Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bai 24 TINH HINH VAN HOA O CAC THE KY XVIXVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.78 KB, 14 trang )

Bài 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÀ Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
I. Mục đích, yêu cầu
a. Giáo dưỡng.
Thế kỉ XVI-XVIII đất nước ta chia làm 2 miền Đàng Trong và Đàng
Ngoài lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới nên đã dẫn tới những biến đổi to lớn
về kinh tế, chính trị, xã hội đã đưa tới nhiều cuộc đấu tranh giai cấp gay
gắt.
Tuy vậy, văn hoá nước ta thời kì này có nhiều điểm mới, phản ánh thực
trạng của xã hội Việt Nam đương thời. Trong khi văn học nghệ thuật
chính thống mất đi những nét tích cực của giai đoạn trước thì văn học học
dân gian vẫn phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Những thành tựu trong văn học và khoa học nghệ thuật.
Nêu được nguyên nhân suy thoái của Nho giáo cũng như kể tên một số
tôn giáo mới ở thế kỉ XVIIII,
b. Giáo dục.
- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc thống nhất, tinh thần tự
hào dân tộc.
- Trân trọng các di sản văn hoá
- Tự hào về năng lực sáng tạo của nhân dân lao động một khi dân trí được
nâng cao.
c. Kĩ năng.
Các kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, liên hệ thực tiễn và đánh giá.
II. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa
- Tranh: Tượng La Hán chùa Tây Phương- Hà Nội
Tượng phật bà quan âm chùa bút tháp
Chùa thiên mụ….
- Một số câu ca dao tục ngữ, tác phẩm văn học….
III. Tiến tình và phương pháp dạy học
1. Ổn định lớp học, nắm bắt kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.


Câu hỏi: Em hãy đánh giá vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn trong
việc thống nhất đất nước.
3. Dẫn nhập vào bài.
Vào thế kỷ XVI - XVIII cùng với sự xuất hiện của những cuộc chiến
tranh phong kiến, sự khủng hoảng của nền kinh tế, thì đời sống văn hoá ở
nước ta cũng có nhiều chuyển biến. Nho giáo tuy vẫn giữ được vị trí
thống trị trong xã hội nhưng không còn giữ vai trò độc tôn, Phật giáo và
Đạo giáo có phần được phục hồi, các tín ngưỡng dân gian, văn học, nghệ
thuật phát triển mạnh. Vậy sự phát triển của nền văn hoá được biểu hiện
như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay.
Bài 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÀ Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
1


4. Tổ chức nghiên cứu kiến thức mới.
Kiến thức cần đạt

I. Tư tưởng, tôn giáo.
a. Tôn giáo
- Nho giáo từng bước suy
thoái: trật tự phong kiến bị
đảo lộn, do vua Lê ngang
hàng với chúa Trịnh.

Hoạt động của thầy và trò
Trong bài này chúng ta cùng nghiên cứu 3
nội dung lớn:
I. Tư tưởng, tôn giáo
II. Giáo dục, văn học
III. Nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật

Trước hết chúng ta cùng nghiên cứu phần I.
GV: Dựa vào kiến thức đã học em nào cho
thầy biết Nho giáo là gì? Nội dung của nó?
Nó được du nhập vào nước ta từ khi nào.
Rút ra nhận xét?
HS suy nghĩ trả lời:
GV nhận xét, chốt ý: Nho giáo là giáo lý
của những người có học thức, do Khổng
Tử sáng lập ra.
Nội dung của Nho giáo được thể hiện
trong Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh
Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu) và Tứ
Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung,
Mạnh Tử). Quan điểm của nho giáo thể
hiện trong Tam Cương đó là các mối quan
hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ và Ngũ
Thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín).
Nho giáo được du nhập vào nước ta cùng
với sự đô hộ của phong kiến phương Bắc và
phát triển rất nhanh trong khoảng thời gian
từ thế kỷ X - XIII.
Trong thời đại ngày nay Nho giáo được
chọn lọc và cần gìn giữ để phát triển những
mặt tích cực của nó như coi trọng việc học
khuyên con người ta phải tu thân, sau khi tu
thân phải đem tài ra giúp đời, giữ gìn nét
đẹp văn hóa trong lối sống gia đình...
Sau này do hạn chế bởi tính cứng nhắc sùng
cổ của nho giáo ràng buộc con người ta vào
những khuôn lí khuôn phép chật hẹp, và nó

