Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Hình tượng người vợ lẽ trong ca dao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.86 KB, 32 trang )

Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………..3
1. Lý do, mục đích chọn đề tài……………………………………………………3
2. Lịch sử nghiên cứu…………………………………………………………….. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………..6
4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………....6
5. Đóng góp của đề tài …………………………………………………………….7
6. Cấu trúc của niên luận……………………………………………………….... 8
NỘI DUNG ………………………………………………………………………..8
CHƯƠNG 1. Ca dao và hình tượng người vợ lẽ trong ca dao Việt Nam –
Những vấn đề chung
………………………………………………………………………8
1.1. Ca dao………………………………………………………………………… 8
1.1.1. Đặc điểm……………………………………………………………………. 9
1.1.2. Ý nghĩa …………………………………………………………………….10
1.2. Vai trò của hình tượng người vợ lẽ trong ca dao …………………………….10
Tiểu Kết …………………………………………………………………………..12
CHƯƠNG 2: Hình tượng người vợ lẽ trong ca dao Việt Nam nhìn từ bình diện
nội dung ………………………………………………………………………….14
2.1. Người vợ lẽ với các mối quan hệ trong gia đình …………………………….14
2.1.1. Bi kịch hôn nhân …………………………………………………………...15
2.1.2. Thân phận đáng thương và đáng trách ……………………………………..17
2.2. Người vợ lẽ với các mối quan hệ trong xã hội……………………………… 20
Tiểu Kết………………………………………………………………………….. 23
1


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế

CHƯƠNG 3. Hình tượng người vợ lẽ trong ca dao Việt Nam nhìn từ phương


thức nghệ thuật………………………………………………………………. …24
3.1. Biện pháp tu từ……………………………………………………………… 24
3.1.1. Ẩn dụ, hoán dụ …………………………………………………………….24
3.1.2. So sánh ………………………………………………………………….....27
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật…………………………………………... 38
3.2.1 Không gian nghê thuật…………………………………………………….. 29
3.2.2 Thời gian nghệ thuật……………………………………………………..... .30
Tiểu Kết…………………………………………………………………………. .31
KẾT LUẬN ………………………………………………………….…………...32
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….34

2


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do, mục đích chọn đề tài

Trong văn học dân gian, ca dao là khúc hát tâm tình, là “tiếng đàn muôn điệu” của tâm
hồn người Việt được lưu truyền qua bao năm tháng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ thời thơ ấu
qua nhưng lời ru êm đềm của bà, của mẹ. Nó giúp ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp làng quê
Việt Nam qua những hình ảnh của cây đa, giếng nước, mái đình và nỗi nhọc nhằn cũng
như vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động chân chất, mộc mạc, tình cảm gia đình thắm
thiết, nghĩa vợ chồng tào khang. Một trong những nét chủ đạo của ca dao truyền thống là
sự thể hiện hết sức phong phú tư tưởng tình cảm của con người nói chung, người phụ nữ
nói riêng. Bên cạnh những giai điệu tươi vui, rộn ràng ta còn nghe vọng không ít những
khúc nhạc buồn thương ai oán. Đó là nỗi lòng của những kiếp người bất hạnh, những
cảnh đời trắc trở, éo le. Nổi bật hơn cả là tiếng than của người phụ nữ và đặc biệt là
những người chịu cảnh làm lẽ. Bao nhiêu tâm sự, sầu đau, phiền muộn không thể tỏ bày
cùng ai, người phụ nữ gửi trọn vào những câu hát than thân. Có lẽ vì vậy, ca dao Việt

Nam đã khắc họa một cách chân thực và đậm nét bi kịch của những thân phận phụ nữ
trong xã hội ngày xưa. Đến với ca dao, ta bắt gặp vô vàn những nỗi đau của người phụ nữ
nhất là thân phận của những người vợ lẽ với những bi kịch về thân phận, tình duyên và
hôn nhân. Đó là những nỗi đau khó có thể diễn tả bằng lời.
Ca dao viết về người phụ nữ trong đó có người vợ lẽ là một vấn đề hết sức hấp dẫn và
lôi cuốn. Bởi qua đó, phần nào ta hiểu được đời sống tâm hồn, tình cảm của họ trong xã
hội xưa và nay. Viết về người phụ nữ Việt Nam, đã có không ít nhà nghiên cứu quan tâm
và những bài viết mang giá trị đặc sắc. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu mới chỉ tập trung
vào hình ảnh người phụ nữ một cách khái quát trong ca dao và hầu như chưa có nhiều bài
nghiên cứu đi sâu vào hình tượng phụ nữ riêng lẻ một cách cụ thể. Vì thế, trong bài niên
luận này, tôi chọn đề tài về hình tượng người vợ lẽ trong ca dao với mong muốn đem đến
một cái nhìn rõ hơn về hình tượng người phụ nữ nói chung và hình tượng nguwoif vợ lẽ
trong ca dao nói riêng.
Hơn nữa, thông qua việc tìm hiểu nội dung và nghiên cứu hình tượng người vợ lẽ
trong ca dao, niên luận này cố gắng đưa ra những suy nghĩ về cuộc sống và số phận người
vợ lẽ Việt Nam. Và hơn thế, chúng ta có thể có cái nhìn đúng hơn, đồng cảm hơn với số
phận người phụ xưa dưới chế độ hôn nhân đa thê bất bình đẳng.Ngoài ra, trong số những
tài liệu viết về ca dao hay viết về hình tượng người phụ nữ mà tôi có thể tiếp cận được từ
trước đến nay. Tôi thấy hiếm có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Vì lẽ đó tôi chọn
đề tài: Hình tượng người vợ lẽ trong ca dao Việt Nam để trao dồi thêm kiến thức hiểu biết
cho bản thân.
3


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
2. Lịch sử nghiên cứu

Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương ánh xạ hiện thực khách
quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng.
Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm

trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên
cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà
còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết
tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Do đó,
từ lâu các nhà nghiên cứu văn học dân gian nước ta đã đặt vấn đề và chú tâm nghiên cứu
về ca dao dân ca. Hơn nữa, ca dao người Việt hết sức phong phú và đa dạng, nên từ trước
đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu.
Năm 1957, khi đề cập đến vấn đề hình tượng người phụ nữ trong ca dao, với Tục
ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (đến năm 2016 đã tái bản nhiều lần), ông Vũ Ngọc Phan
khẳng định: Trong cuộc đời người phụ nữ phải chịu nhiều nỗi khổ quá và chịu nhiều thiệt
thòi quá. Mặc dù công sức đóng góp cho xã hội và gia đình không thua kém gì đàn ông,
nhưng trong thực tế người phụ nữ không có quyền lực gì. Lý do đẩy người phụ nữ vào địa
vị thấp kém là vì “chế độ hôn nhân đã xây dựng trên cơ sở kinh tế của xã hội cũ.[11,
tr231]. Về mặt nghệ thuật, ông Vũ Ngọc Phan nêu nhận xét rằng: những hình tượng ẩn dụ
như hoa quả, con cò... thường được sử dụng để ví, để làm rõ nỗi khổ và vẻ đẹp của ngƣời
phụ nữ một cách hết sức tế nhị và kín đáo.[11, tr254]
Năm 1973, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên và các
tác giả Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn cũng đã được tái bản bổ sung nhiều lần là một
cuốn sách có đóng góp quan trọng cho việc học tập nghiên cứu văn học dân gian nói
chung, ca dao nói riêng. Đặc biệt là chương 3: Các thể loại văn học dân gian Việt Nam
phần C; Các thể loại trữ tình dân gian (phần II: Lịch sử và xã hội, đất nước và con người
trong ca dao dân ca Việt Nam...). Ở phần này các tác giả đã đề cập đến những vấn đề có ý
nghĩa: Ca dao dân ca phản ánh lịch sử; Ca dao dân ca trữ tình về sinh hoạt gia đình
nhân vật chính là người phụ nữ lao động Việt Nam.[12, tr445]
Năm 1974, trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt
Nam, Cao Huy Đỉnh khẳng định rằng: Vấn đề thân phận con người, trước hết là số phận
người dân nô lệ và người phụ nữ lao động là chủ đề chính của ca dao dân ca. Cuộc đời
người phụ nữ là một chuỗi những nỗi khổ đau dài dằng dặc. Sống một mình cũng khổ, lấy
chồng cũng khổ và khổ hơn nữa nếu như phải làm lẽ. [5, tr64]
Về nghệ thuật, Cao Huy Đỉnh cũng nêu một nhận xét: Hình tượng con cò thường

