Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Rút Kinh Nghiệm Xử trí Một Số Trường Hợp Rau Cài Răng Lược Xâm Lấn Bàng Quang Trên Vết Mổ Cũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.92 KB, 15 trang )

Rút Kinh Nghiệm Xử trí Một Số Trường Hợp
Rau Cài Răng Lược Xâm Lấn Bàng Quang
Trên Vết Mổ Cũ
Nhóm tác giả:
1. BSCKII.Bạch Cẩm An

Bệnh Viện Trung Ương Huế 0914006848

2. TS.Lê Minh Toàn

Bệnh Viện Trung Ương Huế

3. BSCKII. Phan Viết Tâm

Bệnh Viện Trung Ương Huế

4. THS.Lê Việt Hùng

Bệnh Viện Trung Ương Huế

5. BSCKI.Phan Đỗ Quốc Thanh Bệnh Viện Trung Ương Huế
6. THS.Hoàng Trọng Phước
7. BS.Hoàng Ngọc Tú

Bệnh Viện Trung Ương Huế
Bệnh Viện Trung Ương Huế 01697631563


Tóm tắt
Rau cài răng lược xâm lấn bàng quang trên bệnh nhân có vết mổ cũ là
một biến chứng hiếm gặp của thai nghén, gây ra chảy máu trầm trọng


đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Thông qua nghiên cứu 8
trường hợp chúng tôi đã rút ra được kinh nghiệm khi chăm sóc tiền phẫu
và xử trí trong mổ qua đó làm giảm lượng máu mất, hạ thấp tỷ lệ biến
chứng và tử vong mẹ.

EXPERIENCE MANAGING SOME CASES HAVE
PLACENTA PERCRETA WITH BLADDER INVASION
AND PREVIOUS CESAREAN SECTION
Bạch Cẩm An, Lê Minh Toàn, Phan Viết Tâm, Lê Việt Hùng,
Hoàng Trọng Phước, Phan Đỗ Quốc Thanh, Hoàng Ngọc Tú
Abstract
Placenta percreta with bladder invasion is a rare complication of
pregnancy, especially happening in patients whom have a history of
previous cesarean section, causing life-threatening hemorrhage. We
reseach eight treated cases to withdraw some good experience on caring
pre-operation and managing intraoperation. Our goal reduce blood
lossing and morbidity or mortality.


1. Đặt vấn đề
Rau cài răng lược xâm lấn bàng quang (RCRLXLBQ) là một bệnh lý đã
cũ nhưng còn mang tính chất thời sự về chẩn đoán và xử trí. Đây là một
bệnh lý khá hiếm gặp trong sản khoa, chủ yếu gặp trong trường hợp rau
tiền đạo ở mặt trước kèm theo vết mổ cũ tử cung, gây nên chảy máu kịch
phát khi tiến hành mổ lấy thai đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Theo y
văn và trên thế giới đã có nhiều báo cáo nhân một vài trường hợp
RCRLXLBQ và đưa ra các phương thức xử trí khác nhau đối với từng
trường hợp và tùy từng tác giả. Tại khoa Phụ Sản Bệnh Viện Trung
Ương Huế trong 5 năm qua chúng tôi đã gặp 8 trường hợp RCRLXLBQ,
tổng kết và rút kinh nghiệm trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc tiền

phẫu và xử trí trong mổ qua từng trường hợp chúng tôi đã dần tìm ra một
thái độ thích hợp đối với các trường hợp này và trong tương lai. Chúng
tôi thực hiện phương pháp nghiên cứu mô tả chùm bệnh.
2. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân
Đặc điểm
Tuổi sản phụ (tuổi)

Giá trị
32,62 (3,71)

Số lần sinh (lần)

2,5 (0,62)

Số lần mổ lấy thai (lần)
Liên quan với số lần mổ lấy thai

1,25 (0,37)

Một lần
Trên hai lần
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

75%(6/8)
25%(2/8)


Đặc điểm


Số lượng

Tỷ lệ

Tiểu máu

2(8)

25%

Ra máu âm đạo

2(8)

25%

Rau tiền đạo

8(8)

100%

Siêu âm phát hiện RCRL

5(8)

62,5%

Có xâm lấn Bàng quang


3(8)

3,75%

Không xâm lấn Bàng quang

2(8)

25%

Bảng 3: Đặc điểm thai nhi
Đặc điểm

Số lượng Tỷ lệ

Tuổi thai lúc sinh (tuần)
35-37

4(8)

