Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

đề án kiện toàn tổ chức trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.7 KB, 14 trang )

SỞ NN VÀ PTNT BÌNH ĐỊNH
TRUNG TÂM
GIỐNG CÂY TRỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
KIỆN TOÀN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ BIÊN CHẾ
(Kèm theo tờ trình số:
/TTr-TTG, ngày
tháng 3 năm 2014
Của Trung tâm Giống cây trồng)
Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1. Quá trình thành lập:
Trung tâm Giống cây trồng Bình Định trực thuộc Sở Nông nghiệp và
PTNT Bình Định, được thành lập theo Quyết định số 120/QĐ-UB ngày
24/9/2002 của UBND tỉnh Bình Định trên cơ sở tổ chức lại Trạm giống cây
trồng thuộc Trung tâm khuyến nông.
2. Chức năng và nhiệm vụ:
Căn cứ Quyết định số: 58/QĐ-UB ngày 20/3/2003 của UBND tỉnh Bình
Định, về việc ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm Giống cây
trồng Bình Định, có chức năng và nhiệm vụ như sau:
2.1. Vị trí, chức năng:
- Trung tâm Giống cây trồng Bình Định là đơn vị sự nghiệp công lập loại
1 tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, hoạt động theo phương thức tự chủ về tài chính;
- Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng, được mở tài


khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại để hoạt động theo quy định;
- Trụ sở đặt tại Km 6, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định;
- Trung tâm có chức năng hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu,
khảo nghiệm, chọn tạo giống cây trồng và phối hợp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
về giống cây trồng; sản xuất kinh doanh, dịch vụ cung ứng giống cây trồng và
vật tư kỹ thuật cây trồng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp trong tỉnh; giúp Sở
Nông nghiệp và PTNT thực hiện việc kiểm định, kiểm nghiệm giống cây nông
lâm nghiệp trong tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn tạo giống cây trồng;


- Thực hiện kiểm định, kiểm nghiệm, xác định tiêu chuẩn về phẩm cấp
giống;
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về giống khảo nghiệm, chọn
tạo và chuyển giao những giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao phù hợp
với điều kiện sinh thái của từng vùng trong tỉnh theo yêu cầu hoặc theo hợp
đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
- Dự trữ giống lúa và một số giống cây trồng khác để dự phòng thiên tai
theo kế hoạch của tỉnh quy định;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và
PTNT giao.
2.3. Quyền hạn:
- Đề xuất với Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT bổ sung những giống
mới đã qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử ở tỉnh vào cơ cấu giống cây trồng
của tỉnh;
- Thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực giống cây trồng do Bộ
Nông nghiệp và PTNT hoặc tỉnh đầu tư;
- Chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng cho
các tổ chức và cá nhân có nhu cầu trong lĩnh vực hoạt động được UBND tỉnh

cho phép;
- Đề xuất với Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về các phương án có
liên quan đến việc kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của Trung
tâm để thực hiện hoàn thành kế hoạch, chương trình công tác được giao;
- Đề xuất với Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT để tham mưu trình
UBND tỉnh ban hành các quy định về chế độ, chính sách có liên quan đến các
mặt hoạt động của Trung tâm.
3. Thực trạng về tổ chức bộ máy và biên chế:
Theo Quyết định số 58/QĐ-UB ngày 20/3/2003 của UBND tỉnh Bình
Định, về việc ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm Giống cây
trồng Bình Định, quy định tổ chức bộ máy của Trung tâm gồm có:
- Lãnh đạo Trung tâm: Gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Các phòng và bộ phận chuyên môn trực thuộc gồm:
+ Phòng Hành chính- tổng hợp;
+ Phòng Kỹ thuật- kế hoạch;
+ Trại thực nghiệm (giống lúa và cây ngắn ngày);
+ Vườn ươm thực nghiệm (cây dài ngày và cây lâm nghiệp).
Tuy nhiên thực trạng tổ chức bộ máy hiện nay của Trung tâm Giống cây
trồng cụ thể như sau:
3.1. Tổ chức bộ máy:
2


Tổng số viên chức và người lao động hiện có là 20 người, gồm:
- Lãnh đạo Trung tâm: 2 người (Giám đốc và 1 Phó Giám đốc).
- Các bộ phận và đơn vị trực thuộc:
+ Bộ phận Hành chính- Tổng hợp: 6 người, trong đó 1 lái xe, 1 bảo vệ.
+ Bộ phận kỹ thuật: 5 người.
+ Vườn ươm cây giống Phước Lộc: 2 người
+ Quầy dịch vụ tư vấn bán hàng tại Quy Nhơn: 1 người.