được sử dụng để miêu tả hình ảnh người phụ nữ với một âm điệu buồn man mác. [5, tr78].
4


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Năm 1992, với Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã đi sâu nghiên cứu một cách có
hệ thống các yếu tố thi pháp về các mặt: Ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu thời gian không gian
nghệ thuật, một số biểu tượng hình ảnh truyền thống trong ca dao [15]. Đây là cuốn sách
có giá trị rất lớn, cung cấp cho độc giả những tri thức cụ thể và khái quát về nhiều vấn đề,
giúp ích cho việc nghiên cứu ca dao.
Qua các chuyên luận, các công trình kể trên, có thể rút ra những điểm sau: Hầu hết các
tác giả nghiên cứu đều đề cập đến đề tài người phụ nữ trong ca dao nói chung và người vợ
lẽ trong ca dao nói riêng chủ yếu về phương diện nội dung phản ánh của hình tượng này.
Thân phận khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ được đề cập nhiều nhất. Qua ca dao,
người phụ nữ Việt Nam hiện lên với một vẻ đẹp cao quý cả về phẩm chất lẫn tâm hồn. Họ
luôn phải chịu những bất công, khổ cực trong xã hội cũ. Nhưng họ đã chủ động bảo vệ
tình yêu, hạnh phúc, đấu tranh với những lề luật và những bất công mà chế độ phong kiến
đã gây ra. Về phương diện nghệ thuật, ta thấy các tác giả đã chú ý đến các hình tượng để
miêu tả người phụ nữ trong ca dao, những hình tượng này thường đẹp nhưng buồn.
Trên đây là những công trình nghiên cứu tiêu biểu có đề cập một cách khái quát nhất
về hình tượng người phụ nữ trong ca dao cũng như có nhắc đến phần nào hình ảnh người
vợ lẽ trong ca dao. Nhưng nhìn chung, rất ít tài liệu lấy hình tượng người vợ lẽ làm đối
tượng nghiên cứu chính. Như vậy, việc tìm hiểu về hình tượng người vợ lẽ trong ca dao
người Việt là đề tài cần được khai thác để có một cái nhìn tường tận cụ thể về hình tương
người phụ nữ trong ca dao.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hình tượng người vợ lẽ được phản ánh trong ca dao Việt Nam.

Hình tượng người vợ lẽ được bộ lộ dưới nhiều góc độ đa dạng nhưng trong bài nghiên
cứu này chỉ đi sâu tìm hiểu hình tượng người vợ lẽ thông qua các mối quan hệ trong gia
đình và xã hội để nhìn thấu rõ hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: là bộ phận ca dao của người Việt. Cụ thể tư liệu khảo sát được khai
thác chủ yếu là: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (1957, xuất bản lần thứ 9 năm 1992) của
Vũ Ngọc Phan; Ngoài ra có tham khảo thêm Kho tàng ca dao người Việt(1995), 4 tập, do
Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội. Trong quá
trình tiến hành thống kê và phân tích, đối chiếu, so sánh, trong bài nghiên cứu cũng có thể
sử dụng thêm một số tư liệu mạng, tư liệu có sẵn, được trích dẫn lại trong các công trình
có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu

5


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Nhằm đạt được những mục đích đặt ra để triển khai đề tài này trong bài nghiên cứu
chú ý đến các phương pháp chủ yếu sau :
Phương pháp thống kê, phân loại: Trước hết chúng tôi tiến hành thống kê toàn bộ số
lượng những lời ca nói về người vợ lẽ trong kho tàng ca dao. Sau đó phân loại dựa vào
nội dung của câu ca dao phản ánh hình tượng người phụ nữ trong mối quan hệ nào, trong
trang thái tâm tư tình cảm nào,rồi đi vào khảo sát cụ thể. Đó là cơ sở khoa học cho những
nhận định, kết luận của bài nghiên cứu. Qua kết quả thống kê phân loại chúng tôi có thể
rút ra những nhận xét một cách chính xác, khách quan và khoa học.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và bình luận: Trên cơ sở của việc thống kê, phân
loại, chúng tôi tiến hành phân tích, hệ thống hóa. Dựa vào kết quả của sự phân tích, sẽ
tổng hợp để rút ra những kết luận khái quát. Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu có
sử dụng phương pháp bình luận. Đây không phải là phương pháp chủ yếu mà đây chỉ là
cách tiếp cận sâu hơn khi cần khái quát tư duy của các tác giả dân gian.
5. Đóng góp của đề tài


Ca dao là tiếng hát trữ tình phản chiếu đời sống tâm hồn. Nó chứa đựng nhiều nội
dung khác nhau, phản ánh hiện thực đa dạng những tâm trạng, những tư tưởng và tình
cảm của đời sống con người. Vì vậy hình tượng nhân dân lao động trong ca dao nói chung
và hình tượng người vợ lẽ nói trong ca dao nói riêng luôn tìm được sự đồng cảm, và cảm
thông sâu sắc từ phía người đọc. Vì thế khi đi vào đề tài này, tôi mong muốn có được
cánh nhìn nhận gần hơn về số phận người vợ lẽ trong một nhóm ca dao có vị trí không
nhỏ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Và cũng mong muốn góp thêm một phần
nhận thức về cuộc sống, số phận của người phụ nữ trong xa hội cũ cũng như cho thấy
hình ảnh người vợ lẽ dưới nhiều góc nhìn khác nhau được phản ánh trong ca dao. Đồng
thời cũng cho thấy sự hà khắc và nghiệt ngã của xã hội cũ, sự bất bình đẳng của chế độ đa
thê, của lễ giáo phong kiến đã khiến những người vợ lẽ chịu nhiều bất công và thiệt thòi
Ngoài ra thông qua những bài ca dao đề cập đến số phận người vợ lẽ này chúng ta có
thể thấy rõ hơn những đặc trưng thi pháp của thể loại ca dao .
6. Cấu trúc của niên luận

