ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
MA THỊ QUẾ
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI GỖ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNGTHÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
MA THỊ QUẾ
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI GỖ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNGTHÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: Lâm nghiệp
: K43 - NLKH
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Tuyên
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Xác nhận của GVHĐ
Thái Nguyên, ngày
tháng
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
Ngƣời viết cam đoan
trước hội đồng khoa học
(Ký, ghi rõ họ và tên)
(Ký, ghi rõ họ và tên)
ThS. Nguyễn Thị Tuyên
Ma Thị Quế
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ và tên)
năm
i
LỜI CẢM ƠN
Bốn năm học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dần kết
thúc và giờ đây sinh viên chúng tôi được tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp
đại học, việc này giúp sinh viên chúng tôi củng cố lại kiến thức đã đang được học
ở nhà trường và biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Từ đó mỗi sinh viên khi ra
trường sẽ có nhiều kinh nghiệm phục vụ cho việc hoàn thiện hơn kiến thức lý luận
và nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp làm việc, thái độ và năng lực công
tác khi ra trường.
Xuất phát từ phương châm đó, được sự nhất trí của trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và nguyện vọng của bản thân,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng mối tại trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên”.
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn
bè. Nhân dịp này tôi xin bày tổ lòng biết ơn chân thành tới:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp
- Ban lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể cán bộ và sinh viên trường Đại học
Công Nghệ Thông Tin Thái Nguyên
- Đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Tuyên đã
tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này trong thời gian nghiên cứu
Mặc dù bản thân đã nỗ lực học tập, nghiên cứu nhưng do trình độ và thời
gian còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản
khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Ma Thị Quế
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 4.1. Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình xây dựng tại 24
1
trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái
Nguyên
2
3
Bảng 4.2. Lịch sử phòng trừ mối cho các cấu kiện bằng gỗ trong 26
các công trình xây dựng tại trường
Bảng 4.3. Thực trạng mối xuất hiện và phá hại gỗ trong các công 28
trình xây dựng tại trường
Bảng 4.4. Thực trạng công tác kiểm tra phòng trừ mối cho các 39
4
5
công trình xây dựng tại trường
Bảng 4.5. Kế hoạch phòng trừ mối cho các công trình xây dựng 42
tại trường
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1
Hình 2.1. Tổ mối ở trong gỗ
5
2
Hình 2.2. Tổ mối đất
6
3
Hình 2.3. Mối chúa
8
4
Hình 2.4. Mối cánh
9
5
Hình 2.5. Mối lính
9
6
Hình 2.6. Mối thợ
10
7
Hình 4.1. Mối hại gỗ tại trường Công nghệ Thông tin và Truyền
thông Thái Nguyên
24
8
Hình 4.2. Mối hại gỗ tại nhà C1
24
9
Hình 4.3. Mối hại gỗ tại hội trường
31
10
Hình 4.4. Mối hại gỗ tại phòng làm việc – Dãy nhà C1
32
11
Hình 4.5. Mối hại gỗ tại phòng hành chính - khu vực kí túc xá
32
12
Hình 4.6. Mối phá hại ngầm trong các cấu kiện gỗ
33
13
Hình 4.7. Mối hại gỗ tại khung cửa
34
14
Hình 4.8. Hình ảnh đường mui do mối đắp
35
15
Hình 4.9. Mối đất tại khuôn viên kí túc xá
35
Hình 4.10. Mọt, xén tóc hại gỗ trong các công trình xây dựng tại
trường
Hình 4.11. Mối tại vị trí bị mục
36
19
Hình 4.12. Mối gỗ khô hại gỗ trong công trình xây dựng tại trường
Hình 4.13. Diệt tổ mối
37
43
20
Hình 4.14. Phun thuốc phòng mối nền
44
21
Hình 4.15. Phun thuốc phòng mối tường
44
22
Hình 4.16. Phun thuốc phòng mối tại hào móng
45
23
Hình 4.17. Các bước diệt mối hiện đại
49
24
Hình 4.18. Phương pháp diệt mối cánh
50
16
17
18
37
iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Danh mục các bảng .....................................................................................................ii
Danh mục các hình .................................................................................................... iii
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 4
2.1. Đặc điểm sinh học của mối hại gỗ .......................................................................... 4
2.1.1. Tổ mối .......................................................................................................... 4
2.1.2. Thức ăn của mối ........................................................................................... 6
2.1.3. Hình thái và chức năng các dạng mối .......................................................... 7
2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối ..............................................................10
2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình .............................................11
2.1.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mối........................................12
2.2. Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam ................................................ 14
2.3. Tình hình nghiên cứu mối hại gỗ trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 15
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới ......................................15
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ ở Việt Nam ......................................17
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................................ 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................................. 20
v
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 20
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ....................................................................20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................21
3.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu ......................................... 21
3.4.4. Phương pháp đánh giá mức độ mối hại công trình ....................................23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................24
4.1. Lịch sử phòng trừ mối tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Thái Nguyên ....................................................................................................................... 24
4.1.1. Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình xây dựng...................................... 24
4.1.2. Lịch sử phòng mối cho cấu kiện gỗ trong các công trình ............................. 25
4.2. Thực trạng mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên. .............................................. 27
4.3. Kinh nghiệm trong phòng trừ mối ........................................................................ 39
4.4. Giải pháp khắc phục và kế hoạch phòng trừ mối tại khu vực nghiên cứu..... 41
4.4.1. Giải pháp khắc phục tình trạng mối hại gỗ tại khu vực nghiên cứu ..........41
4.4.2. Kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại nhà trường ..........................................41
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 51
5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mối là một loài côn trùng đa hình thái thuộc bộ cánh đều, sống kín đáo trong
đất và trong các giá thể bằng gỗ. So với nhiều loại côn trùng khác mối có đời sống
mang tính chất xã hội cao. Chúng giữ vai trò quan trọng trong chu trình chuyển hóa
vật chất các hệ sinh thái tự nhiên. Mối sống tập trung và tự hình thành một quần thể
từ rất sớm. Đàn mối chỉ tồn tại khi có đủ các thành phần đẳng cấp, nghĩa là mỗi
nhóm cá thể thực hiện các chức năng riêng biệt. Với sức ăn lớn, số lượng các thành
viên đông và hoạt động ở nhiều độ cao khác nhau chúng thực sự là mối nguy hại rất
đáng quan tâm. Bên cạnh đó với đặc tính làm tổ và hoạt động tinh vi cùng khả năng
phân giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulo mối được xem là một trong những
côn trùng gây hại đáng kể (Vũ Quang Mạnh và cs, 1993) [5].