được các triều đại phong kiến sử dụng làm
công cụ cai trị.
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 20,
2


một em cho thầy biết đặc điểm Nho giáo
nước ta giai đoạn thế kỷ X - XV?
Từ thế kỉ X - XV nước ta tồn tại hiện tượng
tam giáo đồng nguyên, cả ba loại tôn giáo:
Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cùng tồn
tại. Trong đó, Phật giáo phát triển nhất dưới
thời Lý - Trần với nhiều chùa chiền được
xây dựng. Nho giáo được chọn làm quốc
giáo dưới thời Lê Thánh Tông.
+ GV: Căn cứ vào SGK em nào cho thầy
biết tình hình Nho giáo nước ta thời này có
điểm gì nổi bật? Biểu hiện của nó?
Trong các thế kỷ XVI - XVIII, Nho giáo
từng bước bị suy thoái. Tống Nho tiếp tục
được nhà nước quân chủ chuyên chế bảo
vẹ, coi đó là nền tảng ý thức hệ của chế độ
phong kiến, là kỷ cương của đời sống xã
hội. Tuy nhiên, cùng với sự suy thoái của
nhà nước quân chủ từ đầu thế kỷ XVI, Nho
giáo cũng mất dần tính lợi hại của một công
cụ thống trị tinh thần.
Với những biểu hiện:
Trật tự phong kiến bị đảo lộn, vua không ra
vua, tôi không ra tôi, vua Lê ngang hàng

với Chúa Trịnh. Vua Lê chỉ là bù nhìn,
quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh, trong
các buổi thiết triều vua Lê ngồi ngang hàng
với chúa Trịnh.
+ Tại sao Nho giáo thời kì này lại suy thoái
như vậy?
Từ thế kỉ 16 -18 đất nước loạn lạc, chiến
tranh liên miên, chính quyền phong kiến
trung ương suy yếu, trật tự phong kiến bị
đảo lộn. Kinh tế ngoại thương phát triển
kéo theo sự phát triển của kinh tế hàng hoá
và sự hưng thịnh của các đô thị dẫn đến
Nho giáo dần suy thoái.
+ Trong khi Nho giáo suy thoái thì Đạo
giáo và Phật giáo có đặc điểm như thế
nào?Những biểu hiện phục hồi và phát
triển của Phật giáo và Đạo giáo?
3


GV chốt ý: Phật giáo, Đạo giáo phục hồi:
- Phật giáo, Đạo giáo phục + Chùa quán được xây dựmg nhiều thêm
hồi:
+ Nhiều vị chúa quan tâm, góp tiền của sửa
+ Chùa quán được xây
sang chùa.
dựmg nhiều thêm
+ Nhân dân, quan chức góp tiền của, ruộng
+Nhiều vị chúa quan tâm,
đất sửa sang chùa chiền, đúc chuông, tô

góp tiền của sửa sang chùa. tượng.
Đạo giáo: Chấn võ quán
+ Chấn Võ quán được xây dựng ở thời Lê
được xây dựng ở thời Lê
-Trịnh.
Trịnh.
Như chúng ta đã biết thời Lý - Trần, Phật
giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và phổ
biến, Đạo giáo phát triển. Đến cuối thề kỉ
thứ XIV hai tôn giáo suy dần, đặc biệt thời
Lê Sơ, do sự hạn chế của nhà nước phong
kiến nó mất hẳn vị trí của mình. Đến thế kỉ
XVI - XVIII nó khôi phục vị trí vì đất nước
loạn lạc, chiến tranh liên miên mà nhà nước
phong kiến khủng hoảng, phân tán. Nho
giáo và Phật giáo với giáo lý của mình: Phật
giáo hướng con người đến điều thiện, “từ
bi, hỉ xả, lục hòa” cứu khổ cứu nạn; Đạo
giáo với tư tưởng “vô vi” tất cả thuận theo
tự nhiên, nó phù hợp với nguyện vọng của
quần chúng nhân dân nên con người tìm
đến Phật giáo và Đạo giáo để mong giải
thoát. Tuy nhiên, Phật giáo và Đạo giáo
không thể có vị trí như thời Lý - Trần.
=> Như vậy cả 3 tôn giáo đều suy yếu.