+ Quầy tư vấn bán hàng tại Phù Cát: 1 người.
+ Quầy tư vấn bán hàng Phước Hòa: 1 người.
+ Quầy tư vấn bán hàng Hoài Nhơn: 1 người.
+ Kho giống An Nhơn: 1 người.
3.2. Biên chế:
Biên chế được giao là 15 người, hiện tại có mặt là 14 người. Ngoài ra, để
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao, đơn vị hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu
là 6 người.
3.3. Cơ cấu về trình độ chuyên môn
- Đại học

: 14/20 người; chiếm 70,0%.

- Trung cấp

: 03/20 người; chiếm 15,0%.

- Chuyên môn khác

: 03/20 người; chiếm 15,0%.

4. Đánh giá, nhận xét chung:
4.1. Những mặt tích cực:
a) Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:
Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các
ngành có liên quan, trong những năm qua, Trung tâm Giống cây trồng đã được
đầu tư cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh, gồm trụ sở văn phòng làm việc
chính tại phường Nhơn Phú- thành phố Quy Nhơn; và 5 cơ sở gồm: vườn ươm
cây giống Phước Lộc; Kho giống An Nhơn; Quầy giới thiệu cung ứng giống
Phước Hòa, Phù Cát, Hoài Nhơn và Trại nghiên cứu, khảo nghiệm giống lúa,

màu An Nhơn (đang trong thời gian xây dựng cơ bản);
Trung tâm đã thực hiện các nhiệm vụ như: Nghiên cứu, khảo nghiệm các
loại giống lúa, sản xuất và hỗ trợ giống lúa nguyên chủng cho các địa phương
trong tỉnh, hỗ trợ lúa lai, mua và sản xuất giống lúa dự phòng khắc phục thiên
tai; sản xuất cung ứng giống cây lâm nghiệp, hoa, màu…; hoạt động sản xuất

3


kinh doanh tương đối thuận lợi, hoàn thành được nhiệm vụ do Sở Nông nghiệp
và PTNT giao cũng như kế hoạch hàng năm của đơn vị.
b) Về tổ chức bộ máy và biên chế:
Tổ chức bộ máy được sắp xếp phù hợp đã phát huy được khả năng chuyên
môn. Biên chế được giao hàng năm 15 là chỉ tiêu; để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao và kế hoạch sản xuất hàng năm, theo chức năng nhiệm vụ đơn vị đã
hợp đồng thêm 6 lao động để bổ sung nguồn nhân lực.
c) Về tài chính:
Là đơn vị sự nghiệp tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động, cho nên đơn
vị phải tích cực chủ động trong công việc để đảm bảo tự trang trải tiền lương, tiền
công và các chi phí hoạt động.
4.2. Những mặt hạn chế:
a) Về công tác chuyên môn:
Năm 2013 đơn vị được giao thêm một số nhiệm vụ mới như: Hoạt động
của phòng thử nghiệm giống cây trồng (LAS), tham gia quản lý thanh tra giống
cây trồng của tỉnh; tiếp nhận và triển khai xây dựng Trại nghiên cứu, khảo
nghiệm giống lúa màu An Nhơn; trong khi đó nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu
cầu công việc, nên còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
b) Về công tác tổ chức bộ máy:
Mặc dù Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt
động của Trung tâm cho phép thành lập các phòng chuyên môn và tùy theo yêu

cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc ở mỗi thời điểm có thể hợp đồng và trả
lương thỏa thuận theo khả năng tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, trong những
năm qua vẫn chưa xây dựng được đề án sắp xếp kiện toàn tổ chức, bộ máy để
trình phê duyệt thực hiện; khó khăn trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng
cán bộ.
c) Về công tác tài chính:
Thực hiện theo Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính
phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tư số:
71/2006/TT-BTC, ngày 09/8/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006: Hạch toán chi phí theo mục lục Ngân
sách, trong khi đó đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tự
trang trải toàn bộ kinh phí, nên có lúc còn gặp nhiều khó khăn về chi phí sản
xuất cũng như kinh phí hoạt động.
Phần thứ hai
KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
4


