Tải bản đầy đủ (.ppt) (112 trang)

GIAO TRINH CHUONG 1 MO DAU VE KY THUAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 112 trang )

Nhập môn về kỹ thuật1 1


MỤC TIÊU MÔN HỌC
(1)
• Một là, giới thiệu cho sinh viên kiến thức về các ngành nghề kỹ thuật và
tập trung vào ngành kỹ thuật cơ khí, về nguyên tắc CDIO (Conceive –
Design – Implement - Operate) thông qua một đồ án.

2


MỤC ĐÍCH MÔN HỌC
(2)
• Hai là, từ kiến thức nêu trên sinh viên có thể:
a. Nhận biết được toàn bộ một quá trình thiết kế cơ khí,
bao gồm hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận
hành một máy móc/ sản phẩm.
b. Nhận biết được các nội dung chủ yếu của công việc
quản lý đồ án kỹ thuật, giải quyết vấn đề, các kỹ năng
giao tiếp (viết và nói), tìm kiếm thông tin.
c. Sử dụng tốt Internet, các phần mềm văn phòng
(Microsoft Office) và phần mềm thiết kế (CAD).
d. Có và trải nghiệm các kỹ năng gia công cơ bản.
3


MỤC ĐÍCH MÔN HỌC
(3)
• Ba là, sinh viên thể hiện những thay đổi tích cực về thái
độ và ứng xử, làm việc theo nhóm hiệu quả, cảm thấy


yêu thích ngành nghề cơ khí đã chọn và tự tin hơn trong
học tập.

4


TỔNG QUAN VỀ CDIO
(1)
• Từ những năm 80 của thế kỷ 20, chính phủ, các trường
đại học và giới công nghiệp ở các nước phát triển bắt
đầu nhận ra khoảng cách ngày càng lớn giữa năng lực
của những kỹ sư mới tốt nghiệp với những đòi hỏi thực
tế của các ngành kỹ thuật.
• Trong khi phần lớn các chương trình đào tạo kỹ thuật
nhấn mạnh quá nhiều đến các kiến thức và kỹ năng đặc
thù của nghề nghiệp, thì sự tiến bộ mạnh mẽ của kỹ
thuật đòi hỏi người kỹ sư phải có những năng lực trí tuệ
và kỹ năng cần thiết để làm chủ được sự tiến bộ đó.
5


TỔNG QUAN VỀ CDIO (2)
• Để đạt được điều này, các chương trình đào tạo kỹ
thuật cần phải được xây dựng lại theo hướng tiếp cận
phù hợp hơn.
• Nhận thức được tầm quan trọng của một cách tiếp cận
mới đối với CTĐT, với sự tài trợ của Quỹ Wallenberg,
trong năm 2000 Học viện kỹ thuật Massachusetts (MIT)
đã kết hợp với ba trường đại học công nghệ hàng đầu
của Thụy Điển (Đại học Chalmers, Học viện Công nghệ

Hoàng gia, Đại học LinkÖping) để triển khai một dự án
mang tên Sáng kiến CDIO (CDIO Initiative).
6


7

7


TỔNG QUAN VỀ CDIO
(3)
• Tầm nhìn của dự án là mang đến cho sinh viên các
ngành kỹ thuật một nền giáo dục nhấn mạnh về nền
tảng kỹ thuật trong bối cảnh Hình thành ý tưởng - Thiết
kế - Thực hiện - Vận hành (Conceive – Design –
Implement – Operate).
• Mặc dù được phát triển cho khối kỹ thuật, CDIO cũng có
thể được áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho
nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành kỹ thuật
với những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết.

8


TỔNG QUAN VỀ CDIO
(5)
• Sau hơn 10 năm phát triển, đến nay đã có 76 trường đại
học ở 28 quốc gia chính thức là thành viên hợp tác
(CDIO collaborator) để chia sẻ những thành tựu về giáo

dục kỹ thuật cũng như ở các lĩnh vực khác theo cách
tiếp cận CDIO ( />• Việt Nam hiện có một trường trong số trên, thuộc Đại
học Quốc gia TP.HCM:
- Khoa CNTT, Đại học Khoa học tự nhiên.
- Khoa Cơ khí, Đại học Bách khoa.

9


CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CDIO
(1)
Sáng kiến CDIO được phát triển dựa trên ba tiền đề sau:
1. Nhu cầu xã hội được đáp ứng tốt nhất bằng cách đặt ra
các mục tiêu nhấn mạnh đến kiến thức cơ bản, đồng thời
làm cho quá trình hình thành ý tưởng – thiết kế - thực hiện
– vận hành sản phẩm, qui trình, hệ thống trở thành bối
cảnh giáo dục kỹ thuật.