- Thiên chúa giáo: xuất
hiện.
+ Nguồn gốc: Từ Trung


Cùng với những tôn giáo lâu đời thì
nước ta lúc này xuất hiện một tôn giáo
mới . Đó chính là thiên chúa giáo.
+ Thiên chúa giáo được truyền vào nước ta
bằng con đường nào?
+ Tại sao khi Thiên chúa giáo vào nước ta
lại nhanh chóng được chấp nhận như vậy?
+ Tác động của Thiên chúa giáo với nước
ta?
Trong bối cảnh lịch sử thế kỉ XVI - XVIII
một tôn giáo mới được truyền vào nước ta,
đó là đạo Thiên chúa giáo, đây là tên gọi
của người Việt Nam chỉ những người thờ
chúa Giê su. Đạo này ra đời ở thế kỉ I tại
4


Đông, phổ biến ở phương
Tây thời kì phong kiến.
+ Con đường: Theo con
đường buôn bán của
thương nhân.
+ Tác động: số lượng giáo
dân đông, nhà thờ nhiều,
chữ quốc ngữ xuất hiện.

Rôma cổ đại. Thiên chúa giáo được truyền
bá vào nước ta theo thuyền buôn của các
thương nhân. Đời sống cơ cực của các tầng
lớp nhân dân dưới sự thống trị của các

chính quyền quân chủ thời Mạc - Lê Trịnh,
Nguyễn cùng với những cuộc chiến tranh
tương tàn kéo dài hàng ngàn thế kỷ là môi
trường thuận lợi cho đạo này được nhân dân
đón nhận.
Tuy nhiên, Thiên Chúa giáo không phù hợp
với ý thức hệ Tống Nho vì vậy hoạt động
truyền đạo của các giáo sĩ bị nhà nước
phong kiến Đàng trong- Đàng ngoài cấm
đoán.
Trong những năm của thế kỷ XVII đã có 21
giáo sĩ vào Đại Việt, nhà thờ TCG được xây
dựng ở nhiều nơi.
Vào thế kỷ XVII, cùng với sự truyền bá đạo
Thiên chúa giáo, chữ quốc ngữ đã ra đời.
Người có công hoàn thiện và truyền bá chữ
quốc ngữ vào nước ta là giáo sĩ người Pháp
Alêcxang Đơrốt với quyển từ điển Việt - Bồ
La tinh, nhưng mãi đến thế kỉ XX chữ quốc
ngữ mới trở thành chữ viết phổ biến của
nước ta.
Câu hỏi củng cố
1. Những biểu hiện nào chứng tỏ trong các
thế kỉ XVI - XVIII, Phật giáo, Đạo giáo và
các tín ngưỡng dân gian khác được phục
hồi và phát triển?
2. Thiên Chúa giáo bắt đầu được du
nhập vào nước ta khi nào và ở đâu?
3. Cùng với sự du nhập của Thiên
Chúa giáo là sự ra đời của chữ Quốc ngữ,

vì sao?

GV: Căn cứ vào SGK em nào cho thầy biết
của tình hình tư tưởng nước ta thời này có
gì nổi bật?Kể tên những tín ngưỡng truyền
b. Tư tưởng, tín ngưỡng:
thống của dân tộc ta? Những tín ngưỡng đó
+ Tín ngưỡng truyền thống còn được lưu giữ không? Biểu hiện?
được phát huy như thờ
GV chốt ý: Thờ cúng tổ tiên, tôn thờ thần
cúng tơ tiên, người có công linh, anh hùng dân tộc là những tín ngưỡng
5


với làng với nước.
+ Miếu thờ lăng tẩm được
xây dựng ở nhiều nơi.
=> Đời sống tín ngưỡng
phong phú.

II. Giáo dục, văn học
1. Giáo dục
* Mục tiêu: Đào tạo đội
ngũ quan lại phục vụ cho
nhà nước phong kiến
* Nội dung:
* Hình thức thi cử:
* Thành tựu:
- Nhà Mạc: tiếp tục phát
triển, tổ chức đều đặn các

kì thi
- Thời Lê Trịnh: GD mở
rộng.
+ Đàng trong: Năm 1646
chúa Nguyễn mở khoa thi
đầu tiên mở khoa thi đầu
tiên
- Thời Quang Trung thơ
văn chữ Nôm vào nội dung
thi cử.
- Nội dung: GD kinh sử,
KH - TN không được chú
ý.
Kinh tế không phát triển.

truyền thống của dân tộc, đã ăn sâu vào nếp
sống, suy nghĩ của con người. Chính vì vậy
mà nó được lưu giữ và phát huy qua các thế
hệ cho đến ngày nay như: Thờ cúng tổ tiên,
lễ hội đền Gióng…được lưu giữ như một tài
sản văn hoá.

