Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Bài tập hóa học chuyên đề điện phân dung dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.01 KB, 1 trang )

Bài 1. Điện phân dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5M với điện cực trơ trong thì thu được 1gam
Cu. Nếu dùng dòng điện một chiều có cường độ 1A, thì thời gian điện phân tối thiểu là
A. 50 phút 15 giây.
B. 40 phút 15 giây.
C. 0,45 giờ.
D. 0,65 giờ.
Bài 2. Điện phân một dung dịch muối nitrat của một kim loại M hóa trị n với cường độ dòng
I = 9,65 A, thời gian điện phân 400 giây thì thấy khối lượng catot tăng 4,32 gam. M là kim
loại:
A.Cu
B. Ag
C. Fe
D. Zn
Bài 3. Điện phân 500 ml dung dịch A chứa CuCl2 0,2 M, NaCl 0,1 M với cường độ dòng điện
I= 4 A, thời gian t giây đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại.Giá trị của t là:
A. 4250 giây
B. 3425 giây
C. 4825 giây
D. 2225 giây
Bài 4. Điện phân 2 lít dung dịch AgNO3 0,03 M một thời gian thu được dung dịch A có pH=
2. Hiệu suất điện phân là: ( coi thể tích dung dịch không đổi)
A. 66,67%
B. 25%
C. 30%
D. 33,33%
Bài 5. Điện phân 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,2 M đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì
dừng lại thu được dung dịch A. Dung dịch A có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Fe?
( biết rằng có khí NO duy nhất thoát ra ngoài)
A. 8,4 gam
B. 4,8 gam
C. 5,6 gam


D. 11,2 gam
Bài 6. Hòa tan 11,7 gam NaCl vào nước rồi đem điện phân có màng ngăn, thu được 500 ml
dung dịch có pH= 13. Hiệu suất điện phân là:
A. 15%
B. 25%
C. 35%
D. 45%
Bài 7. Điện phân 1 lít dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, dung dịch sau điện phân có pH= 2.
Coi thể tích dung dịch sau điện phân không thay đổi. Khối lượng bạc bám ở catot là:
A. 2,16 gam
B. 1,08 gam
C. 0,108 gam
D. 0,54 gam
Bài 8. Điện phân 1 lít dung dịch NaCl dư với điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi dung dịch
thu được có pH=12 ( coi lượng Cl2 tan trong H2O ko đáng kể, thể tích dung dịch thay đổi
không đáng kể), thì thể tích khí thoát ra ở anot ( đktc) là bao nhiêu?
A. 0,336 lít
B. 0,112 lít
C. 0,224 lít
D. 1,12 lít
Bài 9. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32g Cu ở
catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X nói trên vào 200ml dung
dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể
tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là:
A. 0,15M
B. 0,2M
C. 0,1M
D. 0,05M
Bài 10. Điện phân dung dịch muối nitrat kim loại với hiệu suất dòng 100%, cường độ dòng
điện không đổi 7,72 A trong thời gian 9 phút 22,5 giây. Sau khi kết thúc khối lượng catot

tăng lên 4,86 gam do kim loại bám vào. Kim loại đó là:
A. Cu
B. Hg
C. Ag
D. Pb
Bài 11. Điện phân dung dịch có hòa tan 10,16 gam FeCl2 và 3,51 gam NaCl ( có màng ngăn
và điện cực trơ) trong thời gian 33 phút 20 giây với cường độ dòng điện I= 9,65 A. Dung dịch
sau điện phân trung hòa vừa đủ V lít dung dịch HCl 0,2 M. Giá trị của V là:
A. 0,18
B. 0,2
C. 0,3
D. 0,5
Bài 12. Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ a mol/l đến khi dung dịch vẫn còn màu
xanh thấy khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam. Cho 1,68 gam Fe vào dung dịch thu được sau
điện phân, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,2 gam kim loại. Giá trị a là:
A. 0,2 M
B. 0,1 M
C. 0,15 M
D. 0,25 M
Bài 13. Điện phân dung dịch AgNO3 một thời gian thu được dung dịc A và 0,672 lít khí ở
anôt ( ở đktc). Cho 5,32 gam Fe vào dung dịch A thu được V lít khí không màu hóa nâu
ngoài không khí ( ở đktc) dung dịch B ( chỉ chứa một muối) chất rắn C ( chỉ chứa một khim
loại). Hiệu suất của quá trình điện phân và giá trị V là:
A 25% và 0,672 lít B. 20% và 0,336 lít
C. 80% và 0,336 lít
D. 85% và 8,96 lít




×