50%

38-40

4(8)

50%

Chỉ số Apgar lúc 5 phút(*)
5-7(điểm)


0

0%

8-10(điểm)

7(8)

87,5%

1(8)

12,5%

7(8)

87,5%

Trọng lượng trẻ sơ sinh
< 2500 gram
≥ 2500 gram
Ghi chú: 01 trường hợp thai lưu
Bảng 4: Chỉ định mổ lấy thai
Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ


Cấp cứu

1(8)

12,5%

Bán cấp cứu

5(8)

62,5%

Chủ động

2(8)

25%

Chỉ định mổ lấy thai

Bảng 5: Thời gian phẫu thuật và lượng máu truyền
Thời gian mổ (phút) Số lượng Lượng máu truyền (ml)
60-120

3(8)

1600

121-180


2(8)

2500


> 180

3(8)

14400

Bảng 6: Biến chứng rau cài răng lược xâm lấn bàng quang
Biến chứng

Số lượng

Tỷ lệ

Tử vong

0

0

Cắt tử cung trong mổ

8

100%


Thương tổn bàng quang

8

100%

1(8)

12,5%

5-10

3(8)

37,5%

10-15

4(8)

50%

> 15

1(8)

12,5%

Thương tổn niệu quản
Thời gian hậu phẫu (ngày)


3. Báo cáo trường hợp
Trường hợp 1: Bệnh nhân 35 tuổi có PARA 1011, mổ lấy thai 1 lần;
nhập viện vì phát hiện rau tiền đạo lúc thai 35 tuần, siêu âm chỉ phát hiện
được rau tiền đạo, được điều trị bảo tồn trong 28 ngày và chấm dứt thai kỳ
bằng mổ chủ động lúc thai 39 tuần. Quá trình phẫu thuật: Mổ lấy thai
bằng đường rạch ngang đoạn dưới, lấy ra bé Gái 2800gr IA (Index Apgar)
9/1-10/5. Bóc rau, máu chảy dữ dội. Tiến hành cắt tử cung bán phần.
Buộc hai động mạch hạ vị 2 bên. Cắt phần tử cung còn lại. Cầm máu đám
rối tĩnh mạch sau bàng quang. Khâu lỗ thủng và dẫn lưu bàng quang. Thời
gian phẫu thuật 290 phút, truyền 5000ml máu. Vô cảm bằng tê tủy sống
sau đó chuyển sang mê nội khí quản vì phẫu thuật kéo dài và mất quá
nhiều máu. Thời gian hậu phẫu 23 ngày.


Trường hợp 2: Bệnh nhân 38 tuổi có PARA 2011, mổ lấy thai 2 lần;
nhập viện lúc thai 33 tuần vì ra máu âm đạo ít với chẩn đoán Rau tiền đạo
trung tâm, siêu âm cũng chỉ phát hiện được rau tiền đạo, được điều trị bảo
tồn trong 21 ngày và chấm dứt thai kỳ bằng mổ bán cấp cứu lúc thai 36
tuần. Quá trình phẫu thuật: Mổ lấy thai bằng đường rạch ngang đoạn dưới,
lấy ra bé Trai 2200gr IA 7/1-9/5. Buộc hai động mạch hạ vị 2 bên. Tiến
hành cắt tử cung toàn phần cả khối. Khâu lỗ thủng và dẫn lưu bàng quang.
Thời gian phẫu thuật 135 phút, truyền 1000ml máu. Vô cảm bằng tê tủy
sống sau đó chuyển sang mê nội khí quản vì phẫu thuật kéo dài và mất
quá nhiều máu. Thời gian hậu phẫu 11 ngày.
Trường hợp 3: Bệnh nhân 33 tuổi có PARA 1001, mổ lấy thai 1 lần;
nhập viện lúc thai 35 tuần với chẩn đoán Rau tiền đạo trung tâm, siêu âm
rau tiền đạo trung tâm nghi ngờ cài răng lược trong cơ, được điều trị bảo
tồn trong 3 ngày và chấm dứt thai kỳ bằng mổ lấy thai bán cấp cứu lúc
thai 36 tuần. Quá trình phẫu thuật: Mổ lấy thai bằng đường rạch ngang

