Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BAI 22 XA HOI VIET NAM TRONG CUOC KHAI THAC LAN THƯ NHAT CUA THƯC DAN PHAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.05 KB, 13 trang )

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ NHẤT (1918)
Bài 22
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC
DÂN PHÁP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
Học xong bài này yêu cầu học sinh:
- Biết được những nội dung cơ bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất, hiểu vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta trên quy
mô lớn từ đầu thế kỉ XX.
- Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, cơ
cấu xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, sự hình thành và phân hóa giai cấp
trong xã hội.
- Đánh giá được vị trí, vai trò của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đối
với công cuộc giải phóng
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát tranh ảnh.
- Phân tích, đánh giá thái độ, khả năng tham gia cách mạng của các giai
cấp trong xã hội Việt Nam dưới tác động, ảnh hưởng của cuộc khai thác
thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, kĩ năng học tập, thực hành: đọc
bản đồ lịch sử, lập bảng niên biểu so sánh các giai cấp và tầng lớp trong
xã hội.
3. Tư tưởng, thái độ:
- Biết được bản chất dã man cảu thực dân Pháp.
- Thông cảm, chia sẻ với người dân lao động phải chịu áp bức, bóc lột
của thực dân.
- Đánh giá khả năng tham gia của các giai tầng trong xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:


- Lược đồ Đông Dương thuộc Phápcủa Pháp ở Việt Nam, ga Hà Nội, cầu
Trường Tiền…
- Tranh ảnh về đời sống nhân dân thời thuộc Pháp
- Tranh ảnh về cuộc khai thác thuộc địa
.
- Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định và tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số học sinh, ổn định trật tự, chuẩn bị cho học sinh học bài
mới.


2. Kiểm tra bài cũ:
Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu nhất của phong trào Cần Vương?
3. Giới thiệu bài mới:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến năm 1896,
sau khi đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp
bắt đầu tiến hành cuộc khai thác bóc lột thuộc địa trên đất nước ta. Với
tác động của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp tình hình kinh tế,
xã hội Việt Nam đều có những biến động sâu sắc. Vậy cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp được tiến hành như thế nào? Nó có ảnh
hưởng gì đến kinh tế, xã hội nước ta lúc bấy giờ? Chúng ta cũng tìm hiểu
bài học hôm nay. Bài 22: “Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ
nhất của thực dân Pháp”.


Hoạt động thầy và trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích và nội dung cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân

Pháp (1897 – 1914). (cá nhân, cả lớp)
- GV: Sau nhiều lần mở cuộc tấn công vào căn cứ
Hương Khê, năm 1896 Pháp dập tắt được cuộc khởi
nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo và hoàn thành
quá trình bình định Việt Nam.
- Đối với Pháp từ lâu Đông Dương mà chủ yếu là
Việt Nam là thuộc địa quan trọng bậc nhất trong hệ
thống thuộc địa của chúng bởi nơi đây có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi
dào…
- Để phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác và bóc lột
kinh tế Đume chú ý đến 2 yếu tố: “chia để trị” và
“dùng người Việt trị người Việt”.
- Năm 1887 Pháp chia Đông Dương làm 5 xứ nằm
trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp:
+ Việt Nam có 3 xứ: Bắc – Trung – Nam kì
+ Lào gọi là xứ Ai Lao
+ Campuchia là xứ Cao Miên.
- Năm 1897 chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm
toàn quyền Đông Dương hoàn thiện bộ máy cai trị và
tiến hành cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn
trên đất nước ta.

Kiến thức cơ bản
1.Những chuyển biến về
kinh tế.
a) Cuộc khai thác thuộc
địa lần 1.

* Hoàn cảnh: Năm 1897

Pháp tiến hành cuộc khai
thác thuộc địa ở Đông
Dương.

