nổ mìn trước 20 phút. Cho phép dùng nguồn điện có
điện áp ≤ 36 V để chiếu sáng.
- Các mối nối phải cạo sạch, quấn chặt kiểu bện thừng và quấn băng cách
điện.. Cấm đấu nối các phát mìn từ nguồn điện đến. Hai đầu dây của mạng nổ luôn
luôn phải được đấu chập lại với nhau, kể cả dây nhánh hoặc dây chính cho tới khi
đấu vào nguồn điện.
- Khi đấu nối xong, phải kiểm tra lại điện trở toàn mạng, nếu sai lệch 10 % so
với hộ chiếu phải kiểm tra lại, tìm ra nguyên nhân sai lệch đó để khắc phục. Chỉ
thợ mìn bậc cao mới được đấu nối mạng điện.
- Phải dùng cầu dao, hoặc máy nổ mìn chuyên dùng để nổ mìn. Chìa khóa hộp
cầu dao, máy nổ mìn phải do người chỉ huy nổ mìn giữ suốt từ khi chuẩn bị nạp
mìn cho tới khi nổ mìn xong.
- Thợ mìn chỉ được phép rời vị trí khởi nổ khi:
+ Đã tháo 2 đầu dẫn chính ra khỏi nguồn điện, đấu chập hai đầu dây điện với
nhau, cất khóa hộp cầu dao, máy nổ mìn.
+ Đã nổ xong chờ 5 phút ở lộ thiên, thông gió xong ở hầm lò mới được vào
kiểm tra.

+ Nếu phát mìn không nổ cũng phải tháo hai đầu dây dẫn chính ra khỏi nguồn
điện, đấu chập lại, cất khóa cầu dao, máy nổ mìn và phải chờ 10 phút mới được
vào xem xét nguyên nhân.
Cấm tổ chức thi công vụ nổ ở lộ thiên khi đang có dông bão. Khi đó mọi người
đều phải rút ra nơi an toàn, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bãi mìn cho
tới khi hết dông bão.
Ngoài các qui định an toàn trên, khi nổ mìn ở các điều kiện cụ thể có những
quy định riêng bổ sung như: Nổ mìn điện trong hầm lò nguy hiểm khí hoặc bụi nổ,
nổ khi đào giếng đứng, ở trên mặt đất…
7.2.6. Kíp điện tử và ứng dụng của khoa học công nghệ trong nổ mìn điện:
1. Kíp điện tử: Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Lĩnh vực vật liêu
nổ cũng kế thừa các thành tựu của các lĩnh vực khoa học công nghệ. Một trong


những ứng dụng của lĩnh vực công nghệ điện tử vào nổ mìn cuối thế kỷ 20 là kíp
mìn điện tử. Tuy nhiên loại phương tiện này giá thành cao, cho đến nay vẫn chưa
áp dụng ở Việt Nam.
BÀI 6. PHƯƠNG PHÁP KHỞI NỔ BẰNG DÂY NỔ.
7.3.1. Dây nổ và rơ le vi sai:
1. Dây nổ: Dây nổ là một phụ kiện nổ, dùng để truyền sóng nổ từ một
khoảng cách nhất định tới một phương tiện nổ khác, hoặc khởi nổ trực tiếp
lượng thuốc nổ mồi, hoặc truyền sóng nổ từ lượng thuốc nổ này sang lượng
thuốc nổ khác với tốc độ nổ từ 6500÷7000m/s.
Để kích nổ dây nổ phải sử dụng các phương tiện khởi nổ khác(kíp thường, kíp
điện, ngòi nổ phi điện, hoặc từ một lượng thuốc nổ). Nếu mạng dây nổ có nhiều
nhánh thì từ dây chính khi kích nổ, sóng nổ sẽ được lan truyền đồng thời theo tất
cả các nhánh với vận tốc như nhau. Cấu tạo dây nổ ở hình 7-11.
7 6 5 4 3
1- Dây chỉ hướng
2 1

