Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Xây dựng và triển khai các giải pháp VoIP cho hệ thống mạng tại trường đh CNTT TT thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho em xin gửi tới thầy Th.S Lê Hoàng Hiệp lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em
trong suốt quá trình em thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Truyền
Thông & Mạng Máy Tính – khoa công nghệ thông tin đại học CNTT & TT đã
hết lòng dạy bảo, giúp đỡ em trong những năm học đại học, giúp em có những
kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong chuyên môn và cuộc sống. Những hành
trang đó là một tài sản vô giá nâng bước cho em tới được với những thành công
trong tương lai.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Lương Trung Đức

1


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan nội dung của đồ án này hoàn toàn là do em nghiên cứu,
tìm hiểu và tổng hợp từ các tài liệu liên quan, có trích dẫn tài liệu tham khảo
cũng như các kiến thức từ thực tế khi em học tập, rèn luyện trên ghế giảng
đường, không sao chép hoàn toàn nội dung của các bài đồ án khác.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên


Lương Trung Đức

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................2
MỤC LỤC ..........................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................6
1.1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................6
1.2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................7
1.3. Phương hướng thực hiện đề tài ..................................................................7
1.4. Kết quả đề tài đã thực hiện được................................................................8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................9
2.1. Phương pháp thiết kế mạng .......................................................................9
2.1.1. Thu thập yêu cầu của khách hàng ........................................................9
2.1.2. Phần tích yêu cầu ..............................................................................10
2.1.3. Thiết kế giải pháp..............................................................................11
2.1.4. Cài đặt mạng .....................................................................................11
2.1.5. Kiểm thử mạng.................................................................................12
2.1.6. Bảo trì hệ thống.................................................................................12
2.2. Tổng quan về công nghệ Voice Over IP ..................................................12
2.2.1. Khái niệm VoIP ................................................................................12
2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của VoIP ........................................................12
2.2.3. Mô hình kiến trúc tổng quan của mạng VoIP.....................................17
2.2.4. Các giao thức VoIP ...........................................................................19
2.2.5. Sự khác biệt của gọi qua giao thức IP với gọi điện thông thường.......23
2.2.6. Lợi ích của VoIP ...............................................................................26


3


2.2.7. Các hạn chế của VoIP .......................................................................29
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT & PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG
TẠI TRƯỜNG ĐH CNTT&TT THÁI NGUYÊN .............................................31
3.1. Khảo sát hệ thống mạng trường ĐH CNTT & TT Thái Nguyên ..............31
3.1.1. Giới thiệu về trường ĐH CNTT & TT Thái Nguyên..........................31
3.1.2. Mô hình tổng quan mạng hiện tại ......................................................33
3.1.3. Sơ đồ vật lý của trường ĐH CNTT & TT Thái Nguyên.....................34
3.2. Phân tích thiết kế hệ thống mạng VoIP....................................................40
3.2.1. Mô tả hệ thống VoIP của trường ĐH CNTT & TT ............................40
3.2.2. Đánh giá về hệ thống VoIP đã triển khai ...........................................51
3.3. Đề xuất một số giải pháp VoIP dựa trên cơ sở khảo sát hạ tầng thực tế....56
3.3.1. Quy mô toàn trường ..........................................................................56
3.3.2. Quy mô mở rộng ...............................................................................57
3.3.3. Áp dụng kết hợp giải pháp bảo mật ...................................................58
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG DEMO HỆ THỐNG VoIP CHO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CNTT & TT THÁI NGUYÊN.................................................................59
4.1. Sơ đồ hệ thống VoIP của trường ĐH CNTT&TT Thái Nguyên ...............59
4.2. Giải pháp giúp các máy nội bộ có thể gọi trực tiếp cho nhau ...................60
4.3. Các máy có thể gọi ra ngoài thông qua đường thông qua đường trunk .....63
4.4. Thiết lập hệ thống trả lời tự động và hệ thống tự động gọi đến số máy lẻ 65
KẾT LUẬN.......................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................68
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN................................................69

4



LỜI NÓI ĐẦU

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet hiện nay, cùng với các dịch
vụ đi kèm, công nghệ truyền giọng nói qua mạng Internet (VoIP) dần một thay
thế công nghệ truyền giọng nói qua mạng điện thoại truyền thống. Với những ưu
điểm của mình công nghệ VoIP sẽ ngày một phát triển trong tương lai. Và trường
đại học với hạ tầng mạng đã được xây dựng tốt và hoàn thiện cũng đang hướng
tới việc sử dụng công nghệ VoIP để dần thay thế mạng điện thoại truyền thống.
Với đề tài “Xây dựng và triển khai các giải pháp VoIP cho hệ thống
mạng tại trường ĐH CNTT & TT Thái Nguyên” sẽ trình bày cái nhìn tổng quan
về hệ thống VoIP, cũng như thiết lập thử nghiệm hệ thống VoIP với các thiết bị
sẵn có ở Trung tâm Máy Tính trường Đại học CNTT & TT Thái Nguyên, qua đó
đánh giá khả năng của thiết bị có đáp ứng đủ nhu cầu để triển khai cho toàn bộ
trường đại học CNTT & TT Thái Nguyên, cùng với đó đề xuất các giải pháp
triển khai VoIP cho trường đại học CNTT & TT Thái Nguyên với hệ thống sẵn
có. Đồ án cũng đề cập đến các giải pháp VoIP của hãng khác dựa trên hệ thống
hạ tầng mạng sẵn có của trường đại học CNTT & TT Thái Nguyên.