đoạn dưới, lấy ra bé Trai 2500gr IA 7/1-8/5. Bóc rau, máu chảy dữ dội.
Tiến hành cắt tử cung toàn phần. Buộc hai động mạch hạ vị. Cầm máu
đám rối tĩnh mạch sau bàng quang. Khâu ép mặt sau bàng quang vào mặt
trước âm đạo. Thời gian phẫu thuật 350 phút, truyền 7500ml máu. Vô
cảm bằng mê nội khí. Thời gian hậu phẫu 13 ngày.
Trường hợp 4: Bệnh nhân 38 tuổi có PARA 1001, mổ lấy thai 1 lần;
nhập viện lúc thai 35 tuần vì khám thai phát hiện rau tiền đạo trung tâm,


siêu âm nghi ngờ RCRLXLBQ, được điều trị bảo tồn trong 7 ngày và
chấm dứt thai kỳ bằng mổ bán cấp cứu lúc thai 36 tuần. Quá trình phẫu
thuật: Mổ lấy thai bằng đường rạch ngang đoạn dưới, lấy ra bé Gái 3200gr
IA 8/1-9/5. Buộc hai động mạch hạ vị 2 bên. Tiến hành cắt tử cung toàn
phần cả khối. Dẫn lưu bàng quang. Thời gian phẫu thuật 160 phút, truyền
1500ml máu. Vô cảm bằng mê nội khí quản. Thời gian hậu phẫu 14 ngày.
Trường hợp 5: Bệnh nhân 34 tuổi có PARA 2102, mổ lấy thai 1 lần;
nhập viện lúc thai 39 tuần vì chảy máu âm đạo nhiều, siêu âm rau tiền
đạo trung tâm nghi ngờ rau cài răng lược, chấm dứt thai kỳ bằng mổ cấp
cứu ngay sau đó. Quá trình phẫu thuật: Mổ lấy thai bằng đường rạch
ngang đoạn dưới, lấy ra bé Trai 3000gr thai lưu. Cắt tử cung toàn phần
cả khối. Nối 2 niệu quản. Khâu và dẫn lưu bàng quang. Thời gian phẫu
thuật 190 phút, truyền 1900ml máu. Vô cảm bằng mê nội khí quản. Thời
gian hậu phẫu 13 ngày.
Trường hợp 6: Bệnh nhân 28 tuổi có PARA 0101, mổ lấy thai 1 lần;
nhập viện lúc thai 34 tuần vì ra máu âm đạo, siêu âm rau tiền đạo trung
tâm nghi ngờ rau cài răng lược, được điều trị bảo tồn trong 26 ngày và
chấm dứt thai kỳ bằng mổ bán cấp cứu lúc thai 38 tuần. Quá trình phẫu
thuật: Mổ lấy thai bằng đường rạch ngang đoạn dưới, lấy ra bé Trai
3000gr IA 9/1-10/5. Rau bám sát thành tử cung. Tiến hành cắt tử cung
toàn phần cả khối sau khi Garot ngang đoạn eo tử cung. Khâu thành



bàng quang. Thời gian phẫu thuật 60 phút, không truyền máu. Vô cảm
bằng tê tủy sống. Thời gian hậu phẫu 5 ngày.
Trường hợp 7: Bệnh nhân 29 tuổi có PARA 1001, mổ lấy thai 1 lần;
nhập viện lúc thai 33 tuần vì ra máu âm đạo, siêu âm rau tiền đạo trung
tâm cài răng lược, được điều trị bảo tồn trong 30 ngày và chấm dứt thai kỳ
bằng mổ bán cấp cứu lúc thai 38 tuần. Quá trình phẫu thuật: Mổ lấy thai
bằng đường rạch ngang đoạn dưới, xé ngang bánh rau lấy ra bé Gái
3000gr IA 9/1-10/5. Rau bám sát thành bàng quang. Tiến hành cắt tử cung
toàn phần cả khối sau khi Garot ngang đoạn eo tử cung. Khâu phủ phúc
mạc thành bàng quang. Thời gian phẫu thuật 90 phút, truyền 500ml máu.
Vô cảm bằng tê tủy sống. Thời gian hậu phẫu 7 ngày.
Trường hợp 8: Bệnh nhân 26 tuổi có PARA 2012, mổ lấy thai 2 lần;
nhập viện lúc thai 35 tuần đau bụng, siêu âm rau tiền đạo trung tâm cài
răng lược, được điều trị bảo tồn trong 25 ngày và chấm dứt thai kỳ bằng
mổ bán cấp cứu lúc thai 38 tuần. Quá trình phẫu thuật: Mổ lấy thai bằng
đường rạch ngang đoạn dưới, xé ngang bánh rau lấy ra bé Trai 3300gr IA
9/1-10/5. Rau xuyên cơ tử cung bám vào thành bàng quang. Tiến hành cắt
tử cung toàn phần cả khối sau khi Garot ngang đoạn eo tử cung. Khâu phủ
phúc mạc thành bàng quang. Thời gian phẫu thuật 85 phút, truyền 1100ml
máu. Vô cảm bằng tê tủy sống. Thời gian hậu phẫu 7 ngày.
4. Bàn luận