- GV đặt câu hỏi: Vậy mục đích của cuộc khai thác
thuộc địa ở Việt Nam của Pháp là gì?
- HS nghiên cứu SGK, trả lời.
* Mục đích:
- Vơ vét tài nguyên, nhân
công, thị trường.
- Biến Việt Nam thành thị
trường độc chiếm của Pháp.
- GV chốt ý: Từ năm 1897 đến 1914 để phục vụ cho


nhu cầu chính quốc Pháp tiến hành cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam với mục đích vơ
vét triệt để sức người, sức của và biến Việt Nam
thành thị trường độc chiếm của chúng. Để đạt mục * Nội dung
đích trên Pháp thi hành nhiều chính sách trên tất cả - Nông nghiệp:
các lĩnh vực như: Nông nghiệp, công nghiệp, thương + Chính sách cướp đoạt
nghiệp, GTVT...
ruộng đất, lập đồn điền.
- GV đặt câu hỏi: Vậy trên lĩnh vực nông nghiệp
Pháp đã làm những gì?
- HS đọc SGK, trả lời.
- GV: trên lĩnh vực nông nghiệp nổi bật là chính sách
cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền để sản xuất nông
sản. Năm 1897 chúng ép triều đình nhà Nguyễn phải
“nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.

Mặc dù nông nghiệp không phải lĩnh vực chúng quan
tâm nhất xong Pháp hiểu rõ tầm quan trọng của nông
nghiệp.
+ Năm 1890 chúng cướp đoạt 10.900ha đến năm
1912 tăng lên 470.000ha.
+ Ở Bắc kì năm 1907 chúng lập được 244 đồn điền
phần lớn trồng lúa, ngoài ra còn trồng cao su, cà phê,
chè...
- Với việc chiếm đoạt ruộng đất Pháp xuất khẩu được
nhiều lúa gạo mang lại cho chúng lợi nhuận khổng
lồ.
- Cùng với đó Pháp đề ra chính sách thuế khóa hà
khắc: + Thuế trực thu (đinh, điền)
+ Thuế gián thu (muối, rượu, thuốc phiện...)
+ Trước khi Pháp xâm chiếm mỗi năm nhân
dân nộp cho triều đình thuế mỗi năm khoảng 30 triệu
phơrăng đến thời Đume mỗi năm 90 triệu phơrăng.
- HS nghe giảng, ghi bài.
- Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản
“Không một xứ sở nào trên thế giới này...lại có nhiều
nguồn lợi như cái xứ Bắc kì...” chính điều này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
- GV đặt câu hỏi: Vậy trên lĩnh vực công nghiệp
Pháp đã làm gì? Vì sao Pháp lại tập trung vào việc
- Công nghiệp:


khai thác mỏ?
- HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời.
- GV: Lĩnh vực công nghiệp sản xuất chỉ được giới

hạn trong việc cung cấp nguyên liệu hay những vật
phẩm nước Pháp không có. Khuyến khích công
nghiệp chỉ nhằm bổ sung cho công nghiệp chính
quốc chứ không được ảnh hưởng đến sự phát triển
của công nghiệp chính quốc.
+ Ngành khai mỏ (than đá, thiếc, kẽm...) được thực
dân Pháp quan tâm vì ngành này cần vốn ít mà thu
lại lợi nhuận nhanh chóng. Số giấy phép thăm dò ở
Đông Dương tăng từng năm:
- năm 1907: 469 giấy phép.
- năm 1910: 1251 giấy phép.
- năm 1912: 3070 giấy phép.
+ Trong khai thác mỏ thì khai thác than chiếm vị trí
quan trọng. Tổng sản lượng khai thác:
- Năm 1903 là 285.915 tấn.
- Năm 1913: 500.000 tấn.
- Ngoài ra nhiều mỏ kim loại cũng được đẩy mạnh
khai thác như : Mỏ thiếc (Tĩnh Túc – Cao Bằng), mỏ
kẽm ( Bắc Cạn, Tuyên Quang), mỏ sắt (Thái
Nguyên)...
- GV đặt câu hỏi: Vậy còn thương nghiệp thì sao?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Khi thực hiện chính sách khai mỏ và phát triển
công nghiệp Pháp cũng tìm cách độc chiếm thị
trường:
+ Ra hàng loạt các đạo luật thương mại, giành vị trí
độc quyền cho các công ty lớn của Pháp.
+ Đánh thuế cao những mặt hàng xuất – nhập khẩu
không phải của Pháp, hàng của Pháp thuế thấp có
những mặt hàng không phải đóng thuế...