I. SỰ CẦN THIẾT , CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Sự cần thiết:
- Trung tâm Giống cây trồng Bình Định được Cục trồng trọt Quyết định
chỉ định Phòng thử nghiệm giống cây trồng (LAS) có chức năng kiểm định,
kiểm nghiệm, xác định tiêu chuẩn phẩm cấp giống của tỉnh và hiện nay đang
được đầu tư xây dựng Trại nghiên cứu, khảo nghiệm giống lúa màu An Nhơn.
Định hướng trở thành Trung tâm Giống cấp vùng trong những năm đến;
- Thực trạng tổ chức bộ máy hiện nay chưa hoàn thiện, chưa thành lập
được các phòng chuyên môn giúp việc;
- Trước yêu cầu nhiệm vụ hiện nay và trong những năm đến, nhằm hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả công việc gắn với thu nhập cho

viên chức; cần phải sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm cho hợp lý.
2. Căn cứ để xây dựng đề án:
Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 29/10/2008 của UBND tỉnh Bình
Định, phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế của Sở Nông nghiệp
và PTNT;
Quyết định số 120/QĐ-UB ngày 24/9/2002 của UBND tỉnh Bình Định, về
việc thành lập Trung tâm Giống cây trồng Bình Định;
Quyết định số 58/QĐ-UB ngày 20/3/2003 của UBND tỉnh Bình Định, về
việc ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm Giống cây trồng Bình
Định;
Quyết định số 4075/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Bình
Định, về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính theo
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2015;
Quyết định số 341/QĐ-TT-QLCL ngày 03/8/2012 của Cục trồng trọt, về
chỉ định Phòng thử nghiệm giống cây trồng thuộc Trung tâm Giống cây trồng
Bình Định;
Quyết định số 2682/QĐ-CTUBND, ngày 31/10/2012 của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trại nghiên cứu, khảo
nghiệm giống lúa màu An Nhơn và Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày
14/6/2013 của UBND tỉnh Bình Định, về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu
tư xây dựng và Kế hoạch đấu thầu công trình: Trại nghiên cứu, khảo nghiệm
giống lúa màu An Nhơn;
Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Thông tư số: 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
5



định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ vào tình hình thực trạng hiện nay của Trung tâm.
3. Mục đích, yêu cầu
3.1. Mục đích
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm Giống cây trồng nhằm
nhằm tuyển dụng, sử dụng lao động hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ được giao,
phát huy có hiệu quả các nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị
kỹ thuật, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao; từng bước nâng
cao thu nhập cho viên chức và người lao động.
3.2. Yêu cầu
Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối
quan hệ công việc giữa các phòng, đơn vị trực thuôc để sắp xếp, kiện toàn tổ
chức bộ máy cho phù hợp với các văn bản quy định của nhà nước; đổi mới nội
dung và phương pháp hoạt động có hiệu quả;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong từng giai đoạn để xác định nhu cầu số
lượng viên chức trong biên chế, hợp đồng lao động ngoài biên chế; trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh, vị trí công tác để bố trí cho phù
hợp từng người, bảo đảm tinh gọn hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
II. NỘI DUNG SẮP XẾP, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ
BIÊN CHẾ
Qua 12 năm thành lập và hoạt động, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao, để phù hợp với công việc hiện nay và trong những năm đến, đảm bảo hoàn
thành tốt nhiệm vụ hàng năm. Trung tâm sắp xếp kiện toàn tổ chức, bộ máy và biên
chế gồm có 32 người, cụ thể như sau:
1. Lãnh đạo Trung tâm
Gồm có: Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
1.1 Giám đốc Trung tâm:

Là người đại diện pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Sở Nông nghiệp và PTNT, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;
trực tiếp phụ trách theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực sau:
- Công tác tổ chức, cán bộ; kế hoạch, tài chính; chủ tịch hội đồng khen
thưởng và kỷ luật;
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện quy chế dân chủ, quy chế làm
việc, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
6


- Đề xuất việc điều chỉnh quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị;
sắp xếp, điều chỉnh và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
phòng và đơn vị trực thuộc;

- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ quan tổ chức hội nghị
viên chức và người lao động hàng năm theo quy định; thực hiện đầy đủ chế
độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chủ
quản về hoạt động của đơn vị.
b) Các Phó Giám đốc Trung tâm, giúp Giám đốc phụ trách các lĩnh vực
chuyên môn theo sự phân công giao nhiệm vụ của Giám đốc.
2. Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc
2.1. Phòng Hành chính- Tổng hợp.
2.1.1. Nhiệm vụ:
a) Công tác Tổ chức- Hành chính:
- Chủ trì việc xây dựng, bổ sung, đề nghị điều chỉnh quy chế tổ chức và
hoạt động, nội quy, quy chế của cơ quan, quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo,
bố trí, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức và người lao động;
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện các công tác nghiệp vụ về tổ
chức nhân sự, hợp đồng, tiếp nhận bổ nhiệm, nâng lương, tuyển dụng, nghỉ việc,
chế độ bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN, thai sản, ốm đau ...), công tác thi đua

khen thưởng và kỷ luật...;
- Lưu trữ tài liệu, công văn đến, công văn đi, công tác bảo mật, quản lý
các khuôn dấu;
- Tổng hợp xây dựng lịch công tác, địa điểm họp, hội nghị, tiếp khách;
- Quản lý tài sản, công cụ, dụng cụ, tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản và
tình hình quản lý tài sản hàng năm của đơn vị;
- Quản lý hồ sơ lý lịch viên chức và người lao động;
- Mua, quản lý và cấp phát trang thiết bị, vật tư văn phòng phẩm, vật tư kỹ
thuật…;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện và sơ tổng kết các
nội quy, quy chế làm việc, quy chế dân chủ của cơ quan; quản lý giờ giấc làm
việc, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh
cơ quan; thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo quy định của Sở Nông
nghiệp và PTNT;
- Tiếp, hướng dẫn bố trí khách có nhu cầu làm việc;
6 - Lái xe, điện, nước cơ quan;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc;
7


7 b) Công tác Tài chính:
8 - Tham mưu toàn diện các hoạt động về tài chính cho Giám đốc;
- Quản lý, điều hành việc sử dụng kinh phí của Trung tâm đảm bảo theo
đúng quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối
tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản;
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn qui định về trình tự cũng như yêu cầu về thủ tục, các khoản
mục thanh toán theo quy định;
- Lập, quản lý kế hoạch tài chính, tài sản, vật tư, tiền vốn;
- Định kỳ tính toán trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, Bảo hiểm thất
nghiệp theo quy định;
- Thực hiện công tác kê khai nộp thuế theo đúng quy định Nhà nước;
- Lập sổ sách kế toán theo đúng quy định Nhà nước;
- Báo cáo tài chính hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm cho Ban Giám đốc
xem xét và có kế hoạch cân đối thu, chi đảm bảo hoạt động của đơn vị.
9 2.1.2. Biên chế:
10 Gồm 6 người, trong đó:
11 - 1 Trưởng phòng phụ trách chung và phụ trách công tác tổ chức nhân sựhành chính tổng hợp;
12 - 1 Phụ trách Kế toán.
13 - 1 Kế toán tổng hợp, kinh phí Ngân sách;
14 - 1 Thủ quỹ, thủ kho;
15 - 1 lái xe, điện nước, tạp vụ.
16 - 1 Bảo vệ cơ quan.
2.2. Phòng Kỹ thuật- kế hoạch:
2.2.1. Nhiệm vụ:
a) Công tác kỹ thuật:
- Quản lý theo quy trình kỹ thuật về công nghệ nghiên cứu, ứng dụng các
loại giống cây lúa, hoa, màu tại Trung tâm;
8