Luận văn ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Ca dao và hình tượng người vợ lẽ trong ca dao Việt Nam – những vấn đề
chung
Chương 2: Hình tượng người vợ lẽ trong ca dao Việt Nam nhìn từ bình diện nội dung
6


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Chương 3: Hình tượng người vợ lẽ trong ca dao Việt Nam nhìn từ phương thức nghệ
thuật.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CA DAO VÀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI VỢ LẼ
TRONG CA DAO VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.Ca dao
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao có một vị trí hết sức quan trọng.
Hơn bất cứ một thể loại nghệ thuật dân gian nào khác, ca dao là tiếng nói tâm hồn của
những người bình dân Việt Nam.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Ca
dao là danh từ chung chỉ toàn bộ những bái hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc
không có khúc điệu” và “do tác động của hoạt động sưu tầm nghiên cứu văn học dân
gian, ca dao đã dần chuyển nghĩa. Từ một thế kỉ nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian
Việt Nam đã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ ( phần lời
thơ) của dân ca ( không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này, ca
dao là thơ ca dân gian truyền thống”. Các tác giả của bộ sách Tổng tập Văn học dân gian
người Việt do Nguyễn Xuân Kính chủ biên đã xác định rõ thuật ngữ ca dao: Ca dao được
hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao, người ta nghĩ đến lời ca. Khi nói đến dân ca,
người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thể thức hát nhất định. [ 8, tr20]
Khi xem xét kho tàng ca dao cổ truyền trên một nguồn tư liệu rộng lớn, phong phú và
đa dạng, chúng ta sẽ thấy sự xác định nội dung khái niệm ca dao được giới thuyết như
trên về cơ bản là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Có thể nói: Ca dao là bộ phận chủ yếu và
quan trọng bậc nhất của thơ ca dân gian có phong cách riêng, có thi pháp riêng đặc trưng
trong sự đối chiếu với thơ bác học. Qua ca dao, đời sống tâm tư tình cảm của nguời lao
động hiện lên với một vẻ đẹp giản dị và sinh động.
1.1.1.

Đặc điểm

Ca dao mạng đầy đủ các đặc trưng của văn học dân gian nói chung bên cạnh đó nó
cũng mạng những đặc điểm riêng của thể loại ca dao. Đầu tiên, ca dao mang tính tập thể:
Một bài ca dao có thể là sáng tác của một người song khi được lưu truyền, việc này lại
7



Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
được dùng bằng trí nhớ (không giữ được nguyên bản nội dung). Khi hát, nói mỗi người sẽ
thêm bớt theo ý thích, mục đích của mình. Thế là dù lúc đầu có thể do một cá nhân nhưng
khi lưu truyền có thể trở thành sáng tác của tập thể.
Thứ hai, ca dao mang tính truyền miệng: Ca dao được lưu truyện trong dân gian dưới
hình thức chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác. Chính tình truyền miêng đã
làm nên nhiều dị bản khác nhau.
Thứ ba, ca dao mang tính cộng đồng: Cadao là tiếng nói chung của một cộng đồng,
không phải tiếng nói riêng của một tác giả.
Thứ tư, ca dao mang những đặc trưng nghệ thuật riêng. Về thời gian, không gian
trong ca dao: Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại ngắn gọn, cơ động phù hợp với
nhịp sống và thị hiếu thưởng thức văn học nghệ thuật đương thời. Không gian trong ca
dao là không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ, gắn với môi trường sống thân
thuộc của người bình dân. Về các biểu tượng phổ biến ca dao sử dụng nhiều biểu tượng
khác nhau từ những điều bình dị, gắn bó với đời sống thân thuộc đến những nhân vật kì
ảo như tiên, bụt. Biểu tượng trong văn học viết thường theo nhiều phương diện khen, chê,
ca ngợi còn trong văn học dân gian và ca dao thường chỉ có một mô típ là ca ngợi hay
than trách. Về mô hình câu từ trong ca dao thường sử dụng công thức câu từ thường lặp
lại trong nhiều bài ca dao:
- “Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
- “Thân em như trái bần trôi
Gió dập, sóng dồi biết tắp vào đâu”
-“Rủ nhau xuống biền bắt cua
Bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi”
-“Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, mai này phong lưu”
Về mặt thể loại, thể thơ lục bát được sử dụng trong phần lớn các bài ca dao, thể thơ lục
bát được vận dụng một cách hồn nhiên, phóng túng và những biến thể của nó như đặc
trưng riêng của ca dao. Câu tứ theo lối ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định, câu tứ theo

lối đối thoại và theo lối phô diễn về thiên nhiên.
8


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Về mặt ngôn từ trong ca dao, từ ngữ trong ca dao thường giản dị, chất phát, ngắn gọn,
gần với lời nói trong sinh hoạt đời thường, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thuộc gần gũi với nhân
dân lao động. Lời nói không có chọn lọc mà là lời giản dị, mang đậm tính khẩu ngữ. Tư
tưởng tình cảm được bộc lộ một cách trực tiếp thông qua lời nói, câu chữ trong ca dao.
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”

1.1.2.

Ý nghĩa

Ca dao là tiếng hát trái tim của người lao động, là thơ trữ tình dân gian. Đây là thể
loại tiêu biểu về số lượng và chất lượng. Ca dao có hàng mấy chục vạn bài và vẫn đang
được tiếp tục sưu tầm. Với hình thức ngắn gọn, có vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc dễ đi vào
quần chúng.
Ca dao có sự gắn bó trực tiếp với đời sống lao động của xã hội và gắn bó rất khăng
khít giữa nhạc và lời. Nó tồn tại như một mảnh cảm xúc, được cất lên trong hoàn cảnh
nhất định, do ngẫu hứng mà sáng tác tại chỗ nên hồn nhiên, tươi mát.
Giống như văn học dân gian nói chung, ca dao phản ánh toàn bộ cuộc sống của nhân
dân lao động nhưng nghiêng về phản ánh đời sống tình cảm là chủ yếu. Vì vậy có thể nói,
ca dao chính là thể loại trữ tình tiêu biểu nhất của dân gian. Ngoài việc phản ánh một cách
tinh tế đời sống tâm hồn phong phú của người lao động, ca dao còn đề cập đến một cách
khá toàn diện đời sống sinh hoạt và tinh thần đấu tranh chống bất công xã hội, tinh thần
yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân.
1.2.Vai trò của hình tượng người vợ lẽ trong ca dao

Để hiểu hơn về hình tượng người vợ lẽ trong ca dao, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu
về khái niệm hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật được định nghĩa là “sản phẩm
của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng
và hư cấu nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ
tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ
thể nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Hình tượng nghệ
thuật có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm
nhận. Nhưng nói đến hình tượng nghệ thuật, người ta thường nghĩ tới hình tượng con
người với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú. Đến với thế giới văn học, ta được
gặp gỡ rất nhiều hình tượng: hình tượng người nông dân, hình tượng người phụ nữ, hình
9


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
tượng người anh hùng….Có khi đó là hình tượng nghệ thuật cụ thể như hình tượng nhân
vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, hình tượng Thúy Kiều trong
kiệt tác “Truyện Kiều” bất hủ”… [2, tr146–tr147].
Dưa vào cơ sở lý thuyết trên đây, chúng ta hãy cùng khái quát về hình tượng người vợ
lẽ trong ca dao.
Ca dao cổ truyền còn miêu tả thật thấm thía tâm trạng đau đớn của những cô gái bị ép
duyên, những người vợ bị phụ bạc, cảnh làm lẽ, cảnh những nàng dâu có mẹ chồng ác
nghiệt v.v... Chú ý đi sâu mô tả những nỗi niềm riêng, những khổ sở bất hạnh của người
phụ nữ và trong đó ca dao cũng đặc biệt chú ý đến người vợ lẽ. Trong ca dao, hình ảnh
người vợ lẽ được nói đến với những con người đảm đang, có tính kiên nhẫn, và có sức
chịu đựng cao:
“Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Đến tối chị giữ mất chồng
Chi cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Đến sáng chi gọi: bớ hai!

Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo
Vì chưng bác mẹ tôi ngèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai”
Dưới chế độ phong kiến với những hủ tục người phụ nữ phải chịu cảnh làm vợ lẻ,
chịu sự thiệt thòi, không có quyền hưởng hạnh phúc - hạnh phúc đơn thuần đáng được có
của một người vợ và còn chịu sự đối xử bất công của vợ lớn.
Số phận người vợ lẽ cũng chiếm một số lượng không nhỏ trong kho tàng ca dao. Hầu
như hình ảnh họ hiện lên đều là những con người tần tảo, đảm đang và luôn cam chịu số
phận. Nhưng bên cạnh đó, trong ca dao nhắc đến hình tượng người vợ lẽ ở một khía cạnh
hoàn toàn trái ngược, họ lại bị xem là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ, sự sứt mẻ tình cảm
của những gia đình hạnh phúc.
Và đặc biệt hơn nữa, trong ca dao cũng như trong tổng thể văn học dân gian còn ghi
nhận không ít tác phẩm nhắc đến hình tượng người vợ lẽ ở một góc nhìn hoàn toàn khác,
mang màu sắc phản diện. Dân gian xây dựng hình ảnh họ là những người mẹ kế hay
10


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
người dì ghẻ ác nghiệt, chua ngoa, và đầy toan tính. Với con của người chồng, họ không
những chẳng yêu thương mà luôn cố tình chèn ép và đối xử tệ bạc.
Ca dao phản ánh hình tượng người vợ lẽ một cách khách quan với nhiều thái độ từ
đồng cảm, chia sẽ với những số phận đáng thương đồng thời lên án phê phán họ ở những
khía cạnh: phá vỡ hạnh phúc của kẻ khác và vô trách nhiệm, nhẫn tâm với con chồng.
Qua đó hình tượng người vợ lẽ trong ca dao có vai trò như hình tương đại diện cho một
tâp thể một bộ phận người phụ nữ trong dân gian. Thông qua hình tượng người vợ lẽ, các
tác giả dân gian đã phản ánh đầy đủ và rõ nét về cuộc sống, tâm tư tình cảm của nhưng
người phụ nữ phải chịu cảnh làm lẽ. Từ đó cho ta thấy được những thái độ của nhân dân
lao động đối với những người vợ lẽ.

Tiểu Kết

Từ khái niệm về ca dao ta hiểu rằng ca dao là những câu hát, bài hát dân gian được
sáng tác theo phương thức tập thể, được lưu truyền và tái sáng tạo thông qua các hình
thức diễn xướng ca hát khác nhau, để "phô diễn tâm tình" của quần chúng, theo quan
điểm thẩm mỹ của nhân dân. Là thứ nghệ thuật hướng nội, ca dao đã phản ánh, đã diễn tả
một cách nhuần nhuyễn và tinh tế thế giới tâm hồn của con người. Trong đó người phụ nữ
là đối tượng trữ tình chủ yếu của ca dao, chính vậy tâm tình, số phận người phụ nữ và cụ
thể hơn là người vợ lẽ được phản ánh trong kho tàng ca dao một cách chân thực. Bằng
việc tìm hiểu những nét cơ bản hình tượng người phụ nữ nói chung và người vợ lẽ nói
riêng trong văn học dân gian, ca dao cổ truyền người Việt đã cho thấy: Đối với pháp luật
phong kiến cũng như lệ tục của làng xã, do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên
vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa là rất mờ nhạt, thậm chí họ phải chấp
nhận sự đối xử bất bình đẳng so với nam giới và bị đẩy xuống địa vị thấp kém. Các quan
niệm cổ như "Tam tòng", "Tứ đức" đã xác định vị trí tối thượng của người cha, người
chồng trong gia đình và trói buộc người phụ nữ vào một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc,
không có tự do và nhất là không được làm chủ chính cuộc đời mình. Dưới những tầng
tầng lớp lớp của những giáo điều những hủ tục ấy, người phụ nữ có một số phận nhiều bi
thương và đặc biệt những người chịu nhiều đắng cay nhất vẫn là những con người chịu
cảnh lẽ mọn.

11


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI VỢ LẼ
TRONG CA DAO VIỆT NAM NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG
Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhưng đậm tình nặng
nghĩa. Những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của người bình
dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc. Những đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế
cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời thường, từ những rung động tinh tế
trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu chất phác của người lao động. Chính vì thế,

những hình ảnh ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình , những nét đẹp
tinh thần của con người và luôn chứa đựng nỗi niềm thân phận và đặc biệt nỗi niềm của
người phụ nữ nói chung và người vợ lẽ nói riêng.. Hình tượng người vợ lẽ được bộc lộ
trong nhiều hoàn cảnh, rất phong phú đa dạng và sâu sắc. Ở phạm vi của niên luận, chúng
tôi đi vào tìm hiểu hình tượng người vợ lẽ được xây dựng trong các mối quan hệ gia đình
và xã hội.
2.1. Người vợ lẽ với các mối quan hệ trong gia đình
2.1.1. Bi kịch hôn nhân
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan
niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cuộc sống, luôn
phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào
quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình.
Và chính việc mất đi quyền tự quyết ấy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
những cô gái phải chịu cảnh làm lẽ đáng thương. Khi còn là con gái ở trong gia đình cùng
bố mẹ họ phải luôn sẵn sàng nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ. Vì công ơn sinh thành của
me cha, vì phận làm con phải biết đền đáp cho hết công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha
mẹ. Cho nên lúc nào người phụ nữ cũng cố gắng giữ đạo làm con, luôn luôn kính yêu và
vâng lời cha mẹ:
“Mẹ cha là biển là trời
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.”
Họ phải luôn giữ trọn đạo lí của phận làm con cho nên khi bố mẹ đã nhận trầu cau
của người ta thì số phận của cô gái coi như đã được định đoạt. Họ không có quyền quyết
định hôn nhân của mình, mọi thứ đều do cha mẹ sắp đặt “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.
Và rồi từ đó, người con gái có cảm giác hôn nhân là sự may rủi, là định mệnh trong đời
mình. Nếu gặp may mắn thì họ cũng có được những người chồng tốt, có một cuộc vui vẻ
hạnh phúc, còn không may họ gặp phải cảnh làm lẽ thì cũng đành cam chịu.
12


