Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BÀI 30 lớp 10 CHIEN TRANH GIANH ĐOC LAP CUA CAC THUOC ĐIA ANH O BAC MY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.12 KB, 21 trang )

Bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở
BẮC MĨ
Mục tiêu.
Kiến thức giúp học sinh hiểu.
- Quá trình hình thành 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ…
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ, nguyên nhân bùng nổ chiến
I.
1.

tranh.
- Cuộc chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là cuộc
cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc (lật đổ ách
thống trị của thực dân Anh), mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Nguyên nhân trực tiếp, diễn biến, và sự thành lập hợp chúng quốc Mĩ.
- Kết quả của cuộc chiến tranh này đã khai sinh ra một dân tộc mới-dân tộc tư
sản Mĩ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Đây là cuộc cách mạng tư sản lần đầu tiên diễn ra ngoài Châu Âu, nhưng nó
góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu và phong
trào đú tranh giành độc lập của các nước Mĩ La Tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX.
Thái độ, tư tưởng, tình cảm.
- Hiểu biết, nhận thức, đánh giá đúng vai trò to lớn của quần chúng nhân dân
2.

trong cách mạng, họ là lực lượng hùng hậu của cách mạng.
- Thấy được bản chất thực sự của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân.
- Căm phẫn trước ách thống trị tàn bạo, ách bóc lột của thực dân Anh.
3. Kĩ năng.
- Quan sát tranh ảnh, chỉ lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan
* Ví dụ:


Vẽ biểu đồ, thể hiện tiến trình của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ.
Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản Hà Lan,
cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ.
- Giải thích


+ Sự kiện (nguyên nhân) xâu xa và trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến
tranh?.
+ Tại sao Anh lại tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển kinh tế của các thuộc địa
ở Bắc Mĩ?.
+ Tại sao nói thực chất cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản?.
- Phân tích
+ Cơ sở bùng nổ của cuộc cách mạng gồm, sự phát triển kinh tế chủ nghĩa tư
bản, chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Anh.
+ Trong sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa gồm, phát triển kinh tế ở miền
Bắc và kinh tế miền Nam.
- Chứng minh:
+ Sự phát triển kinh tế công trường thủ công ở miền Bắc bằng hình Ảnh trung
tâm công nghiệp Boxton…
I.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề (nêu tình huống có vấn đề giúp học sinh giải quyết tình
huống có vấn đề).
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
- Vấn đáp, trao đổi nhóm tổ.
2. Phương tiện

- Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Hình ảnh cuộc bạo động ở Boxton
- Hình ảnh chân dung Giooc giơ Oa-sinh-tơn.
- Máy tính, bảng phụ, máy chiếu, tài liệu học tập (sách giáo khoa. Sách tham khảo,

1.

các tài liệu tham khảo…).
II.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp
- Chào hỏi
- Báo cáo sĩ số
2.
Kiểm tra bài cũ
- GV đặt câu hỏi: Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ, giờ trước chúng ta đã
học bài 29 cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh một em hãy nêu diễn biến
cách mạng tư sản Hà Lan?
- Gọi học sinh trả lời


- Giáo viên nhận xét, gọi học sinh bổ sung, đưa ra đáp án đúng
+ Tháng 8/1566 nhân dân miền Bắc Nê-đéc-la khởi nghĩa, lực lượng phát triển
mạnh, làm chủ nhiều nơi.
+ 1581 các tỉnh miền Bắc đã thành lập các tỉnh liên hiệp, nhưng thực dân phương
Tây Ban Nha không chấp nhận.
+ 1906 hiệp định đình chiến được kí kết.
+ 1648 chính quyền Tây Ban Nha công nhận độc lập của của Hà Lan. Cách mạng
kết thúc thắng lợi, Hà Lan được giải phóng.
3. Dẫn nhập vào bài mới

- Châu Âu thế kỉ XVII là thời kì nổ ra mạnh mẽ các cuộc cách mạng tư sản mà
chúng ta đã nghiên cứu ở các bài trước đó là cuộc cách mạng tư sản Hà Lan giữa
thế kỉ XVI và cuộc cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, không chỉ Châu Âu mà
những thành tựu, thành quả của cuộc cách mạng tư sản đã lan tới vùng Châu Mĩ
với cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, để hiểu được
duyên cớ, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng này . Và vì sao nói đây
là một cuộc chiến tranh giành độc lập nhưng về bản chất lại được coi là một cuộc
cách mạng tư sản. Để lí giải những vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày
hôm nay.

Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ,

các em mở vở ghi bài.
- Giáo viên treo lược đồ, giới thiệu vị trí địa lý của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
4. Tiến trình dạy và học
Kiến thức cần đạt
1. Sự phát triển của chủ nghĩa

Hoạt động dạy và học của thầy trò
Hoạt động 1. Biết được sự phát triển kinh tế tư bản chủ

tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân

nghĩa ở những thuộc địa này và mâu thuẫn giữa nhân

bùng nổ cách mạng.
a. Sự phát triển của chủ nghĩa tư

dân, giai cấp tư sản, chủ nô ở Bắc Mĩ với thực dân Anh.
GV đặt câu hỏi.

Sau khi cuộc cách mạng tư sản Anh giành thắng lợi

bản ở Bắc Mĩ.
- Sau khi Cri-xtop Cô-lôm-bô,

1688 nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ

tìm ra Châu Mĩ nhiều người dân

nghĩa, kinh tế phát triển, dân số không ngừng tăng bởi

ở Châu Âu đã di cư qua Bắc Mĩ

vậy nhiều người dân đã di cư qua Bắc Mĩ sinh sống.


sinh sống.
- Nửa đầu thế kỉ XVIII 13 thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ được thành lập
(1,3 triệu dân).

Căn cứ vào SGK, một em cho thầy biết nguyên nhân tại
sao 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ là thuộc địa di dân chứ
không phải là thuộc địa khai thác và 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ được ra đời như thế nào?
Hs trả lời
Gv nhận xét, chốt ý.
- Giải thích khái niệm thuộc địa
- 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ lần lượt được thành lập
từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây vốn là

vùng đất của của người Inđia (thổ dân ra đỏ). Thực
dân Anh đã đuổi họ ra khỏi những vùng đất phì
nhiêu vào rừng phía tây để chiếm đoạt ruộng đất của
họ, đồng thời mua nô lệ da đen Châu phi sang khai
phá đồn điền.
- Miêu tả cảnh đưa người nô lệ ra đen qua Bắc Mĩ.
- 1607 người Anh chính thức đặt chân lên vùng đất
Vieecginia. Những cuộc di dân của thực dân Anh trở
nên mạnh mẽ hơn đối với Bắc Mĩ vào những năm
20 của thế kỉ XVIII.
- Năm 1752, Anh đã thành lập được 13 thuộc địa ở
Bắc Mĩ.
- Chỉ lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
GV đặt câu hỏi
Với những tiến bộ khoa học kĩ thuật cư dân Châu Âu
đem tới. Cùng với điều kiện vị trí địa lý vô cùng thuận
lợi khiến cho kinh tế công thương nghiệp tư bản chủ
nghĩa phát triển ở đây. Nền kinh tế 13 thuộc địa Anh

b. Nguyên nhân bùng nổ chiến
tranh

phát triển ra sao?
Học sinh trả lời
GV nhận xét, chốt kiến thức


- Giữa thế kỉ XVIII nền kinh tế

- Giữa thế kỉ XVIII công thương nghiệp tư bản chủ


công thương nghiệp tư bản chủ

nghĩa có bước phát triển mới
* Miền Bắc
+ Các công trường thủ công xuất hiện: sản xuất rượu,

nghĩa ở đây phát triển.
+ Miền Bắc: Công trường thủ
công phát triển (luyện kim, đóng
tàu).
Boxton là trung tâm công
nghiệp.

+ Miền Nam: Kinh tế đồn điền
phát triển, trang trại lớn.

dệt đay, thuỷ tinh đặc biệt là luyện kim và đóng tàu rất
phát triển.
+ Box-Tơn trở thành trung tâm công nghiệp lúc đó.
* Miền Nam
+ Kinh tế đồn điền phát triển
+ Giải thích khái niệm đồn điền?
+ Sản xuất hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông,
mía, thuốc lá…
- Giáo viên kết hợp chỉ lược đồ những khu vực, trung
tâm công thương nghiệ, đồn điền…(khái niệm công
trường thủ công, đồn điền).
+ Công trường thủ công tại: Ma Xa Chu Xet, Niu Ooc,
Me Ri Len…

+ Đóng tàu: Niu Hăm Xai, Niu Giơ Xi…
+ Đồn điền: Viếc Ni Gi A, Ca Rô Nai Ga Man, Giooc
Gi A…
+ Chăn nuôi: Viêc Ni Gi A, Ca Rô Nai Ga Man…
Vậy tại sao ở miền Bắc lại phát triển các công trường
thủ công còn miền Nam lại phát triển các đồn điền?
Hs trả lời
Gv nhận xét, chốt kiến thức.
+ Ở miền Bắc nhiều tài nguyên khoáng sản, các cảng
biển lớn…
+ Miền Nam đất đai phì nhiêu màu mỡ, khí hậu thuận
lợi…
GV đặt câu hỏi
Trước sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ
th́ chính phủ thực dân Anh có thái độ ra sao?.
HS trả lời
GV nhận xét, chốt kiến thức.