Đối tượng gây hại của chúng rất đa dạng từ cây cối, các công trình xây dựng,
đê đập đến những vật dụng như cánh cửa, bàn ghế, sách vở, vải, len dạ…. Mối là
sinh vật hoạt động mau lẹ có thể phá hủy bất cứ chỗ nào mà chúng đến nếu chúng ta
không có biện pháp phòng ngừa kịp thời và đúng cách. Tất cả các công trình xây
dựng đang có nguy cơ tiềm ẩn về sự phá hoại của loài mối, hàng năm con người
phải bỏ ra một lượng kinh phí khổng lồ để duy trì sửa chữa các khiếm khuyết mà
mối gây ra. Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài
liệu trong các công trình bị hủy hoại mà ngay cả kiến trúc công trình cũng bị xuống
cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn của mối. Ở mối có một tuyến dịch tiết ra từ
hạch trán có thể làm vủn vữa xây tường vì thế chúng đi xuyên từ phòng này sang
phòng khác từ tầng trên xuống tầng dưới để kiếm thức ăn. Loài mối sống ẩn dật mà
hiếm khi đi ra ngoài nên thường đến khi chúng phát triển với nhiều cá thể và phá
hoại mạnh thì mới phát hiện ra. Nhiều vật dụng chi tiết khi bị mối xâm nhập nhìn bề
ngoài tưởng chừng như nguyên vẹn nhưng bên trong đã bị mối ăn rỗng không còn
giá trị sử dụng bắt buộc phải thay thế gây tổn hại kinh tế cho chủ sở hữu công trình.
Tác hại của mối không chỉ đối với vật liệu gỗ mà còn ngay cả các máy móc thiết bị
2
cũng không tránh khỏi. Chúng luồn lách qua các khe nhỏ và đắp đường đất để đi, do
đường đất của mối thường ẩm lúc mới đắp nên những thiết bị điện thường chập gây
cháy nổ. Có loài mối đất làm tổ thành các ụ to với nhiều khoang rỗng, khi chúng
đùn đất lên nhiều làm nền rỗng gây sụt lún móng…. Mối là loài sinh sản rất nhanh
khi đến mùa mưa những đôi mối cánh từ các tổ mối trưởng thành bay ra và phát tán
vào môi trường tự nhiên (Lê Văn Nông, 1999) [7].
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm nằm hoàn toàn trong vùng phân
bố của mối do đó suốt từ Bắc đến Nam vùng nào cũng có mối. Riêng các vùng núi
mối có thể xuất hiện ở những đỉnh cao trên 1700m. Chính vì vậy loài mối đã và
đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhiều ngành như lâm nghiệp,
nông nghiệp và xây dựng đang đầu tư để tìm ra những biện pháp xử lý nhằm giảm
thiểu tác hại của loài côn trùng này.
Qua điều tra sơ bộ tại Đại học Thái Nguyên cho thấy tình hình mối phát triển
và gây hại diễn ra rất mạnh là vấn đề đang được các trường quan tâm. Trường Đại
học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên là một trong những thành
viên thuộc Đại học Thái Nguyên.Tại những khu giảng đường, các khoa, phòng ban,
kí túc xá, trạm y tế, thư viện với nhiều tài liệu, sách vở, giấy tờ và nhiều các cấu
kiện được làm bằng gỗ đã tạo điều kiện thuận lợi cho loài mối sinh trưởng và phát
triển. Một số các địa điểm dễ bị mối tấn công như: Chân tường, lan can, ống dẫn
nước, cầu thang, cửa ra vào, cửa sổ, tủ tài liệu, các bồn hoa, gốc cây… Mối xâm
nhập trực tiếp từ khu vực nền móng theo chân tường, các cột bê tông, các đường
dẫn nước, điện, ga ngầm từ các khu lân cận vào công trình. Xuất phát từ thực tế đó,
để có những dẫn liệu cụ thể cho việc đề xuất các giải pháp phòng trừ mối chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng mối tại trường Đại học Công
nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại trường
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, từ đó làm cơ sở cho
việc đề xuất các giải pháp và lập kế hoạch phòng trừ.