Do khủng hoảng của nền kinh tế, chính
trị đã tác động sâu sắc tới tư tưởng, tôn
giáo của nước ta còn Giáo dục và văn học
có điểm gì mới chúng ta cùng nghiên cứu
phần II
Hoạt đông 2: Cá nhân và cả lớp
Thời Lý - Trần, tình hình kinh tế, chính trị
ổn định nên giáo dục phát triển mạnh, nội

dung học tập được quy định chặt chẽ, quy
chế thi cử rõ ràng. Nhưng đến thế kỉ XVI XVIII do tác động của tình hình kinh tế,
chính trị đã ảnh hưởng đến giáo dục của
nước ta.
Các triều đại phong kiến tiếp tục quan tâm
đến giáo dục, duy trì nền giáo dục Nho học
để đào tạo đội ngũ quan lại và củng cố
vương quyền của mình.
- GV: Nghiên cứu SGK em nào cho cô biết
tình hình giáo dục nước ta thời kì này có gì
đặc biệt.
+ Thời nhà Mạc? vậy em có biết triều nhà
mạc tồn tại bao nhiêu năm?
Nhà Mạc (1527- 1592) 65 năm. Thời kỳ
nhà Mạc, giáo dục tiếp tục phát triển, tổ
chức đều đặc các kỳ thi. (Theo lệ, cứ 3 năm
mở một kỳ thi, năm trước thi Hương thì
năm sau thi Hội), lấy đỗ 485 tiến sỹ và 13
Trạng nguyên, trong đó có Trạng nguyên
Nguyễn Bỉnh Khiêm (tức Trạng Trình)
và bà Nguyễn Thị Duệ - nữ tiến sĩ đầu tiên
và duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho học
Việt Nam.
+ Thời Lê - Trịnh:
6


Nhiều khoa thi được tổ chức với hơn 50
khoa thi, lấy đỗ tổng cộng 500 tiến sỹ.
Trong số những người đỗ đạt cao, có nhiều

người tài giỏi và có cống hiến lớn cho đất
nước
+ Đàng Trong:
Ở Đàng Trong, hình thức khoa cử xuất hiện
muộn và không được chú trọng như Đàng
Ngoài. Năm 1646, chúa Nguyễn mới mở
khoa thi đầu tiên
+ Thời Quang Trung:
+ Nội dung giáo dục là gì?
Thơ văn chữ Nôm được đưa vào nội dung
thi cử. Tuy nhiên, nội dung giáo dục vẫn
chủ yếu là Kinh sử các bộ môn khoa học tự
nhiên không được chú trọng.
+ Hạn chế?
Nói chung, các triều đại phong kiến ở các
thế kỷ XVI - XVIII vẫn tiếp tục duy trì và
có lúc còn mở rộng chế độ giáo dục thi cử
nhằm đào tạo đội ngũ quan lại đáp ứng nhu
cầu của bộ máy nhà nước ngày một cồng
kềnh. Tuy nhiên, cùng với sự suy thoái của
nhà nước TW tập quyền, chất lượng giáo
dục cũng giảm sút dần. Những nguyên tắc
đạo đức và lễ giáo Tống nho không còn tác
dụng, chỉ là giáo lí suông. Nội dung giáo
dục nông cạn, ngày càng khuôn sáo, không
phù hợp với thực tế, việc tổ chức thi
cử nặng về hình thức và gian lận công khai
nên chất lượng giáo dục ngày một suy
giảm. Quan tước đã trở thành một thứ hàng
hoá. Nhân dân có câu:

Trăm quan thì được tước hầu
Mười quan tước bá ai nào kém ai
Thuyết chính danh định phận một nội dung
quan trong của ý thức hệ Nho giáo nhằm
bảo vệ tôn ti trật tự của nhà nước phong
kiến TW tập quyền và củng cố chế độ đẳng
cấp cũng mất dần ý nghĩa. Sức mạnh của
đồng tiền đã tấn công và làm rạn nứt thành
trì lễ giáo Tống nho. Triết lí “danh phận”
7


nhường chỗ cho quan niệm :
Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
+ Bộ môn KH - TN không được chú ý đã
ảnh hưởng như thế nào tới xã hội?
Không chú ý tới KH - TN đã cản trở kinh
tế phát triển do tư tưởng: Nội hạ ngoại di,
trọng nông ức thương….giá trị giáo dục
phai nhạt.