Thực dân Anh không mong muốn, tại sao?Hành động
- Sự phát triển kinh tế công,
nông nghiệp thúc đẩy thương
nghiệp, cùng với những tiến bộ
về giao thông, thông tin liên lạc
có nhiều tiến bộ, thị trường
thống nhất ở Bắc Mĩ đã dần dần
được hình thành cạnh tranh với
kinh tế Anh.

của chúng?

HS trả lời
GV nhận xét, trả lời.
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ cạnh tranh với
kinh tế Anh.
- Mục đích xâm lược thuộc địa chỉ là vơ vét, bóc lột tài
nguyên thiên nhiên, của cải đem về làm giàu chi chính
quốc…
- Anh muốn các nước thuộc địa đều phải phụ thuộc vào
kinh tế của chính quốc.
+ Về kinh tế:
Cấm lập nhà máy, xí nghiệp
Ban hành nhiều đạo luật cám đoán sự phát triển công
thương nghiệp, hàng hải ở Bắc Mĩ
Cấm mở rộng khai khẩn đất đai ở miền Tây.
+ Về chính trị: áp bức dân tộc, áp bức giai cấp..
Vậy những chính sách cấm đoán của thực dân Anh đã

- Chính phủ Anh tìm mọi cách để

gây ra hậu quả gì? một em cho thầy biết.

cản chở, kìm hãm, ngăn cản:
+ Tăng cường bóc lột tô thuế
+ Độc quyền buôn bán trong và
ngoài nước.
Kết luận chính sự kìm hãm của
chính phủ Anh đã làm cho mâu
thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay
gắt, đây chính là nguy cơ tiềm ẩn
của cuộc chiến tranh.


HS trả lời
GV nhận xét, trả lời
- Làm tổn hạn đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa
- Mâu thuẫn nhân dân thuộc địa với thực dân Anh ngày
càng sâu sắc.
- Yêu cầu, lật đổ chính quyền thực dân Anh đòi quyền
độc lập dân tộc, tự do, dân chủ…
=> Chính là nguyên nhân cơ bản khiến cuộc chiến
tranh bùng nổ.
Hoạt động 2, trình bày diễn biến của cuộc chiến tranh


theo lược đồ.
GV : Vậy đâu là nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến
2. Diễn biến chiến tranh và sự
thành lập hợp chúng quốc Mĩ.
a. Nguyên nhân trực tiếp
- Tháng 12/1773 nhân dân cảng

tranh, diễn biến của nó ra sao chúng ta cùng chuyển
sang phần 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập hợp

chúng quốc Mĩ.
Sự kiện dẫn tới sự bùng nổ cách mạng bùng nổ ?
HS trả lời
Bô-xton tấn công ba tàu chè của
GV nhận xét, chốt ý.
Anh để phản đối chế độ thu thuế. - Cuối thế kỉ XVIII mâu thuẫn giữa Anh và 13 thuộc
Thực dân Anh ra lệnh đóng cửa

cảng.
- Năm 1774 Đại hội lục địa lần
thứ nhất không được nhà vua
chấp thuận.

địa ở Bắc Mĩ ngày càng gay gắt.
- Sự kiện “chè Bot-xton” đã thổi bùng ngọn lửa chiến
tranh ở Bắc Mĩ.
- Giải thích sự kiện “chè Box-tơn”.
Phản ứng của vua Anh ra sao?
HS trả lời
GV : Nhận xét, chốt ý.
- Cuối 1773, 3 chiếc tàu chở che của Anh đã cập cảng
Box-ton bị những người dân địa phương cải trang làm
thổ dân ra đỏ, ném các thùng chè xuống biển.
- Chính phủ Anh liền trừng phạt thuộc địa, phong toả
và chiếm cảng box-ton, không khí khủng bố tràn ngập,
việc buôn bán ngừng trệ, nguy cơ một cuộc chiến tranh
đang đến rất gần.
Trước hành động đó của chính phủ Anh nhân dân
thuộc địa có hành động gì?.
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý.
- Tháng 9/1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được
tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a-đại hội lục địa lần thứ
nhất.
+ Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn
chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ.
+ Nhà vua tuyên bố sẽ trừng trị, nếu các thuộc địa nổi