- Để phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài và mục
đích quân sự Pháp chú trọng đến việc xây dựng hệ
thống đường giao thông.
- GV đặt câu hỏi: Trong Giao thông vận tải Pháp đã

+ Tập trung khai thác
mỏ(than đá, thiếc, kẽm…)
+Đầu tư một số ngành; dệt,
sản xuất rượu, giấy, điện,
nước.
+ Mục đích: Khai thác
nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhân công rẻ mạt.
không làm ảnh hưởng tới
CN chính quốc.

- Thương nghiệp:
+ Độc chiếm thị trường,
nguyên liệu và thu thuế.
+ Đánh thuế nặng hàng hoá
xuất khẩu vào ĐD.


làm gì?
- GV chốt ý: + Đường sắt: Những đoạn đường sắt
quan tọng ở Bắc kì và Trung kì được xây dựng, tính
đến năm 1912 tổng chiều dài đường sắt đã làm xong
ở Việt Nam là 2059 km.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 69-SGK “Ga Hà Nội
năm 1900” và đặt câu hỏi: Em biết gì về Ga Hà Nội?

Quan sát tranh em thấy khung cảnh Ga lúc này thế
nào?
- GV: Xây dựng Ga là 1 điểm nằm trong chương
trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Theo
Đu-me việc xây dựng GTVT rất quan trọng trong đó
có xây dựng đường sắt. Ga Hà Nội trước đây có tên
là Ga Hàng Cỏ. Bức hình trong SGK là chụp lại bức
tranh vẽ cảnh ga vào năm 1900 từ 1 tem thư, góc trái
của bưu điện. Đó là nơi mọi người tập trung để lên
tàu. Nhìn vào trong tranh ta thấy phương tiện đi lại
chủ yếu là đi bộ và xe tay, quang cảnh yên tĩnh,
thanh bình, không tấp nập. Thực dân Pháp xây dựng
ga nhằm đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa tuy vậy
hoạt động của ga Hà Nội cũng góp phần sự thúc đẩy
sự phát triển của giao thông đường sắt và giao lưu
kinh tế giữa các vùng của nước ta. Điều này nằm
ngoài ý muốn của Pháp.

* Giao thông vận tải:
+ Được chú trọng xây dựng.
+ Phục vụ bóc lột kinh tế và
mục đích quân sự.

b) Tác động của cuộc khai
+ Đường bộ: được mở rộng đến những khu hầm mỏ, thác:
đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu
- Tích cực:
để vận chuyển hàng hóa dễ dàng.
+ Những yếu tố của nền sản
Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: Cầu Long

xuất TBCN được du nhập.
Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi
+ Kinh tế được mở mang,
(Sài Gòn)...1 số cảng như: Cảng Sài Gòn, Hải Phòng, phát triển hơn trước.
Đà Nẵng...
- HS nghe giảng, ghi bài.
- Hạn chế:
+ Tài nguyên thiên nhiên
- GV đặt câu hỏi: Vậy cuộc khai thác thuộc địa có
cạn kiệt.
ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nước ta?
+ Nông nghiệp không phát
- HS suy nghĩ, trả lời.
triển, nông dân không có đất
đai sản xuất
+ Công nghiệp phát triển


- GV: Với cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp chúng ta thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện
những yếu tố mới đó là việc du nhập phương thức
sản xuất TBCN vào nước ta, kinh tế được mở mang
phát triển hơn trước. Nhưng cuộc khai thác thuộc địa
đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác
kiệt quệ; Nông nghiệp không phát triển, nông dân
không có đất đai sản xuất; Công nghiệp phát triển
nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng, các nghề thủ công
truyền thống bị mai một...

nhỏ giọt, thiếu công nghiệp

nặng, các nghề thủ công bị
mai một.
-> Lệ thuộc vào Pháp.