- Nghiên cứu ứng dụng sản xuất giống cây lâu năm, cây lâm nghiệp;
17 b) Công tác Kế hoạch:
18 - Thực hiện các chương trình, dự án, hợp đồng kinh tế trên các lĩnh vực hoạt
động của Trung tâm;
19 - Lập kế hoạch tiếp nhận, chọn lọc phục tráng ứng dụng, kiểm định, kiểm

nghiệm các loại giống cây trồng hàng năm;
- Lập kế hoạch đầu tư, trang bị cơ sở vật chất cho đơn vị;
- Xây dựng nhiệm vụ kế hoạch hàng năm, quý và hàng tháng, báo cáo sơ,
tổng kết hàng năm;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc về hoạt
động của đơn vị;
2.2.2. Biên chế:
20 Gồm 5 người, trong đó: 1 Trưởng phòng, 1 Phó trưởng phòng và 3 nhân viên,
cụ thể như sau:
21 - 1 Trưởng phòng phụ trách chung;
22 - 1 Phó trưởng phòng phụ trách kỹ thuật chuyển giao khoa học công nghệ
trong tuyển chọn giống cây trồng nông nghiệp;
23 - 2 nhân viên làm công tác giống cây lâm nghiệp; phụ trách vườn ươm cây
lâm nghiệp và cây lâu năm Phước Lộc;
24 - 1 nhân viên kỹ thuật, kế hoạch;
2.3. Phòng thử nghiệm giống cây trồng (LAS)
2.3.1. Nhiệm vụ:
Kiểm định, kiểm nghiệm, xác định tiêu chuẩn về phẩm cấp giống cây
trồng nông nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
2.3.2. Biên chế:
25 Gồm 4 người, trong đó: 1 Trưởng phòng, 1 Phó trưởng phòng và 2 nhân viên,
cụ thể như sau:
26 - 1 Trưởng phòng phụ trách chung; trực tiếp theo dõi công tác kiểm định,
kiểm nghiệm giống lúa;
27 - 1 Phó trưởng phòng phụ trách công tác kiểm nghiệm, kiểm định các loại
giống cây màu, trực tiếp làm công tác kiểm nghiệm;
28 - 2 nhân viên làm công tác kiểm nghiệm, kiểm định.
2.4. Trại nghiên cứu, khảo nghiệm giống lúa, màu An Nhơn:
2.4.1. Chức năng nhiệm vụ:
9



- Là đơn vị sự nghiệp khoa học, tự chủ về tài chính hạch toán độc lập trực
thuộc Trung tâm;
- Nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc sản xuất giống nguyên chủng, giống
đầu dòng, phục tráng giống;

- Từng bước sản xuất giống bằng công nghệ sinh học;
2.4.2. Biên chế:
29 Gồm 10 người, trong đó: 1 Trại trưởng, 1 trại phó và 8 nhân viên, cụ thể như
sau:
30 - 1 Trại trưởng phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của
Trại; Trước mắt chưa bố trí được thì 1 Phó giám đốc kiêm nhiệm, do Giám đốc
xem xét quyết định;
31 - 1 Trại phó phụ trách chuyên môn;
32 - 1 Kế toán;
33 - 1 thủ kho, thủ quỹ, công tác hành chính;
34 - 5 nhân viên thực hiện công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc các loại
giống cây trồng lúa, hoa, màu;
35 - 1 Nhân viên bảo vệ, tạp vụ.
36 2.4.3. Về tổ chức thực hiện:
37 a) Tổ chức hoạt động:
38 Trại nghiên cứu, khảo nghiệm giống lúa, màu An Nhơn mới được thành lập
trên cơ sở tiếp nhận Trại lợn giống cấp 1 Nhơn Hòa. Hiện nay đang đầu tư xây
dựng cơ bản; trước mắt do Trung tâm quản lý. Sau khi được đầu tư xây dựng
xong cơ sở vật chất và ổn định tổ chức sẽ hoạt động theo hình thức độc lập tự
trang trải.
39 b) Giai đoạn thực hiện:
40 - Từ năm 2013-2014: Hoàn chỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định công tác
tổ chức và biên chế của Trại;