loạn, cho nên chiến tranh đã bùng nổ.
GV đặt câu hỏi :Diến biến cuộc chiến tranh?
HS trả lời
Gv nhận xét, chốt ý.
- Tháng 4/1775, chiến tranh giữa thuộc địa với chính
quốc, nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, do tương quan
lực lượng, tổ chức kém nên không thể thắng được quân
đội chính quy của vua Anh.
- Lập bảng so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên
khi bắt đầu cuộc chiến.
=> Kết luận, bất lợi, khó khăn đối với nghĩa quân dẫn
tới thương vong nhiều, thiếu thốn lương thực, lực
b. Diễn biến chiến tranh
- Tháng 4/1775 cuộc chiến tranh
bùng nổ quân 13 thuộc địa đã
giành được nhiều thắng lợi quan
trọng.

lượng…
GV đặt câu hỏi
Cuộc chiến sẽ ra sao nếu tình hình đó kéo dài? Vấn đề
cấp thiết cần giải quyết lúc này là gì?
HS trả lời
GV nhận xét, trốt kiến thức
- Tháng 5/1775, đại hội lục địa lần thứ hai
- Cho học sinh quan sát bức tranh đại hội lục địa lần
thứ hai và yêu cầu các em trả lời
+ Thời gian
+ Địa điểm

+ Số lượng đại biểu
+ Nội dung:
• Thành lập quân đội thuộc địa.
• Bổ nhiệm Giooc-gio Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.
• Kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp

- Tháng 5/1775, Đại hội lục địa
lần thứ hai



xây dựng quân đội
Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước



Anh.
4/7/1776 địa hội lục địa lần thứ hai thông qua

tuyên ngôn độc lập nổi tiếng.
- Khắc hoạ chân dung Oa-sinh-ton.





Các em biết gì về Oa-sinh-ton?.
Ông có vai trò như thế nào trong cuộc chiến tranh

giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?.

• Vì sao thủ đô Mĩ lại lấy tên là Oa-sinh-ton?.
• Giải thích khái niệm Hợp chúng quốc Mĩ.
HS trả lời.
GV nhận xết, khái quát phân tích.
GV đặt câu hỏi
Cho học sinh đọc một đoạn bản tuyên ngôn độc lập.
Rút ra kết luận nội dung.
HS đọc, trả lời
GV nhận xét, chốt kiến thức
- Thời gian thông qua bản tuyên ngôn: 4/7/1776
- Tác giả: Thomas Jefferson
- Nội dung
- Vai trò
- Liên hệ bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ với tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, Tuyên ngôn
độc lập của Việt Nam.
GV đặt câu hỏi
Sau sự kiện đại hội lục địa lần thứ hai cuộc chiến tiếp
diến ra sao?.
HS trả lời
- Ngày 4/7/1776 bản Tuyên
ngôn Độc lập được công bố,
xác định quyền con người và
quyền độc lập của 13 thuộc
địa. Thực dân Anh không
chấp nhận cuộc chiến tranh
vẫn tiếp diễn

GV nhận xét, chốt ý.
- Chỉ lược đồ diễn biến cuộc chiến.

- Ngày 17/10/1777, chiến thắng Xa-ra-tô-ga.
- Năm 1781, trận I-oc-tao.
- Năm 1783, hiệp ước Vec-xai, công nhận nền độc lập
của 13 thuộc địa.
Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân
Anh?
HS trả lời


- Ngày 17/10/1777 chiến thắng
Xa-ra-tô-ga, tạo bước ngoặt cho
cuộc chiến.
- Năm 1781 trận I-oc-tao, giành
thắng lợi cuối cùng.
- Năm1783 thực dân Anh phải kí

GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Quân Mĩ dưới sự chỉ đạo tài giỏi của Oa-sinh-tơn, ông
đã biết lợi dụng địa thế hiểm trở và sử dụng cách đánh
du kích khiến cho thực dân Anh là quân đội chuyên
nghiệp, được trang bị đầy đủ cũng không thể phát huy

hiệp ước Vec-xai, công nhận nền

được sức mạnh đó.
- Quân Mĩ tranh thủ được sự ủng hộ của quân Pháp và

độc lập của 13 thuộc địa.

nhiều nước Châu Âu: Tây Ban Nha, Hà Lan…đang

mâu thuấn lớn với Anh. Họ đã tham gia liên minh
chống Anh.