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh của mạng Internet, có rất nhiều dịch vụ sử
dụng các giao thức IP cũng phát triển theo. Ngoài các dịch vụ về Web, Mail, FTP
đã rất phát triển thì hiện nay các dịch vụ về Voice, Video trên nền IP cũng đang
phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rất nhiều.
Từ nhiều năm nay, VoIP là một công nghệ đang rất được thế giới quan

tâm và ứng dụng ở trong thực tế vì những lợi ích mà nó đem lại. Với sự phát triển
nhảy vọt của mạng chuyển mạch gói IP hiện nay không chỉ đem lại cho chúng ta
những dịch vụ mới đa dạng mà còn là cơ hội cải thiện các dịch vụ viễn thông
trước kia với chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ hơn. Đã từ lâu, mạng chuyển
mạch kênh PSTN đã có một vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của xã
hội. Bên cạnh những ưu điểm về chất lượng dịch vụ tốt, vùng dịch vụ rộng lớn
trên khắp mọi lãnh thổ,… thì mạng PSTN cũng bộc lộ nhiều hạn chế như số
lượng các dịch vụ hạn chế, sử dụng tài nguyên đường truyền không tối ưu, giá
thành cao.
Thế nhưng, ở các trường đại học Việt Nam, VoIP vẫn chưa được chú ý và
đưa vào sử dụng nhiều. Nguyên nhân đầu tiên là để xây dựng được một vệ thống
hoạt động tốt thì cần phải xây dựng một hạ tầng mạng tốt, và không phải trường
nào cũng có điều kiện để xây dựng được một hệ thống như thế. Ngoài ra, kinh
phí để xây dựng một hệ thống VoIP khá cao, các Ipphone có giá ngang gần một
chiếc máy tính. Ngoài ra để xây dựng một hệ thống VoIP có thể hoạt động liên
tục cần một nguồn điện ổn định cũng như nguồn điện dự phòng và nó sẽ làm tăng
chi phí xây dựng hệ thống khá cao.
VoIP là một giải pháp mới cho việc truyền tín hiệu giọng nói tích hợp
song song với truyền dữ liệu, giúp giảm chi phí đáng kể cho những cuộc gọi
đường dài trong nước cũng như quốc tế. Với những lợi ích mà VoIP đem lại, việc
xây dựng hệ thống VoIP cho trường ĐH CNTT & TT là một vấn đề cần thiết,
đem lại không chỉ lợi ích trước mắt mà về lâu dài. Với những lợi thế về hạ tầng

6


mạng rất tốt đã được xây dựng, hệ thống VoIP hoàn toàn có thể được xây dựng
trên hệ thống mạng sẵn có mà không phải thay đổi nhiều đến cấu trúc mạng toàn
trường.
Chính vì những lý do trên và để góp phần vào việc xây dựng được một hệ

thống VoIP cho trường đại học CNTT & TT nên em đã chọn đề tài “Xây dựng
và triển khai các giải pháp VoIP cho hệ thống mạng tại trường ĐH CNTT &
TT Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục đích của khóa luận là lắp đặt thử nghiệm hệ thống sẵn có, đánh giá
khả năng của thiết bị tổng đài Alcatel sẵn có, để tiến tới có thể triển khai cho toàn
bộ trường ĐH CNTT & TT hay không? Nếu vẫn dùng hệ thống tổng đài Alcatel
thì cần phải nâng cấp thiết bị tổng đài thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu
cho trường ĐHCNTT & TT. Ngoài ra đưa thêm giải pháp thiết bị của hãng khác
để có lựa chọn và phù hợp với hệ thống mạng đang sẵn có của trường.
Ngoài ra phương hướng phát triển của trường ĐHCN là tích hợp các thiết
bị di động vào trong hệ thống VoIP để giúp ta có thể sử dụng các thiết bị động
như một chiếc điện thoại IP thông thường khi được kết nối vào mạng VoIP. Với
việc sử dụng các điện thoại di động, ta có thể kết nối vào mạng VoIP ở bất cứ nơi
nào thông qua mạng 3G hoặc GPRS, điều đó làm giảm chi phí cuộc gọi. Và với
việc sử dụng thiết bị điện thoại di động, chỉ cần duy trì hệ thống tổng đài luôn
luôn có điện là ta sẽ luôn luôn kết nối được với tổng đài.
Trung tâm máy tính hiện có một bộ tổng đài Alcatel OmniPCX Office, bộ
tổng đài có thể dùng làm file server, hoặc gateway internet, nhưng quan trọng
nhất là hệ thống VoIP được tích hợp trong đó. Trường ĐHCN đã có sẵn một hạ
tầng hệ thống mạng tốt và hoàn toàn có thể triển khai hệ thống VoIP trên hạ tầng
có sẵn.
1.3. Phương hướng thực hiện đề tài
 Nghiên cứu về hệ thống VoIP và cách thức hoạt động của hệ thống.
 Đề ra giải pháp cũng như mô hình mạng VoIP cho trường ĐH CNTT &
TT.

7



 Nghiên cứu phương pháp triển khai hệ thống VoIP của Alcatel và sử
dụng các thiết bị điện thoại.
 Triển khai và đưa vào hoạt động thử nghiệm các thiết bị của tổng đài để
có thể đánh giá chất lượng của hệ thống.
 Đánh giá hệ thống khi đưa vào hoạt động trong phạm vi trường ĐH
CNTT & TT.
1.4. Kết quả đề tài đã thực hiện được
 Trình bày cái nhìn tổng quan về hệ thống VoIP.
 Đề xuất được giải pháp xây dựng hệ thống VoIP cho trường đại học
CNTT & TT dựa trên cơ sở lý thuyết.
 Triển khai thử nghiệm thành công hệ thống VoIP sử dụng thiết bị
Alcatel tại trung tâm máy tính.
 Đưa ra được các vấn đề khi triển khai hệ thống VoIP trên trường ĐH
CNTT & TT sẽ gặp phải.

