Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Xây dựng website đăng ký thực tập online cho trường trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, trước hết, em xin cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông Thái Nguyên, những người đã dạy dỗ, trang bị cho em những kiến
thức chuyên môn trong năm năm học,và giúp chúng em hiểu rõ hơn các lĩnh vực
đã nghiên cứu để hoàn thành đề tài được giao.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Thạc sĩ Trần Lâm,
người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành quá trình làm tốt nghiệp.
Xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên cổ vũ, đóng góp ý kiến, trao đổi,
động viên trong suốt quá trình học cũng như làm tốt nghiệp, giúp em hoàn thành
đề tài đúng thời hạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thành Đô

1


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Thành Đô
Sinh viên lớp: K10A – CNTT, trường Đại học Công nghệ thông tin và
Truyền thông Thái Nguyên
Tôi xin cam đoan:
1. Đề tài: ”Xây dựng website đăng ký thực tập online cho trường trường
Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên” là kết quả của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trần Lâm và có sử dụng sách
tham khảo của một số tác giả.
2. Khóa luận không sao chép từ các tài liệu sẵn có nào.
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác nào.


Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thành Đô

2


3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mẫu đơn đăng ký đồ án/khóa luận tốt nghiệp 25
Hình 2.2 Biểu đồ UserCase mức tổng thể

28

Hình 2.3 Biểu đồ phân rã Use case quản lýgiáo viên

28

Hình 2.4 Biểu đồ phân rã Use case quản lý sinh viên

29

Hình 2.5 Biểu đồ phân rã Use case quản lý danh sách đăng ký đề tài

29


Hình 2.6 Biểu đồ phân rã Use case quản lý thời gian đăng ký thực tập

30

Hình 2.7 Biểu đồ trình tự Use case đăng nhập cho admin

31

Hình 2.8 Biểu đồ cộng tác Use case đăng nhập cho admin

32

Hình 2.9 Biểu đồ trình tự Use case đăng nhập cho giáo viên

32

Hình 2.10 Biểu đồ cộng tác Use case đăng nhập cho giáo viên

33

Hình 2.11 Biểu đồ trình tự Use case đăng nhập cho sinh viên

33

Hình 2.12 Biểu đồ cộng tác Use case đăng nhập cho sinh viên

34

Hình 2.13 Biểu đồ hoạt động Use case đăng nhập


34

Hình 2.14 Biểu đồ trình tự Use case quản lý thời gian đăng ký thực tập 35
Hình 2.15 Biểu đồ cộng tác Use case quản lý thời gian đăng ký thực tập 36
Hình 2.16 Biểu đồ hoạt động Use case quản lý tin tức, dịch vụ
Hình 2.17 Biểu đồ trình tự Use case quản lý giáo viên

37

Hình 2.18 Biểu đồ cộng tác Use case quản lý giáo viên

38

36

Hình 2.19 Biểu đồ hoạt động Use case quản lý giáo viên 38
Hình 2.20 Biểu đồ trình tự Use case quản lý sinh viên

39

Hình 2.21 Biểu đồ cộng tác Use case quản lý sinh viên

40

Hình 2.22 Biểu đồ hoạt động Use case quản lý sinh viên 40
Hình 2.23 Biểu đồ trình tự Use case quản lý danh sách sinh viên đăng ký 41
Hình 2.24 Biểu đồ cộng tác Use case quản lý danh sách sinh viên đăng ký
Hình 2.25 Biểu đồ trình tự Use case sinh viên đăng ký thực tâp 43
Hình 2.26 Biểu đồ cộng tác Use case sinh viên đăng ký thực tâp 43

Hình 2.27 Biểu đồ hoạt động Use case sinh viên đăng ký thực tâp

4

44

42


Hình 2.28 Biểu đồ trình tự Use case chi tiết đề tài

45

Hình 2.29 Biểu đồ cộng tác Use case chi tiết đề tài

45

Hình 2.30 Biểu đồ trình tự Use case sửa đề tài 46
Hình 2.31 Biểu đồ cộng tác Use case sửa đề tài 47
Hình 2.32 Biểu đồ trình tự Use case giáo viên liên hệ với sinh viên