3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá được tình hình mối hại gỗ trong các công trình xây dựng tại
trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên.
- Đề xuất được các giải pháp và lập kế hoạch phòng trừ tại trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu đề tài, làm quen với các
phương pháp khoa học như quan sát, thực hành, phân tích và tổng hợp tài liệu. Phát
huy tinh thần độc lập sáng tạo trong học tập và nghiển cứu khoa học.
- Củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học trước đó, biết cách vận dụng
sáng tạo vào cuộc sống.
- Thông qua tìm hiểu thực tế về mối và các biện pháp phòng trừ, ghi chép
đầy đủ sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau và những đối
tượng quan tâm.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc thực hiện đề tài sẽ khoanh vùng hoạt động, đánh giá được mức độ xâm
hại của mối gây ra đối với các công trình xây dựng thuộc khu vực nghiên cứu. Phát
hiện nhanh chóng nơi trú ẩn của mối để đưa ra các biện pháp diệt trừ cũng như thực
hiện phòng trừ với những nơi có khả năng bị mối tấn công. Từ đó góp phần khắc
phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại từ mối tại trường Đại học Công nghệ Thông tin
và Truyền thông Thái Nguyên.
4
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh học của mối hại gỗ
Trên thế giới người ta đã giám định được trên 2700 loài mối, ở nước ta đã
giám định được khoảng 106 loài. Giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, về
số lượng cá thể, về cấu trúc tổ… song đều có sự giống nhau là chúng sống quần thể.
Mỗi quần thể đều có sự phân công theo chức năng. Ví dụ loài mối nhà (coptermes,
formosanus shir), tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể. Ngăn chặn sự tấn
công của mối là điều thiết yếu để tránh những tác hại mà chúng có thể gây ra.
2.1.1. Tổ mối
Khác với nhiều loại côn trùng đơn sinh, mỗi tổ mối là một “đơn vị sống”
hoặc được coi là một “xã hội” riêng biệt. Trong mỗi tổ mối tuỳ theo từng loài, có từ
vài trăm con đến hàng chục triệu con.
Mối thường làm tổ ở trong thân cây gỗ hay trong đất. Tổ mối có cấu tạo từ
đơn giản đến phức tạp. Nguyên liệu chủ yếu để xây tổ là gỗ và đất được nhào với
nước bọt của mối. Ngoài ra còn thấy có sỏi, cỏ, phân và xác mối…
Tổ mối là một kì công của xã hội loài mối. Về cấu trúc từ trên xuống ta thấy:
- Phía trên cùng là một lớp đất rắn chắc dày từ 30 - 60cm; trong lớp này có
nhiều khoang thông khí đường giao thông và vườn cây nấm. Đây là lớp đất mối để
dùng che mưa nắng cho tổ.
- Trung tâm của tổ là một khoang rộng hình quả lê. Phía trên khoang có
những cột đất giống như thạch nhũ, dưới đó là những lớp đất mỏng xếp chồng lên
nhau tạo thành nhiều buồng ngăn để điều hòa tiểu khí hậu và mối thợ đi lại. Xen
giữa các lớp đất này ta thấy có nhiều vườn cấy nấm hình bán cầu kích thước từ vài
cm đến 60 - 70cm có nhiều lỗ giống như tổ ong. Trên thành có những nấm màu
trắng nhỏ bằng hạt tấm đó là nấm Basidiomycetes.
- Ở gần đáy tổ có một khối đất mịn to bằng 2 cái đĩa úp lại. Trong rỗng có
vách dày đến 1cm đó là “Hoàng cung” nơi mối chúa và mối vua ở.
5
- Trong tổ mối còn có những phòng cỏ chứa rác và những khoang bằng
phẳng là nơi để mối con dến nhận thức ăn do mối thợ mang đến.
- Ngoài tổ chính một số loài mối còn có tổ phụ. Tổ phụ thường là trạm trung
chuyển giữa tổ chính với nguồn thức ăn hoặc dùng để điều hòa nhiệt độ, khi gặp
điều kiện bất lợi mối thường đi chuyển từ tổ chính đến tổ phụ (Đặng Kim Tuyến,
2008) [10].
- Các loại mối khác nhau thì cấu tạo tổ có khác nhau. Về phương diện chống
mối (diệt mối), chúng ta cần quan tâm đến vị trí tổ, có thể chia làm hai dạng.
+ Tổ mối chỉ ở trong gỗ
Hình 2.1. Tổ mối ở trong gỗ
Ở nước ta, loài mối thường gặp là loài “mối gỗ khô” (cryptotermes
domesticus). Tổ chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu
thường đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ vào
đặc điểm này có thể phát hiện ra chúng. Tuy chúng ở trong gỗ song cũng đục vào
sách vở, quần áo để nơi kế cận tổ. Loài này mỗi tổ khoảng ba bốn trăm con, chỉ cần
phát hiện tổ và dùng xi lanh tiêm thuốc BQG-1 trực tiếp vào tổ là diệt được.
6
+ Tổ mối có liên hệ đến đất và nguồn nƣớc
Hình 2.2. Tổ mối đất
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở
ngoài tổ, phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ
phụ để dung nạp được số lượng cá thể lớn, tổ chính có mối vua và mối chúa, có
nhiều loài tổ ở sâu trong lòng đất đến 1 - 2m.