3. Kết của và ý nghĩa của cuộc
chiến tranh giành độc lập.
a. Kết quả
- Tháng 9/1783 với hiệp ước
Vec-Xai, Anh chính thức công
nhận độc lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ.
- Năm 1787 Mĩ ban hành hiến
pháp, quy định Mĩ là nước cộng
hoà liên bang, đứng đầu là tổng
thống nắm quyền hành pháp,

GV đặt câu hỏi
Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý.
- Tháng 9/1783, Hoà ước Vec-Xai được kí kết. theo hoà
ước này Anh chính thức công nhận độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Năm 1787, Hiến pháp của nước Mĩ được thông qua.
+ Nội dung hiến pháp:
• Mĩ là nước cộng hoà liên bang ( giải thích khái
niệm cộng hoà liên bang) tổ chức theo nguyên
tắc” tam quyền phân lập” (giải thích khái niệm


Quốc hội nắm quyền lập pháp.

b. Ý nghĩa
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính



nắm quyền lập pháp, tổng thống nắm quyền hành

quyền Anh, thành lập quốc gia tư
sản mở đường cho kinh tế tư bản

tam quyền phan lập).
Quốc hội gồm hai viện Thượng viện, Hạ viện



pháp, toà án nắm quyền tư pháp.
Cho học sinh vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

chủ nghĩa phát triển.
- Thúc đẩy phong trào chống

Mĩ theo hiến pháp 1789 (bài tập về nhà).
- Theo hiến pháp 1789 Giooc - giơ Oa-sinh-tơn được

phong kiến ở Châu Âu và phong

bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.
GV đặt câu hỏi
Cuộc chiến tranh giàng thắng lợi có ý nghĩa như thế


trào đấu tranh giành độc lập ở
Mĩ Latinh.

nào đối với Bắc Mĩ và các nước?
HS trả lời
GV nhận xét, trả lời, chốt kiến thức
- Trong nước, giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền
Anh, thành lập nhà nước mới, mở đường cho kinh tế tư
bản chủ nghĩa phát triển.
- Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập của các
nước Châu Âu chống phong kiến, nhân dân Mĩ La
Tinh…
=> Kết luận, thực chất đây là cuộc cách mạng diễn ra
dưới hình thức đấu ranh giành độc lập dân tộc.
- Lập bảng so sánh cuộc cách mạng tư sản Anh, Hà
Lan, 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

IV. ÔN TẬP, CỦNG CỐ
1. Ôn tập.
- Cần nắm được quá trình hình thành 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Tiền đề, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ.
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh
- Diễn biến, hợp chúng quốc Hoa kì, kết quả. Ý nghĩa.


2. Bài tập củng cố
- Bài trắc nghiệm
- Lập bảng so sánh cuộc cách mạng Hà Lan, Anh, cuộc đấu tranh giành độc lập của
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Nhắc nhở học sinh học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

V. PHỤ LỤC
A. kiến thức
1. Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cho chúng ta biết về vị trí địa lý và sự hình
thành các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ vào thế kỉ XVII – XVIII. Đồng thời nó cũng cho
ta thấy được phần nào nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc
lập khi kết hợp đọc bài viết trong sách giáo khoa.
- 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ lần lượt được hình thành từ năm 1603 – 1732.
Sự thực thì những kẻ đầu tiên nuôi tham vọng biến vùng này thành thuộc địa
không phải là thực dân Anh, mà là thực dân Tây Ban Nha, Phâp, Hà lan. Song ưu
thế cơ bản của Anh trong quá trình thực dân hoá Bắc Mĩ là dựa trên cơ sở nền
coonh ngiệp vững chắc và nông nghiệp hơn hẳn Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.
- Năm 1607, người Anh chính thức đặt chân đến Viếc-gi-ni-a và bắt khẩn thực
vùng đất này. Đến hết thế kỉ XVII, họ đã thành lập được 12 thuộc địa. Thuộc địa
thứ 13 là Giooc-gi-a ra đời vào năm 1732 dưới triều vua Giooc-giơ II.
- Về mặt địa lý chính trị, cương giới của 13 thuộc địa: Phía Bắc giáp Can Na Đa,
Nam giáp Phlo-ri-đa (thuộc Tây Ban Nha), Đông là Đại Tây Dương, tây là A-lê-ganit. Căn cứ vào tình hình chính trị ,xã hội, tôn giáo thành phần dân cư…người ta
chia thành 3 miền; miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
- Những thuộc địa miền Bắc là: Ma xa chu xet (thủ phủ là cảng Botxon, có khoảng
2000 dân); Niu Hăm Sai, Rôt Ai Len, Con Net Ti Cơt. Bốn thuộc địa gộp lại với
tên chung là Niu In Glan. Đây là một bộ phận quan trọng của Hợp chúng quốc Hoa
Kì sau này. Bây giờ, ở đây thành lập những trường học Ha Vớt, I Ê Lơ, sau troe
thành những trường đại học nổi tiếng của Mĩ.