2- Lõi thuốc TEN
3, 4, 5, 6- Các lớp chỉ tết
7- Lớp nhựa hoá học

Hình 7-11. Cấu tạo dây nổ.
Ruột dây nổ là các thuốc nổ mạnh có đường kính tới hạn nổ nhỏ như: TEN,
PENT, Hecxôgen. Để lượng thuốc được phân bố đều với mật độ không đổi từ 3
-14 g/m dài dây nổ, ở chính giữa có dây chỉ hướng. Bao bên ngoài chất nổ là các
lớp sợi lanh hoặc sợi vải. Các lớp sợi tạo cho dây nổ ổn định lượng thuốc, tăng tốc
độ nổ, tạo ra độ bền va đập và khả năng chịu kéo cao cho dây nổ. Để nâng cao độ
ổn định với nước, lớp ngoài cùng được phủ paraphin hoặc một lớp nhựa. Với dây
nổ chịu nước, có khả năng chịu nước từ 12 đến 24 giờ thì vỏ ngoài được bọc một
lớp nhựa (Pôliclovinin).
Dây nổ an toàn dùng để nổ ở mỏ có nguy hiểm khí hoặc bụi nổ thì có chất dập
lửa trong dây, có tác dụng dập tắt lửa nên không xuất hiện tia lửa khi nổ.
Dây nổ không nhậy với tia lửa, ma sát. Dây nổ bình thường không chịu
được nhiệt độ cao hơn 30 0C, nên khi nổ ở nơi có nhiệt độ cao phải dùng dây nổ
chịu nhiệt hoặc khi trời nắng nóng lớn hơn 30 0, phải có biện pháp che chắn cho
dây nổ.


Dây nổ thường có mầu trắng, mầu đỏ, hoặc trắng sọc đỏ, để dễ phân biệt với
dây cháy chậm. Đặc tính kỹ thuật một số dây nổ giới thiệu ở bảng 7-3.
Theo công dụng dây nổ chia làm hai loại:
- Loại truyền sóng nổ cho phương tiện nổ khác (công suất nhỏ) như vật liệu nổ
phi điện, loại này có mật độ thuốc nổ từ 3 - 8 g/m dài dây, không khởi nổ trực tiếp
được lượng thuốc nổ mồi.
- Loại khởi nổ trực tiếp lượng thuốc nổ mồi (công suất lớn), loại này có mật độ
thuốc nổ từ 10 - 20 g/m dài dây. Có thể khởi nổ trực tiếp lượng thuốc nổ mồi nhưng
không được dùng làm phương tiện truyền sóng nổ cho phương tiện khác.

Bảng 7-3 : Đặc tính kỹ thuật một số dây nổ.
TT

Loại dây nổ

Đường
kính
ngoài
(mm)

Loại
thuốc
nổ

Mật
độ
g/m

Tốc độ
nổ (m/s)

Khả năng
chịu nước
(giờ)

Khả năng
chịu nhiệt
0
C


1

ДЩА (Nga)

5,8

Pent

12

6500

12h/Sâu 2m

-18 - 50

2

ДЩВ (Nga) chịu nước

6,1

Pent

14

7000

24h/Sâu 2m


-35 - 65

3

Cordtex-3,6 (Úc)

3,9

Pent

3,6

6500

24h/Sâu 2m

- 42 - 50

4

Cordtex-10 (Úc)

4,56

Pent

10

6800


24h/Sâu 2m

- 42 - 50

5

IDL (Ấn độ) chịu nước

3,9

Pent

6

6800

24h/Sâu 2m

- 42 - 50

6

IDL (Ấn độ) chịu nước

4,65

Pent

10


7000

24h/Sâu 2m

- 42 - 50

7

Dây nổ TQ

5,4

Pent

11

6500

24h/Sâu 2m

- 42 - 50

8

Dây nổ sợi bông TQ

6,2

Pent


12

6000

24h/Sâu 2m

- 18 -50

9

Dây nổ Việt Nam

4,8-6,2

Pent

11

6500

12h/Sâu 2m

-28 - 50

2. Rơ le vi sai:
Rơ le vi sai là phương tiện nổ kết hợp với dây nổ để nổ mìn vi sai. Rơ le
vi sai được nối giữa hai đoạn dây nổ để khống chế thời gian lan truyền sóng
kích nổ giữa hai đoạn dây. Hình 7-10 là sơ đồ rơle vi sai.