10


CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CDIO (2)
2. Chuẩn đầu ra của SV nên được đặt ra với sự tham gia
của các bên liên quan và được đáp ứng bằng cách thiết lập
một chuỗi những kinh nghiệm học tập thích hợp. Điều này
tạo điều kiện cho SV tiếp xúc với các tình huống mà người
kỹ sư sẽ gặp trong nghề nghiệp của họ.
3. Cấu trúc phù hợp của các hoạt động học tập tích hợp sẽ
làm cho các hoạt động này có tác động kép, tạo điều kiện
cho SV phát triển các kỹ năng cá nhân và kỹ năng giao tiếp

quan trọng, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, qui trình và hệ
thống; đồng thời nâng cao kiến thức cơ bản của họ.
11


CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CDIO (3)
Sáng kiến CDIO nhằm giúp đào tạo những sinh viên có khả
năng:
Nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về những nguyên
lý cơ bản của kỹ thuật.
Dẫn đầu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, qui trình
và hệ thống mới.
Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của
nghiên cứu và phát triển kỹ thuật đối với xã hội.

12


CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CDIO (4)
3. Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau:
Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của nhà tuyển
dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường
và yêu cầu của nhà sử dụng lao động;
Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn
diện các kỹ năng để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc
luôn thay đổi;

13



CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CDIO
(5)
3. Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau:
 Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo
được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn
của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ;
 Cách tiếp cận CDIO gắn phát triển chương trình với chuyển tải và
đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đại học lên một tầm cao mới.

14


CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CDIO (6)
Bản chất và đặc điểm của cách tiếp cận theo quy trình CDIO là
cách tiếp cận phát triển dựa vào kết quả đầu ra và hướng vào
giải quyết 2 câu hỏi trung tâm:
Sinh viên ra trường cần phải đạt được tri thức, kỹ năng và
thái độ gì (Dạy cái gì)?
Cần phải làm như thế nào để sinh viên ra trường có thể đạt
được các tri thức, kỹ năng và thái độ đó (Dạy như thế nào)?

15


CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CDIO (7)

16



ĐÁNH GIÁ






Bài tập trên lớp:
Bài tập ở nhà:
Kiểm tra trên lớp:
Tiểu luận cuối khóa:
Đồ án:

15%
15%
20%
10%
40%

17


Vài hình ảnh về
Cuộc thi thiết kế kỹ thuật 2012

18

18



NỘI DUNG MÔN
HỌC












Chương 1: Mở đầu về kỹ thuật
Chương 2: Phương pháp học tập hiệu quả
Chương 3: Kỹ năng làm việc nhóm
Chương 4: Quản lý dự án
Chương 5: Thiết kế kỹ thuật
Chương 6: Kỹ năng giải quyết vấn đề
Chương 7: Các kiến thức toán học và khoa học tự nhiên
Chương 8: Giao tiếp kỹ thuật
Chương 9: Đạo đức nghề nghiệp
Đồ án kỹ thuật
Ngày hội kỹ thuật 2012
19


TÀI LIỆU THAM
KHẢO

• Tập bài giảng của nhiều tác giả, Nhập môn về kỹ thuật,
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM,
2012.
• Oakes, Leone, Gunn, Engineering Your Future, A
Comprehensive Approach, 5th Edition, Great Lake Press,
2006.
• Ho, Nhut. "Course ME101 - Introduction to Mechanical
Engineering." Department of Mechanical Engineering,
California State University, Northridge, USA. Course
URL: www.csun.edu/~me101
• Các website, video, tài liệu khác được cung cấp cho sinh
viên trong quá trình học.
20


MỖI SINH VIÊN TỰ GIỚI THIỆU
- Họ và tên: ……...
- Năm sinh: ……...
- Quê quán: …….
- Quá trình học tập: tiểu học, trung học cơ sở, phổ
thông.
- Gia đình: cha, mẹ, anh chị em.
- Vì sao chọn ngành cơ khí.
- Mục tiêu về nghề nghiệp và tài chính.
- Mong đợi của sinh viên khi học môn này.
- Những ý kiến, đề xuất, đề nghị (nếu có).
21


CHƯƠNG

1

Mở đầu về kỹ thuật

22


MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1
1. Giới thiệu để sinh viên có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát
triển của kỹ thuật, các ngành nghề kỹ thuật, chân dung của kỹ
sư và nghề nghiệp cơ khí, kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu hóa
và những thách thức trong tương lai.
2. Từ những hiểu biết này sinh viên có thể:
a. Biết cách và thực hiện tìm thông tin, phân biệt, trình bày tổng
quát về các ngành kỹ thuật và ngành kỹ thuật cơ khí, ….

23


MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1
b. Biết cách trình bày tóm tắt lý lịch của một kỹ sư cơ khí
và nghề nghiệp cơ khí hiện tại và tương lai, ….
c. Tiếp xúc với các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành
cơ khí.
d. Nhận ra và biết cách chuẩn bị trước các cơ hội và
thách thức đối với một kỹ sư cơ khí trong bối cảnh hội
nhập và toàn cầu hóa.
3. Sinh viên cảm thấy thú vị, phấn khởi và yêu thích ngành
nghề kỹ thuật.


24


1.1 Lịch sử của kỹ thuật

25

25


×