- Những thuộc địa miền Trung: Niu Oc, Niu Giơ Xi, Đơ La Oc. Những thuộc địa
miền Trung giàu khoáng sản rất cần cho sự phát triển công nghiệp (Sắt, than…) và
nhiều gỗ phục vụ cho công nghiệp đóng tàu.
- Những thuộc địa miền Nam là Viêc Gi Ni A, Mê Ri Len, Ca Rô Lai A Bắc và
Nam, Giooc Gi A, miền tây rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, từ sản
xuất lúa mì, lúa gạo đến cây công nghiệp (thuốc lá, bông…).

- Cư dân của 13 thuộc địa đa phần là cư dân Anhdi cư sang và con cháu của họ. Họ
đã tiêu diệt và dồn đuổi đến cùng người In Đi An (da đỏ) về phía tây bằng những
cuộc chiến tranh chinh phạt thực sự để chiếm đất đai và đem nô lệ Châu Phi qua
lập đồn điền ở đây.
- 1763, thực dân Anh đã lần lượt lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Tại các thuộc địa
kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển khá nhanh, ở miền Bắc, các công xưởng thủ
công mọc lên ở khắp nơi, các trại ấp ở nông thôn cũng kinh doanh theo hướng tư
bản chủ nghĩa. ở miền Nam, các đồn điền của chủ nô da trắng cũng sử dụng sức
lao động của nô lệ ra đen…nhưng thực dân Anh lại ban hành một số đạo luật nhằm
ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ: như đạo luật cấm xây dựng
xí nghiệp luyện kim…ban hành nhiều thứ thuế…những chính sách này đã làm tổn
hại đến nền kinh tế quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên phản ứng mạnh mẽ
trong quần chúng nhân dân dẫn đến một loạt cuộc đấu tranh của quần chúng nhân
dân chống lại thực dân Anh.
2.
Khái niệm công trường thủ công
Công trường thủ công: Đơn vị sản xuất dựa trên sự phân công lao động và kĩ thuật,
làm bằng tay là chủ yếu. Nó tồn tại và phát triển ở các thành thị Tây Âu xuất hiện
từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII. Kĩ thuật sản xuất ở công trường thủ công vừa bằng
tay vừa bằng máy. Đây là bước tiến so với sản xuất thủ công đơn lẻ, bởi vì bước
đầu có sự chuyên môn hoá trong việc làm ra sản phẩm. Quan hệ sản xuất là chủ
thợ, đây là thời kì quá độ, bước chuyển bị chuyển qua giai đoạn sản xuất bằng máy
móc của chủ nghĩa tư bản ở thời kì sau cuộc cách mạng công nghiệp.
3. Đồn điền


Đất đai khai hoang lập thành do nhà nước phong kiến đứng ra tổ chức chi phí. Lực
lượng khai hoang là binh lính, tù binh, có khi cả dân cày nghèo.
Đồn điền được thành lập ở dộc chục đường giao thông chiến lược, các vùng đất
hoang vắng, có vị trí chiến lược quân sự quan trọng…kết hợp giữa nhiện vụ làm