Hình 7-12. Rơ le vi sai của Úc.



Có hai loại rơle sau:
- Rơ le vi sai một chiều: loại rơle này chỉ tác dụng theo một chiều, tức là chỉ
truyền sóng nổ theo hướng mũi tên trên vỏ Rơle. Do vậy khi lắp ráp mạng nổ cần
chú ý sao cho hướng của mũi tên trùng với hướng truyền nổ. Nếu không sóng nổ sẽ
không lan truyền được.
- Rơ le vi sai hai chiều: Loại này khắc phục nhược điểm của Rơle vi sai
một chiều, sóng nổ có thể lan truyền theo hai chiều, do vậy khi đấu nối
không cần chú ý đến chiều truyền sóng của rơle. Rơle hai chiều có loại của
Nga và của Úc sản xuất.
Rơ le hai chiều của Úc là 2 ngòi nổ phi điện, cường độ nổ số 8 đặt trong hai
tấm nhựa Plastíc có rãnh để lắp dây nổ rất thuận tiện khi đấu nối, 2 ngòi nổ trong
miếng nhựa được nối với nhau bởi ống dẫn tín hiệu đường kính 3mm, khả năng
chịu kéo 13kg. Thời gian chậm nổ của Rơ le vi sai được phân biệt bởi mầu sắc của
tấm nhựa Plastíc theo bảng 7-4.
Bảng7-4: Thời gian chậm vi sai Rơ le hai chiều của Úc.
(PrimadetMS Connectors)
TT

Thời gian chậm,m/s

Màu sắc tấm Platíc

1

17

Vàng


2

25

Đỏ

3

35

Hồng

4

42

Trắng

5

65

Xanh

6

100

Da cam


7

200

Nâu

7.3.2. Các sơ đồ đấu ghép mạng nổ và mối nổ :
1. Các sơ đồ đấu ghép mạng dây nổ.
Khi nổ bằng dây nổ có thể sử dụng các sơ đồ: đấu ghép nối tiếp, đấu ghép song
song hoặc đấu chùm, trên nguyên tắc sao cho sóng nổ từ dây chính truyền nổ sang các
dây nhánh và dây xuống lỗ làm nổ lượng thuốc nổ mồi, hình 7-11.
a)

b)


a- Đấu song song

b- Đấu nối tiếp

Hình 7-13. Sơ đồ đấu ghép mạng dây nổ.
Trong thực tế nổ mìn, để thi công thuận tiện, giảm thời gian nạp thuốc thường
sử dụng sơ đồ đấu ghép song song dây nổ. Dây nổ làm mìn mồi được cắt rời từng
đoạn có chiều dài phù hợp sao cho khi nạp thuốc đoạn dây này nối được với dây
trên mặt nhờ các mối nối. Khi nạp xong các lỗ, nối các dây xuống lỗ với các dây
trên mặt, các dây trên mặt được nối với nhau để tạo thành hệ thống truyền nổ bằng
dây nổ hoàn chỉnh.
2. Các mối nối.
Dùng để nối dài dây nổ ở trên mặt đất, hoặc nối các dây nổ xuống lỗ vào dây
chính trên mặt, hoặc giữa các dây trên mặt với nhau. Khi nối cần đảm bảo hai dây

nổ tiếp xúc với nhau thật tốt (tốt nhất là mối nối phẳng) để đảm bảo sóng nổ lan
truyền từ dây này sang dây khác. Do vậy cần phải xác định đúng chiều sóng nổ,
góc lan truyền sóng nổ phải <90 0, mối nối phải đủ chiều dài tiếp xúc từ 10cm 50cm (khi nối phẳng ≥ 10cm) phải đảm bảo chặt chẽ không bị tuột khi nối xong.
Các mối nối được thể hiện ở hình 7-12. Khi nối dài dây chính trên mặt thường
dùng nút thắt.