2. Văn học:
- Văn học chữ Hán giảm
sút
- Văn học chữ Nôm xuất
hiện và được chú trọng
phát triển: Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ….


Sự suy thoái của Nho giáo đã tác độgn
như thế nào đến Văn học, chúng ta cùng
tìm hiểu sang phần
GV: Những đặc điểm của văn học thế kỉ XXV?
HS: suy nghĩ trả lời.
Văn học chữ hán giảm sút: Từ thế kỉ X XV văn học chữ Hán rất phát triển với các
tác phẩm tiêu biểu như: Nam quốc sơn hà,
Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú…đã có
chữ Nôm nhưng chưa phổ biến, nội dung
văn học thể hịên tinh thần dân tộc sâu sắc.
Văn học chữ Nôm xuất hiện
Ở giai đoạn này, tuy văn học chữ Hán vẫn
chiếm ưu thế nhưng văn học chữ Nôm đã
xuất hiện hơn trước và giữ vị trí trọng yếu.
Với những nhà thơ Nôm nổi tiếng như
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ. Điều
đáng chú ý qua nội dung của tác phẩm là
khuynh hướng ca tụng cảnh “thái bình thịnh
trị” của văn học thế kỷ XV hầu như biến
mất, nhường chỗ cho trào lưu bi quan, bất
lực với những trăn trở, nhức nhối của kẻ sĩ
trước thế sự đảo điên. Như : Tác phẩm
“Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, tác
phẩm ra đời trong hoàn cảnh giữa thế kỷ
18 khi chiến tranh ở Đàng Ngoài diễn ra
liên miên, lên án chiến tranh chia cắt hạnh
phúc.
Sau “Chinh phụ ngâm”, là tác phẩm “Cung
oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia
8



- Văn học dân gian nở rộ
với các hình thức ca dao,
hò vè.
+ Nội dung: thể hiện
nguyện vọng của quần
chúng nhân dân, mong
muốn sống tự do, hoà bình.

Thiều phản ánh nỗi cô đơn, phẫn uất của
những người cung nữ, cũng được người đời
truyền tụng.
Những tác phẩm trên Đề cao hạnh phúc và
vai trò của con người, nhất là vai trò phụ nữ
mà những thời kỳ trước chưa đề cập. Phụ
nữ trong văn học thời kỳ này là những
người tài sắc, có đức hạnh, không chịu sự
ràng buộc theo lễ giáo phong kiến, không
chấp nhận cảnh vợ chồng chia ly vì chinh
chiến… Họ nói lên tiếng nói đấu tranh để
được hưởng những quyền lợi tối thiểu nhất
là tự do yêu đương và hạnh phúc
Hay tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
một ông quan thanh liêm , chính trực. Là
nhà thơ lớn của dt với bài thơ “Cảnh nhàn”
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
thể hiện lối sống hoà hợp với tự nhiên, xa
vời danh lợi của kẻ sĩ trước những biến
động của thời cuộc.
Bên cạnh văn học chữ nôm thì văn học dân
gian nở rộ? Nội dung của nó?
Cùng với sự phát triển của văn học viết, văn
học dân gian thời kỳ này cũng có những
bước phát triển mạnh mẽ. Phong trào đấu
tranh của quần chúng cùng với tài năng của
mình, nhân dân đã sáng tạo ra hàng loạt ca
dao, tục ngữ, truyện cười,... vừa nói lên tâm
tư nguyện vọng của mình vì một cuộc sống
ăm no, tự do, hạnh phúc, vừa đả kích sự
mục rỗng của chế phong kiến. Những câu
ca dao phản ánh sự phân biệt giai cấp và sự
phản kháng của quần chúng bị áp bức:
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Khi nào dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa
9


Hoặc những câu phản ánh đời sống trong
phủ chúa cùng sự tranh chấp quyền lực
trong bộ máy chính quyền:
Trăm quan có mắt như mờ
Để cho Huy quận vào sờ chính cung

Đục cùn thì giữ lấy “tông”
Đục long “cán” gãy còn mong nỗi gì?