2. Những chuyển biến về
xã hội.

a) Giai cấp cũ:
- Địa chủ:
+ Đại địa chủ câu kết với
Pháp cướp đoạt ruộng đất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xã hội trong cuộc + Địa chủ vừa và nhỏ bị
khai thác thuộc địa của Pháp. (cá nhân, cả lớp)
chèn ép, có tinh thần chống
Pháp.
- GV: Trước khi thực dân Pháp sang xâm lược, tiến
hành cuộc khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam vẫn là
xã hội phong kiến. Cuộc khai thác thuộc địa của
Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự biến chuyển,
xã hội lúc này là một xã hội thuộc địa nửa phong
kiến. Bên cạnh sản xuất phong kiến mà thực dân
Pháp duy trì thì xuất hiện yếu tố kinh tế TBCN, kinh
tế Việt Nam có những bước phát triển hơn trước
nhiều đô thị mọc lên với nhiều cộng đồng dân cư đến
làm ăn, sinh sống. Chính điều này đã làm cho sự
phân hóa giai tầng trong xã hội ngày càng mạnh mẽ.
- GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào SGK một em cho thầy
biết xã hội phong kiến Việt Nam có những giai cấp
nào? Trong cuộc khai thác thuộc địa giai cấp này có
thay đổi gì?



- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV: Xã hội phong kiến Việt Nam có hai giai cấp cơ
bản là địa chủ phong kiến và nông dân với nền kinh
tế đơn thuần.
+ Địa chủ: gồm đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ.
Khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa đã khuyến
khích địa chủ chiếm hữu ruộng đất làm cho một bộ
phận giai cấp này giàu lên nhanh chóng, trở thành tay
sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên số đông địa chủ bị
chèn ép nên có tinh thần dân tộc.
- HS nghe giảng, ghi bài.
- GV đặt câu hỏi: Vậy còn nông dân đời sống của họ
như thế nào?
- GV chốt ý: Giai cấp nông dân chiếm 90% dân số,
có sự phân hóa mạnh mẽ. Số nông dân mất đất tăng
do ruộng đất công giảm, bị cướp đoạt nên nông dân
ngày càng bị bần cùng hóa (xứ Bắc Kỳ có xã số hộ
không có ruộng chiếm tới 80%). Người nông dân tài
sản vô giá đối với họ là ruộng đất, nhưng lúc này họ
lâm vào tình cảnh không mảnh đất cắm rùi. Vậy, để
mưu sinh họ đã làm gì? Họ ra thành phố đến các
công trường và hầm mỏ để kiếm việc làm nhưng chỉ
số ít kiếm được việc làm thôi. Số còn lại thì làm gì?
Họ phải quay trở về quê hương, nơi mà bao đời nay
họ đã sinh sống nhưng chớ chêu thay họ phải làm
thuê cho thực dân Pháp và địa chủ phong kiến trên
chính mảnh đất mà bao đời nay họ đã sở hữu, đã gắn
bó.

+ Nông dân chính là đối tượng quan trọng trong
chính sách thuế khóa, phu phen tạp dịch của Pháp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 70 SGK “Nông dân
Việt Nam thời kì Pháp thuộc” và đặt câu hỏi:
Người nông dân phải lao động trong điều kiện như
thế nào?
- Nó phản ánh điều gì?
- Và vai trò giai cấp nông dân trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc?

- Nông dân:
+ Chiếm 90% dân số
+ Bị cướp ruộng đất
+ Chịu sưu cao, thuế nặng,
đời sống khổ cực
+ Hăng hái tham gia cách
mạng.
-> Là lực lượng đông đảo
nhất của cách mạng.


- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, miêu tả: Đây là bức ảnh chụp người
nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Đó là hình
ảnh 3 người nông dân gầy gò, quần áo rách rưới hoặc
cởi trần. Họ phải còng lưng kéo cày thay trâu trên
cánh đồng trong thời tiết khắc nghiệt. 1 người cầm
cày với 2 người kéo cày thay trâu. Với kĩ thuật canh
tác lạc hậu, năng suất lao động thấp phải nộp tô thuế
nặng nề nên hàng năm nhà thợ cày phải đói 7-8

tháng, bần nông 5-6 tháng, trung nông 3-4 tháng.
Trong những tháng đó họ phải sống cầm hơi, mỗi
ngày ăn 1 bữa cơm hoặc ăn cháo, ăn ngô…Người ta
thường xuyên bắt gặp những bộ mặt hốc hác, xanh
xao, cặp mắt lờ đờ, mép trắng. Đó là những bộ mặt
đói cơm, mất máu của dân cày. Làm cho mâu huẫn
giữa nông dân Việt Nam với Đế quốc, tay sai trở nên
gay gắt. Chính vì sự áp bức bóc lột như vậy của thực
dân Pháp và địa chủ phong kiến mà nông dân trở
thành lực lượng đông đảo của cách mạng. Nhưng do
thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên thời kỳ này họ chưa
phát huy được sức mạnh của giai cấp mình trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
b) Giai tầng mới:
- GV: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa đã
làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới đó là giai
cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản.
- GV đặt câu hỏi: Vậy giai cấp công nhân Việt Nam
ra đời như thế nào? Cuộc sống của họ ra sao? Thái
độ cách mạng của họ?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV nhận xét, chốt ý: Công nhân Việt Nam chủ yếu
là những người nông dân, họ bị thực dân phong kiến,
tay sai cướp đoạt ruộng đất phải bỏ làng xóm ra đi
rồi xin vào làm việc trong các nhà máy, đồn điền và
hầm mỏ của Pháp hoặc tư sản người Việt. Số lượng
công nhân tăng dần. Lực lượng công nhân Việt Nam
đầu thế kỷ XX còn non trẻ, mục tiêu đấu tranh chủ
yếu là vì quyền lợi kinh tế, đòi tăng lương, giảm giờ
làm,… Do hoàn cảnh xuất thân và chịu sự bóc lột

nặng nề của 3 tầng áp bức (thực dân Pháp, phong

- Giai cấp công nhân : Ra
đời.
+ Xuất thân từ g/c nông dân
+ Làm việc trong các đồn
điền, hầm mỏ, xí nghiệp...
+ Đời sống khổ cực
+ Chịu nhiều tầng áp bức.
+ Tinh thần cách mạng triệt
để.
-> Có vai trò trong phong
trào đấu tranh giải phóng


kiến và tư sản bản xứ), cộng thêm điều kiện sống tập dân tộc
trung, được tiếp cận với phương thức sản xuất mới,
sự du nhập của những tư tưởng mới, đặc biệt là chủ
nghĩa Mác- Lênin. Giai cấp công nhân đã nhận ra sứ
mệnh lịch sử của giai cấp mình trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc sau này.
- HS nghe giảng, ghi bài.
- GV đặt câu hỏi: Tầng lớp tư sản ra đời như thế
nào?
- HS nghiên cứu SGK, trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý: Trong quá trình khai thác
thuộc địa thực dân Pháp cần những người làm trung
gian, đại lí tiêu thụ hoặc thu mua, cung ứng nguyên
vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở nên giàu có. Ngoài ra
một số sĩ phu chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản

Trung Quốc, Nhật Bản đã đứng ra lập các hiệu buôn,
cơ sở sản xuất. Đó chính là những người đầu tiên của
tư sản Việt Nam.
+ Một số hiệu buôn khá lớn của người Việt Nam hoạt
động ở các thành phố như: Hồng Tân Hưng (Hà
Nội), Triều Dương (Vinh), Nam Đồng Dương (Sài
Gòn)…một số công ti sản xuất cũng ra đời như:
Công ti Nam Phong, công ti dệt lụa và chiếu Thái
Bình, công ti sản xuất nước mắm Liên Thành (Phan
Thiết)…
+ Nhưng ngay từ đầu họ đã bị thực dân Pháp chèn
ép, cản trở nên số lượng ít và thế lực yếu vì thế lực
yếu lại phải lệ thuộc vào Pháp nên họ chưa tỏ rõ thái
độ tham gia cách mạng.
- HS nghe giảng, ghi bài.