48

Hình 2.33 Biểu đồ cộng tác Use case giáo viên liên hệ với sinh viên

48

Hình 2.34 Biểu đồ trình tự Use case sinh viên liên hệ với giáo viên

49


Hình 2.35 Biểu đồ cộng tác Use case sinh viên liên hệ với giáo viên

49

Hình 2.36 Biểu đồ trình tự Use case duyệt đề tài50
Hình 2.37 Biểu đồ cộng tác Use case duyệt đề tài
Hình 2.39. Mô hình thực thể liên kết
Hình 3.1 Giao diện trang chủ

51

52

53

Hình 3.2 Giao diện trang đăng nhập cho admin 54
Hình 3.3 Giao diện trang đặt thời gian thực tập 54
Hình 3.4 Giao diện trang quản lý giảng viên

55

Hình 3.5 Giao diện trang quản lý sinh viên

55

Hình 3.6 Giao diện xem trang danh sách đăng ký thực tập của sinh viên 56
Hình 3.7 Giao diện trang đăng nhập của giảng viên

56


Hình 3.8 Giao diện trang xem danh sách đăng ký thực tập của giảng viên 57
Hình 3.9 Giao diện trang liên hệ của giảng viên với sinh viên
Hình 3.10 Giao diện trang đăng nhập của sinh viên

58

Hình 3.11 Giao diện trang đăng ký đề tài của sinh viên

59

57

Hình 3.12 Giao diện trang xem kết quả đăng ký của sinh viên

60

Hình 3.13 Giao diện trang liên hệ giữa sinh viên và giảng viên

60

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những ứng
dụng của nó trong đời sống. Máy tính điện tử không còn là một thứ phương tiện lạ
5


lẫm đối với mọi người mà nó dần trở thành một công cụ làm việc và giải trí thông
dụng và hữu ích của chúng ta, không chỉ ở công sở mà còn ngay cả trong gia đình.
Trong nền kinh tế hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mọi

mặt của đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, đặc biệt là nhu cầu trao đổi
hàng hoá, thông tin của con người ngày càng tăng. Hiện nay các công ty tin học
hay các trường đại học hàng đầu thế giới không ngừng đầu tư và cải thiện các giải
pháp cũng như các sản phẩm hỗ trợ trong giáo dục nhằm cho phép tiến hành
thương mại hóa trên Internet. Thông qua các sản phẩm và công nghệ này, chúng ta
dễ dàng nhận ra tầm quan trọng và tính tất yếu của máy tính và Internet. Với những
thao tác đơn giản trên máy có nối mạng Internet bạn sẽ không phải mất nhiều thời
gian cho việc tìm tòi tài liệu hay đăng ký học, thực tập qua văn bản giấy. Bạn chỉ
cần vào trang web của công ty/trường học và thao tác theo những gì mình muốn
mà không phải tốn nhiều thời gian, công sức.
Để tiếp cận và góp phần đẩy mạnh sự phổ biến của việc tìm tòi tài liệu hay
đăng ký học/thực tập thông qua internet ở các trường đại học, Em đã tìm hiểu, xây
dựng và cài đặt Website đăng ký thực tập online cho trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông Thái Nguyênvới nội dung chính là: Hỗ trợ sinh viên
trong việc đăng ký làm thực tập.
Em hi vọng đề tài này sẽ hỗ trợ cho nhà trường quản lý cũng như sinh viên dễ
dàng hơn trong việc thực hiện đăng ký thực tập trong tương lai gần.

