Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường tại xã sơn thủy, huyện văn bàn, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
.....................................

NGUYỄN HUY VIỆT

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC QUẶNG SẮT ĐẾN MÔI TRƢỜNG TẠI
XÃ SƠN THỦY, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
.....................................

NGUYỄN HUY VIỆT

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC QUẶNG SẮT ĐẾN MÔI TRƢỜNG TẠI
XÃ SƠN THỦY, HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Mã số ngành : 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu



Thái Nguyên, 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Việt


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu
của tập thể, cá nhân trong và ngoài Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin
chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Chí Hiểu trưởng bộ môn sinh thái và biến
đổi khí hậu, trưởng Phòng hành chính tổ chức trường Đại học nông lâm Thái
Nguyên là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm
Quan trắc Môi trường, Công ty Khoáng Sản và Luyện kim Việt Trung và các cơ
quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những
thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận

tình, quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Việt


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập ........................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ..................................................................... 3
3.3. Ý nghĩa trong thực tế............................................................................................ 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai thác khoáng sản ...... 8
1.2.1. Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới .................................................... 8

1.2.2. Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam................................................. 11
1.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường ở Việt Nam ............... 14
1.3.1. Tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường nước .......................... 14
1.3.2. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ tới môi trường đất ........................... 16
1.3.3. Tác động của các dự án khai thác mỏ lên chất lượng không khí .................... 19
1.3.4. Hoạt động khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến môi trường tại Lào Cai....... 21


iv
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 25
2.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .... 25
2.2.2. Hiện trạng khai thác tuyển quặng mỏ sắt Quý sa ............................................ 25
2.2.3. Ảnh hưởng của việc khai thác tuyển quặng sắt đến môi trường đất, nước và
không khí tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn. ............................................................ 25
2.2.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác,
tuyển quặng tại mỏ Quý sa xã Sơn Thủy .................................................................. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 26
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn..................................................................... 26
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích ...................................................................... 27
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .............................................................. 28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 30
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn .... 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 32
3.2. Hiện trạng của mỏ sắt Quý Sa, xã Sơn Thủy huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ..... 35

3.2.1. Tình hình khai thác, sản lượng khai thác mỏ sắt quý sa ................................. 35
3.2.2. Khu khai thác quặng........................................................................................ 35
3.2.3. Khu tuyển quặng ............................................................................................. 35
3.2.4. Công suất khai thác mỏ ................................................................................... 36
3.2.5. Trình tự khai thác và hệ thống khai thác mỏ: ................................................. 38
3.3. Ảnh hưởng của việc khai thác quặng sắt của mỏ sắt Quý sa tới môi trường ..... 39
3.3.1. Ảnh hưởng môi trường đất .............................................................................. 40
3.3.2. Ảnh hưởng môi trường nước........................................................................... 41
3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí ............................................................ 57


v
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt tới môi trường và sức
khỏe người dân thông qua ý kiên người dân ............................................................. 63
3.4.1. Ảnh hưởng tới môi trương đất ........................................................................ 64
3.4.2. Môi trường nước ............................................................................................. 65
3.4.3. Môi trường không khí ..................................................................................... 65
3.4.4. Ảnh hưởng của việc khai thác tới sức khỏe của người dân ............................ 66
3.5. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động khai
thác tại khu vực mỏ ................................................................................................... 67
3.5.1. Trong khai thác ............................................................................................... 67
3.5.2. Trong công tác tuyển quặng sắt ...................................................................... 68
3.5.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụ thể .................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 72
1. Kết luận ................................................................................................................. 72
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 74
I. Tài liệu trong nước ................................................................................................. 74
II. Tài liệu nước ngoài ............................................................................................... 75



vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BOD5

: Nhu cầu ôxy sinh hoá 5 ngày

COD

: Nhu cầu ôxy hoá học

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

DO

: Ôxy hoà tan

KSTK

: Kỹ sư tuyển khoáng


KSKT

: Kỹ sư khai thác

TSS

: Chất rắn lơ lửng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THC

: Tổng các chất hydrocacbon

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

UBND

: Ủy ban nhân dân

NM

: Nước mặt

NN


: Nước ngầm

NT

: Nước thải



: Mẫu đất

KK

: Không khí

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam
.