- Tầng lớp tư sản :
+ Nguồn gốc : Là chủ xí
nghiệp, chủ hãng buôn lớn,
nhà thầu khoán...
+ Đặc điểm :Số lượng ít, bị
chèn ép, thế lực kinh tế yếu
và sống phụ thuộc vào
Pháp.
-> Chưa tỏ thái độ cách
mạng.

- Tầng lớp tiểu tư sản :
- GV: Cũng trong thời gian này xuất hiện tầng lớp
+ Thành phần : Phức tạp,là

tiểu tư sản trí thức
những người buôn bán nhỏ,
- GV đặt câu hỏi: Tầng lớp tiểu tư sản trí thức gồm
chủ xưởng nhỏ, viên chức,
những ai? Có đặc điểm gì?
học sinh, sinh viên…
- HS nghiên cứu SGK, trả lời.
+ Nguồn gốc : Do quá trình
- GV nhận xét, chốt ý: Cùng với sự xuất hiện của các đô thị hoá, nhu cầu mở rộng
thành thị, nhà máy, xí nghiệp…là sự xuất hiện của
trường học.
tầng lớp tư sản trí thức. Họ gồm những người buôn
+ Cuộc sống dễ chịu hơn


bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức, học sinh, sinh
nông dân nhưng bấp bênh.
viên…
-> Sẵn sàng tham gia cách
+Trước kia tại các đô thị những nhà buôn nhỏ và thợ mạng.
thủ công đã tập hợp thành phường, hội. Khi Pháp
sang chúng độc chiếm thị trường, hàng hóa của
chúng tràn ngập khắp nơi nên các nghề thủ công và
nghề phụ của ta đều bị phá sản. Nhà máy sợi thành
lập thì khung cửi ở nông thôn nghỉ việc, bông sợi ở
ngoại quốc nhập vào thì nghề trồng bông bị bóp
nghẹt, Pháp nắm độc quyền nấu rượu nên dân sống
bằng nghề này phải bỏ nghề, dân làm muối thì điêu
đứng vì phải bán rẻ cho nhà nước…
+ Tuy nhiên cũng có ngành phát triển vì nhân dân

không có khả năng mua hàng ngoại hoặc ý thức dùng
hàng nội, tẩy chay hàng ngoại chẳng hạn như làng La
Khê (Hà Đông) nơi dệt lụa nổi tiếng ở Bắc Kỳ:
• Năm 1884 – 1885 có 50 khung dệt với 100 thợ.
• Năm 1918 khoảng 600 khung dệt với 1200 thợ.
+ Các nghề thợ bạc, vàng, thợ chạm, thợ sơn, dệt
chiếu…và các ngành mới du nhập như dệt thảm len
đều có cơ hội phát triển vì tư bản Pháp vơ vét để xuất
khẩu.
+ Tuy đời sống vật chất của những người này so với
các giai tầng khác có phần khá hơn đôi chút nhưng bị
chèn ép rất nhiều về mặt chuyên môn lẫn chính trị,
thấm sâu nỗi nhục của người dân mất nước.
GV: Trong xã hội Việt Nam lúc này tồn tại những
mâu thuẫn gì?
- GV kết luận: Bước sang thế kỉ XX mâu thuẫn dân
tộc và mâu thuẫn giai cấp trong lòng xã hội Việt
Nam ngày càng gay gắt hơn. Với sự xuất hiện của
các tầng lớp xã hội mới đã tạo thêm điều kiện bên
trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng mới nảy sinh ở nước ta những năm
đầu thế kỉ XX.


4. Củng cố :
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho nền
kinh tế nước ta có sự chuyển biến, làm xuất hiện yếu tố kinh tế mới – kinh tế
TBCN. Sự biến đổi về kinh tế kéo theo sự phân hóa xã hội ngày càng sâu
sắc bên cạnh những giai cấp cũ xã hội lúc này xuất hiện thêm những giai
tầng mới tạo điều kiện bên trong cho cuộc giải phóng dân tộc theo khuynh

hướng mới ở nước ta những năm đầu thế kỉ XX.
5. Dặn dò :
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Người soạn




×