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tìm hiểu về ngôn ngữ PHP, hệ quản trị cơ sở dữ liệu My SQL
1.1.1 Giới thiệu và sử dụng PHP
1.1.1.1 Giới thiệu
PHP: Hypertext Preprocessor, đây là một ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở sử
dụng cho mục đích chung, đặc biệt thích hợp cho phát triển Web và có thể nhúng
vào HTML. “PHP nhúng trong HTML”, có nghĩa là PHP có thể được rải rác trong
HTML, giúp cho việc phát triển các website động được dễ dàng. PHP là một ngôn
ngữ kịch bản (scripting language). Khác với ngôn ngữ lập lập trình, PHP được

thiết kế để chỉ thực hiện điều gì đó sau khi một sự kiện xảy ra (ví dụ, khi người
dùng gửi một biểu mẫu hoặc chuyển tới một URL).
PHP là một công nghệ phía máy chủ (server – side) và không phụ thuộc môi
trường (cross-platfom). Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng. Khái niệm công nghệ
phía máy chủ nói đến việc mọi thứ trong PHP đều xảy ra trên máy chủ (ngược với
máy khách là máy của người dùng). Tính chất không phụ thuộc môi trường cho
phép PHP chạy trên hầu hết các hệ điều hành như windows, Unix (và nhiều biến
thể của nó), Macintosh…Một điều cũng rất quan trọng là các mã kịch bản PHP
viết trên máy chủ này sẽ làm việc bình thường trên các máy chủ khác mà không
cần chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa rất ít.
Mã PHP được thực thi ở phía Server, khi trình duyệt của người dùng truy cập
một trang web có chứa một đoạn mã PHP thì trình duyệt nhận được trang kết quả
đã xử lý từ Web server, người dùng sẽ không thể biết được đoạn mã viết gì. Mã
PHP được bao trong cặp dấu <?php ?> hoặc <? ?>. Tập tin PHP có phần mở rộng
là .php hoặc .php3
PHP tương tự JSP và ASP với tập thẻ lệnh dùng cho trang HTML. Điểm đặc
biệt là PHP được phát triển hoàn toàn cho nền tảng web, chính vì vậy, mà các ứng
7


dụng viết bằng PHP rất ngắn gọn so với VBScript hay JSP. Đây cũng chính là
điểm mạnh của PHP so với Perl.
Cú pháp PHP mượn từ nhiều ngôn ngữ khác như C, Java, Perl... PHP có thể
giao tiếp với nhiều hệ CSDL như MySQL, MS Access, Sybase, Oracle và cả
Microsoft SQL. Không chỉ có khả năng thao tác CSDL, PHP còn có nhiều khả
năng khác như IMAP, SNMP, LDAP, XML... PHP chạy trên hầu hết các nền tảng
hệ thống. Trình máy chủ phân giải mã lệnh PHP có thể tải về miễn phí từ trang
web chính thức của PHP.
Có lẽ yếu tố hấp dẫn nhất của PHP là nó hoàn toàn miễn phí. Với máy tính
cấu hình vừa phải chạy Linux, cài đặt Apache, PHP và MySQL, bạn sẽ có máy chủ

có thể phục vụ được nhiều ứng dụng web tương đối. Toàn bộ chi phí hầu như chỉ
là thời gian bạn bỏ ra để cài đặt các phần mềm.
PHP được xem là một thay thế cho Perl. PHP không thể làm được nhiều như
Perl, thế nhưng chính sự hạn chế này làm cho PHP dễ học và dễ dùng.
Nhiều nhà phát triển dùng kết hợp cả hai: Perl dùng cho những tác vụ chạy
bên dưới còn PHP dùng cho việc xử lý bề mặt. Komodo của Active State Corp là
công cụ miễn phí dùng để phát triển trang PHP.
c) Tại sao cần dùng PHP?
PHP được sử dụng để phát triển website động vì nó tốt, nhanh và dễ dàng
nghiên cứu hơn các giải pháp khác. PHP có khả năng thực hiện và tích hợp chặt
chẽ với hầu hết các cơ sở dữ liệu có sẵn, tính năng bền vững linh động và khả năng
phát triển không giới hạn. Tất cả các đặc tính trên đều miễn phí vì PHP là mã
nguồn mở. PHP vừa dễ với người mới sử dụng và vừa có khả năng làm được mọi
thứ, đáp ứng yêu cầu của lập trình viên chuyên nghiệp.
PHP được sử dụng càng ngày càng nhiều và mới đây đã bắt kịp ASP (vốn
được xem là ngôn ngữ kịch bản phổ biến nhất hiện nay). PHP là modun thông
dụng cho Apache (máy chủ Web phổ biến nhất) và nó đã có mặt trên 12 triệu
website
8