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần các nguyên tố cấu tạo nên vỏ trái đất ..................................... 8
Bảng 1.2. Sản lượng thép trên thế giới........................................................................ 9
Bảng 1.3. Sản lượng và trữ lượng đồng trên thế giới (ngàn tấn) .............................. 10

Bảng 1.4. Biến đổi hàm lượng kim loại nặng trong đất do các hoạt động khai
khoáng theo thời gian ............................................................................... 16
Bảng 1.5. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hóa ở một số mỏ ................. 17
Bảng 1.6. Ảnh hưởng đến đất nông nghiệp do khai thác mỏ .................................... 18
Bảng 1.7: Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên
địa bàn tỉnh các năm từ 2009 đến hết tháng 6 năm 2011 ......................... 22
Bảng 1.8: Sản lượng quặng nguyên khai một số loại khoáng sản chính trên địa bàn
tỉnh các năm từ 2009 đến hết tháng 6 năm 2011 ..................................... 23
Bảng 3.1. Sản lượng khai thác mỏ sắt Quý sa trong những năm gần đây ................ 35
Bảng 3.2. Thực hiện công suất khai thác theo thiết kế ............................................. 37
Bảng 3.3. Sản lượng sản phẩm khai thác tuyển rửa quặng sắt Quý Sa theo thiết kế 37
Bảng 3.4: Kết quả phân tích môi trường đất ............................................................. 40
Bảng 3.5: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước thải năm 2016 ................ 42
Bảng 3.6. Bảng diễn biến trung bình chất lượng nước thải khu vực khai thác và
tuyển quặng từ năm 2012 - năm 2016 ...................................................... 44
Bảng 3.7: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tiếp nhận vào Ngòi
Nhù sau hồ thải lắng năm 2016 ................................................................ 48
Bảng 3.8: Bảng diễn biến trung bình chất lượng nước mặt các năm 2012 đến quý I
năm 2016 .................................................................................................. 50
Bảng 3.9: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước nước ngầm trong khu dân
cư năm 2016. ............................................................................................ 53
Bảng 3.10: Bảng diễn biến trung bình chất lượng nước ngầm năm 2012 đến quý I
năm 2016 .................................................................................................. 55
Bảng 3.11: Chất lượng môi trường không khí trong khu vực khai trường năm 2016 ..... 57


viii
Bảng 3.12: Diễn biến trung bình chất lượng môi trường không khí trong khu vực
khai trường từ 2012- quý I năm 2016 ....................................................... 58
Bảng 3.13: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực nghiền tuyển quặng

năm 2016 .................................................................................................. 59
Bảng 3.14: Diễn biến trung bình chất lượng môi trường không khí trong khu vực
nghiền tuyển quặng từ 2012- quý I năm 2016 .......................................... 60
Bảng 3.15: Chất lượng môi trường không khí tại khu vực bãi thải năm 2016 ......... 61
Bảng 3.16: Diễn biến trung bình chất lượng môi trường không khí tại bãi đổ thải từ
2012-2016 ................................................................................................. 62
Bảng 3.17: Chất lượng môi trường không khí tại khu khu dân cư sát mỏ năm 2016 ...... 62
Bảng 3.18: Diễn biến trung bình chất lượng môi trường không khí tại khu khu dân
cư sát mỏ từ 2012- quý I năm 2016 .......................................................... 63
Bảng 3.19: Đánh giá của người dân về môi trường không khí ................................. 66


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sản lượng thép trên thế giới từ năm 1965-2011 ....................................... 10
Hình 3.1: Bản đồ vị trí dự án mỏ sắt Quý sa ............................................................. 36
Hình 3.2: Sơ đồ quá trình sản xuất tại mỏ sắt Quý Sa .............................................. 38
Hình 3.3: Hồ thải lắng ............................................................................................... 44
Hình 3.4: Kết quả phân tích PH, TSS, BOD5, COD, Pb trong nước thải trong những
năm gần đây ............................................................................................. 46
Hình 3.5: Kết quả phân tích Cd, As, Nitơ, Photpho trong nước thải trong những năm
gần đây ..................................................................................................... 47
Hình 3.6: Lấy mẫu nước mặt phân tích ..................................................................... 49
Hình 3.7: Kết quả phân tích PH, TSS, BOD5, COD, Pb trong nước mặt trong những
năm gần đây ............................................................................................. 51
Hình 3.8: Kết quả phân tích Cd, As, Nitơ, Photpho trong nước mặt trong những năm
gần đây ..................................................................................................... 51
Hình 3.9: Lấy mẫu nước ngầm.................................................................................. 54
Hình 3.10: Kết quả phân tích PH, TSS, BOD5, Penmamganat trong nước ngầm
trong những năm gần đây ........................................................................ 56