III. Nghệ thuật và khoa
học - kĩ thuật.
1.Nghệ thuật.
Có 3 loại hình nghệ thuật
- Nghệ thuật kiến trúc điêu
khắc phát triển; chùa Thiên
Mụ, tượng Phật bà quan
âm, tượng La hán

Tình hình văn hoá của Việt Nam không
chỉ được thể hiện ở tư tưởng, tôn giáo,
giáo dục, văn học mà còn được thể hiện ở
nghệ thuật và khoa học kĩ thuật. Vậy nó
được thể hiện như thế nào chúng ta cùng
nghiên cứu phần III.
GV: Theo dõi SGK cho cô biết nghệ thuật
có phát triển không? Với những công trình
nghệ thuật nào?
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh
Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà
Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung
tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía
tây, được xây dựng vào năm 1601 dưới thời
chúa Nguyễn Hoàng.
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn
Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận
Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích

thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn
bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây
dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau
này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc
bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông
bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng
nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình
một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn
đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban
đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần
lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người:
"Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập
chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho
nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn
được gọi là Thiên Mụ Sơn
10


Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng
dường như cùng bắt nhịp được với ý
nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả
mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi
chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương,
đặt tên là "Thiên Mụ".
GV: Em biết gì về chùa Tây Phương, quan
sát 2 bức tượng em thấy tượng được tạc như
thế nào( tư thế, khuôn mặt, đôi tay…)
Chùa Tây Phương ở núi Tây Phương, xã
Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.

Chùa được xây dựng vào năm 1554 đời vua
Lê Trung Tông và đã qua nhiều lần trùng tu
Chùa Tây Phương xây 3 toà xếp thành hình
chữ tam, nhìn bề ngoài mỗi toà có hai tầng,
8 mái và 8 đầu đao cong vút. Toà giữa hẹp
nhưng cao hơn toà thượng và hạ. Do xếp
hình chữ tam, không nối liền mà mỗi toà
cách nhau một quảng nhất định, thềm toà
nọ cách thềm toà kia là 1m 60, nên nội thất
mỗi toà đều được chiếu sáng. Các toà nhà
gạch trần theo hình cong và được chạm trổ
theo kiểu "bán âm, bán dương", hay kiểu
"sắc sắc không không" theo triết lý nhà
Phật. Phía trong chùa dựng theo lớp chồng
giừơng thống nhất, chồng cột có xà đỡ.
Nghệ thuật trang trí kiến trúc Chùa Tây
Phương được biểu hiện qua các đề tài: rồng
phượng, hoa, lá ở trên các vì xà, van nong...
với kỹ thuật chạm bẹt. Chùa Tây Phương là
một công trình kiến trúc ton giáo đặc sắc
tiêu biểu cho mĩ thuật Việt Nam thời hậu Lê
với nhiều di vật quý giá, trong đó phải kể
tới 18 pho tượng La Hán. Đây là tượng về
những vị sư tổ nối tiếp nhau theo con đường
của Phật Thích ca sau khi ngài đã lên cõi
niết bàn.
Bức tượng bên trái là chân dung vị tổ thứ 3
- Thương Na Hòa Tu, được làm bằng gỗ
sơn, cao 154 cm. Nhìn bức tượng ta thấy
đây là một ông già mặt gầy, trán cao, ngồi

chân vắt ngang qua ghế, một tay để trên
11


đùi,còn tay kia để trong bọc, áo mặc nhiều
lớp để lộ ra bộ ngực gầy gò. Tượng có đôi
mắt sụp, miệng mím, ít nói nhưng nghĩ
nhiều. Động tác tay chân kết hợp với khuôn
mặt như vậy tỏ ý muốn đề cao lao động trí
óc.
Bức tượng bên phải là chân dung vị tổ thứ
16 - La Hầu La Đa, cao 132 cm, đúng là
chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình
gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng
vừa phải. Chưa thấy pho tượng nào diễn tả
y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến
như thế. Dáng điệu một tay cầm gậy, một
tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay
trông thấy rõ từng đốt xương bên trong.
Con hươu nằm bên trái tượng quay cố và
hướng về phía tổ như chờ đợi sự vỗ về.
=> Những bức tượng sống động thể hiện
sáng tạo tài ba của người thợ mộc đồng
thơờ nói lên sự phát triển của nghệ thuật
kiến trúc điêu khắc ở nước ta.