8


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Phương pháp thiết kế mạng
Ngày nay, mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của
tất cả các cơ quan xí nghiệp. Nó đã trở thành một kênh trao đổi thông tin không
thể thiếu được trong thời đại công nghệ thông tin. Với xu thế giá thành ngày càng
hạ của các thiết bị điện tử, kinh phí đầu tư cho việc xây dựng một hệ thống mạng
không vượt ra ngoài khả năng của các công ty xí nghiệp. Tuy nhiên, việc khai
thác một hệ thống mạng một cách hiệu quả để hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ của
các cơ quan xí nghiệp thì còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Hầu hết người ta chỉ
chú trọng đến việc mua phần cứng mạng mà không quan tâm đến yêu cầu khai
thác sử dụng mạng về sau. Điều này có thể dẫn đến hai trường hợp: lãng phí

trong đầu tư hoặc mạng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng.
Có thể tránh được điều này nếu ta có kế hoạch xây dựng và khai thác
mạng một cách rõ ràng. Thực tế, tiến trình xây dựng mạng cũng trải qua các giai
đoạn như việc xây dựng và phát triển một phần mềm.
Nó cũng gồm các giai đoạn như : Thu thập yêu cầu của khách hàng (công
ty, xí nghiệp có yêu cầu xây dựng mạng), Phân tích yêu cầu, Thiết kế giải pháp
mạng, Cài đặt mạng, Kiểm thử và cuối cùng là Bảo trì mạng.
Phần này sẽ giới thiệu sơ lược về nhiệm vụ của từng giai đoạn để ta có thể
hình dung được tất cả các vấn đề có liên quan trong tiến trình xây dựng mạng.
2.1.1. Thu thập yêu cầu của khách hàng
Mục đích của giai đoạn này là nhằm xác định mong muốn của khách hàng
trên mạng mà chúng ta sắp xây dựng. Những câu hỏi cần được trả lời trong giai
đoạn này là:
 Bạn thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục đích gì?
 Các máy tính nào sẽ được nối mạng?
 Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng
mạng của từng người / nhóm người ra sao?

9


 Trong vòng 3-5 năm tới bạn có nối thêm máy tính vào mạng không, nếu
có ở đâu, số lượng bao nhiêu ?
Phương pháp thực hiện của giai đoạn này là bạn phải phỏng vấn khách
hàng, nhân viên các phòng mạng có máy tính sẽ nối mạng. Thông thường các đối
tượng mà bạn phỏng vấn không có chuyên môn sâu hoặc không có chuyên môn
về mạng. Cho nên bạn nên tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên môn để trao
đổi với họ. Chẳng hạn nên hỏi khách hàng “ Bạn có muốn người trong cơ quan
bạn gởi mail được cho nhau không?”, hơn là hỏi “ Bạn có muốn cài đặt Mail
server cho mạng không? ”. Những câu trả lời của khách hàng thường không có

cấu trúc, rất lộn xộn, nó xuất phát từ góc nhìn của người sử dụng, không phải là
góc nhìn của kỹ sư mạng. Người thực hiện phỏng vấn phải có kỹ năng và kinh
nghiệm trong lĩnh vực này. Phải biết cách đặt câu hỏi và tổng hợp thông tin.
Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát
thực địa” để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai
máy tính trong mạng, dự kiến đường đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công
trình kiến trúc nơi mạng sẽ đi qua. Thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc
chọn công nghệ và ảnh hưởng lớn đến chi phí mạng. Chú ý đến ràng buộc về mặt
thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đường dây mạng
bên trong nó. Giải pháp để nối kết mạng cho 2 tòa nhà tách rời nhau bằng một
khoảng không phải đặc biệt lưu ý. Sau khi khảo sát thực địa, cần vẽ lại thực địa
hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp cho chúng ta sơ đồ thiết kế của công trình
kiến trúc mà mạng đi qua.
Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần tìm
hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách
hàng, mức độ thường xuyên và lượng thông tin trao đổi. Điều này giúp ích ta
trong việc chọn băng thông cần thiết cho các nhánh mạng sau này.
2.1.2. Phần tích yêu cầu
Khi đã có được yêu cầu của khách hàng, bước kế tiếp là ta đi phân tích
yêu cầu để xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”, trong đó xác định rõ
những vấn đề sau:

10


 Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng ? (Dịch vụ chia sẻ tập
tin, chia sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thư điện tử, Truy cập Internet hay
không?, ...)
 Mô hình mạng là gì? (Workgoup hay Client / Server? ...)
 Mức độ yêu cầu an toàn mạng.

 Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng.
2.1.3. Thiết kế giải pháp
Bước kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa
mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn
lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê
như sau:
 Kinh phí dành cho hệ thống mạng.
 Công nghệ phổ biến trên thị trường.
 Thói quen về công nghệ của khách hàng.
 Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.
 Ràng buộc về pháp lý.
Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của
các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các
công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau.
2.1.4. Cài đặt mạng
Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần
cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế.
2.1.4.1. Lắp đặt phần cứng
Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị
nối kết mạng (Hub, Switch, Router) vào đúng vị trí như trong thiết kế mạng ở
mức vật lý đã mô tả.
2.1.4.2. Cài đặt và cấu hình phần mềm
Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm:
 Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server, các máy trạm
 Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng.

11


 Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng.

Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải tuân thủ theo sơ đồ thiết kế
mạng mức luận lý đã mô tả. Việc phân quyền cho người dùng pheo theo đúng
chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng.
Nếu trong mạng có sử dụng router hay phân nhánh mạng con thì cần thiết
phải thực hiện bước xây dựng bảng chọn đường trên các router và trên các máy
tính.
2.1.5. Kiểm thử mạng
Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng.
Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng.
Trước tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm
tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ
và mức độ an toàn của hệ thống.
Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định
lúc đầu.
2.1.6. Bảo trì hệ thống
Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất
định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt
mạng.
2.2. Tổng quan về công nghệ Voice Over IP
2.2.1. Khái niệm VoIP
VoIP (Voice Over IP) là một công nghệ sử dụng băng thông internet và
các kết nối IP để truyền âm thanh thời gian thực. Bằng các thiết bị chuyển đổi, tín
hiệu âm thanh (voice signal) sẽ được đóng gói thành thành các gói dữ liệu (data
packets) và được truyền thông qua môi trường mạng Internet trong môi trường
VoIP, sau đó các gói dữ liệu voice lại được chuyển thành tín hiệu âm ở thiết bị
người nhận.
VoIP sử dụng kỹ thuật số vì vậy để đảm bảo chất lượng cuộc gọi, hệ thống
yêu cầu kết nối băng thông tốc độ cao như DSL hoặc cable. Ứng dụng hay được
sử dụng của VoIP là các dịch vụ điện thoại dựa trên Internet có chuyển mạch


12


điện thoại. Với ứng dụng này, để thực hiện cuộc gọi, ta vẫn phải quay số để thực
hiện cuộc. Thế nhưng nó cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
VoIP (Voice over Internet Protocol) đã tạo nên một bước tiến lớn trong
công nghệ thông tin cũng như trong hệ thống truyền thông . VoIP cho phép bạn
truyền tiếng nói qua Internet tới mọi nơi trên thế giới và không phải trả cước viễn
thông.
Mặc dù những khái niệm về các giao thức cũng như hoạt động của VoIP
là đơn giản, tuy nhiên việc thực hiện và ứng dụng các giao thức cũng như chuyển
đổi tín hiệu trong VoIP là phức tạp. Để gởi voice, thông tin phải được đóng gói
thành những gói (packet) giống như dữ liệu. Ta có thể dùng kĩ thuật nén gói để
tiết kiệm băng thông, thông qua những tiến trình codec (compressor/decompressor).
2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của VoIP
2.2.2.1. Nguyên tắc hoạt động
Giọng nói của ta là những tín hiệu analog. Và để chuyển sang được tín
hiệu số ta phải dùng những thuật toán đặc biệt. Những thiết bị khác nhau có cách
chuyển đổi khác nhau như VoIP phone hay softphone. nếu dùng điện thoại
analog thông thường thì cần một thiết bị chuyển đổi là Telephony Adapter (TA).
Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng vào gói tin và gửi trên mạng IP.
Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được dùng để
điểu khiển (control) cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối… và RTP là
giao thức truyền tải voice data.
2.2.2.2. Phiên hoạt động của VoIP
Thiết lập cuộc gọi: trong quá trình này, để người gọi và người nhận kết
nối được với nhau cần xác định đúng vị trí của người gọi và yêu cầu một kết nối
để liên lạc với người nhận. Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên
các server thì các server đó sẽ thiết lập một kết nỗi giữa hai người cho quá trình
trao đổi dữ liệu voice diễn ra.

Xử lý tín hiệu gọng nói: Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi
sang tín hiệu số (digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền

13


(bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tăng độ bảo mật). Các voice samples sau đó
sẽ được chèn vào các gói dữ liệu để được vận chuyển trên mạng. Giao thức RTP
sẽ dùng cho các gói voice.Một gói tin RTP có các field header để có thể chứa các
thông tin cần thiết cho việc biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị
người nhận cuộc gọi. Các gói tin voice được truyền đi bởi giao thức UDP. Ở thiết
bị cuối, tiến trình được thực hiện ngược lại.
 Số hóa tín hiệu Analog
Để biểu giọng nói con người ở dạng analog thành dạng digiteal cần một số
lượng lớn các giá trị digital để biểu diễn biên độ (amplitude), tần số (frequency)
và pha (phase), và việc chuyển đổi nó thành dạng số nhị phân (zero và one) là rất
khó. Vì vậy những thiết bị được gọi là codec (coder-decoder) hay là thiết bị mã
và giải mã được phát triển để giải quyết vấn đề trên. Tín hiệu đện thoại analog
(giọng nói con người) được đặt vào đầu vào của thiết bị codec và được chuyển
đổi thành chuỗi số nhị phân ở đầu ra. Sau đó quá trình này thực hiện trở lại bằng
cách chuyển chuỗi số thành dạng analog ở đầu cuối, với cùng qui trình codec.
Có 4 bước liên quan đến quá trình số hóa (digitizing) một tín hiệu tương
tự (analog) :
 Lấy mẫu (Sampling)
 Lượng tử hóa (Quantization)
 Mã hóa (Encoding)
 Nén giọng nói (Voice Compression)
PAM (Pulse-amplitude Modulation) - điều chế biên độ xung.
FDM (Frequency Division Multiplexing)-Ghép kênh phân chia theo tần
số: Mỗi kênh được phân phối theo một băng tần xác địmnh, thông thường có bề

rộng 4Khz cho dịch vụ thoại.
PCM (Pulse code modulation) - Điều chế theo mã: là phương pháp
thông dụng nhất chuyển đổi các tín hiệu analog sang dạng digital (và ngược lại)
để có thể truyền qua một hệ thống truyền dẫn số hay các quá trình xử lý số.
Sự biến đổi này bao gổm 3 tiến trình chính: lấy mẫu, lượng tử hoá, mã
hoá.