Hình 3.11:Kết quả phân tích Cd, As, Nitơ, Photpho trong nước ngầm trong những
năm gần đây ............................................................................................. 56
Hình 3.12: Khu vực khai trường khai thác quặng ..................................................... 58
Hình 3.13: Khu vực xưởng nghiền tuyển .................................................................. 60
Hình 3.14: Kết quả phân tích mẫu không khí trung bình các năm gần đây tại khu
vực nghiền tuyển quặng ........................................................................... 61
Hình 3.15: Biểu đồ thể hiện đành giá của người dân vầ ô nhiễm môi trường đất .... 64
Hình 3.16: Biểu đồ thể hiện đành giá của người dân và ô nhiễm môi trường nước ........ 65
Hinh 3.17: Xe vận chuyển quặng trên quốc lộ 279 ................................................... 66
Hình 3.18: Đánh giá sức khỏe người dân xung quang khu vực khai thác ................ 67


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập và phát triển nhanh chóng như hiện nay Việt Nam
là một trong những điểm đến mà nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới
muốn hợp tác và phát triển. Cùng với đó là sự gia tăng hàng loạt các khu công
nghiệp và khu chế xuất, các điểm mỏ khai thác và chế biến khoáng sản. Lào Cai là
một trong những tỉnh có sự phát triển khá nhanh và tất cả các mặt, trong đó tốc độ
tăng trưởng công nghiệp bình quân từ năm 2001 đến 2015 của tỉnh Lào Cai là
15,6%. Thành phần chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong nước đến
năm 2015 là khai thác gia công khoáng sản đạt 65,6%; Biện pháp chủ yếu là xúc
tiến đầu tư công tác thăm dò, khai thác khoáng sản như photpho, đồng, sắt… trong
đó có dự án khai thác mỏ sắt Quý Sa, xã Sơn Thủy huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ra quyết định số
1658/CN-CP ngày 5/11/2004 cho phép Tổng công ty Thép Việt Nam và Tỉnh Lào
Cai liên doanh với công ty TNHH tập đoàn gang thép Côn Minh (Vân Nam - Trung
Quốc) đầu tư khai thác Mỏ sắt Quý Sa - Lào Cai. Cùng với quyết định của UBND
tỉnh Lào Cai với diện tích cấp phép là 11.000.000 m2 (1.100ha), khởi công xây

dựng, khai thác từ năm 2008.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Mỏ sắt Quý Sa - Lào Cai nằm ở phía Đông
Bắc huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Được thực hiện địa bàn của xã Sơn Thuỷ huyện
Văn Bàn tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Văn Bàn 7km, cách ga tàu hoả Bảo Hà 14km,
cách Cam Đường 40km, cách Khu công nghiệp Đại Long, tỉnh Lào Cai hơn 20km,
cách Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên 240km, cách cửa khẩu Việt Trung
Hà Khẩu - Lào Cai 67km.
Theo đà phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, của tỉnh Lào Cai nói
riêng cùng với sự tiến bộ của ngành kỹ thuật luyện kim và nhu cầu ngành gang thép
về nguyên liệu quặng sắt, việc khai thác xây dựng mỏ sắt Quý Sa là tất yếu phải
được thực hiện. Việc khai thác xây dựng mỏ sắt Quý Sa không chỉ có nguồn tài
nguyên dồi dào mà còn có thể chuyển hoá ưu thế tài nguyên thành ưu thế kinh tế,
thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.