Rau cài răng lược xuyên cơ là một bệnh lý nặng nhất nhưng là dạng
hiếm gặp về bất thường sự bám dính của bánh rau. Tỷ lệ được báo cáo
khoảng 0.03/1000 cuộc sinh [1],[4]. Trong 5 năm qua tại Khoa phụ sản
Bệnh viện Trung Ương Huế chúng tôi đã gặp 8 trường hợp với mức độ
xuyên và khả năng xâm lấn bàng quang khác nhau theo báo cáo đã nêu.

Rau cài răng lược thường gặp ở những sản phụ đẻ nhiều lần, nạo thai
nhiều lần, tiền sử viêm nhiễm nội mạc tử cung, đặc biệt tần suất xuất
hiện cao và khả năng xuyên cơ xâm lấn vào các cơ quan lân cận được
xác định là do mổ lấy thai [2],[3]. Tất cả các bệnh nhân của chúng tôi
đều có vết mổ cũ lấy thai và rau tiền đạo. Số lần mổ lấy thai trung bình
1,25 (0,37), có 2 ca mổ lấy thai 2 lần chiếm 25% (Bảng 1).
Triệu chứng chính của rau cài răng lược xâm lấn bàng quang là xuất
huyết âm đạo nhiều đe dọa đến tính mạng vì kèm theo rau tiền đạo và đái
máu do rau xuyên vào bàng quang [8]. Trong 8 trường hợp của chúng
tôi, có 2 trường hợp xuất huyết âm đạo và 2 trường hợp đái máu chiếm
50% (Bảng 2). Người ta nhận thấy bệnh nhân mất máu nhiều vào thời
điểm bóc rau, ở trường hợp 1 và trường hợp 3 cho thấy điều đó, trong hai
trường hợp này lượng máu mất lần lượt là 5000ml và 7500ml, nhiều nhất
trong tất cả các trường hợp còn lại. Kinh nghiệm rút ra là không nên bóc
rau trong mổ nên cắt tử cung cả khối để tránh mất nhiều máu.
Về phương diện chẩn đoán, trên lâm sàng cần chú ý bệnh nhân có tiền sử
mổ lấy thai kèm theo nhau bám ở mặt trước hoặc rau tiền đạo, có đái


máu…100% bệnh nhân chúng tôi có vết mổ cũ và rau tiền đạo. Với 8
trường hợp, qua siêu âm chúng tôi phát hiện được 5 trường hợp rau cài
răng lược chiếm 62,5% nghi ngờ xâm lấn bàng quang 3 trường hợp
(Bảng 2). Người ta cho rằng khi siêu âm thai bắt đầu từ 20-24 tuần nếu
rau bình thường thì khả năng phát triển rau cài răng lược là rất thấp; độ
nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm để phát hiện rau cài răng lược lần lượt
xấp xỉ 0.8 và 0.95[8]. Ngoài ra các phương tiện chẩn đoán khác khá phổ
biến trên thế giới là: MRI, AFP máu mẹ, Mô học…
Về quản lý và chăm sóc tiền phẫu: Trong 8 bệnh nhân nhập viện với nghi
nghờ RCRLXLBQ ngoài 1 bệnh nhân phải mổ cấp cứu (Trường hợp 5) còn
lại 7 bệnh nhân đều được điều trị bảo tồn, lập kế hoạch chăm sóc và can

thiệp do đó mặc dù tuổi thai lúc nhập viện còn nhỏ nhưng khi can thiệp thì
tuổi thai đều trên 35 tuần và có chỉ số Apgar, trọng lượng thai tốt sau sinh
(Bảng 3). Không có trường hợp nào tử vong mẹ mặc dù tỷ lệ mổ bán cấp
cứu khá cao với 5 trường hợp (62,5%) vì đã được chuẩn bị trước về
trang thiết bị, con người…(Bảng 4). Như vậy vấn đề chăm sóc và quản
lý trước mổ rất quan trọng. Chúng tôi tổng kết được kinh nghiệm chăm
sóc trước mổ bao gồm:
- Giải thích cho sản phụ biết về chẩn đoán nghi ngờ RCRL khả năng xâm
lấn bàng quang và các biến chứng có khả năng xảy ra (như xuất huyết,
nhu cầu truyền máu và cắt tử cung liền sau mổ lấy thai).