14


Tiến trình này hoạt động như sau: Giai đoạn đầu tiên cuả PCM là lấy mẫu
các tín hiệu nhập (tín hiệu đi vào thiết bị số hoá), nó tạo ra một tuần tự các mẫu
analog dưới dạng chuỗi PAM, sau đó phân chia dải biên độ này thành một số giới
hạn các khoảng. Trong bộ mã hoá, độ lớn của các mẫu được lương tử hoá được
biểu diễn bởi các mã nhị phân.
 Lượng tử hóa

Hình 2.1 : Lượng tử hóa
Tiến trình kế tiếp của số hóa tín hiệu tuần tự là biểu diễn giá trị chính xác
cho mỗi mẫu được lấy. Mỗi mẫu có thể được gán cho một giá trị số, tương ứng
với biên độ (theo chiều cao) của mẫu.
Sau khi thực hiện giới hạn đầu tiên đối với biên độ tương ứng với dải mẫu,
đến lượt mỗi mẫu sẽ được so sánh với một tập hợp các mức lượng tử và gán vào
một mức xấp xỉ với nó. Qui định rằng tất cả các mẫu trong cùng khoảng giữa hai
mức lượng tử được xem có cùng giá trị. Sau đó giá trị gán được dùng trong hệ
thống truyền. Sự phục hồi hình dạng tín hiệu ban đầu đòi hỏi thực hiện theo
hướng ngược lại.

Hình 2.2 : Điều chế theo mã


15


Mã hóa (Encoding)
Mỗi mức lượng tử được chỉ định một giá trị số 8 bit, kết hợp 8 bit có 256
mức hay giá trị. Qui ước bit đầu tiên dùng để đánh dấu giá trị âm hoặc dương cho
mẫu. Bảy bít còn lại biểu diễn cho độ lớn, bit đầu tiên chỉ nửa trên hay nửa dưới
của dãy, bit thứ hai chỉ phần tư trên hay dưới, bit thứ 3 chỉ phần tám trên hay
dưới và cứ thế tiếp tục.
Ba bước tiến trình này sẽ lặp lại 8000 lần mỗi giây cho dịch vụ kênh điện
thoại. Dùng bước thứ tư là tùy chọn để nén hay tiết kiệm băng thông. Với tùy
chọn này thí một kênh có thể mang nhiều cuộc gọi dồng thời.
 Nén giọng nói (Voice Compression)
Mặc dù kĩ thuật mã hóa PCM 64 Kps là phương pháp được chuẩn hóa,
nhưng có vài phương pháp mã hóa khác được sử dụng trong những ứng dụng đặc
biệt. Các phương pháp này thực hiện mã hóa tiếng nói với tốc độ nhỏ hơn tốc độ
của PCM, nhờ đó tận dụng được khả năng của hệ thống truyền dẫn số. Chắc hẳn,
các mã hóa tốc độ thấp này sẽ bị hạn chế về chất lượng, đặt biệt là nhiễu và méo
tần số.

Hình 2.3 : Đóng gói gói tin
Mỗi một khi giọng nói đã được số hoá và được nén lại, nó phải được chia
thành những phần nhỏ, để đặt vào gói IP, VoIP thì không hiệu quả cho những gói
tin nhỏ, trong khi những gói tin lớn thì tạo ra nhiều độ trễ, do ảnh hưởng của vài
loại header mà kích thước của dữ liệu thoại (voice data ) cũng sẽ ảnh hưởng. Nếu
gói bị mất nhiều hay đến đích không đúng thứ tự sẽ làm cho cuộc thoại bị ngắt
quãng.
Thông thường, cần khoảng 10us đến 30 us (trung bình là 20us) để đặt dữ
liệu thoại vào bên trong gói tin, ví dụ phần dữ liệu thoại (voice data) với kích
thước 160 byte không nén cần khoảng 20us để đặt phần dữ liệu thoại vào bên


16


trong gói tin. Số lượng dữ liệu thoại bên trong gói tin cần cân bằng giữa sự hiệu
quả trong sử dụng bang thông và chất lượng của cuộc thoại.
2.2.3. Mô hình kiến trúc tổng quan của mạng VoIP
Trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể các giao thức truyền tải được sử dụng
trong mạng VoIP, chúng ta đi vào xem xét mô hình tổng quan của mạng VoIP.
Từ đó, chúng ta sẽ thấy được vị trí và vai trò của các giao thức này trong mạng.

Hình 2.4: Mô hình kiến trúc tổng quan mạng VoIP
Trong mô hình này là sự có mặt của hai thành phần chính trong mạng
VoIP đó là:
IP Phone (hay còn gọi là SoftPhone): là thiết bị giao diện đầu cuối phía
người dùng với mạng VoIP. Cấu tạo chính của một IP Phone gồm hai thành phần
chính:
 Thành phần báo hiệu mạng VoIP: Sử dụng giao thức H.323 hoặc giao
thức SIP (trình bày ở phần dưới).
 Thành phần truyền tải media: sử dụng RTP để truyền luồng media với
chất lượng thời gian thực và được điều khiển theo giao thức RTCP.
VoIP Server : Tùy thuộc vào loại giao thức báo hiệu sử dụng, là đầu não
chỉ huy mọi hoạt động của mạng. Server có thể tích hợp tất cả các chức năng

17


(SoftSwitch) hoặc nằm tách biệt trên các Server chức năng khác nhau (Location
Server, Registrar Server, Proxy Server,…). Nhưng về mô hình chung thì VoIP
Server thực hiện các chức năng sau:

 Định tuyến bản tin báo hiệu
 Đăng kí, xác thực người sử dụng
 Dịch địa chỉ trong mạng
 VoIP Server trong mạng như
Bản tin báo hiệu được định tuyến thông qua VoIP Server còn tùy thuộc
vào từng giao thức cụ thể lại có sự khác nhau nhất định.