1.1.1.2 Sử dụng PHP
a) Thẻ PHP
Có 4 loại khác nhau của thẻ PHP:
- Kiểu Short: là thẻ mặc định mà các nhà lập trình PHP thường sử dụng.
<? echo “Đây là kiểu Short”; ?>
- Kiểu định dạng XML: thẻ này có thể sử dụng với văn bản dạng XML.
<?php echo “Đây là kiểu định dạng với XML”; ?>
- Kiểu Script: trong trường hợp muốn sử dụng PHP như một script tương
tự như khai báo Javascript hay VBScript

<script language = ‘php’>
echo “PHP script”;
</script>
-

Kiểu ASP:

<% echo “Đây là kiểu ASP”; %>
b) Gọi hàm trong PHP
Để gọi hàm trong PHP, khai báo tương tự như gọi hàm trong các ngôn ngữ
lập trình khác, hầu hết các hàm khi gọi cần truyền tham số và giá trị trả về.
VD: Gọi hàm date()S
<? echo “Hôm nay là: ”.date(“d/m/Y”); ?>
c) Truy cập biến Form
Thông thường khi cần lấy dữ liệu của người dùng nhập, chúng ta sẽ dùng thẻ
form trong trang web nhằm ràng buộc tất cả các thẻ input, selec, textarea...
Dữ liệu đến từ script đều là biến PHP, chúng ta có thể nhận biết chúng bằng
cách sử dụng dấu $ trước tên biến. Có hai cách để truy cập dữ liệu trên form thông
qua biến.
- Để lấy giá trị của các thẻ trong form theo dạng POST: $_POST[‘ tên_thẻ’].
- Để lấy giá trị của các thẻ trong form theo dạng GET: $_GET[‘tên_thẻ’]
d) Khai báo biến
9


PHP Engine không cần yêu cầu khai báo biến trước khi sử dụng, tuy nhiên
nên tập thói quen khai báo và khởi tạo giá trị ban đầu cho biến trước khi sử dụng
chúng.
e) Gán giá trị cho biến
Để gán giá trị cho biến, nếu biến đó chưa khai báo trước đó, biến này được

coi như vừa khai báo và khởi tạo. Trong trường hợp biến đã khai báo, biến này chỉ
thay đổi giá trị.
VD:
$qtty=20;
$price=10;
$total=$qtty*$price;
echo “Total: $total”;
?>
f) Kiểu dữ liệu của biến trong PHP
PHP hỗ trợ 5 kiểu dữ liệu
- Interger: Sử dụng hầu hết cho giá trị có kiểu dữ liệu là số.
- Double: Sử dụng hầu hết cho giá trị có kiểu dữ liệu là số thực.
- String: Sử dụng hầu hết cho giá trị có kiểu dữ liệu là chuỗi, ký tự.
- Array: Sử dụng hầu hết cho giá trị có kiểu dữ liệu là mảng có các phần tử
cùng kiểu dữ liệu.
- Object: Sử dụng hầu hết cho giá trị có kiểu dữ liệu là đối tượng của lớp.
g) Toán tử trong PHP
* Các phép toán số học
Toán tử

Tên

Ví dụ

+

Cộng

$a + $b;


-

Trừ

$a - $b;
10


*

Nhân

$a*$b;

/

Chia

$a/$b;