- Lên kế hoạch chấm dứt thai kỳ khi đã có đầy đủ con người, trang thiết bị
cần thiết sẵn có tối ưu. Điều đó sẽ làm giảm lượng máu mất trong mổ ít hơn
trong trường hợp cấp cứu. Cần đánh giá độ trưởng thành phổi thai nhi ở
tuổi thai xấp sĩ 35 đến 36 tuần, nếu xét nghiệm cho kết quả đã trưởng thành
thì chấm dứt thai kỳ. Nếu chưa trưởng thành thì có thể cho một liều
glucocorticoid và chấm dứt thai kỳ sau 48 giờ hoặc điều trị bảo tồn đến đủ
tháng nếu không đe dọa xuất huyết nặng.
- Tư vấn cho bệnh nhân an tâm trước khi vô cảm.
- Chuẩn bị máu đầy đủ và các yếu tố liên quan để luôn sẵn có vào thời
điểm chấm dứt thai kỳ.
- Chấm dứt thai kỳ nên thực hiện trong điều kiện thuận lợi về con người
như có bác sĩ kinh nghiệm về kiểm soát xuất huyết vùng tiểu khung trong
khi mổ. Cần đặt một sonde Foley 3 nhánh và thông niệu quản để khi cần
thiết đánh giá sự toàn vẹn của đường tiết niệu.
- Đơn vị chăm sóc hậu phẫu cũng cần chuẩn bị chu đáo để chăm sóc sau
mổ và khi cần thiết.
Trên thế giới, có một phương pháp được thực hiện trong quá trình chuẩn bị
trước mổ khá hiệu quả trong việc kiểm soát lượng máu mất đó là Đặt bóng

qua động mạch hạ vị. Quả bóng có thể được bơm lên dần cho tới 20 phút
trong khi cắt tử cung, vì vậy làm giảm đáng kể mất máu và giữ cho phẫu
trường khô sạch, thuận tiện kẹp và khâu chỉ cẩn thận hơn[8].


Về kiểm soát trong mổ. Người ta khuyến cáo nên rạch da đường dọc rốn
vệ để cho sự bộc lộ được tốt hơn. Trong các trường hợp của chúng tôi
đều sử dụng đường rạch ngang nên phẫu trường chật hẹp khó quan sát và
khó thao tác nhất là thao tác buộc động mạch hạ vị. Các tác giả đều nhất
trí đường rạch tử cung để lấy thai nên là đường rạch dọc và tránh đi qua
bánh nhau, một số trường hợp có thể sử dụng siêu âm để xác định mép
bánh rau. Trong các trường hợp của chúng tôi đều sử dụng đường ngang
đoạn dưới tử cung nên có trường hợp phải lách qua bánh rau để lấy thai
nên làm rau bị lóc ra gây chảy máu dữ dội. Việc xác định bảo tồn hay cắt
tử cung trong mổ nên xem xét trước mổ. Nhiều tác giả khuyến cáo nên
cắt tử cung kèm theo rau khi có đầy đủ bằng chứng để chẩn đoán rau cài
răng lược. Trong cả 8 trường hợp, chúng tôi đều cắt tử cung để cầm máu
(Bảng 6). Cần may vắt vết rạch tử cung để làm giảm lượng máu mất. Sau
đó cắt tử cung cả khối để cầm máu. Không nên cố gắng buộc động mạch
tử cung trong các trường hợp này vì sẽ làm mất thời gian và không hiệu
quả để kiểm soát chảy máu. Một số tác giả nhất trí thực hiện thủ thuật
buộc động mạch hạ vị hai bên trước khi cắt tử cung toàn phần cả khối.
Tuy nhiên, qua thực hiện trên 4 bệnh nhân chúng tôi nhận thấy kỹ thuật
này gặp nhiều khó khăn do tử cung to che lấp phẫu trường.
Một thủ thuật khác nhằm làm giảm lượng máu mất trong mổ trong các
trường hợp RCRLXLBQ thể nhẹ mà chúng tôi đã áp dụng cho ba trường
hợp cuối là Garot ngang eo tử cung trước khi cắt tử cung đã có hiệu quả