Hình 2.5: Mô hình VoIP đơn giản
Hình vẽ trên là mô hình VOIP đơn giản, nó chỉ bao gồm tổng đài vừa
đóng vai trò là một VoIP Gateway, vừa đóng vai trò là một VoIP server. Bên
cạnh đó là các thiết bị đầu cuối trong hệ thống.

18


2.2.4. Các giao thức VoIP
VoIP cần 2 loại giao thức: Signaling protocol và Media Protocol.
 Signaling Protocol: là các giao thức điều khiển việc thiết lập cuộc gọi.
Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các
loại giao thức có bản quyền riêng như UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP,… .
 Media Protocol: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường
mạng IP. Các loại Media Protocols như: RTP (Real-Time Protocol), RTCP (RTP
control Protocol), SRTP (Secure Real-Time Transport Protocol), và SRTCP
(Secure RTCP).
Các nhà sản xuất, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ VoIP có thể sử dụng các
giao thức riêng hay các giao thức mở dựa trên nền giao thức tiêu chuẩn quốc tế là
H.323 và SIP và để các thiết bị kết nối được với nhau thì phải cùng chung một
chuẩn. Ví dụ Nortel sử dụng giao thức UNISTIM (Unified Network Stimulus),
Cisco sử dụng giao thức SCCP (Signaling Connection Control Part) vì thế hai
giao thức không thể liên liên hệ được với nhau.

2.2.4.1. Giao thức báo hiệu và điều khiển cuộc gọi
 Bộ giao thức H.323
H.323: là giao thức được phát triển bởi ITU-T (International
telecommunication Union Telecommunication Standardization Sector). Giao
thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các tập tin và các ứng
dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN. Là giao thức chuẩn, bao trùm các
giao thức trước đó như H.225,H.245, H.235,… .
Giao thức H.323 có 4 thành phần:
 Terminal( thiết bị đầu cuối): một PC hoặc một IP phone đang sử dụng
giao thức H.323.
 Gateway: kết nối mạng H.323 với các mạng khác như SIP,
PSTN,…Gateway chuyển đổi các giao thức trong việc thiết lập và chấm dứt các
cuộc gọi, chuyển đổi các media format giữa các mạng khác nhau.
 GateKeeper: có vai trò là những điểm trung tâm (focal points) trong
mô hình mạng H.323, các dịch vụ nền sẽ quyết định việc cung cấp địa chỉ

19


(addressing),phân phát băng thông (bandwidth),cung cấp tài khoản, thẩm định
quyền (authentication) cho các terminal và gateway… .
 Mutipoint control unit (MCU): hỗ trợ việc hội thoại đa điểm
(conference) cho các máy đầu cuối( terminal 3 máy trở lên ).
Phương thức hoạt động của H.323 network: Khi một phiên kết nối được
thực hiện, việc dịch địa chỉ (address translation) sẽ được một gateway đảm nhận.
Khi địa chỉ IP của máy đích được xác nhận, một kết nối TCP sẽ được thiết lập từ
địa chỉ nguồn tới người nhận thông qua giao thức Q.931 (là một phần của bộ giao
thức H.323). Ở bước này, cả 2 nơi đều tiến hành việc trau đổi các tham số bao
gồm các tham số mã hoá (encoding parameters) và các thành phần tham số liên
quan khác. Các cổng kết nối và phân phát địa chỉ cũng được cấu hình. 4 kênh

RTCP và RTP được kết nối, mỗi kênh có một hướng duy nhất. RTP là kênh
truyền dữ liệu âm thanh (voice data) từ một thực thể sang một thực thể khác. Khi
các kênh đã được kết nối thì dữ liệu âm thanh sẽ được phát thông qua các kênh
truyền này thông qua các RTCP instructions.
 Giao thức SIP
SIP: (Session Initiation Protocol) được phát triển bởi IETF (Internet
Engineering Task Force) MMUSIC (Multiparty Multimedia Session Control)
Working Group (theo RFC 3261). Đây là một giao thức kiểu diện ký tự (textbased protocol_ khi client gửi yêu cầu đến Server thì Server sẽ gửi thông tin
ngược về cho Client), đơn giản hơn giao thức H.323. Nó giống với HTTP, hay
SMTP. Gói tin (messages) bao gồm các header và phần thân (message body). SIP
là một giao thức ứng dụng (application protocol) và chạy trên các giao thức UDP,
TCP và STCP.
Các thành phần trong SIP network : Cấu trúc mạng của SIP có những
điểm khác so với giao thức H.232. Một mạng SIP bao gồm các End Points,
Proxy, Redirect Server, Location Server và Registrar. Người sử dụng phải đăng
ký với Registrar về địa chỉ của họ. Những thông tin này sẽ được lưu trữ vào một
External Location Server. Các gói tin SIP sẽ được gửi thông qua các Proxy
Server hay các Redirect Server. Proxy Server dựa vào tiêu đề “to” trên gói tin để