%

Modulo

$a%$b;

11



* Các phép toán so sánh
Phép toán

Sử dụng

Ý nghĩa so sánh

==

$a= =$b

$a bằng $b

===

$a = = = $b

$a bằng và cùng kiểu dữ liệu với $b

!=

$a!=$b

$a không bằng $b

<>

$a<>$b

$a không bằng $b


<

$a<$b

$a nhỏ hơn $b

<=

$a<=$b

$a nhỏ hơn hoặc bằng $b

>

$a>$b

$a lớn hơn $b

>=

$a>=$b

$a lớn hơn hoặc bằng $b

* Các phép logic
Phép

Ký hiệu


Sử dụng

!

NOT

!$a

&&

AND

$a && $b

||

OR

$a || $b

And

AND

$a and $b

Or

OR


$a or $b

toán

Ý nghĩa
Phép toán phủ định
Trả về true nếu cả hai biến có giá trị true.
Ngược lại là false.
Trả về true nếu $a hay $b hay cả hai biến có giá trị
true
Trả về true nếu cả hai biến có giá trị true.
Ngược lại là false.
Trả về true nếu $a hay $b hay cả hai biến có giá trị
true.

h) Kiểm tra biến trong PHP
- is_array(): Kiểm tra biến là array hay không.
- is_double(): Kiểm tra biến là double
hay không.
12


- is_float(): Kiểm tra biến là float hay không.
- is_real(): Kiểm tra biến là real hay không.
- is_long(): Kiểm tra biến là long hay không.
- is_int(): Kiểm tra biến là int hay không.
- is_interger(): Kiểm tra biến là integer hay không.
- is_string(): Kiểm tra biến là string hay không.
- is_object(): Kiểm tra biến là object hay không.
- isset(): Nếu biến tồn tại hàm trả về giá trị true, ngược lại trả về false.

- empty(): Cho phép kiểm tra biến tồn tại và không rỗng, có chiều dài khác 0
trả về true, ngược lại là false.
Để sử dụng tất cả các hàm trên, cần phải truyền vào hàm biến PHP
dưới dạng tham số.
i) Phát biểu có điều khiển
- Phát biểu If: Phát biểu if với một điều kiện, nếu điều kiện là true thì khối
lệnh trong phát biểu If sẽ được thực hiện, điều kiện được khai báo trong dấu ()
$a = 10;

VD:

$b=6;
if($a>$b)
echo $a+$b;
Khối lệnh trong bất kỳ phát biểu điều khiển nào cũng có thể sử dụng
dấu { và }. Có nghĩa là nếu khối lệnh trong phát biểu lớn hơn 1 thì phải sử
dụng hai dấu trên.
- Phát biểu Else: phát biểu else luôn là trường hợp ngược lại của phát biểu if
với một điều kiện, nếu điều kiện là true thì khối lệnh trong
phát biểu if sẽ được thực hiện, ngược lại khối lệnh trong phát biểu
else sẽ được thực hiện.

VD:

$a = 10;
13


$b=6;
if($a>$b) echo $a+$b;

else
$b=$a+1;
Tương tự như trong trường hợp phát biểu if, nếu khối lệnh trong phát biểu
điều khiển else có hơn 1 dòng lệnh thì sẽ phải khai báo sử dụng dấu { và }.
- Phát biểu Switch: tương tự như phát biểu if, nhưng trong trường hợpcó
nhiều hơn hai tùy chọn cụ thể cho phép quyết định. VD:
switch($diem)
{
case “5”: echo “Điểm trung bình”;
break;
case “7”: echo “Điểm khá”;
break;
case “10”: echo “Điểm giỏi”;
break;
default: echo “Nhập lại”;
}
Nếu đúng điều kiện case, cần khai báo phát biểu break nhằm thoát ra khỏi
phát biểu switch. Trong trường hợp không khai báo break trong mỗi phát biểu
case, nếu thỏa mãn điều kiện trong case nhưng PHP vẫn tiếp tục thực hiện tiếp các
phát biểu case sau đó.
- Phát biểu While: phát biểu vòng lặp đơn giản nhất trong PHP là vòng lặp
while cho phép bạn thực thi khối lệnh trong while cho đến khi điều kiện của
while là true như cú pháp
While (điều kiện)
{
14