Hệ thống tổ của loài “mối nhà” (Copt. Formosanus) vừa ở dưới đất nền và
trong các cấu kiện phía trên; đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường
nối với nguồn nước.
Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công
trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý, kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là
vào mùa xuân, phát hiện thấy nấm vũ hoá là đào được tổ; các đối tượng khác, độ
rỗng của tổ ít ảnh hưởng.
=> Tóm lại tác dụng của tổ mối là để bảo vệ và điều hòa khí hậu đảm bảo
cuộc sống thích hợp cho mối.
2.1.2. Thức ăn của mối
Loài mối có đặc điểm chung sau đây: Hàm mối đi kiếm ăn là hàm nhai
nghiền nên chúng không những có thể gặm được các loại gỗ cứng mà còn cắn phá
được cả những vật liệu bằng plastic.
Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành
phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose) như giấ y, vải, len da ̣ khi khan hiế m thức
7
năng mố i ăn cả xác đô ̣ng vâ ̣t thâ ̣m chí ăn cả mố i non . Vì vậy đối tượng bị mối gây
hại rất đa dạng.
- Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt là vào mùa
khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non như bạch
đàn, chè sắn và các cây trồng khác.
- Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hoá được chất xơ nên ngoài gỗ,
tre nứa tất cả các sản phẩm đựoc chế biến từ thực vật như giấy, vải… đều bị chúng
phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu
khác như xốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm nhiều máy
móc bị hư hỏng theo.
Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái khác nhau.
Mối nhà thích ăn gỗ thông màu trắng, trám trắng… còn tốt nguyên; một số loại mối
đất lại ăn những loại gỗ đã hơi bị mục. Với kỹ thuật nhử mối để tiêu diệt cần quan
sát và lựa chọn loại mồi thích hợp và tác động thêm các chất dinh dưỡng như nước
đường, nước cháo hoặc các chất dẫn dụ khác.
2.1.3. Hình thái và chức năng các dạng mối
Mối là côn trùng đa hình thái, mỗi một tổ mối tự hình thành một quần thể,
đầu tiên là từ một đôi mối cánh (sau này gọi là mối vua và mối chúa nguyên thuỷ)
chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng, sau đó nở thành mối non, từ mối non sau phân
hoá thành hai loại hình lớn là loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. Ở hai
loại hình này có thể phân chia thành nhiều đẳng cấp.
* Loại hình sinh sản hay còn gọi là mối sinh sản
Đối với loại hình này thân hình tương đối lớn, nhất là mối chúa có phần bụng
cực kỳ to, cơ thể chúng có cơ quan sinh sản phát dục hoàn chỉnh, nên trong quần thể
mối chúa có chức năng giao phối và đẻ trứng, về nguồn gốc và hình thái trong loại
hình này không giống nhau có thể chia thành 3 đẳng cấp như sau:
- Mối vua, mối chúa: Mỗi tổ mối thường có 1 mối vua và 1 mối chúa, thực hiện
chức năng sinh sản. Mối chúa có đầu nhỏ nhưng bụng to, có khi dài tới 12 - 15cm
và bộ phận sinh dục rất phát triển. Chúng có thể sống được tới 10 năm, thời gian
8
đầu chỉ đẻ ít trứng nhưng 4 - 5 năm, khi mà bộ phận sinh dục trưởng thành rồi thì
chúng có thể đẻ tới 8.000 - 10.000 trứng mỗi ngày.
Hình 2.3. Mối chúa
+ Mối vua và mối chúa nguyên thuỷ: Mối cánh trưởng thành sau khi bay giao
hoan, rụng cánh ghép đôi giao phối và sinh sản gọi là mối vua mối chúa nguyên
thuỷ (đầu tiên). Về hình thái có màu thẫm hơn, rắn chắc hơn, có mắt kép và mắt đơn
phát triển một đặc điểm để nhận biết là mặt lưng của ngực giữa và ngực sau còn giữ
lại hai đôi vảy cánh chúng có sức sinh sản lớn, mối vua có chức năng thụ tinh, mối
chúa sinh sản.
+ Mối vua mối chúa bổ xung cánh ngắn: Loại hình này có thể không phải là
đẳng cấp phổ biến tồn tại. Về hình thái thì màu sắc của thân hơi nhạt và mềm hơn,
có mắt kép và có đặc điểm để nhận biết là ngực giữa và ngực sau có hai đôi cánh
nhỏ, ngắn giống như cánh con cào cào còn non, sức sinh sản yếu hơn mối vua, mối
chúa nguyên thuỷ. Mối vua mối chúa cánh ngắn thường xuất hiện khi mối vua và
mối chúa nguyên thuỷ chết, nhưng cũng có khi tồn tại đồng thời.
+ Mối vua và mối chúa không cánh: Loại hình này tồn tại không phổ biến, về
hình thái thì màu mắc thân thể nhạt thường là màu vàng có khi là màu trắng, cơ thể
mềm, không có cánh và mắt kép. Một đặc điểm nổi bật của mối vua và mối chúa
không cánh là không bao giờ bay ra khỏi tổ vì không có cánh đầy đủ và không có
cánh để bay giao hoan phân đàn. Loại hình này thường xuất hiện khi mối vua và
mối chúa nguyên thuỷ chết.