2
Điều quan trọng hơn nữa là có thể đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu quặng sắt
cho việc cải tạo mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên và nhà máy luyện kim
liên doanh Lào Cai sẽ được xây dựng. Ngoài ra một phần quặng sắt còn có thể xuất
khẩu sang Trung Quốc.
Vì vậy, việc khai thác xây dựng mỏ sắt Quý Sa không những có ý nghĩa kinh
tế vốn có của nó mà còn là sự mở đầu cho việc tìm kiếm hạng mục hợp tác kinh tế
ngày càng sâu hơn giữa các tỉnh lân cận ở biên giới hai nước Việt Trung, là hạng
mục hợp tác cùng có lợi cho cả hai bên Việt Trung.
Nhưng bên cạnh các tác động tích cực của dự án thì cũng sẽ không ít đối với
môi trường, với tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan sinh thái và sức khoẻ của nhân dân.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường,
Phòng Quản lý và Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
và dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Chí Hiểu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến môi trường tại xã

Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng môi trường của hoạt động khai thác tuyển
quặng sắt tại mỏ sắt Quý Sa, từ đó đề xuất giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đầy đủ, đúng đắn hiện trạng của hoạt động khai thác quặng sắt và
tác động của nó đến môi trường xung quanh như phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái và làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Đánh giá thực trạng môi trường: Đất, không khí, nước thải tại thời điểm và
khu vực nghiên cứu.
- Chỉ ra các nguyên nhân từ việc khai thác quặng sắt ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động
khai thác tại khu vực mỏ.


3
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực
tiễn tại địa phương.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Là cơ hội giúp học viên áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn, rèn
luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu và có cái nhìn tổng quan về thực trạng
môi trường ở các khu vực khai thác khoáng sản trên địa bàn.
- Là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm trong thực tế. Đồng thời nâng cao kiến thức thực tế, bổ sung tư liệu học tập,
kiến thức, kinh nghiệm.
3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học

Làm tài liệu tham khảo cung cấp cho các ban ngành, đặc biệt là các Khu vực
khai thác trên địa bàn tỉnh Lào Cai về công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các
khu vực khai thác khoáng sản..
3.3. Ý nghĩa trong thực tế
- Đánh giá được những tác động tiêu cực đến môi trường của việc khai thác
khoáng sản (quặng sắt) tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nói riêng và
trong cả nước và trên thế giới nói chung, đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm
trong quá trình khai thác, tuyển quặng, góp phần nâng cao đời sống người dân tại
khu vực bị ảnh hưởng.
- Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác tới môi trường để từ đó
giúp các đơn vị tổ chức khai thác có biện pháp quản lý, ngăn ngừa tác động xấu tới
môi trường, cảnh quan và cơn người.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật”[20].
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy chuẩn
kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản
bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.[20].

- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật
và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.[20]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam năm 2014: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật”[20]
Đất là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên bởi vì sự sống của
con người và động thực vật phụ thuộc vào đất. Trên quan điểm sinh thái học thì đất
là một tài nguyên tái tạo, là vật mang của nhiều hệ sinh thái khác trên trái đất.


5
“Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp với những
phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lí các chất cặn bã đặc và
lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm
không khí lắng xuống đất (theo nước mưa)....”
Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự sống, tồn tại và phát triển. Nước đã
được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người. Thế nhưng,
tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học
- sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”.

Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao
gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một
lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều kiện
bình thường, không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là 78% Nitơ,
21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium. Xenon, Hydro,
Ozôn, hơi nước...
Ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới phát hiện ra, nó đã được nói đến
cách đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước đây, nhà khoa học Jonh Evalyn, chuyên
bút ký và ghi chép khoa học đã minh hoạ với độ chính xác cao về tác động của ô
nhiễm môi trường không khí do sự đốt cháy của nhiên liệu gây ra như làm đục bầu
trời, giảm bớt bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, làm con người bị đau yếu và tử
vong, phiền muộn và lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khí độc và nó còn gây ra han gỉ
vật liệu (Katyal và Satake, 1989).
Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ô nhiễm không khí chỉ là hiện
tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ô nhiễm như các thành phố và
khu công nghiệp. Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ô nhiễm không khí có
thể tác động rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà máy đến khu dân cư,


6
từ thành thị đến nông thôn, từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí từ châu lục
này tới khu vực khác. Công ước Giơnevơ (1979) đã khẳng định điều này.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả
thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có
nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm,
con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời,
cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm
lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
“Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay
đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới

thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá trình.
Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất
lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí”.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Các căn cứ pháp lý trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt
Nam liên quan đến nhiều văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có những văn bản
quan trọng là:
- Luật bảo vệ môi trường số 54/2014/QH13, thông qua ngày 23 tháng 6 năm
2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật đất đai số 45/2013/QH13;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Việt
Nam quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 27/5/2015 của Chính phủ Việt Nam quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường


7
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường về ban hành Quy chuẩn Quốc gia về Môi trường;
- Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 13/9/2010 của UBND tỉnh ban
hành Quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
- Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ban hành định hướng Chiến lược Phát triển
bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam);
- Quyết định 166/QĐ-TTg ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020;
- Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11/8/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia;
- Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/7/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày
15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng
dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh
và tiếng ồn;
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 6 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa;
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất;


8
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày12 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất;
- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan
trắc môi trường;

- Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa
XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 1 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày
01/7/2011.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai thác khoáng sản
1.2.1. Tình hình khai thác khoáng sản trên thế giới
Vỏ trái đất có phần lục địa chiếm khoảng 50% khối lượng toàn bộ của vỏ
trái đất tương đương với 2,9% khối lượng của trái đất. Phần lớn vỏ trái đất được
cấu tạo bởi các nham thạch bị nóng chảy, nguội dần và kết tinh. Thành phần các
nguyên tố cấu tạo nên vỏ trái đất được biết nhưng chưa đầy đủ vì những khảo cứu
chỉ mới được thực hiện trên lục địa. Hơn nữa, trên lục địa cũng có những vùng
không khảo cứu được vì nơi này có lớp trầm tích quá dày.
Bảng 1.1. Thành phần các nguyên tố cấu tạo nên vỏ trái đất
Thành phần

TT

Trọng lƣợng (%)

1

Oxy (O2)

46, 60

2

Silic (SiO2)

27, 72


3

Nhôm (Al)

8, 13

4

Sắt (Fe)

5, 00

5

Calci (Ca)

3, 63

6

Natri (Na)

2, 83

7

Kali (K)

2, 59


8

Magne (Mg)

2, 09

9

Titan (Ti)

0, 44

10

Hydrogen (H2)

0, 14

11

Các nguyên tố khác

0, 83

Nguồn:( [19].


9
Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, những kim loại có nhu cầu lớn
và có nhiều trong vỏ trái đất như nhôm, sắt và cả những kim loại có ít hơn như

đồng, chì, kẽm,... đều bị khai thác triệt để, tất nhiên chỉ khai thác được chúng khi
chúng tập trung thành quặng, mỏ. Những kim loại hiếm như thiếc, thủy ngân,
titan,... và các kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim,... có trữ lượng rất ít và phân
tán nên khó xác định được chính xác.
Trong những chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, người ta
thường quan tâm đến ba chỉ số: Tăng trưởng dân số, tăng trưởng sản xuất công
nghiệp và tăng tổng sản lượng thu hoạch; vì sự gia tăng các chỉ số này luôn gắn liền
với nhu cầu ngày càng cao về năng lượng và khoáng sản. Làm cơ sở cho sự phát
triển công nghiệp hiện nay bao gồm một số kim loại chủ yếu như sắt, đồng, nhôm,
chì, kẽm,... Ở nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển thì nhu cầu về các kim
loại này chiếm tỉ lệ 80% - 90% tổng lượng kim loại sử dụng trên thế giới. Ngoài ra,
nhu cầu về khoáng sản phi kim loại cũng tăng lên, chủ yếu được sử dụng để làm
phân bón, sử dụng trong xây dựng và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công
nghiệp. Sau đây là một số khoáng sản kim loại chủ yếu được khai thác sử dụng trên
thế giới:
- Quặng sắt: Ðây là loại khoáng sản thường gặp và khá phổ biến trong vỏ trái
đất, gồm bốn loại quặng có tầm quan trọng trong thương mại là: Fe3O4 (Magnetit),
Fe2O3 (Hematit), FeO2 (Limonit) và FeCO3 (Siderit). Các loại quặng này có chứa
khá nhiều tạp chất nên tỷ lệ kim loại trong quặng giảm. Vùng Siberia (Liên Xô cũ)
là vùng có trữ lượng sắt được xem như lớn nhất thế giới. Công nghiệp sản xuất thép
trên thế giới ngày càng tăng theo sự phát triển của nền công nghiệp, sản lượng thép
trên thế giới được thể hiện qua bảng 1.2:
Bảng 1.2. Sản lƣợng thép trên thế giới
Năm
Sản lượng