câu lệnh thực hiện;
}

- Phát biểu do ... while: tương tự như while nhưng kiểm tra điều kiện sau
khi thực hiện khối lệnh.
do
{
câu lệnh thực hiện;
}
while (điều kiện)
- Phát biểu vòng lặp for: tương tự như trong phát biểu while, có thể sử dụng
vòng lặp for với 1 giới hạn chỉ định.
for (giá trị khởi đầu; điều kiện giới hạn; giá trị lặp của vòng lặp for)
{
khối lệnh thực hiện;
}
- Thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu
Để kết nối cơ sở dữ liệu MySQL, cần cung cấp tên Server hay IP (có thể là
localhost) của máy chứa cơ sở dữ liệu MySQL, Username và Password để đăng
nhập làm việc trên cơ sở dữ liệu được mở.
- Thiết lập kết nối:
Int mysql_pcconnect(“serverbname”, “username”, “password”);
if(!$db)
{ echo “Không kết nối được với CSDL”); }
hoặc
$link = mysql_connect(“servername”, “username”, “password”)
or die(“Không kết nối được với CSDL”);
- Mở một CSDL:
15


mysql_select_db(“database name”); hoặc mysql_select_db(“database
name”, $link);

- Đóng kết nối cơ sở dữ liệu: mysql_close(database_connection);
- Truy vấn cơ sở dữ liệu:
Int mysql_query(string sql);
Int mysql_query(string sql, [int db_connect]);
Int mysql_query(string database, string sql, [int db_connect]);
Số lượng mẩu tin: mysql_num_rows(); Cho biết số lượng mẩu tin câu
truy vấn trả về
- Truy vấn dữ liệu:
Int mysql_fetch_array($result); Mysql_fetch_object($result);
- Dung lượng của tập mẩu tin: int mysql_free_result(int $result);
1.1.2 Giới thiệu MySQL
1.1.2.1 MySQL là gì?
MySQL là cơ sở dữ liệu phổ biến nhất thế giới, một số người còn cho rằng
đây là cơ sở dữ liệu mã nguồn mở tốt nhất. Thật vậy, từ khi phiên bản 4 bổ sung thêm
một vài đặc điểm mới thì MySQL đã trở thành đối thủ của những người khổng lồ đắt giá
như Oracle và SQL Server của Microsoft. Giống như PHP, MySQL có một khả năng
thực thi hoàn hảo, rất linh động, đáng tin cậy, dễ nắm bắt và ít chi phí hoặc miễn phí.
MySQL được phát triển và hỗ trợ bởi công ty MySQL AB của Thụy
Điển. Nó là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) cho các cơ sở dữ liệu
quan hệ (vì vậy, MySQL là một RDBMS). Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các
dữ liệu có liên quan với nhau, có thể là văn bản, số hoặc các tập tin nhị phân
được lưu trữ có tổ chức bởi DBMS.
Có nhiều loại cơ sở dữ liệu, từ các tập tin đơn giản đến các tập tin quan hệ và
hướng đối tượng. Một cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng nhiều bảng để lưu trữ thông
tin trong những phần riêng biệt. Trước 1970, cơ sở dữ liệu trông giống như các
bảng tính lớn, đơn giản và lưu trữ mọi thứ. Các cơ sở dữ liệu quan hệ đòi hỏi phải
16


tập trung suy nghĩ nhiều hơn trong giai đoạn thiết kế và lập trình, nhưng chúng có