20


liên lạc với server cần liên lạc rồi gửi các pacckets cho máy người nhận. Các
redirect server đồng thời gửi thông tin lại cho người gửi ban đầu.
Phương thức hoạt động của SIP network: SIP là mô hình mạng sử dụng
kiểu kết nối ba bước (three way handshake method) trên nền TCP. Ví dụ trên, ta
thấy một mô hình SIP gồm một Proxy và hai end points. SDP (Session
Description Protocol) được sử dụng để mang gói tin về thông tin cá nhân (ví dụ
như tên người gọi). Khi Bob gửi một INVITE cho proxy server với một thông tin
SDP. Proxy Server sẽ đưa yêu cầu này đến máy của Alice. Nếu Alice đồng ý, tín

hiệu “OK” sẽ được gửi thông qua định dạng SDP đến Bob. Bob phản ứng lại
bằng một “ACK” _ tin báo nhận. Sau khi “ACK” được nhận, cuộc gọi sẽ bắt đầu
với giao thức RTP/RTCP. Khi cuộc điện đàm kết thúc, Bob sẽ gửi tín hiệu “Bye”
và Alice sẽ phản hồi bằng tín hiệu “OK”. Khác với H.232, SIP không có cơ chế
bảo mật riêng. SIP sử dụng cơ chế thẩm định quyền của HTTP (HTTP digest
authentication), TLS, IPSec và S/MIME (Secure/Multipurpose Internet Mail
Extension) cho việc bảo mật dữ liệu.
2.2.4.2. Giao thức điều khiển và truyền tải voice data
 Giao thức RTP
RTP là một giao thức dựa trên giao thức IP tạo ra các hỗ trợ để truyền tải
các dữ liệu yêu cầu thời gian thực với các yêu cầu: Liên tục: Các gói tin phải
được sắp xếp theo đúng thứ tự khi chúng đến bên nhận, các gói đến có thể không
theo thứ tự và nếu gói tin bị mất thì bên nhận phải dò tìm hay bù lại sự mất các
gói tin này. Sự đồng bộ trong các phương thức truyền thông: Các khoảng lặng
trong giao tiếp tiếng nói được triệt tiêu và nén lại để giảm thiểu băng thông, tuy
nhiên khi đến bên nhận, thời gian giữa các khoảng lặng này phải được khôi phục
một cách chính xác.
Sự đồng bộ giữa các phương thức truyền thông: tín hiệu thoại sử dụng một
phương thức truyền thông còn tín hiệu video lại sử dụng một phương thức khác
để truyền thông, dẫn đến nhu cầu phải đồng bộ hóa các tín hiệu tiếng và hình một
cách chính xác, gọi là sự đồng bộ tiếng - hình. Sự nhận diện phương thức truyền
tải: Trong Internet, thông thường chúng ta cần thay đổi sự mã hoá cho phương

21


thức truyền tải( payload) trên hành trình truyền để hiệu chỉnh thay đổi độ rộng
băng thông đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc đủ khả năng cho người dùng mới kết
nối vào nhóm. Do đó, một vài cơ chế cần được sử dụng để nhận diện sự mã hoá
cho mỗi gói đến.

 Giao thức RCTP
RTCP (Real-time Transport Control Protocol) là giao thức hỗ trợ cho RTP
nhằm cung cấp các thông tin phản hồi liên quan đến chất lượng truyền dữ liệu.
Các dịch vụ RTCP cung cấp gồm có:
Giám sát chất lượng và điều khiển tắc nghẽn: Đây được coi là chức
năng cơ bản của RTCP. Nó cung cấp các thông tin phản hồi về chất lượng phân
phối dữ liệu tới một ứng dụng. Các thông tin này rất hữu ích cho bộ phát, bộ thu
và giám sát. Bộ phát có thể điều chỉnh cách thức truyền dữ liệu dựa trên các
thông báo phản hồi của bộ thu. Bộ thu có thể xác định được tắc nghẽn là cục bộ,
từng phần hay toàn bộ. Nhờ vây, người quản lý mạng có thể đánh giá được hiệu
suất của mạng.
Xác định nguồn: Trong các gói RTP, các nguồn được định nghĩa là
những số ngẫu nhiên 32 bit. Tuy nhiên các số ngẫu nhiên này gây khó khăn cho
người sử dung. Do đó, RTCP cung cấp thông tin nhận dạng nguồn cụ thể hơn ở
dạng văn bản như là bao gồm tên người sử dụng, số điện thoại, địa chỉ e-mail và
các thông tin khác.
Đồng bộ môi trường: Trong các thông báo của bộ phát RTCP chứa thông
tin về thời gian và nhãn thời gian RTP tương ứng. Có thể dựa vào thời gian và
nhãn thời gian này mà đồng bộ giữa âm thanh với hình ảnh.
Điều chỉnh các thông tin điều khiển: Những người tham dự sẽ gửi và
nhận các gói RTCP theo chu kỳ. Nhưng khi số lượng người tham dự tăng lên,
cần phải cân bằng giữa việc nhận thông tin điều khiển mới nhất và hạn chế lưu
lượng điều khiển. Để hỗ trợ một nhóm người sử dụng lớn, RTCP phải cấm lưu
lượng điều khiển rất lớn đến từ các tài nguyên khác của mạng. RTP chỉ cho phép
tối đa 5% lưu lượng cho điều khiển toàn bộ lưu lượng của phiên làm việc. Điều
này được thực hiện bằng cách điều chỉnh tốc độ phát của RTCP theo số lượng