- Nghệ thuật dân gian được
hình thành.thể hiện cuộc
sống đời thường.
- Nghệ thuật sân khấu phát

triển cả ở Đàng trong và
Đang ngoài
-> Mang đậm tính địa
phương

Tượng phật Bà quan âm nghìn mắt
nghìn tay (chùa bút tháp) được tạc bằng
gỗ quý, kích thước chiều cao 3,7m; chiều
ngang 2,1m; chiều dày 11,5m. Ngoài khuôn
mặt chính, pho tượng còn có 11 mặt Phật,
tương truyền do Phật quá lo nghĩ cứu khổ
cứu nạn cho dân nên bị nổ vỡ, sau được
Phật Adida chắp lại nên trên đỉnh pho tượng
có cả tượng Adida. Tượng có 42 cánh tay
để trần vẻ mềm mại, phía sau có 952 bàn
tay, mỗi bàn tay có một con mắt đen dài,
gắn 14 lớp mở rộng dần tạo thành vầng hào
quang. Phần bệ tượng thể hiện ''bể khổ
trần gian'' với nhiều sóng gió. Con ác thú
đội tòa sen và người đội bệ tượng là những
kẻ ác bị trừng phạt và được Phật Bà thu
phục làm đệ tử. Riêng hoa văn chạm khắc
trên bệ tượng mang nét đặc sắc của hoa văn
trang trí thời Lê như ''Lưỡng long chầu
nhật'', ''Song lân chầu nhật'' - trong đó hình
tượng Long (rồng) tượng trưng cho uy
12


quyền của Vua và Lân là biểu tượng cho sự

bền vững của triều đại, của quốc gia.
GV: Em hay đọc SGK và cho cô biết nghệ
thuật dân gian được thể hiện như thế nào?
Cùng với văn học dân gian, một trào lưu
nghệ thuật dân gian được hình thành. Trên
các vì, kèo ở những ngôi đình làng, các
nghệ nhân đã khắc lên những cảnh sinh
hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày,
đi bừa, đấu vật,…
Nghệ thuật sân khấu phát triển cả ở Đàng
trong và Đàng ngoài, nhiều làng có phường
tuồng, phường chèo. Bên cạnh đó là hàng
loạt làn điệu dân ca mang tình địa phương
như quan họ, hát giặm, hò, vè, hát si, hát
lượm,…
.

GV: Nghệ thuật kiến trúc thời kì này
phát triển còn KH - KT như thế nào
chúng ta cùng nghiên cứu sang:
2 . Khoa học - kĩ thuật
- Khoa học: nhiều công
trình khoa học
- Kĩ thuật: nhiều thành tựu,
đúc súng, xây thành luỹ,
đóng thuyền,…

Ngành
Sử học
Triết


Thành tựu
Ô châu cận lục
Thơ sách của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Lê Quý Đôn
Y học
Hải Thượng Lãn Ông
Địa lí
Thiên nam tứ chí lộ đồ thư
Quân sự Hổ trướng khu cơ
Hổ trướng khu cơ là tác phẩm binh thư
do Đào Duy Từ soạn ra, để dạy các tướng sĩ
của xứ Đàng trong. Đó là tác phẩm quân sự
duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn cho
đến ngày nay. Khác hẳn với nhiều cuốn
binh thư, Hổ trướng khu cơ được biên soạn
nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận
quân sự và được viết theo quan điểm cổ
truyền của thuyết Tam tài “thiên thời, địa
lợi, nhân hoà”, gồm ba tập: Tập Thiên, tập
Địa và tập Nhân. Chủ yếu trình bày về
13


phương pháp đánh trận và kỹ thuật chế tạo
binh khí, phản ánh nhiều vấn đề cơ bản của
truyền thống quân sự Việt Nam.
Ô Châu cận lục có nghĩa "ghi chép về Ô
Châu gần đây do Dương Văn
An (1514 – 1591) làm từ năm 1553, sửa

chữa và ấn hành vào năm1555, dưới triều
vua Mạc Tuyên Tông. Đây là tài liệu địa
phương chí sớm nhất của Việt Nam, ghi
chép về nhiều phương diện như núi sông,
thành quách, phong thổ, nhân vật...của dải
đất miền Trung từ Quảng Bình trở vào
đến Quảng Nam ở thế kỷ 16

14



×