độ tin cậy và tính toán vẹn toàn dữ liệu tốt hơn. Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu có thể
thực hiện việc tìm kiếm và cho phép nhiều người sử dụng cùng một lúc.
Có thể download tại website www.mysql.com qua mạng internet.
1.1.2.2 Phát biểu SQL
Tạo cơ sở dữ liệu:
Create Database <database_name> Create <object type>
<object_name>
Phát biểu SQL thao tác dữ liệu
- SELECT (truy vấn mẩu tin)
- INSERT (Thêm mẩu tin)
- UPDATE (Cập nhật dữ liệu)
- DELETE (Xóa mẩu tin)
a) Phát biểu Select
Select <danh sách cột> From <danh sách bảng>
Where <các điều kiện ràng buộc>
[Group by <tên cột/biểu thức trong Select>]
[Having <điều kiện bắt buộc của Group by>]
[Order by <danh sách cột>]
[Limit fromNumber | To Number]
b) Phát biểu Insert
Insert

into

<table_name>

[
(data_values)
c) Phát biểu Update

Update <table_name>
Set <column>=<value>, [<column>=<value>]
[where <restrictive conditions>]
17

list>]

Values


d) Phát biểu Delete
Delete from <table_name> Where <condition>
Thương mại điện tử (Còn gọi là E-commerce hay E-Business) là quy trình
mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả
các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các
kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử
dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là
điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi
phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền
thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được
giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến
gia công (Straight Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích
hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.

18


1.2. Sử dụng WebServer

Để chạy được các file PHP ta cần phải có một WebServer với Apache,
MySQL, PHP and Perl, việc cấu hình và cài đặt WebServer gặp nhiều khó khăn và
tốn kém thời gian. Hiện nay có nhiều phần mềm cấu hình sẳn và ứng dụng như một
WebServer như Xampp, Wamp,…Trong phần này tôi sử dụng WebServer Xampp
để phục vụ cho quá trình chạy thử chương trình.
 Cài đặt WebServer - Cài đặt XAMPP
Nếu muốn một trang web viết bằng ngôn ngữ PHP có thể chạy được trên máy
tính cục bộ và trên máy chủ thì cần phải có một web server là Apache, bộ thông
dịch ngôn ngữ PHP, ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu là mySQL.
Đây là ba thành phần độc lập với nhau nhưng là bộ tam không thể thiếu
nhau. Với người bình thường nếu muốn 3 thàng này chạy với nhau một cách
tốt đẹp thì bạn phải có nhiều kiến thức sâu rộng về chúng vì thế sẽ gây khó
khăn cho người mới học.
Từ nhu cầu đó mà một gói phần mềm tích hợp 3 thành phần trên đã ra đời.
Có nhiều phần mềm tích hợp 3 thành phần này. Nhưng hiện nay, gói phần mềm
chạy ổn định nhất đó là XAMPP.
XAMPP tích hợp các gói phần mềm: Apache (web server), PHP (Ngôn ngữ
lập trình web), mySQL (hệ quản trị cơ sở dữ liệu dành cho PHP)…

 Các bước cài đặt XAMPP.
Bước 1: Download bản XAMPP mới nhất tại địa chỉ:
/>
19


Bước 2: Chạy file xampp.exe vừa tải về để tiến hành cài đặt.

Ấn Next để tiếp tục.

20



21


Chọn ổ đĩa và thư mục bạn cài đặt Xampp và sau đó nhấn Next.

Chúng ta chỉ nên đánh dấu vào vùng màu đỏ còn các phần còn lại không nên
đánh dấu vì nếu đánh dấu thì các dịch vụ như Apache – MySQL – Filezilla sẽ
được chạy ngay khi các bạn khởi động Window. Sau đó ấn Install để tiếp tục.

22


23


Quá trình cài đặt của Xampp.

Sau khi cái đặt xong chúng ta nhấn nút Finish để hoàn thành quá trình cài
đặt.
Để chạy được webserver và PHP script chúng ta nhấn nút Start bên cạnh
Apache và MySQL. Chúng ta sẽ được như hình dưới

24


25



×