9
Lượng trứng do mối chúa đẻ ngày càng tăng theo tuổi của chúng. Khi mối
chúa đạt đến tuổi sinh sản khoảng từ năm thứ 10 trở đi thì lượng trứng đẻ mỗi vụ trở
lên kỷ lục, khiến người ta có thể ví mối chúa như cái “máy sản xuất trứng”. Chẳng
hạn như mối chúa Nasutitermes Surinamensis kích thước 24 x 8mm đẻ 2983 trứng
trong 18 giờ. Mối chúa Bellicostitermes đẻ 3.600 trứng trong 24 giờ.
- Mối cánh: Đây là những cá thể sinh sản thành thục, tới mùa sinh sản, chúng bay ra
rất nhiều để phân đàn, sau đó “bắt cặp” tạo thành các tổ mối mới, độc lập với quần
tộc cũ. Do đó, cần phải tiêu diệt mối cánh khi chúng bay ra phân đàn để tránh chúng
thành lập tổ mới sẽ nguy hiểm và gây khó khăn trong việc diệt mối.
Hình 2.4. Mối cánh
* Loại hình không sinh sản
- Mối lính: Hầu hết chủng loại mối đều có mối lính. Mối lính có chức năng
bảo vệ quần thể mối. Do chuyển hoá bộ phận miệng hàm trên rất phát triển dùng để
bảo vệ nên mối lính mất đi chức năng tự lấy thức ăn cho mình, để tồn tại mối thợ
phải mớm thức ăn cho mối lính.
Hình 2.5. Mối lính
10
Trong xã hội loài mối có 3 loại mối lính:
+ Loại hàm trên phát triển to nhỏ không đồng đều dùng để cắn kẻ thù như
giống Macrotermes.
+ Loại mũi voi thì hàm trên tiêu giảm, nhưng chán lại kéo dài thành vòi và có
tuyến phun nọc độc có tính axit mà kiến rất sợ như giống Nasutitermes.
+ Loại vừa có hàm trên phát triển vừa có tuyến phun nọc độc nên chúng tấn
công kẻ thù và bảo vệ tổ tốt hơn như giống Coptotermes.
- Mối thợ
Hình 2.6. Mối thợ
Mối thợ là đẳng cấp chiếm đông nhất trong loại hình không sinh sản của quần
thể mối. Mối thợ chia ra làm mối đực và mối cái nhưng cơ quan sinh sản phát dục
không hoàn chỉnh, do vậy chúng không đẻ được. Mối thợ đảm nhận nhiệm vụ kiếm
thức ăn, xây tổ, làm đường mui, mớn thức ăn cho mối vua, mối chúa, mối lính,
chăm sóc mối non, vận chuyển trứng mối để duy trì sinh sống của quần thể mối.
2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối
Hiện tượng bay giao hoan phân đàn (vũ hoá) là một đặc tính sinh học của
mối, qua đó mà mối duy trì được nòi giống và phát triển. Mối bay giao hoan phân
đàn từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, thời gian bay giao hoan sớm hay muộn
tuỳ thuộc từng loài mối và khí hậu cụ thể hàng năm mà thay đổi, nhưng thời
gian bay giao hoan phân đàn tập trung vào tháng 4, 5, 6 và 7 và thường là khi
11
nhiệt độ môi trường từ 20 - 26oC, độ ẩm 85 - 92%, từ 17h - 19h vào lúc trời tối
lúc sắp có mưa dông.
Mối non cánh ngắn sau khi hoàn thành lần lột xác cuối cùng thì thành mối
cánh trưởng thành. Mối cánh trưởng thành còn lưu lại trong quần thể nó đang sống
một thời gian đợi đến khi ngoại cảnh thích nghi nó mới bay ra ngoài. Hiện tượng
này gọi là phân đàn, bay giao hoan.
Mối cánh bay ra khỏi tổ lúc đầu bay vút lên cao chừng 30m và bay xa tổ đến
hàng kilomet. Chúng thường bay theo hướng gió, sau đó mới tập trung hạ cánh
xuống mặt đất. Mối cánh có tính xu quang mạnh nên cũng thường tập trung ở dưới
ánh đèn. Khi con cái hạ cánh xống đất liền phát ra tín hiệu hấp dẫn con đực. Nhận
được tín hiệu mối cánh đực bay đến dùng râu môi dưới cọ vào lưng mối cánh cái.
Khi thấy mối đực mối cái lập tức tự dụng cánh và ngay sau đó mối đực cũng tự rụng
cánh. Mối cái đi trước mối đực cắn đuôi theo sau chúng không rời nhau một bước.
Chúng dẫn nhau đi tìm nơi thích hợp để xây tổ mới. Khi xây tổ xong chúng bắt đầu
giao phối và đẻ trứng. Số lượng trứng đẻ ban đầu thường rất ít và phần lớn nở ra
mối thợ để xây tổ. Sau này tổ mối ngày một phát triển, bụng của mối cái to dần số
lượng trứng đẻ càng ngày càng nhiều. Như vậy con cái trở thành mối chúa, con đực
thành mối vua.