kinh tế và quốc phòng.
4. Chế độ thuế tem. Anh đặt ra thuế tem đánh vào các mặt hàng nhập khẩu, thếu
tem động đến mọi hoạt động kinh doanh và ngay cả đối với các loại văn hoá phẩm.
Thực dân Anh muốm người dân Mí đống góp một khoảng tiền khoảng 100000 để
có thể duy trì một đạo quân khoảng 10000 người. Việc đánh thuế tem gây nên nỗi
căm phẫn lớn. Ngòi lửa đấu trnh bùng lên ở Botxon. Những nhân viên phụ trách
nghành này bị quần chúng nhân dân đấu tranh, đập phá, bôi nhựa đường dính lông
chin đầy người. Các cơ quan đánh thuế tem bị phá huỷ.
5. Sự kiện chè Botxton. Tháng 12/1773, khi ba chiếc tàu chở chè neo tại bến, thực
dân Anh dỡ hàng nhưng bị nhân dân chống lại. Đêm 16/12/1773 một nhóm nguỵ
trang thành thổ dân da đỏ dưới sự chỉ huy của Samieen Adam đã leo lên tàu lấy
343 thùng chè ném xuống biển. Số chè giá trị 100000 bảng Anh. Nhân dân Bắc Mĩ
coi đó là hành động chiến thắng. Còn Anh thì nổi giận ra hàng loạt sắc lệnh nhằn
trừng trị Bắc Mĩ và đòi nhân dân Bắc Mĩ phải bồi thường. Mùa xuân 1774 cảng
Botxton buộc phải đống cửa, việc buôn bán ngưng trệ các nhà máy không hoạt
động. Hàng ngàn công nhân bị thất nghiệp. Bọn thực dân Anh cho thống đốc bang
Masaxuxet nằm trong tình trạng bị đe doạ khủng bố đã dấy lên một phong trào
chuẩn bị lực lượng sẵn sàng đối phó với tình huống có thể xảy ra.
6. Đại hội lục địa lần thứ nhất, là một hội nghị gồm các đại biểu 12 trong 13 thuộc
địa Bắc Mĩ nhóm họp vào ngày 5/9/1774 tại Đại sảnh Carpenters thuộc thành phố
Philadenphia. Hội nghị được triệu tập để đối phó với việc Quốc hội Vương quốc
Anh thông qua những đạo luật cường bách mà người Mỹ tại thuộc địa gọi là những
đạo luật không khoan nhượng, Quốc hội có 56 thành viên tham dự. Họ được bổ
nhiệm từ các nghị viện của 12 trong 13 thuộc địa. Quốc hội họp ngắn ngủi để xem


xét các đối sách trong đó gồm việc tẩy chay giao thương kinh tế với Vương quốc
Anh; công bố một bản danh sách gồm các quyền của các thuộc địa và những lời
phàn nàn về chính sách của Vương quốc Anh. Quốc hội cũng kêu gọi triệu tập một
Quốc hội lục địa khác trong trường hợp lời thỉnh cầu của họ không thành công mỗi

đại biểu cũng hối thúc mỗi địa phương nên thành lập, huấn luyện quân đội của
mình.
7. Đại hội thuộc địa Anh thông qua bản Tuyên Ngôn Độc Lập (4/7/1776) sau đại
hội lục địa lần thứ nhất (9/1774 ở Phi-la-đen-phi-a) cuộc chiến tranh giữa quân đội
thuộc địa với quân đội thực dân bùng nổ. Lúc đầu, do chênh lệch lực lượng, tổ
chức lỏng lẻo chưa có quy củ nên quân đội của 13 thuộc địa chưa thắng lợi quân
đội chính quy của thực dân Anh.
Để giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc chiến, đồng thời nhanh chóng đưa
cuộc chiến đến thắng lợi, đại biểu các thuộc địa Anh quyết định triệu tập Đại Hội
lục địa lần thứ hai 10/5/1775. Tham dự đại hội có 56 đạ biểu của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ. Đại hội đã thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng.
- Thành lập Quân đội lục địa và bổ nhiện Giooc giơ Oa sinh tơn làm tổng chỉ huy.
- Kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội.
- Tuyên bố tách thuộc địa ra khỏi nước Anh.
- Đặc biệt ngày 4/7/1776, Đại hội lục địa lần thứ hai đã thông qua bản Tuyên Ngôn
độc lập.
Hình ảnh 13 SGK mô tả quan cảnh đại hội lục địa thứ hai của 13 thuộc địa Anh khi
thông qua bản tuyên ngôn độc lập, trong đó chúng to thấy có rất nhiều đại biểu của
các bang tham gia và Gio Han-cooc được bầu làm chủ tich đại hội lục địa lần thứ
hai. Đại hội lục địa lập ra uỷ ban soạn thảo Tuyên Ngôn độc lập, gồm Tomat Giepphep-xơn, Gion Adam, Ben-gia-min Phraco, Rogio Secmen và Robot Linvin Xton
Bức tranh tái hiện lại cảnh Tomat Giep-phep-xon và các thành viên còn lại của Uỷ
ban soạn thảo trình bày nội dung của bản Tuyên Ngôn độc lập trước các chủ trì đại
hội và toàn các đại biểu.