22



người tham dự. Mỗi người tham gia một phiên truyền RTP phải gửi định kỳ các
gói RTCP đến tất cả những người khác cũng tham gia phiên truyền. Nhờ vậy mà
có thể theo dõi được số người tham gia.
Khi sử dụng, RTCP chiếm 5% tổng số băng thông phân bổ cho phiên và
khoảng thời gian trung bình giữa các gói RTCP được đặt tối thiểu là 5s. Do đó,
các gói RTCP dễ gây tắc nghẽn mạng. RTCP cung cấp kiểu thông báo điều
khiển chính sau:
SR (Sender Report): chứa các thông s thống kê liên quan tới kết quả
truyền như tỷ lệ tổn hao, số gói dữ liệu bị mất, khoảng trễ. Các thông báo này
phát ra từ phía phát trong một phiên truyền thông.
RR (Receiver Report): Chứa các thông tin thống kê liên quan tới kết quả
nhận, được phát từ phía thu trong một phiên truyền thông.
SDES (Source Description): thông số mô tả nguồn (tên, vị trí…) cho
phép truyền các dữ liệu ứng dụng.
BYE: chỉ thị sự kết thúc tham gia vào phiên truyền.
2.2.5. Sự khác biệt của gọi qua giao thức IP với gọi điện thông thường
2.2.5.1. Điện thoại Analog thông thường
Điện thoại thông thường với tiếng ấn số dựa trên giao thức chuyển mạch
(circuit switching), khi kết nối mạch được kích hoạt ở cả hai đầu dây, kết nối
được duy trì trong suốt cuộc gọi. Và nó chỉ kết thúc khi một trong hai người đặt
máy xuống. Cách thức liên lạc có từ hàng thế kỷ này có tên gọi là mạng điện
thoại PSTN.

23


Hai trạm muốn trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập
một “ kênh” (circuit) cố định, kênh kết nối này được duy trì và dành riêng cho
hai trạm cho tới khi cuộc truyền tin kết thúc. Quá trình thiết lập cuộc gọi tiến
hành gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn thiết lập kết nối: Thực chất quá trình này là liên kết các tuyến
giữa các trạm trên mạng thành một tuyến (kênh) duy nhất dành riêng cho cuộc
gọi. Kênh này đối với PSTN là 64kb/s (do bộ mã hóa PCM có tốc độ lấy mẫu
tiếng nói 8kb/s và được mã hóa 8 bit).
Giai đoạn truyền tin: Thông tin cuộc gọi là trong suốt. Sự trong suốt thể
hiện qua hai yếu tố: thông tin không bị thay đổi khi truyền qua mạng và độ trễ
nhỏ.
Giai đoạn giải phóng (huỷ bỏ) kết nối : Sau khi cuộc gọi kết thúc, kênh
sẽ được giải phóng để phục vụ cho các cuộc gọi khác. Ưu điểm nổi bật của mạng
chuyển mạch kênh: chất lượng đường truyền tốt, ổn định, có độ trễ nhỏ. Các thiết
bị mạng của chuyển mạch kênh đơn giản, có tính ổn định cao, chống nhiễu tốt.
Nhưng ta cũng không thể không nhắc tới những hạn chế của phương thức
truyền dữ liệu này như :
Sử dụng băng thông không hiệu quả: Tính không hiệu quả này thể hiện
qua hai yếu tố. Thứ nhất, độ rộng băng thông cố định 64k/s. Thứ hai là kênh là
dành riêng cho một cuộc gọi nhất định. Như vậy, ngay cả khi tín hiệu thoại là
“lặng” (không có dữ liệu) thì kênh vẫn không được chia sẻ cho cuộc gọi khác.
Độ an toàn: Do tín hiệu thoại được gửi nguyên bản trên đường truyền nên
rất dễ bị nghe trộm. Ngoài ra, đường dây thuê bao hoàn toàn có thể bị lợi dụng để
an trộm cước viễn thông.
Khả năng mở rộng của mạng kênh kém: Thứ nhất là do cơ sở hạ tầng
khó năng cấp và tương thích với các thiết bị cũ. Thứ hai, đó là hạn chế của hệ
thống báo hiệu vốn đã được sử dụng từ trước đó không có khả năng tùy biến cao.

24


2.2.5.2. Điện thoại VoIP
Mạng dữ liệu không sử dụng chuyển mạch. Kết nối Internet sẽ chậm hơn
rất nhiều nếu nó bao gồm một kết nối cố định tới một trang Web bởi lẽ khi đó để

việc nhận và gửi dữ liệu có thể diễn ra, bạn cần hai máy tính đóng vai trò một kết
nối qua lại trong toàn bộ thời gian, không cần biết dữ liệu có hữu ích hoặc không
và nó sẽ gây lãng phí băng thông. Thay thế vào đó mạng dữ liệu sử dụng phương
pháp được gọi là chuyển mạch gói (Packet Switching).

Hình 2.7: Chuyển mạch gói
Chuyển mạch thông thường giữ cho kết nối mở và không đổi thì chuyển
mạch gói mở kết nối trong khoảng thời gian đủ lớn để có thể gửi những khối dữ
liệu nhỏ được gọi là gói (Packet) từ một hệ thống này tới một hệ thống khác.
Máy tính gửi khối dữ liệu trong các gói nhỏ tới một địa chỉ ghi trên mỗi gói. Khi
máy tính nhận được các gói nó sẽ tập hợp lại thành dữ liệu gốc. Chuyển mạch gói
rất hiệu quả nó giảm nhỏ thời gian kết nối giữa hai hệ thống, giảm tải trên mạng.
Công nghệ VoIP sử dụng phương pháp chuyển mạch gói. Ví dụ khi sử
dụng một cuộc gọi 10 phút trên PSTN thì nó cũng sử dụng đầy đủ 10 phút để
truyền dẫn 128 Kbps. Với VoIP cuộc gọi đó chỉ mất 3,5 phút để truyền 64 Kbps
và mất 6,5 phút để truyền 128 Kbps. Đây là trong trường hợp chưa sử dụng
phương pháp nén dữ liệu (Data Compression), kích thước dữ liệu sẽ giảm nhiều
khi sử dụng phương pháp nén.
Với VoIP, chuyển mạch kênh được thay thế bằng chuyển mạch gói
(packet switching) và Internet chính là hệ thống chuyển các gói dữ liệu giao tiếp.
Do cách thức gọi điện thoại truyền thống thông thường vẫn rất phổ biến lại có độ
tin tưởng cao, điện thoại VoIP vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được. Ví dụ như

25


×