41 - Từ năm 2015 trở đi: Tiến hành triển khai nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc
và sản xuất các loại giống đầu dòng, phục tráng giống.
42 c) Về nhu cầu diện tích sản xuất của trại:
43 - Tổng diện tích hiện nay đã giao cho trại là: 6,7 ha; trong đó phần diện tích
xây dựng văn phòng, đường nội bộ, nhà kho, sân phơi và các công trình phụ trợ
khác khoảng 2,7 ha; còn lại diện tích sản xuất là 4,0 ha.
44 - Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của Trại, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT
làm việc với UBND thị xã An Nhơn, UBND phường Nhơn Hòa đề nghị giao
10


thêm diện tích là 5.545 m 2 đất dự phòng của phường Nhơn Hòa liền kề phía
Nam của Trại để có thêm diện tích sản xuất.
45 2.5. Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm:
46 2.5.1. Nhiệm vụ:
47 - Giới thiệu, cung ứng các loại giống cây trồng;
48 - Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về giống cây trồng.
49 2.5.2. Biên chế: 4 người.
50 Gồm có 4 cửa hàng: Tại Văn phòng Trung tâm; Cửa hàng Phước Hòa; Cửa
hàng Phù Cát; Cửa hàng Hoài Nhơn. Mỗi cửa hàng 1 người.
2.6. Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
Người lao động được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy
định của Luật lao động, Luật Viên chức, Hợp đồng lao động và các quy định cụ
thể của Trung tâm.
3. Nhu cầu công chức, viên chức và người lao động sau khi sắp xếp,
kiện toàn tổ hoạt động là 32 người. Trong đó đề nghị giao biên chế là 20 người
và hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế là 12 người.
Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ hàng năm, Giám đốc Trung tâm xem xét bố
trí, xắp xếp, điều động viên chức trong đơn vị cho phù hợp.
Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức quán triệt trong cấp uỷ, chi bộ và có Nghị Quyết chuyên đề về
việc triển khai thực hiện đề án này;
2. Thủ trưởng cơ quan phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận
động toàn thể viên chức nhận thức sâu sắc về mục đích, yêu cầu và nội dung của đề
án, từ đó phấn đấu nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt
nhiệm vụ của từng viên chức và người lao động;
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông qua việc tuyển dụng;
thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; đảm
bảo đáp ứng được nhu cầu dự nguồn khi đề bạt, bổ nhiệm;
4. Tổ chức thực hiện chặt chẽ, có kế hoạch, giải pháp và bước đi phù hợp,
tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ vì mục tiêu phát triển của đơn vị.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
11


Sau khi phương án được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt, việc tổ chức triển khai thực sẽ được tiến hành theo trình tự như
sau:
1. Trung tâm Giống cây trồng xây dựng và ban hành Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn, các đơn vị trực
thuôc theo thẩm quyền phân cấp;
2. Thực hiện quy trình bổ nhiệm mới lãnh đạo các phòng chuyên môn,
đơn vị trực thuộc theo quy định;
3. Tuyển dụng, sắp xếp, bố trí viên chức và người lao động bảo đảm đúng
tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ, vị trí, việc làm, tinh gọn hoạt động
có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
4. Công tác tài chính: Việc chi trả tiền lương và các khoản chi phí hoạt
động thường xuyên theo quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của Trung tâm;

5. Phối hợp với các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở như: Tổ chức
Cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Trồng Trọt, Chăn nuôi, Quản lý Xây dựng công
trình để giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao./.
Phần thứ tư
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm Giống cây trồng
trong bối cảnh đơn vị đang gặp không ít khó khăn về thực trạng tổ chức bộ máy,
phương thức hoạt động.
Nếu tổ chức thực hiện tốt đề án, có kế hoạch, giải pháp phù hợp theo từng
giai đoạn, tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ cơ quan, đặc biệt là sự quan tâm
chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chắc chắn Trung tâm sẽ
phát triển vững mạnh trong những năm đến, góp phần vào sự nghiệp phát triển
chung của ngành.
II. KIẾN NGHỊ
Kính đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt đề
án để đơn vị tổ chức triển khai thực hiện./.
GIÁM ĐỐC

Đỗ Tấn Tiên
12


PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH BỐ TRÍ BIÊN CHẾ
CỦA TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG
TT
01
02
03

04
05

Tên đơn vị và chức danh

Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Hành chính- Tổng hợp
Phòng Kỹ thuật - kế hoạch
Phòng Thử nghiệm giống cây
trồng
06 Trại nghiên cứu, khảo nghiệm
giống lúa, màu An Nhơn
07 04 cửa hàng dịch vụ
Tổng cộng

Tổng số
01
02
06
05
04

Phân ra
Trong Lao động
biên chế hợp đồng
01
02
04
02

03
02
02
02

10

04

06

04
32

04
20

12

Ghi
chú

13


14




×