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế

“Tham giàu thầy mẹ gả ép
Tưởng đâu mụ chính, hóa ra mụ hầu”
Khi đã trót mang phận làm lẽ, họ cũng tự ý thức được thân phận của mình, họ chẳng
có thể làm gì ngoài chấp nhận và cam chịu. Từ lâu, luật lệ tam tòng đã triệt tiêu ý thức
phản kháng trong cảm thức của họ. Và mặc dù họ có muốn phản kháng, muốn giải thoát
cho bản thân đi nữa thì người phụ nữ cũng không có quyền để thực hiện vì dưới xã hội cũ
ở bất kì hoàn cảnh nào người đàn bà đều không có quyền ly hôn. Vì vậy họ đành chấp
nhận cảnh chồng chung và dần đốt cháy tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hôn nhân
“chồng chung vợ lẽ, mỗi người một nơi”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất mà lê giữa giường.
Tối tới chị giữ mất buồng
Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò.
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà đã o o gáy dồn.
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn
Mày làm tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con.”
Lời ca dao cho thấy rõ sự bất công trong chế độ đa thê và cũng cho ta thấy được thái
độ cam chịu, an phận của người vợ lẽ. Là thân lẽ mọn, họ không có quyền lợi như người
vợ cả, họ chịu thiệt thòi về mọi mặt. Không có được cái quyền ngủ buồng nằm giường đã
đành, họ lại còn không có cả tình thương yêu của người chồng, cũng như bao người phụ
nữ khác họ cũng khát khao tình yêu và sự chăm sóc của chồng. Nhưng trái ngược với
khao khát của họ những thứ họ, nhận được thật hời hợt để rồi đến lúc họ bừng tỉnh và
bàng hoàng trước sự éo le về cảnh chồng con của mình. Với người vợ lẽ, những quyền lợi
của người vợ thì họ hoàn toàn không được hưởng mà trái lại họ phải làm lụng rất vất vả
và dường như họ chẳng hơn người làm, kẻ ở là mấy. Chẳng những phải lao động vất vả,
khổ cực mà họ còn chịu sự chèn ép của người vợ cả.
-“ Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
13



Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Đến tối chị giữ mất chồng
Chi cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Đến sáng chi gọi: bớ hai!
Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo
Vì chưng bác mẹ tôi ngèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai”
- “Một tay đun bảy bếp rơm
Một tay nạo mướp chị nhường chồng cho”.
Cảnh người làm lẽ phải chịu sự chèn ép, phải làm việc quần quật từ sáng cho đến tối
diễn ra phổ biến đến mức người ta xem đó như là một điều hiển nhiên.
“Mấy đời cơm nguội có hơi
Ai về làm bé thảnh thơi bao giờ”
Đã mang phần làm bé thì chẳng mấy ai được đầm ấm, hạnh phúc như những người
vợ bình thường và họ cũng chẳng có được cái quyền tự do hàng ngày mà được thảnh thơi
bao giờ. Với cảnh lẽ mọn đắng cay như thế, phần lớn những người trong số họ vẫn chỉ
biết chấp nhận và cam chịu sự thiệt thòi, nhưng vẫn có một số ít những người vợ lẽ chọn
cánh đứng dậy đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, giành lấy sự thương yêu của người
chồng. Họ quyết định đấu tranh vì không có hạnh phúc, mất đi hạnh phúc liệu có đau hơn
phải xé lẻ hạnh phúc, nhất là trong hôn nhân, nơi mà mỗi con người đều mong muốn
được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, tuyệt đối?
“Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một trận xem chồng về ai
Chồng về chị cả hay về chị hai
Chơi cho trận nữa về ai thì về”
Cùng là phận làm vợ nhưng người làm lẽ lại chịu quá nhiều thiệt thòi, bị dồn ép quá
nhiều “già néo đứt dây” nên một số nhỏ trong họ đủ manh mẽ và can đảm họ cũng muốn
đứng lên “chơi” một trân cho ra trò để mà giành lấy quyền lợi và hạnh phúc của mình.

2.1.2. Thân phận đáng thương và đáng trách
14


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị
coi thường. Đàn bà, con gái chỉ đảm nhận vai trò của một người mẹ, người vợ, suốt ngày
quẩn quanh nơi xó bếp, đồng ruộng với công việc nội trợ, đồng áng. Thân phận người vợ
lẽ cũng thế, họ chẳng thể nào vượt ra khỏi những luân lí và quy củ của xã hội. Trong xã
hôi ấy, không chỉ riêng người vợ lẽ mà toàn bộ người phụ nữ đều sống phụ thuộc vào
người đàn ông, cả cuộc đời của họ sống theo cái đạo tam tòng và mất hoàn toàn quyền tự
quyết về cuộc đời mình. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm với của họ. Còn
nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình ? Cuộc đời của họ là
những chuỗi ngày bất an, vô định, nhiều đắng cay. Chẳng thể làm gì hơn họ gửi gắm nỗi
lòng của mình vào các câu ca dao than khóc cho phận lẽ mọn của mình.
“Thân em làm lẽ vô duyên
Mỗi ngày một trận đòn ghen tơi bời
Ai ơi ở vậy cho rồi
Còn hơn làm lẽ, chồng người khổ ta”
Hay:

“Chịu oan một tiếng có chồng,
Vắng vẻ loan phòng, có cũng như không”.

Nếu như những nỗi đau thân phận người phụ nữ chúng ta có thể dễ dàng nhân ra và
dễ được cảm thông chia sẽ thì nỗi đau về thân phận làm lẽ có lẽ chỉ họ mới thấu hết! Qua
lời ca dao, ta mới nhận ra rằng cái “kiếp chồng chung”, “chồng người” lại đắng cay và
khổ đau hơn bội phần số phận những người phụ nữ khác. Thân phận đáng thương của
người vợ lẽ do nhiều thứ gây nên nhưng nổi bật nhất trực tiếp nhất vẫn là do người chồng
và người vợ cả gây ra. Người vợ lẽ trong gia đình không có quyền lợi gì, họ chỉ được xem

như phận người ở làm trăm công nghìn việc.
“Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chi cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Đến sáng chi gọi: bớ hai!
Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo
15


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Vì chưng bác mẹ tôi ngèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai”.
Sư bất hạnh của phận người vợ lẽ lên đến tột cùng khi trong chính gia đình của mình
họ lại bị xem thường và khinh rẻ một cánh quá đáng.
“Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùi”
Những người như họ dù là phận “mụ hầu” đi chăng nữa thì ít ra họ cũng phải được
tôn trọng vì những đống góp, nhưng ở đây ta thấy họ bị chà đạp một cách nhẫn tâm. Hình
ảnh “giẻ chùi chân”, một vật dụng hạ đẳng cho thấy thân phận những người làm bé bị
ruồng bỏ, khinh bỉ đến mức rẻ mạt. Bên cạnh những bài ca dao bày tỏ sự đồng cảm chia
sẻ với người phụ nữ, kho tàng ca dao người Việt cũng có một bộ phận không ít những câu
ca dao chỉ ra những mặt tiêu cực đáng trách của người vợ lẽ. Dân gian xưa khi thể hiện
nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung”, bên cạnh đề cập đến nỗi đau
của người vợ lẽ, họ còn đề cập đến nỗi đau của người vợ cả. Đồng cảm với nỗi đau của
người vợ cả, nhân dân chỉ trích người làm lẽ vì họ là người đến sau, là kẻ phá vỡ hạnh
phúc của người khác. Xét cho cùng thì dù cho thế nào, việc là kẻ thứ ba xen vào hay nói
nặng hơn là kẻ cướp chồng người khác thì cũng là một điều đáng trách.
“Thấy anh tôi cũng yêu đời,