Ngoài ra mối con chia đàn khi tổ mối đủ lớn, số thành viên quá đông thì mối
hậu cùng một số mối lính và mối thợ sẽ phát triển một trong các tổ phụ lên thành tổ
chính. Hoặc tại các tổ phụ nơi mối thợ đưa trứng tới để chăm sóc, một vài trứng
được mối chúa ấn định làm mối vua và mối chúa mới. Tình huống này loài gỗ mối
ẩm thực hiện nhiều nhất vì thế tốc độ phát tán của chúng rất lớn.
2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình
Mối xâm nhập vào các công trình chủ yếu theo 3 con đường:
+ Xâm nhập từ dưới đất lên và từ các vùng lân cận vào công trình. Đây là
cách xâm nhập phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách xâm nhập này, mối sẽ từ
các tổ mối có sẵn dưới nền công trình hoặc từ các khu vực lân xung quanh xâm
12
nhập vào công trình thông quan các hệ thống đường đất (đường mui) liên tục nối từ
tổ mối đến nơi có nguồn thức ăn.
+ Xâm nhập bằng đường không: Tức là khi mối trưởng thành (khoảng 3,5 –
4 năm tuổi), chúng được mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tưỡng vũ hóa,
thường xuất hiện khi trời mưa, sắp mưa hoặc giông bão). Sau khi rụng cánh, một
trong số cặp mối đó sẽ kết hợp thành đôi với nhau và chui vào những nơi kín đáo
như khuôn, khe cửa, khu vực ẩm thấp ở trên các tầng để thiết lập tổ mối mới.
+ Xâm nhập qua đường lây nhiễm: Tức là mối xâm nhập vào các công trình
qua việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như: Bàn ghế, giường, tủ, khung
khuôn cửa… từ nơi này đến nơi khác của con người. Thường thì xâm nhập theo
đường này ít gặp trong cuộc sống.
2.1.6. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái đến mối
* Nhiệt độ
Sự trao đổi nhiệt độ được coi là quá trình năng lượng chủ yếu và trước tiên
trong quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Vì mối là động vật có thân nhiệt không ổn
định nên mọi thay đổi của nhiệt độ môi trường sống dù cao hay thấp cũng đều làm
cho nhiệt độ cơ thể mối bị biến đổi. Nhiệt độ thích hợp nhất cho loài mối hoạt động
là từ 20 – 30oC. Khi nhiệt độ môi trường quá cao (>35oC) hoặc quá thấp (<10oC) thì
hoạt động sống của mối giảm dần và rơi vào trạng thái choáng váng rồi hôn mê vì
nóng hoặc lạnh, nếu nhiệt độ tiếp tục giảm hoặc tăng thì mối sẽ chết (Phạm Bình
Quyền, 2006) [8].
Khi nhiệt độ của không khí thay đổi ngoài khả năng tự điều tiết mối còn dựa
vào cấu trúc của tổ và phương thức khác để điều tiết nhiệt độ của tổ.
* Độ ẩm và lƣợng mƣa
Đối với mối độ ẩm và nước không những dùng để phát triển cá thể mà còn
dùng để nhào đất làm tổ, chế biến thức ăn…
Các loài mối khác nhau cũng yêu cầu về độ ẩm và nước khác nhau. Độ ẩm
của không khí trong tổ mối của đa số các loài thường từ 85 - 88% vì vậy nên mối rất
cần nước. Khi thiếu nước mối thường chui sau xuống chục mét để tìm mạch nước
13
ngầm hoặc mở đường lấy nước ở các cây sống. Độ ẩm quá cao hay quá thấp thì mối
sẽ chết. Ngoài ra độ ẩm còn gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn mối vì nó
liên quan đến sự phát triển và phân bố của thực vật nguồn thức ăn chính của mối.
Với mối cánh trời mưa là cơ hội để chúng bay ra ngoài kết đôi xây dựng tổ mối.
Nếu mưa quá to gây ngập lụt tổ và hoại tổ. Vậy trong công trình xây dựng việc
nghiên cứu loại trừ các nguồn nước ứ đọng có ý nghĩa tích cực trong phòng mối.
* Ánh sáng
Khi cường độ và phương thức chiếu sáng đột ngột thì mối có phản ứng dương
hoặc âm với ánh sáng mặc dù mối không phải là sinh vật sợ ánh sáng. Ngoài ra ánh
sáng còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như: Nhiệt độ, độ ẩm, sự phân bố của
động thực vật… gây ảnh hưởng gián tiếp đến mối. Mối cánh của tất cả các loài mối
đều có tính xu quang mạnh nhất là ánh sáng tia tử ngoại.
* Gió
Gió ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống mối thông qua làm thay đổi nhiệt độ và
độ ẩm của không khí và đất. Đối với các loài mối làm tổ trong thân cây gỗ khô thì
gió to rất có thể làm đổ cây phá hoại tổ của mối.
* Đất
Đất là môi trường sống của nhiều loại mối, cho nên thành phần tính chất và
cấu tượng của đất ảnh hưởng rất lớn đến phân bố và hoạt động của mối. Đất mặn,
đất sét, đất ngập nước theo mùa không thích hợp với mối. Phần lớn các chất khoáng
ở trong đất đều được mối sử dụng để xây tổ. Nhưng thực tế cho thấy khi bón phân
đạm hoặc lân cho cây trồng thường làm mối chết hàng loạt. Ngược lại bón phân
chuồng lại có tác dụng thu hút mối. Mỗi loài mối yêu cầu một phạm vi nhất định
của đất để sống.