1965

1980


2009

2010

2011

0,37

1,0

1,229

1,463

1,568

(tỉ tấn)
(Nguồn: Nguyễn Hằng - 2011) [5]


10

Hình 1.1: Sản lƣợng thép trên thế giới từ năm 1965-2011
- Quặng đồng: Mặc dù trữ lượng đồng trên thế giới ít hơn nhưng nhu cầu sử
dụng cũng gia tăng. Năm 1965 sản xuất đồng trên toàn thế giới là 6,6 triệu tấn và với
nhịp điệu gia tăng hàng năm từ 3,4% - 5,8%. Vấn đề đặt ra hiện nay trong công nghiệp
đồng là nhu cầu về đồng càng tăng trong khi đó phẩm chất của quặng lại giảm nên giá
thành của sản xuất đồng càng ngày càng tăng lên. Vì thế những công cụ truyền thống
vốn làm bằng đồng dần dần được thay thế bằng nhôm hoặc bằng chất dẻo.
Bảng 1.3. Sản lƣợng và trữ lƣợng đồng trên thế giới (ngàn tấn)

Quốc gia
Chile
Peru
Trung Quốc
Mỹ
Úc
Zambia
Nga
Indonesa
Canada
Congo
Ba Lan
Mexico
Kazakhstan
Các nước khác
Toàn thế giới

Sản lƣợng
Sản lƣợng
% Sản lƣợng
2010
2011
thế giới 2011
5.420
5.420
33,7%
1.220
1.252
7,6%
1.190

1.190
7,4%
1.110
1.120
7,0%
870
940
5,8%
690
715
4,4%
703
710
4,4%
872
625
3,9%
525
550
3,4%
343
440
2,7%
425
425
2,6%
260
365
2,3%
380

360
2,2%
1.900
2.000
12,4%
15.900
16.100
100,0%
(Nguồn: U.S. Geological Survey - 2012) [22]

Trữ lƣợng
190.000
90.000
30.000
35.000
86.000
20.000
3.000
28.000
7.000
20.000
26.000
38.000
7.000
80.000
690.000


11
- Quặng nhôm: Nhôm không được gặp ở trạng thái đơn chất trong tự nhiên

mặc dù nó chiếm đến 8,13% trọng lượng vỏ trái đất. Bôxit chứa hydroxyt nhôm là
quặng chính thường được khai thác để lấy nhôm. Năm 1948, sản xuất nhôm toàn
thế giới chỉ đạt 0,5 triệu tấn, đến năm 1968 đã lên tới 8 triệu tấn và nhu cầu về
nhôm càng ngày càng cao hơn rất nhiều. Hiện nay, hai ngành xây dựng và giao
thông vận tải sử dụng nhôm nhiều nhất. Hơn nữa do tính chất bền và chắc của hợp
kim nhôm nên ngành kỹ thuật hàng không và hàng không vũ trụ ngày càng tiêu thụ
nhiều nhôm hơn.
- Quặng thiếc: Trữ lượng thiếc rất hạn chế và tập trung ở một số nước Ðông
Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Trung Quốc và một số quốc gia khác ở
Châu Phi như Nigeria, Congo,... Thiếc mềm và dể dát mỏng nên được sử dụng để
làm thùng và hộp chứa thực phẩm khô (60%), trong kỹ nghệ hàn (20%) và một số
các công việc khác. Do tính chất dể bị han gỉ của thiếc nên ngày nay nhôm và chất
dẻo dần dần thay thế vị trí của thiếc trong việc sản suất các thùng chứa thực phẩm.
- Nikel (kền): Chủ yếu khai thác ở Canada (chiếm 80% toàn thế giới) ngoài
ra còn có ở Liên Xô cũ, Cuba,...
- Chì: Chì mềm, nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp, không bị han gỉ và
nặng hơn cả trong số các kim loại thông thường. Trong thời gian qua thì nhu cầu chì
ngày càng tăng nhất là Liên Xô và một số nước ở Châu Á, một phần do phát triển
sản xuất ô tô ở khu vực này.
1.2.2. Tình hình khai thác khoáng sản tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú
với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Những
năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tình trạng hoạt động khai
thác khoáng sản đang là vấn đề bức xúc diễn ra trên khắp cả nước. Một thực tế
không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã
hội với BVMT, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất
là đối với nước ta, trong giai đoạn đầu của thời kỳ CNH - HĐH, khi mà nền kinh tế
về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. [6]
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm



12
kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ
1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Theo kết quả
của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng
khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit,
quặng sắt, đất hiếm, apatit,… chủng loại khoáng sản đa dạng.
Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính:
- Quặng sắt:
Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có
quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu
ở vùng núi phía Bắc.
Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ
lớn đó là mỏ sắt Quý Sa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Năng lực khai
thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm.
- Bôxít: Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và
tài nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm
Đồng, Gia Lai, Bình Phước,…
Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất lượng tương đối
tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi. Mặt khác, thị trường cung - cầu
sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi cho phát triển ngành
công nghiệp nhôm ở nước ta.
- Quặng titan: Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát
hiện 59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu
tấn, 8 mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
Ngành titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20 - 30 triệu
USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế - xã hội với
nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
- Quặng thiếc:

Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc - Cao Bằng
khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn


13
tinh quặng SnO2. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên Xô
(cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu
tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp.
Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu
Mỏ và Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã
đạt được những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến. Bằng việc nghiên cứu ứng dụng
điện phân thiếc đạt thiếc thương phẩm loại I: 99,95%; Viện Nghiên cứu Mỏ và
Luyện kim và Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện
phân thiếc với công suất: 500 - 600tấn/năm. Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc
thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1.500tấn/năm - 1.800tấn/năm.
- Quặng đồng:
Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng
Sinh Quyền - Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken - Bản Phúc.
Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò. Công nghệ tuyển nổi đồng
để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhetit. Khâu
luyện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho ra đồng thô, sau đó
qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản phẩm đồng âm cực được điện
phân cho đồng thương phẩm.
- Quặng kẽm chì:
Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng
trăm năm nay. Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà
máy điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công
nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là: 10.000tấn/năm.
Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000 -100.000
tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại

Tuyên Quang và Bắc Kạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm.
Xây dựng một nhà máy luyện chì và tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và
15.000 kg bạc/năm. Các nhà máy điện phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng
trong giai đoạn 2008-2015.
Như vậy, trữ lượng tài nguyên nước ta đang được khai thác và chế biến phục


14

vụ trong nước và xuất khẩu. Nhiều công ty, nhà máy khai thác chế biến khoáng sản
được thành lập với sản lượng lớn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. [7]
1.3. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trƣờng ở Việt Nam
Hoạt động khai thác khoáng sản mang lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực cho
đất nước. Tuy nhiên, nó cũng gây nên những tác động không nhỏ tới môi trường.
Tình trạng khai thác mỏ hiện nay đang gây ra sự lãng phí nguồn tài nguyên là nguồn
không tái tạo được. Đồng thời, hoạt động khai thác mỏ cũng đang gây tác hại tới
các nguồn tài nguyên khác, làm thay đổi cảnh quan, địa hình, thu hẹp đất trồng và
rừng do diện tích khai trường và bãi thải ngày càng phát triển. Đặc biệt, gây ô
nhiễm môi trường không khí, nước và đất.
1.3.1. Tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường nước
Trong hoạt động khoáng sản, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu
hết công đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v..., đã gây
những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của
người dân ở khu vực xung quanh khai trường. Những tác động này được thể hiện
như sau:
- Tác động cơ học của hoạt động khai thác mỏ tới nguồn nước
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường
bị hạ thấp. Ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải được nâng cao,
gây trượt lở đất (Mỏ Mangan Tốc Tác - Cao Bằng). Những thay đổi này sẽ dẫn đến
những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như

thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ
văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v...
Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương
tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi
chất lượng nguồn nước và làm suy giảm công năng của các công trình thuỷ lợi nằm
liền kề với các khu khai thác mỏ (Nước suối ở mỏ chì, kẽm Lang Hích, nước giếng
ở mỏ vàng Hiếu Liêm, các hồ ở khu vực mỏ than Mạo Khê đều có hàm lượng các
chất độc hại như kẽm, đồng, thủy ngân, asen, v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép).
Khi tiến hành các hoạt động khai thác khoáng sản sẽ hình thành các moong


×