a- Nút buộc
c- Nút dẹt

b- Nút xoắn
d- Nút thắt
Hướng truyền nổ

Dây truyền nổ
Dây truyền nổ
ống dẫn
tín hiệu


ống dẫn
tín hiệu
Hình 7.14. Các mối nối dây nổ và ghép dây nổ với rơ le vi sai.
7.3.3. Trình tự và kỹ thuật nổ:
Nổ mìn bằng dây nổ còn gọi là phương pháp nổ mìn không kíp. Do dây nổ trực
tiếp khởi nổ lượng thuốc nổ mồi. Do vậy cho phép làm mìn mồi ngay vị trí nạp
thuốc. Có thể vừa làm mìn mồi vừa nạp thuốc .
- Làm mìn mồi: Trước khi làm mìn mồi, dây nổ phải được cắt thành từng đoạn
có chiều dài: Ld = (Lm +

b

)k, m
2

(7-11)

Trong đó: Lm- khoảng

cách từ vị trí mìn mồi tới miệng lỗ khoan xác định theo hộ chiếu, m
b- Là khoảng cách giữa các hàng, m.
k- Là hệ số kéo dài dây do bị võng và phần làm mìn mồi, mối nối,
k = 1,1 – 1,15.
Chiều dài dây xác định phải vừa đủ: Nếu ngắn quá dây sẽ không đảm bảo nối
được với dây chính đúng kỹ thuật, nhưng nếu dài quá thì lãng phí dây, tăng giá
thành vụ nổ.
+ Khi làm mìn mồi với bao thuốc nổ: phải vòng qua bao thuốc và đảm bảo tiếp
xúc ít nhất hai lần, dây nổ phải buộc chặt tránh bị tuột .
+ Khi làm mìn mồi với khối mồi nổ: khi có một lỗ, dây nổ luồn xuyên qua lỗ
và phải buộc thắt cố định đầu cuối dây. Kỹ thuật làm mìn mồi như hình 7.15.
1- Khối mồi nổ

2- Dây nổ

3- Dây buộc

Hình 7-15. Kỹ thuật làm mìn mồi với dây nổ.
- Nạp thuốc, nạp bua .
- Đấu ghép mạng nổ: Có nhiều sơ đồ đấu ghép mạng theo sơ đồ điều khiển vi
sai trong hộ chiếu nổ mìn.Một số sơ đồ cơ bản giới thiệu ở hình 7-16.



- Khởi nổ và kiểm tra xử lý mìn câm.
1

4

2
3

1- Dây nổ

2- Rơ le vi sai

3- Kíp4- Kíp điện vi sai

Hình 7-16. Sơ đồ đấu ghép mạng dây nổ với rơ le vi sai và kíp điện vi sai.
7.3.4. Lĩnh vực sử dụng và ưu khuyết điểm:
1. Lĩnh vực sử dụng:
Dây nổ được sử dụng rộng rãi để nổ mìn ở lộ thiên và hầm lò. Có thể
dùng dây nổ để khởi nổ trực tiếp thuốc nổ mồi, hoặc dẫn sóng nổ truyền cho
phương tiện nổ, ngòi nổ phi điện. Có thể dùng dây nổ và phương tiện nổ để
nổ mìn đồng loạt hoặc vi sai. Khi nổ lỗ khoan có nước hoặc trong mỏ có khí
và bụi nổ phải dùng dây nổ chịu nước hoặc dây nổ an toàn.
2. Ưu điểm: Khi sử dụng dây nổ để nổ, là phương pháp không dùng kíp nên an
toàn khi thi công nạp nổ mìn, thi công nhanh, đấu ghép đơn giản. Có thể phối hợp
với các phương tiện nổ khác để nổ vi sai.
3. Nhược điểm:
Giá thành cao hơn các phương tiện nổ mìn khác. Độ tin cậy không cao do
không được kiểm tra bằng các thiết bị đo.
7.3.5. Biện pháp an toàn khi nổ bằng dây nổ:
Trong một đợt nổ chỉ được phép sử dụng một loại dây nổ, dây nổ phải đảm bảo