Biết rằng vợ cả có rời anh không?”
Cho dù ở thời đại nào, xã hội nào thì việc chen vào hạnh phúc của người khác thì
cũng đều phải chịu sự trách móc và phê phán của mọi người. Và không ai khác chính
những người vợ cả và con chồng là những người chỉ trích họ nhiều nhất.
“Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.”
Hay:

“Gió đưa bụi trúc ngã thùy
Thương cha con phải lụy dì, dì ơi!”
16


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Bên cạnh đó vì do bản chất của phụ nữ là vốn là một loài hoa đa sắc, nên bênh cạnh
những đức tính tốt đẹp thì vẫn còn đó sự đố kỵ, ích kỉ, nhỏ nhem. Và người con chồng là
nạn nhân của những tính xấu ấy.
“Một mâm có mấy dĩa ngon
Gì ghẻ ních hết để con nhìn thèm.”
Hay:

“Gió đưa bụi chuối tùm lum
Mẹ ghẻ như hùm ai dám làm dâu
Làm dâu khó lắm anh ơi
Vui chẳng dám cười buồn chẳng dám than.”

Như dân gian thường nói “khác máu tạnh lòng” người mẹ kế thường được biết đến là
những người mẹ luôn đố kị, phân biệt và ích kỷ đối với con chồng và cũng không ít người

gì ghẻ ác nghiệt còn tìm cánh hãm hại con chồng. Điều đó không nhũng được ca dao phản
ánh mà còn được phản ánh nhiều trong hầu hết các thể loại văn học dân gian. Sự mâu
thuẫn giữa “mẹ ghẻ con chồng” là một vấn đề muôn thủa đến mức người ta thấy nó như
một chuyện bình thường và chỉ khi nào me ghẻ mà thương con chồng mới là điều bất
thường.
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời gì ghẻ mà thương con chồng.”
Mặt trái này của người vợ lẽ đã khiến họ gặp phải nhiều định kiến và hình ảnh người
mẹ kế mỗi khi xuất hiện luôn là những hình ảnh không mấy tốt đẹp. Hình tượng người mẹ
kế phần lớn mang màu sắc phản diện và dường như nó được xem là hình tượng đại diện
cho cái xấu, cái ác trong quan niệm dân gian.
Trong ca dao, thân phận người vợ lẽ đã được phản ánh một cách cụ thể và đầy đủ.
Bên cạnh nhìn thấy được bị kịch của cảnh làm lẽ chịu nhiều dày vò và thể hiện sự đồng
cảm với thân phân đáng thương của người vợ lẽ, ca dao cũng đã chỉ cho ta thấy được
những mặt trái, những điều đáng chê trách ở người vợ lẽ.
2.2. Người vợ lẽ với các mối quan hệ trong xã hội
Dân tộc ta chịu ảnh hưởng mạnh của hệ tư tưởng “Nho giáo” và điều đó dẫn đến nam
quyền được đề cao, còn người phụ nữ không được coi trong và luôn bị gò bó bởi các luật
lệ và chuẩn mực. Những luật lệ, chuẩn mực của xã hội phong kiến đã hạn chế quyền hạn
17


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
của người phụ nữ trong đời sống. Đối với gia đình, người phụ nữ bị lệ thuộc, đối với xã
hội lại càng không được coi trọng. Nho giáo với đạo “tam tòng” đã khiến cho người phụ
nữ bị gạt ra khỏi cuộc sống rộng lớn của xã hội và dồn vào khuôn khổ chật hẹp của đời
sống gia đình. Người phụ nữ không được quyền tham gia vào các hoạt động xã hôi, không
được đến trường, không được được tham gia vào chính quyền mà hầu như họ sinh ra là để
làm những công việc liên quan đến các mối quan hệ ngoài xã hội. Chính vì vậy người vợ
lẽ cũng như người phụ nữ việc giao tiếp ngoài xã hội của họ rất bó hẹp, nên họ không có

nhiều mối liên hệ với xã hội, chủ yếu đó là những mối quan hệ gần gũi của hàng xóm láng
giềng hay những người thân, quen. Người vợ lẽ trước khi bước vào cửa nhà chồng, họ
vẫn có những mối quan hệ ngoài xã hội, đó có thể là mối quan hệ bạn bè, với họ hàng có
hay cũng có thể là với những người hàng xóm. Với những người này phần nào họ vẫn có
sự quan tâm đối với ngưới vợ lẽ, có thể chính vì thế nên khi người vợ lẽ có những băn
khoăn
“Gió xuôi chay lá buồn mền
Muốn vô làm bé có bên hay không.”
Hay:

“Chiếu hoa mà trải góc đền,
Muốn vô làm bé, biết bền hay không.”

thì những người này cũng đóp góp đưa ra những lời khuyên cho các cô gái đang ít nhiều
băn khoan về việc có nên làm lẽ của mình.
“Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng
Tuy rằng tốt đẹp nhưng chồng người ta
Chớ tham vóc lĩnh trừa hoa
Lấy chồng làm lẽ người ra dày vò.
- Thiếu chi rau em ăn rau é
Thiếu chi chồng mà làm bé người ta.”
- “Đói lòng ăn trái thanh yên,
Tội chi làm bé, nằm riêng một mình.”
Dường như ai cũng thấy được cái nghiệp ngã khiếp chồng chung nên đứng trước sự
phân vân của người con gái, họ sẵn sàng chỉ ra nhưng điều bạc bẽo của phận làm lẽ.
18


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Nhưng chuyện hôn nhân đâu phải do thân gái quyết định, nên cũng làm cô phải ngậm

ngùi chịu cảnh lẽ mọn. Và một khi đã chính thức là vợ bé của người thì các mối quan hệ
với xã hội của họ cũng dần thu hẹp bởi vì họ bị buộc chặt vào công việc của gia đình, vì
phải sống làm sao cho trọn đạo làm vợ, trọn phận làm dâu. Ở giai đoạn này mối quan hệ
chủ yếu của người vợ lẽ với ngoài xã hội chủ yếu là sự quan sát của họ với những người
ngoài xã hội và sự nhìn nhận của xã hội đối với họ. Khi nhìn vào những người khác xung
quanh mình và đặc biệt là những người cùng cảnh ngộ với mình, họ dần nhìn thấy sự thua
thiệt, khắc khổ của số phận mình.
“Cùng thì làm lẽ: người ăn bát mẻ nằm chiếu manh
Kẻ ăn bát đại thân nằm chiếu miếng”
Mặc dù thân phận làm lẽ của họ vốn đã nhiều éo le, trắc trở, nhưng không phải họ
hoàn toàn nhận được sự cảm thông chia sẻ mà bên cạnh đó họ còn gánh chịu nhiều định
kiến của xã hội. Ngoài những định kiến về giới tính mà họ cũng gánh chịu giống như bao
người phụ nữ khác
“Khôn ngoan cũng thể đàn bà
Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông.”
Hay:

“Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.”

