I) Về tư tưởng, tôn giáo
- Nho giáo dần suy thoái, Phật giáo, đạo giáo có điều kiện để khôi
phục lại vị trí của mình
- Từ thế kỉ XVI-XVIII, nhiều giáo sĩ phương Tây theo thuyền buôn
vào Việt Nam truyền đạo xuất hiện đạo Thiên Chúa, nhà thờ
Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi.
- Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều thi hành chính sách cấm đạo
Thiên Chúa giáo.
- Các giáo sĩ phương Tây vào nước ta truyền đạo đã học tiếng
Việt để giảng đạo và dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt đến
giữa thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của cuốn từ điển Việt - Bồ - La-
tinh và cuốn Giáo lí cương yếu bằng tiếng Việt chữ Quốc ngữ đã
ra đời.
- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, ông bà, các vị anh hùng, đặc biệt
là những người có công với đất nước nét đẹp trong tín ngưỡng
dân gian: phong phú, đa dạng, đậm chất đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
- Ngoài các nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhiều chùa chiền, đền thờ,
văn miếu cũng được xây dựng thêm.
II) Phát triển giáo dục và văn học
1) Giáo dục:
- Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức thi cử đều đặn.
- Khi đất nước bị chia cắt:
•
Đàng Ngoài: nhà nước Lê - Trịnh tiếp tục mở rộng Nho học theo
chế độ thời Lê sơ, tổ chức nhiều khoa thi nhưng số người đi thi và
số người đỗ đạt không nhiều.
•
Đàng Trong:, hình thức khoa cử xuất hiện muộn(1646, Chúa
Nguyễn mới mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng) và không được
chú trọng như Đàng Ngoài. Họ Nguyễn quan tâm hơn đến kiến
thức thực tế và tuyển dụng quan lại chủ yếu thông qua hình thức
tiến cử.
-Vua quang trung lên ngôi cho chấn chỉnh lại nền giáo dục( dịch
sách kinh từ chữ Hán sang chữ Nôm cho học sinh học, đưa văn
thơ chữ nôm vào thi cử)
-Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh sử, các bộ môn khoa học tự
nhiên không được chú ý.
2) Văn học:
- Văn học chữ Hán mất dần vị thế vốn có ở Lê sơ.
- Nét nổi bật của văn học giai đoạn này là sự nở rộ của các tác phẩm
văn thơ viết bằng chữ Nôm, trong đó đặc biệt là những truyện Nôm
khuyết danh như Trê cóc, Trinh thử, Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch
Sanh, Tống Trân – Cúc Hoa, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc…
cùng với các tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc
Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Dữ, Mạc Thiên Tứ, Nguyễn Cư Trinh,
Ngô Thế Lân…
- Văn học chính thống đang suy thoái, nhưng trong văn học dân gian
hình thành trào lưu văn học dân gian khá ấn tượng: ca dao, tục ngữ,
truyện cười, truyện dân gian…
* Kho tàng văn học hiện có vô cùng phong phú và đa dạng, phản ánh
cuộc sống tinh thần và tâm linh của con người Việt Nam đương thời.
III) Nghệ thuật và khoa học kỹ thuật
1) Nghệ thuật:
- Thế kỷ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát
triển.
•
Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế)
•
Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp
(Bắc Ninh)
•
Các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây)
- Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành. Cảnh sinh hoạt
thường ngày của nhân dân được khắc lên các vì, kèo ở những
ngôi đình làng tuy nghệ thuật đơn giản nhưng phản ánh được
cuộc sống của người dân thường.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo. Làn điệu dân ca mang
đậm tính địa phương như quan họ, hát giặm, hò, vè, lí, si, lượn
phổ biến.
Chùa Thiên Mụ