nhất định. Lượng máu mất trong các trường hợp này không đáng kể và

hậu phẫu cũng không quá nặng nề. Tuy nhiên trong trường hợp rau cài
răng lược xâm lấn bàng quang nhiều thì thủ thuật này tỏ ra không có ý
nghĩa và làm mất nhiều thời gian vì tương tự như việc cố gắng buộc
động mạch tử cung 2 bên. Với các trường hợp đó, một số tác giả nước
ngoài đề nghị làm tắc động mạch hạ vị hai bên bằng bóng sẽ có hiệu quả
hơn về giảm lượng máu mất trong phẫu thuật.
Ở các trường hợp RCRLXLBQ diện rộng, một số tác giả đề nghị áp
dụng phương pháp điều trị bảo tồn: sau khi lấy thai ra kẹp cắt rốn sát
bánh rau để lại bánh rau trong tử cung và điều trị Methotrexat hậu phẫu 4
liều. Có thể xem xét cắt tử cung thì 2 sau 4 tuần hoặc giữ lại tử cung tùy
diễn tiến của bệnh.
Đối với trường hợp RCRLXLBQ ít, tác giả Pelosi (Mỹ) đề nghị áp dụng
phương pháp mổ lấy thai cắt tử cung cải tiến: Mổ lấy thai, soi bàng quang
đặt catheter niệu quản, bơm căng bàng quang vừa phải, nhét gạc âm đạo.
Cắt tử cung toàn phần cả khối đi vòng qua đoạn dưới tử cung và mặt sau
bàng quang. Ưu điểm phương pháp này là lượng máu mất trong mổ rất ít,
thường không cần buộc động mạch hạ vị và truyền máu [7].
5. Kết luận
Qua quá trình chăm sóc và điều trị 8 bệnh nhân RCRLXLBQ chúng tôi
rút ra một số kinh nghiệm sau:


- Đối với các trường hợp rau tiền đạo có vết mổ cũ cần xem xét đánh giá
trước mổ đầy đủ , sử dụng các thăm dò cận lâm sàng như siêu âm
doppler, MRI, soi bàng quang để xác định có hay không RCRLXLBQ và
mức độ xâm lấn.
- Cần chuẩn bị tiền phẫu chu đáo cả về mẹ, về con, đội ngũ cán bộ y tế
và các trang thiết bị cần thiết. Cần hội chẩn liên khoa trước khi can thiệp
chấm dứt thai kỳ.
- Về phương diện gây mê hồi sức phải áp dụng phương pháp gây mê nội

khí quản ngay từ đầu.
- Về thủ thuật mổ lấy thai cần thảo luận đường rạch da, đường rạch tử
cung, xác định vị trí bánh rau, cách thức cầm máu hiệu quả nhất để làm
giảm lượng máu mất trong mổ, giảm biến chứng và tử vong mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Breen JL, Neubecher R, Gregori CA, Franklin JE (1977). Placenta
accreta, increta, percreta. A survey of 40 cases. Obstet Gynecol; 49: 4347.
2. Clark SL, Koonings PP, Phelan JP (1985). Placenta previa/accreta and
prior cesarean section, Obstet Gynecol; 66(1):89-92.
3. Chapman K (1999). Placenta previa percreta with bladder infiltration.
Journal of Obstetrics and Gynecology Vol. 19, No.5, pp539-540.
4. Harika G et al (1994) . Placenta percreta with bladder invasion:
surgical strategy to avoid massive blood loss. Eur. J. Obstet.


Gynecol. Reprod. Biol. S7 129-131.
5. Korren Z, Zuckerman H, Brzezinski A (1961). Placenta previa accreta
with afibrinogenemia, report of 3 cases. Obstet Gynec 18: 138.
6. Ochshorn A, Davis MP, Soferman N (1969). Placenta previa accreta,
Obstet Gyncol; 33 (5): 677-679.
7. Pelosi M A (1999). Modified cesarean hysterectomy for placenta previa
percreta with bladder invasion: Retrovesicle lower uterine segment
bypass. Obstetrics and Gynecology. Vol. 93, No. 5, pp 545-550.
8. Resnik R, Diagnosis and management of placenta accreta, UpToDate
v18.3, 2010 Sep.
9. Rotton WN, Friedman EA (1957). Placenta accreta, Review of the
literature and report of 4 cases, Obstet Gynec 9: 580,
10.The

McGraw-Hill


Companies,

Obstetrical

WilliamsObstetrics 23rd Edition, Chapter 35.

Hemorrhage,



×