Họ còn chịu những định kiến có phần ác nghiệt đối với những người vợ lẽ, họ luôn bị
xếp vào hạng hồ ly cướp chồng, cay nghiệt, ghê gớm, nông nổi.
- “Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một chuyến xem chồng về ai.
Già gan cướp được chồng người
Non gan hết vía rụng rời tay chân.
-Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng.”
Số phận người vợ lẽ phải gặp nhiều trắc trở và cũng chịu không ít định kiến của xã
hội những xét cho cùng họ cũng là những người phụ nữ họ vốn không có khả năng quyết

định được số phận của mình. Người ta trách móc họ là người dụ dỗ phá vỡ hạnh phúc gia
19


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
đình của người khác, ấy những lỗi đâu hoàn toàn ở họ mà phần lớn là ở những người đàn
ông. Với thói trăng hoa những người đàn ông có vợ rồi vẫn còn thèm muốn những cô gái
khác
“Đàn ông đều thích ăn quà
Ăn quà lại về nhà ăn cơm
Nhai cơm như thể nhai rơm
Cho nên cứ phải vừa cơm vừa quà.”
Hay do cái chính cái quan niệm “trai năm thê bảy thiếp” là chuyện bình thường cũng
là nguyên nhân dẫn những người con gái đến kiếp chồng chung.
‘Làm trai lấy vợ bé, nhà giàu tậu nghé hoa.”
Hay:

“Ai bì anh có tiền bồ
Anh đi anh lấy sáu cô một lần
Cô Hai buôn tảo bán tần,
Cô Ba đòi nợ chỗ gần chỗ xa,
Cô Tư dọn dẹp trong nhà,
Cô Năm sắc thuốc mẹ già cô trông
Cô Sáu trải chiếu giăng mùng,
Một mình cô Bảy nằm chung với chồng”.

Người vợ lẽ cũng như bao nhiêu người phụ nữ khác họ luôn bị bó hẹp trong các công
việc gia đình và gần như bị tách ra khỏi cuộc sống xã hội nên đối với những mối quan hệ
trong xã hội thường rất hạn chế ở họ .
Tiểu Kết

Thông qua bình diện nội dung của các bài ca dao, chương II đã khái quát được một cái
nhìn tổng thể về hình tượng của người vợ lẽ trong ca dao. Ở đây, hình tượng người vợ lẽ
được nhìn nhận ở ở trong các mối quan hệ mà cụ thể là người vợ lẽ trong các mối quan hệ
với gia đình và xã hội.Trong mối quan hệ xã hội người vợ lẽ rất hạn chế bởi những quy củ
và lễ giáo phong kiến, khiến cho người vợ lẽ bị tách biệt ra ngoài các mội quan hệ xã hội
và bị dồn ép vào khuôn khổ nhỏ hẹp của gia đình.Trong mối quan hệ với gia đình, xuất
20


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
hiện các mối quan hệ: đầu tiên đó là mối quan hệ của người vợ lẽ với nhà cha mẹ ruột,
trong mối quan hệ này người vợ lẽ cũng như bao người phụ nữ khác luôn bị quy chiếu bởi
hệ ý thức “tại gia tòng phụ”; thứ hai mối quan hệ giữa người vợ lẽ với gia đình chồng,
trong mối quan hệ này ý thức “xuất giá tòng phu”. Chính những luật lệ của đạo “tam
tòng” đã khiến cả cuộc đời của họ hoàn toàn phụ thuộc và người đàn ông, họ không có
quyền tự do quyết định cho số phận của mình. Ở gia đình chồng người phụ nữ có các mối
quan hệ với chồng, với các người vợ khác của chồng, với con chồng với mẹ chồng trong
các mối quan hệ này họ có thể là người chịu thiệt thòi bị dày vò hoặc ngược lại họ là
người gây ra những nỗi đau những thiệt thòi cho người khác. Nhưng dù là người gây ra
nỗi đau hay gánh chịu nỗi đau thì họ vẫn là nạn nhân của tục đa thê và thói trăng hoa, đa
tình của đàn ông.
“Ai bày cái cảnh đa thê
Để cho phụ nữ nhiều bề khổ đau!”

21


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI VỢ LẼ
TRONG CA DAO VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT

Ca dao vốn là những bài hát tình tứ, là khuôn thước của thơ trữ tình dân gian. Người
dân lao động gửi gắm tâm tình của mình trong từng lời ca nên cho dù là những tiếng khóc
than thân phận hay là tiếng hờn trách ai oán cũng đề được thể hiện một cách gián tiếp
thông qua các sự vật hiện tượng thận quen chứ không phải được bộc lô một cách trực tiếp.
Chính vậy, ca dao có thể diễn đạt mọi đối tượng một cách tinh tế riêng biệt. Đối với hình
tượng người vợ lẽ cũng thế, ca dao xây dựng họ thông qua những phương thức nghệ thuật
khác nhau như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh và họ được đặt vào những không thời gian nghệ
thuật riêng nhằm tao nên những hình ảnh chân thực nhất về thân phận người vợ lẽ.
3.1. Biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là những cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách nghệ
thuật, có giá trị biểu cảm, hình tượng và hấp dẫn hơn bình thường. Trong ca dao, loại biện
pháp tu từ ngữ nghĩa được sử dụng nhiều hơn cả, với các phép tu từ phổ biến như so sánh,
nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, tượng trưng… Các biện pháp tu từ trên được sử dụng
trong ca dao một cách nhuần nhuyễn với nhiều kiểu thức khác nhau, đáp ứng các cung
bậc tình cảm, tâm trang đa dạng của nhiều thế hệ nhân dân qua thể loại ca dao này. Và
trong việc bộc lộ tâm tư, nỗi niềm của người vợ lẽ, các biện pháp tu từ cũng góp phần
không nhỏ để thể hiện hết các cung bậc cảm xúc của họ.
3.1.1. Ẩn dụ, hoán dụ
Thứ nhất, ẩn dụ được định nghĩa là “ là phương thức tu từ dựa trên cở sở đồng nhất
hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì
được dấu đi một cách kính đáo” [ 2, tr11]; “là cách lấy tên gọi của đối tượng này để lâm
thời biểu thị một đối tượng khác, trên cơ sở thừa nhận một nét giống nhau nào đấy giữa
hai đối tượng” [10, tr85].
Cách tu từ ẩn dụ được sử dụng khá phổ biến trong ca dao. Ca dao Viêt Nam thường
lấy những hình ảnh quen thuộc, mộc mạc, chân chất của cuộc sống làng quê làm ẩn dụ.
Để xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình trong ca dao mà cụ thể ở đây là hình tượng
người vợ lẽ, người ta thường sử dụng những ẩn dụ nghệ thuật thay vì nói một cách trực
tiếp. Đối với hình tượng người vợ lẽ người ta thường sử dụng những hình tượng như
“măng non”, “chiếu hoa”, “nhân sâm” để chỉ những nét đẹp của họ.
“Trong nhà có sẵn hoàng cầm

