Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Logic học Review Cấu trúc đề thi cuối kì + Bộ đề cuối kì mẫu cô Hạnh FTU Đại học Ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.61 KB, 9 trang )

REVIEW ĐỀ LOGIC CÔ HẠNH
I.

CẤU TRÚC VÀ HƯỚNG DẪN
Thường có 3 câu ở cả hai phần Logic và phương pháp nghiên cứu

- Phần Logic: Hay ra vào: (Tương tự như giữa kì)
 Tam đoạn luận
 Phép đẳng trị, đẳng trị đa phức hợp
 Phép hội, tuyển, …
 …
- Phần nghiên cứu khoa học: 1 trong 2 phần chương 6 và 7
 Chương 6: Câu lý thuyết
 Chương 7: Một trong ba dạng câu sau với đề là một đề tài nghiên
cứu khoa học:
o Nêu trình tự nghiên cứu
o Nêu nội dung cơ bản
o Lập đề cương
Trên đó là những phần thường ra, những phần khác vẫn được ra nên cần học cả
nhé. Chi tiết về phần chương 7 xem tại file pdf “Phương pháp nghiên cứu” đính
kèm. (Xem dàn ý chính trước để nắm các đề mục rồi xem một số bài ví dụ cụ
thể). Chi tiết chương 6 xem ở ảnh cuối file này.
Mọi người xem thử một số đề mẫu qua các năm dưới đây nhé. (4 đề)

II.

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1

Câu 1. Cho biết "Nếu trời mưa thì đường phố ướt". Bạn Nga thấy "đường phố
ướt" thì rút ra kết luận "trời mưa"


- Kết luận đó hợp logic hay không, vì sao?
- Viết 3 kết luận bằng "Nếu trời mưa thì đường phố ướt"
Câu 2. Nêu ảnh hưởng của các yếu tố ngôn ngữ, trí nhớ, chú ý đến nhận thức.
Áp dụng trong phương pháp học tập và NCKH?


ĐỀ 2

Câu 1. Cho ba thuật ngữ sau:
- Số chia hết cho 2
- Số chia hết cho 3
- Số chia hết cho 8
a. Hãy xây dựng một tam đoạn luận sai, chỉ ra quy tắc nó đã vi phạm
b. Viết một đoạn tam đoạn luận đúng
c. Thực hiện phép đối lập vị từ với tiền đề lớn của tam đoạn luận ở câu b.
(Làm thêm đề này đối với số chia hết cho 2, cho 6, cho 8)

Câu 2. Trình tự NCKH đề tài "Phương pháp học tập của sinh viên”

ĐỀ 3
Câu 1. Cho ba khái niệm: "Sinh viên khối kinh tế", "Sinh viên giỏi" và "Sinh viên
có học lực trung bình".
a. Xác định quan hệ và mô hình hóa quan hệ giữa ba khái niệm.
b. Từ ba khái niệm đã cho hãy xây dựng một luận ba đoạn đơn đúng.
Câu 2. Lập đề cương cho đề tài “Việc đọc sách của sinh viên hiện nay.”


ĐỀ 4

Câu 1. Cho hai phán đoán sau:

(1) Học giỏi vì thiên tài
(2) Học giỏi vì chăm chỉ
a. Hãy xây dựng công thức và phát biểu thành lời phán đoán phức từ hai
phán đoán trên
b. Hãy xây dựng công thức và phát biểu thành lời các phán đoán đa phức
hợp đẳng trị với phán đoán ở câu a.

Câu 2. Nêu nội dung cơ bản của đề tài “Phương pháp học tập hiệu quả của sinh
viên hiện nay”
NGOÀI RA, câu 1 của các đề còn có thể thay bằng câu chứng minh công
thức/ lập bẳng giá trị các công thức sau:
1. [(a  b) ^ 7b]  7a = 1
2. [(7a v b) ^ a]  b = 1
3. [(a  b) ^ (b  c) ^ a]  c = 1

ĐỀ 5
Câu 1. Chứng minh công thức sau:
[(a  b) ^ a]  b = 1
Câu 2. Cho phán đoán: “Không có niềm đam mê khoa học thì không thể trở
thành nhà khoa học giỏi”.
Hãy cho biết phán đoán nào sau đây đẳng trị với phán đoán đã cho? Tại sao?
a. Nếu có niềm đam mê khoa học thì trở thành nhà khoa học giỏi.
b. Không trở thành nhà khoa học giỏi thì chứng tỏ không có niềm đam mê
khoa học.
c. Muốn trở thành nhà khoa học giỏi thì phải có niềm đam mê khoa học.
d. Không thể có người đam mê khoa học mà không trở thành nhà khoa học
giỏi.
Câu 3. Thông qua đề tài “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên
Đại học Ngoại thương hiện nay”, hãy là rõ những nội dung cơ bản của đề tài
nghiên cứu khoa học.



ĐỀ TÀI CHƯƠNG 7
(Trong file đính kèm)
1. Vấn đề sống thử của sinh viên HN
2. Phương pháp đọc sách hiệu quả của SV KT
3. Phương pháp học tập hiệu quả
4. Vấn đề nâng cao chất lượng học tập
5. Vấn đề làm thêm
6. Việc cân bằng giữa học tập và hoạt động ngoại khóa
7. Phương pháp học tập chủ động
8. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học
9. Văn hóa ứng xử trên facebook
10. Văn hóa đọc

Ảnh LÝ THUYẾT CHƯƠNG 6

3
5
8
11
14
16
18
20
22
23









×