chất lượng theo quy định. Trước khi làm mìn mồi dây nổ phải được cắt rời thành
đoạn có chiều dài yêu cầu. Chỉ được nối dây nhánh với dây chính bằng các mối nối
phẳng, hoặc các mối nối quy định, khi nối phẳng đoạn tiếp xúc phải chồng khít lên
nhau > 10cm và được buộc chặt bằng băng dính hoặc dây chắc.
Để đảm bảo an toàn, nâng độ tin cậy của mạng nổ có thể dùng mạng đúp (2
dây chính). Khi đó phải dùng một vài chiếc kíp, buộc chắc sát khít với dây nổ đúng
chiều truyền sóng nổ, cách đầu dây từ 10-15cm. Khi đấu dây nhánh vào dây chính
phải đảm bảo hướng truyền nổ phù hợp, góc truyền nổ < 90 0 ,không được để dây
nổ bị xoắn, gãy gập khi nạp thuốc, nạp bua và đấu nối mạng. Các dây nổ không
được chồng chéo lên nhau, khi có dây giao nhau phải đặt một vật dày > 10cm vào
giữa.
Chỉ được buộc kíp vào mạng dây chính khi đã đấu nối xong toàn bộ mạng nổ,
khi mọi người không nhiệm vụ đã ra nơi an toàn.


Khi nổ ở ngoài trời nắng, nhiệt độ >300C phải che chắn cho dây nổ.
Khi nổ ở mỏ có nguy hiểm khí hoặc bụi nổ phải dùng dây nổ an toàn.
BÀI 8. PHƯƠNG PHÁP KHỞI NỔ BẰNG NGÒI NỔ PHI ĐIỆN (PRIMADET):

Vật liệu nổ phi điện là phương tiện khởi nổ tiên tiến, được kết hợp các tính
năng ưu việt của kíp điện và dây truyền nổ. Vật liệu nổ phi điện được sử dụng ở
việt nam từ thập niên 90 của thế kỷ 20.
7.4.1. Ngòi nổ phi điện:
Đặc điểm cơ bản của vật liệu nổ phi điện bao gồm kíp phi điện và dây dẫn tín
hiệu hợp thành. Ngòi nổ phi điện có sơ đồ hình 7-17.
4 3
2
1

7

6
5
1. Dây dẫn sóng nổ
2. Chất chống dòng điện lạc
3. Thuốc nổ chuyển tiếp
4. Vỏ nhôm

5. Thuốc nổ chậm
6. Thuốc nổ mồi (diazo)
7. Thuốc nổ chính (PENT)

Hình 7-17. Sơ đồ cấu tạo của ngòi nổ phi điện.
1. Kíp nổ: Kíp có cường độ nổ số 8, thuốc nổ nhóm 2 ở đáy kíp có thể là TEN hoặc
PENT, trước thuốc nổ nhóm 2 là thuốc nổ kích thích chuyển tiếp. Thời gian chậm
nổ của kíp do lượng chất cháy chậm phía trước thuốc nổ kích thích và được đặt
trong ống thép. Khi nhận được tín hiệu từ dây truyền, thuốc nổ chuyển tiếp nổ và
làm chất cháy chậm hoạt động. Kíp phi điện khác kíp điện ở chỗ có thuốc nổ
chuyển tiếp nhạy với tín hiệu từ dây dẫn. Vỏ của kíp làm bằng nhôm, một đầu kíp
được gắn chặt với dây dẫn tín hiệu.
2. Dây truyền tín hiệu:
Là dây hình trụ rỗng, vỏ làm bằng nhựa bền dai, chắc, khả năng chịu kéo tốt
tối thiểu là 13 kg, đường kính trong là 1 mm, đường kính ngoài từ 3 - 4 mm tùy
theo yêu cầu về khả năng chịu kéo. Bên trong có tráng một lớp thuốc hoạt chất
HMX có khả năng nổ với tốc độ 2000m/s, mật độ hoạt chất 17mg/m.
Dây chịu được các tác động bên ngoài như va đập, cọ sát, không bị khởi nổ
bởi tĩnh điện, dòng điện dò … Dây chỉ bị khởi nổ do xung lực từ kíp nổ, dây nổ,
hoặc máy khởi nổ chuyên dùng cho vật liệu nổ phi điện. Tác dụng nổ không thể
hiện ra bên ngoài dây, như vậy sóng nổ chỉ lan truyền trong lòng của dây. Sau khi
nổ vỏ dây vẫn nguyên vẹn. Một đầu dây được lắp cố định, gắn chắc với kíp nổ, đầu
còn lại được bóp bẹp để chống ẩm hoặc các hóa chất xâm nhập.



×