22


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
Song le còn muốn nhân sâm nước ngoài.”
Hình ảnh “nhân sâm” ở đây là một dụ thể chỉ người phụ nữ khác mà người chồng
đang yêu thương ngoài người vợ cả được thể hiện bằng dụ thể “hoàng cầm”. Người phụ
nữ khác đó rất có thể là người vợ lẽ, khi sử dụng hình ảnh dụ thể là “nhân sâm”, tác giả
dân gian muốn cho ta thấy rằng trong trường hợp này người vợ lẽ là một người con gái
xinh đẹp và đáng quý và được người chồng xem trọng.
Để dụ chỉ cho người vợ lẽ có nét đẹp cao sang, quý phái người ta sử dụng dụ thể
“chiếu hoa” như trong câu ca dao sau:
“Chiếu hoa mà trải góc đền
Muốn vô làm bé biết bền hay không.”
Với hình ảnh “chiếu hoa mà trải góc đền” một thứ sang trọng đẹp đẽ như chiếu hoa
mà chỉ được trải ở trong xó góc đã cho thấy sự băn khoăn của người vợ lẽ về việc một
người con gái xinh đẹp cao quý mà lại chỉ làm vợ lẽ liệu có xứng hay không. Hay để chỉ
cho sự phụ thuộc, sự vô định trong cuộc sống của người vợ lẽ, người ta thường sử dụng
hình ảnh “lá buồm mềm”:
“Gió xuôi chay là buồm mềm
Muốn vô là bé biết bền hay không.”
Ở một số câu ca dao khi thể hiện sự xung đột giữa người vợ lẽ và người vơ cả như
“Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một trận xem chồng về ai.”
Với việc dùng hình ảnh “măng non” và “gà đồng”, người ta như muốn khẳng định
một điều rằng người vợ lẽ xét về mọi mặt đều không thua kém gì so với người vợ cả nên
họ có quyền được hưởng hạnh phúc của mình và muốn điều đó họ phải tranh đấu với
người vợ cả.
Thứ hai, hoán dụ được định nghĩa “là phương thức chuyển nghĩ tu từ, trong đó, đối
tượng này được gọi bằng từ vốn chỉ một đối tượng khác nhờ một quan hệ logic, vật chất,

lịch sử hay thói quen đã liên kết hai đối tượng lại. [2 ,tr151]
Trong ca dao nói về người vợ lẽ cách tu từ hoán dụ được sử dụng khá phổ biến, góp
phần làm nổi bật những đặc điểm về tính cách và số phận của người vợ lẽ.
23


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
“Một tay đun bảy bếp than
Một tay nạo mướp chị nhường chồng cho.”
Với kiểu hoán dụ dùng cái bộ phân để chỉ cái chủ thể, câu ca dao đã phác họa hình
ảnh một người vợ bé phải làm việc luôn tay với đủ mọi công việc. Từ đó, phản ánh tình
cảnh đáng thương của người vợ lẽ phải chịu sự hành hạ và bốc lột của mụ vợ cả. Do đó,
có không ít câu ca dao khuyên nhủ những người con gái nên tránh cái cảnh làm lẻ người
ta, chớ vì sự thiếu thốn tình cảm hay sự tham lam tiền tài danh vọng mà đi lấy những
chàng trai đã có vợ.
“Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng
Tuy rằng tốt đẹp nhưng chồng người ta
Chớ tham vóc lĩnh trừu hoa
Lấy chồng làm lẽ người ta dày vò.”
Hay:

“Đói lòng ăn nắm lá sung,
Chồng một thì lấy,chồng chung thì đừng
Một thuyền một lái chẳng xong,
Một chỉnh đôi gáo còn nông tay vào.”

Hai câu ca dao đều sử dụng kiểu hoán dụ dùng cái cụ thể để chỉ cái khái quát, trừu
tượng để đưa ra những lời khuyên nhủ cho các cô gái tránh xa cái kiếp chồng chung.
Người ta sử dụng cái cụ thể là “ thuyền rồng”, “vóc lĩnh trừu hoa” để chỉ cho cái khái
quát là “danh vọng” và “tiền tài”. Hay trong câu thứ hai, người ta sử dụng cái cụ thể là

“đói lòng” để biểu hiên cho cái trừu tượng là “sự thiếu thốn tình cảm”. Qua hai câu ca
dao, dân gian muốn nhắn nhủ với những người con gái còn xuân thì hãy đừng vì cái lí do
gì mà tự dấn thân vào kiếp làm lẽ.
Cách thức tu từ ẩn dụ và hoán dụ được sử dụng trong ca dao với nhiều kiểu dạng khác
nhau và đều đem đến những hiệu nhất định trong việc tạo dựng hình tượng người vợ lẽ.
3.1.2. So sánh
So sánh được định nghĩa “là hình thức đối chiếu hai đối tượng cùng có chung một dấu
hiệu nào đấy nhằm biểu hiện một cách nhìn hình tượng đặc điểm của một trong hai đối
tượng đó [10, tr54]; “là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên
24


Nguyễn Tùng Lâm – Văn K37 - ĐHKH Huế
cơ sở dối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm,
thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tương kia [2, tr282].
Chính vì thế, so sánh thường có hai vế: Về đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một cách
hình tượng. Vế sau là hiện tượng được dùng để so sánh.
Bằng con đường so sánh, nhà văn có thể phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính
của một đối tượng vậy nên nhân dân ta khi muốn nói đến một đối tượng, hiện tượng nào
trong ca dao người ta thường sử dụng các hình ảnh so sánh để làm nổi bật nó lên. Khi nói
đến hình tượng người vợ lẽ, các tác giả dân gian thường sử dụng biện pháp tu từ so sánh
để làm nổi bật số phận và tính cách của họ.
Khi nói đến số phận eo le, trắc trở của những thân phận làm lẽ, người ta thường sử
dụng các hình ảnh của những thứ vụn vặt, thấp kém, hạ đẳng nhằm bộc lộ được số phận
hẩm hiu đáng thương của người vợ lẽ. Họ là những con người rẻ mạt và chịu đủ các thứ
bất công thiệt thòi trong cuộc sống.
“Vợ lẽ như giẻ chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùi.”
Câu ca dao bộc lộ rõ thái độ khinh rẻ và phụ bạc của người chồng đối với cô vợ bé

của mình. Khi sử dụng hình ảnh “giẻ chùi chân” một thứ đồ dùng mà người ta tân dụng từ
đồ cũ để nói so sánh với người vợ lẽ đã cho ta thấy người làm lẽ bị người ta khinh rẻ đến
tột cùng. Hay với những cách so sánh đọc đáo hơn, nhân dân ta thường sử dụng những sự
vật hiện tượng mang tính hiển nhiên để nói về số phận của những người vợ lẽ.
“Mấy đời cơm nguội lên hơi
Ai về làm về làm bé thảnh thơi bao giờ.”
Hình ảnh người làm bé ở đây được so sánh với hình ảnh “cơm nguội”, phần nào cho
thấy sự hẩm hịu và rẻ mạt của của người vợ bé, họ hoàn toạn không được coi trọng. Bên
cạnh đó, với việc so sánh hình ảnh người vợ bé luôn hạnh hạ và bốc lội với một hiện
tượng hiển nhiên. Qua đó cho thấy rằng cuộc đời của phần lớn những người vợ lẽ đều
phải vất vả, gian truân chứ chắc mấy ai được cái cuộc sống thảnh thơi hạnh phúc. Thông
qua biện pháp so sánh, ca dao còn làm nổi bật lên những mặt tính cách của người vợ lẽ,
với kiểu so sánh tương đồng, sử dụng sự tương đồng giữa hai đối tượng dân gian để khái
quát nên những đặc trưng về mặt tính cách của người làm bé.
“Cây không trồng nên lòng không tiếc
25


×