Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ôn tập địa lí lớp 9 Học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.03 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 9 – HỌC KÌ I
I-Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 1: Các ngành sản xuất thế mạnh ?
*Công nghiệp:
- Chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng
- Khai thác than : Uông Bí, Phả Lại
- Thủy điện : Sơn La, Hòa Bình
- Công nghiệp luyện kim đen : Thái Nguyên
- Ngoài ra còn có thế mạnh về kinh tế biển ( Quảng Ninh )
*Nông nghiệp
- Lúa và ngô là cây lương thực chính.
- Cơ cấu sản phẩm, nông nghiệp đa dạng gồm cây trồng nhiệt đới và ôn đới. Quy mô sản
xuất tương đối tập trung.
- Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường ( chè, hồi , hoa quả ), là vùng nuôi nhiêu trâu, bò,
lợn.
- Phân bố:
+ Chè: Thái Nguyên , Tuyên Quang, Hà Giang , Mộc Châu
+ Hồi : Lạng Sơn
+ Hoa quả : mận, mơ ( Cao Bằng – Lào Cai ), hồng ( Lạng Sơn ), vải thiều ( Bắc Giang )
*Dịch vụ
- Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các điểm du lịch nổi tiếng : Ba Bể, Tân Trào, Tuyên
Quang…
- Quan hệ trao đổi hàng hóa truyền thống với Vân Nam, Quảng Tây và Thượng Lào

Câu 2: Ý nghĩa phát triển nghề rừng kết hợp nông – lâm ở vùng trung du và
miền núi Bắc Bộ ?
- Phát triển nghề rừng kết hợp nông – lâm ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa :
+ Khai thác hợp lí hơn diện tích đất rừng
+ Làm tăng độ che phủ của rừng
+ Chống xói mòn đất



+ Sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong công nghiệp nhằm tăng thu nhập cải thiện cuộc
sống.

II- Vùng đồng bằng sông Hồng
Câu 1: Những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của đồng
bằng sông Hồng, hướng giải quyết những khó khăn đó.
a) Những thành tựu và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng
*Thành tựu
- Trồng trọt:
+Đứng thứ 2 cả nước về diện tích và tổng sản lượng tiêu dùng, đứng đầu cả nước về năng
suất lớn ( 56,4 tạ/ha – 2002 )
+ Phát triển một số cây ưa lạnh, đem lại nền kinh tế cao
-Chăn nuôi:
+ Đàn lớn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước ( 27,2 % - 2002 )
+ Chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển
*Khó khăn
- Thiên tai ( bão,lũ lụt, hạn hán..) và sự thất thường của thời tiết.
- Diện tích canh tác đang bị thu hẹp do sự mở rộng đất thổ cư và đất chuyên dùng.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sự phân hóa học, thuốc trừ sâu không đúng phương pháp,
không đúng liều lượng.
b) Hướng giải quyết những khó khăn đó
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành khác hoặc đi lập nghiệp nơi khác.
- Thâm canh, tăng vụ, khai thác ưu thế rau vụ đông
- Hạn chế dùng phân hóa học, sử dụng phân vi sinh, dùng thuốc trừ sâu đúng phương pháp,
đúng lượng..

Câu 2: Trình bày tình hình phát triển kinh tế.
*Công nghiệp

- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh.
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất
hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí.
- Các sản phẩm công nghiệp tiêu biểu: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông,
thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng.
*Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+Đứng thứ 2 cả nước về diện tích và tổng sản lượng tiêu dùng, đứng đầu cả nước về năng
suất lớn ( 56,4 tạ/ha – 2002 )
+ Phát triển một số cây ưa lạnh, đem lại nền kinh tế cao
-Chăn nuôi:
+ Đàn lớn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước ( 27,2 % - 2002 )
+ Chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển
*Dịch vụ
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển
- Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải, du lịch lớn nhất
- Các địa danh du lịch nổi tiếng: Hà Nội, Đồ Sơn, Tam Cốc, Bích Động…

Câu 3:Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

III- Vùng Bắc Trung Bộ
Câu 1:Các điều kiện tự nhiên Bắc Trung Bộ ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế của vùng?
-Địa hình : Đồi núi, đồng bằng ven biển, biển => Phát triển nhiều ngành kinh tế ( nông lâm
ngư nghiệp, du lịch )

Tuy nhiên do địa hình phần lớn đồi núi nên khó khăn về giao lưu kinh tế, đất dễ bị xói mòn,
đồng bằng ven biển nhỏ hẹp kém phì nhiêu.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, hiện tượng gió phơn tây nam trong mùa hè => Phát triển các
sản phẩm nhiệt đới điển hình. Tuy nhiên thiên tai thường xuyên xảy ra ( bão, lũ lụt, hạn
hán…)


-Sông ngòi: Phần lớn đều ngắn và dốc => Có giá trị thủy lợi, thủy điện , nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản nước ngọt. Thường xảy ra lũ đột ngột
- Tài nguyên:
+ Đất : Từ Nghệ An đến Quảng Trị có đất đỏ bazan ( phía tây ) => Thích hợp trồng các cây
công nghiệp lâu năm có giá trị lớn ( chè, cao su, cà phê )
+ Khoáng sản: ít, có trữ lượng lớn ( crom , sắt, thiếc…) => Phát triển các ngành công
nghiệp khai khoáng, luyện kim.
+Thủy sản: Đường bờ biển dài, có nhiều bãi tôm cá, nhiều đầm phá => Thuận lợi đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản
+Rừng: còn nhiều diện tích đất ( phía Bắc Hoành Sơn ) => Cung cấp nhiều gỗ , lâm sản có
giá trị.
-Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích văn hóa, lịch sử => Phát triển du lịch

Câu 2:Việc trồng, bảo vệ rừng có tầm quan trọng hàng đầu trong lập nghiệp
của vùng Bắc Trung Bộ?
-Do lãnh thổ hẹp ngang, sườn núi ở phía đông dốc nên bảo vệ rừng phòng hộ rất quan trọng
để tránh lũ lụt, bảo vệ các loài thực vật, động vật quý hiếm.
-Rừng phía nam dãy Hoành Sơn bị khai thác quá mức cần bảo vệ và trồng rừng.
- Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, chống gió nóng Tây Nam, giữ nguồn nước ngầm.

Câu 3: Các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ.
-Chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, trồng rừng : Do diện tích miền núi trung du
khá rộng chiếm 50% diện tích của vùng, rừng còn chiếm 40% diện tích toàn vùng. Vì vậy

chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp, trồng rừng đang phát triển ở miền núi, gò đồi ở
phía tây.
-Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: Bờ biển dài, nhiều bãi tôm, cá ven biển, nhiều đầm phá thuận
lợi nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
-Du lịch: Nhiều cảnh quan đẹp ( các bãi tắm, Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia…),
nhiều di tích lịch sử, văn hóa ( Cố đô Huế, Quê Bác, Các nghĩa trang quốc gia, Thành cổ
Quảng Trị, đôi bờ Hiền Lương, ngã ba Đồng Lộc )



×