* Thức ăn
Mối là loại côn trùng đa thực nhưng thức ăn của mối chủ yếu là gỗ và tre nứa
nên chúng tập trung phần lớn ở trong rừng. Sở dĩ mối tiêu hóa được là do có các vi
sinh vật cộng sinh sống ở trong ruột mối. Các vi sinh vật này tiết ra men phân giải
cenlulose để cung cấp chất dinh dưỡng cho mối và bản thân nó. Có loài mối không
14
có vi sinh vật cộng sinh nên chúng thường ăn gỗ đã bị nấm phân giải một phần. Để
đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng mối đi kiếm ăn suốt ngày đêm, tuy vậy cường độ hoạt
động về mùa hè mạnh hơn về mùa đông, ban đêm mạnh hơn ban ngày. Một số mối
còn tự cấy nấm để cung cấp đạm và vitamin (Đặng Kim Tuyến, 2008) [10].
* Thiên địch
Mối là một món ngon cho các động vật khác như: chim, cóc nhái, thằn lằn,
kiến…. Mối cũng bị nhiều loài sinh vật khác kí sinh như tuyến trùng, vi khuẩn và
nấm làm cho tổ mối diệt vong. Ngoài ra tổ mối có điều kiện khí hậu tương đối ổn
định và có nhiều sản phẩm trao đổi chất đã thu hút nhiều động vật khác đến sinh
sống như ruồi, gián…
* Các yếu tố khác
Quan hệ quần thể: Sự bất hòa cạnh tranh hỗn loạn giữa các cá thể mối xảy ra
giữa mối thợ, mối lính với mối chúa và ngược lại.
Các chất hóa học: Mối mẫn cảm với các chất hóa học khi ăn phải sẽ bị ngộ
độc nếu nặng có thể dẫn đến chết. Ví dụ như DDT…
2.2. Tình hình mối hại gỗ trên thế giới và Việt Nam
Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội cao” cao. Xuất hiện trên trái đất cách
đây hơn 50 triệu năm. Một số hóa thạch có từ kỷ Oligocen, Eocen, Miocen, có
những hóa thạch phát hiện từ kỷ phấn trắng.Trên thế giới hiện đã phát hiện khoảng
2700 loài mối, ở Việt Nam đã phát hiện 106 loài mối khác nhau. Hàng năm mối gây
thiệt hại rất lớn cho các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam đặc biệt đối với
các tài liệu lưu trữ quý hiếm, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tàng có giá trị khi bị
mối phá hoại thì không thể tính được giá trị tổn thất. Ở Trung Quốc nhất là vùng
Hoa Nam có đến 80% số nhà cửa kho tàng, nhà lâu năm bị mối phá hại (Thái Băng
Hoa 1964).
Hơn 2 triệu gia đình yêu cầu phương pháp điều trị mối mỗi năm gây thiệt hại
khoảng 2,5 tỷ USD/năm. Đó là thiệt hại lớn hơn cả các vụ cháy, bão và động đất kết
hợp.
15
Ở nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô (cryptotermes domestices),
một số loài mối còn có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất. Mối phá
hoại các công trình xây dựng, kho tàng, đê điều, cây trồng… hiện nay là rất nghiêm
trọng. Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:
- Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình
- Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử
- Gây sụt lún cho nền móng công trình, vỡ đê đập thủy điện
- Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng
Dù chưa có số liệu nào thống kê chính thức nhưng thiệt hại hàng năm do mối
gây ra không phải là nhỏ. Để khắc phục hậu quả mỗi công trình cần phải có hàng
chục triệu đồng để sửa chữa. Mối không những xâm nhập vào nhà tranh, vách nứa
mà còn xâm nhập vào những công trình kiên cố, bê tông cốt thép.… Nhiều công
trình, tòa nhà mối đã xuất hiện ở cả những tầng cao nhất như Viện bảo vệ sức
khỏe trẻ em, 8 tầng; mối xuất hiện ở tầng 11 khách sạn Hà Nội; nhiều gia đình
ở tầng 4, tầng 5 đã bị mối gây hại sách vở, quần áo, chăn bông (Chu Thị Thơm
và cs, 2006) [9].
Những năm gần đây, ở các tỉnh đã phải chi một khoảng tiền khá lớn cho việc
phòng trừ mối mọt, bảo quản và giữ gìn tài sản Nhà nước, từ những công trình cơ sở
như trường học, bệnh viện, khu làm việc… đến các công trình kiên cố to đẹp như
Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền, Văn phòng Tỉnh uỷ, phòng lưu trữ hồ sơ UBND
tỉnh, phòng lưu trữ hồ sơ Sở Công an, các trạm viba thông tin liên lạc… đã bị mối
mọt tấn công. Đó là chưa kể các tổn thất do mối mọt ở nhà ở và các công trình khác
của nhân dân.
2.3. Tình hình nghiên cứu mối hại gỗ trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu bộ cánh đều đã được tiến hành từ lâu.
Smaethman 1781 công bố công trình nghiên cứu phân loại mối. Linnacus vào năm
1785 đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc giống Termes.
Holmgreen người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền móng cho phân loại
16
học về mối. Trên cơ sở này các nhà phân loại học như Light, 1921;Grasse, 1949…
đã hiệu đính và xác lập bộ cánh đều tương đối ổn định.
Snyder, 1949 đã xuất bản cuốn sách danh mục về mối trên thế giới, ông đã lập
được một danh sách các loài thuộc 5 họ, trong đó có họ Termitinae. Ông có đưa ra
những mô tả sơ bộ về hình thái loài M.pakistanicus là cơ sở để nhận biết loài này
trong tự nhiên.
Trong các công trình nghiên cứu về khu hệ mối các tác giả đã thành lập
nhiều khoá định loại các taxon trong bộ cánh đều, như khoá định loại của Ahmad
(1955) khi nghiên cứu mối ở Thái Lan, của Roonwal (1962) khi nghiên cứu mối ở
Ấn Độ… Các khoá định loại của các tác giả đã đặt tên, vẽ và mô tả chi tiết đặc điểm
cấu tạo hình thái đầu, hàm, môi, râu và các tấm lưng ngực của mối lính lớn của
loài Microtermes pakistanicus… nhưng các đặc điểm về cấu trúc tổ, đặc điểm phân
bố và phân hoá các đẳng cấp của loài lúc đó chưa có tác giả nào đề cập.
Đến năm 1965, Ahmad bổ sung thêm vào khoá định loại năm 1955 của mình các
đặc điểm sinh học, sinh thái của loài M. pakistanicus, góp phần rất lớn trong việc
phát hiện và phòng trừ loại mối gây hại này.
Những tu chỉnh bổ sung về thành phần loài mối và những đề xuất cải tiến về
thành lập họ, giống mới vẫn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Trước đòi hỏi phải thống nhất cách đo đạc để phân loại, Roonwal đã đưa ra bản
thống nhất cách đo đạc mối vào năm 1969. Hầu như tất cả các khoá định loại hiện
nay nói chung, đối với loài mối M. pakistanicus nói riêng đều dựa trên cơ sở so
sánh về hình thái ngoài của mối. Tuy nhiên sự khác biệt về hình thái giữa các loài
nhiều khi không rõ ràng dẫn đến sự nhầm lẫn khi phân loại. Oshima (1914), Light
(1921), Kemner (1930, 1933, 1934) nhầm lẫn loài M. Pakistanicus ở các vùng khác
nhau nên đã cho nhiều tên khác nhau. Về sau chính các tác giả này đã kiểm tra và
đính chính lại chuyển thành synonymMicrotermes pakistanicus. Để khắc phục tình
trạng đó, đã có một số công trình nghiên cứu cấu trúc lớp biểu bì, cấu trúc ADN của
loài mối này. Nhưng những kết quả này chỉ cho phép tách ra được các nhóm loài
chứ chưa tách ra được từng loài (Trích theo Nguyễn Tân Vương, 1997) [12]
17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, có sự khác biệt lớn về khí hậu và
địa hình với các vùng lân cận nên thành phần loài mối cũng khá phong phú. Công
trình nghiên cứu đầu tiên về mối ở Việt Nam là của tác giả J>Batheller, 1927. Khi
nghiên cứu khu hệ mối Đông Dương, ông đã mô tả hình thái, sinh thái của 9 loài
trong đó Việt Nam có 17 loài. Tuy nhiên loài Microtermes pakistannicus cũng chỉ
được nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh học và phân bố trong tự nhiên.
Công trình có giá trị nhất về phòng trừ mối mà đến nay chúng ta vẫn áp dụng
là của tác giả Allurad vào năm 1947
Từ những năm 60 của thế kỉ XX trở về đây, nhóm côn trùng này đã gây chú ý
nhiều hơn và thu hút nhiều cán bộ của Việt Nam tham gia nghiên cứu như Bùi Huy
Dưỡng, Nguyễn Xuân Khu, Vũ Văn Tuyển… Tuy nhiên, mặt mạnh vẫn chỉ là
những kinh nghiệm về phòng chống mối và đặc điểm sinh thái sinh học của một số
loài gây hại chính. Những dẫn liệu về cấu trúc tổ mối loài M. pakistanicus trong các
nghiên cứu của Vũ Văn Tuyển cho rằng loài có cấu trúc tổ nổi giống với cấu trúc tổ
của một số loài thuộc giống Macrotermes.
Công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất là của Nguyễn Đức Khảm, 1975 về
mối miền bắc Việt Nam, tác giả mô tả về tập tính, cấu trúc tổ, vùng phân bố của 61
loài mối ở miền bắc, trong đó loài mối M. pakistanicusđược bổ sung thêm các dẫn
liệu về thời kì giao hoan của mối cánh, đặc điểm xây dựng tổ và vai trò của các
đẳng cấp trong tổ mối.
Những nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái diệt mối cũng bắt đầu
được các cơ quan nghiên cứu khoa học chú ý như các trường đại học, viện nghiên
cứu của nhà nước, trong đó Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối - Viện Khoa Học
Thuỷ Lợi đã có được những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ.
Công trình được nghiên cứu gần đây như: Nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái của các loài mối hại cây (2007) đã đưa ra những dẫn liệu mới về cấu trúc
tổng quan và chi tiết của tổ mối, tập tính kiếm ăn và xây dựng tổ của loài mối M.
Pakistanicus làm cơ sở cho việc phòng trừ giảm thiểu tác hại do chúng gây ra cho