Gion Han-cooc là người đầu tiên kí vào bản tuyên ngôn sau đó là 56 người tham
gia đại hội cùng kí vào.
Nội dung bản tuyên ngôn đã tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và
chính thức tuyên bố tách 13 thuộc địa Anh ra khỏi chính quốc, thành lập một quốc
gia độc lập mang tên Hợp chúng quốc Mĩ.

Mặc dù còn một số hạn chế (không xoá bỏ chế độ nô lệ, chế độ bóc lột nhân dân và
nhân công lao động), nhưng vào thời điểm bấy giờ bản Tuyên NGôn có ý nghĩa
trọng đại, lần đầu tiên các quyền của con người và công dân được tuyên bố trước
toàn thể nhân loại. Với ý nghĩa lớn lao như vậy, ngày 4/7 là ngày vinh quang và
đáng nhớ của nước Mĩ, ngày tết độc lập và ngày Quốc khánh của Mĩ.
8. Chân dung Giooc gio Oa sinh tơn
- Giooc gio Oa sinh tơn (1732-1799) sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở bang
Viêc-gi-ni-a. Ông có thân hình khá cao, khuân mặt khá dài với đôi gò má nhô cao,
mũi thẳng cặp mắt xanh xám ẩn dưới hàng lông mày rậm và mái tóc nâu sấm. Ông
là người vô cùng trầm lặng, về cơ bản ông là người tốt bụng nhưng hơi nóng nảy.
- Năm 16 tuổi, ông trở thành kĩ sư và được nhận danh hiệu thiếu tá quân đội. Trước
khi diễn ra cuộc đấu traanh giành độc lập, ông từng chỉ huy quân đội ở ban Viêcgi-ni-a, tích cực đấu tranh chống chính sách thực dân Anh nhằm hạn chế sự phát
triển kinh tế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ.
- Ngay từ đầu, cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Đại
hội đã bầu Oa sinh tơn làm tổng chỉ huy lục lượng vũ tranh quân đội (15/6/1775).
Ở chức vụ này, ông đã thể hiện những phẩm chất đạo đức cao cả, lòng dũng cảm
và tài chỉ huy quân sự của mình. Với ông “gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo
vệ tự do của chúng ta, vì thế nó phải là vật đầu tiên cần dỡ bỏ khi tự do ấy được
thiết lập một cách vững vàng”. Quốc hội đã nhiều lần ban cho ông những quyền
hạn lớn, thậm chí quyền độc tài. Ông rất có uy tín trong quần chúng nhân dân và là
người có vai trò thúc đẩy cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ giành thắng lợi. Vào cuộc chiến tranh, một nhóm sĩ quan phản động âm
mưu xây dựng chế độ quân chủ và đề nghị trao ngai vàng cho Oa sinh tơn. Ông đã


lời từ chối đề nghị đó.Trong quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, ông dựa vào thế
hiểm trở của rừng núi, tạo ra cách đánh du kích, bắn tỉa từ xa. Quân Anh chỉ quen
cách đánh dàn trận hàng ngàng và đánh giáp lá cà, nên bị thất bại nhanh chóng.
- Tháng 10/1777, quân đội khởi nghĩa dưới sự chỉ đạo của Giooc Oa sinh tơn đã
giành thắng lợi lớn tại Xa-ra-tô-ga. Hơn 5000 quân Anh bị bắt làm tù binh , viên

tướng chỉ huy phải đầu hàng.
-Với hiệp ước Vec Xai 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập kết thúc, các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ được giải phóng và thực dân Anh phải công nhận nền độc lập ở nơi
này.
-Năm 1787, Giooc Oa sinh tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chủng
quốc Mĩ và được tái cử nhiệm kì hai vào năm 1792. Với những đóng góp to lớn đó,
tên của ông được đặt là thủ đô nước Mĩ thủ đô Oa sinh tơn.
9. Tình cảnh người nô lệ Châu Phi bán sang Châu Mĩ.
Những người da đen bị đều bị buộc cổ. Rồi người ta lại dùng một cái xích dài buộc
thành từng chuỗi 20 hay 30 người một. Trói như thế rồi, người ta dong họ ra tận
bến tàu. Người ta nhét họ chồng chất vào trong hầm tàu. Người ta nhét họ chồng
chất vào trong hầm tàu chật chội, tối om và nghẹt thở. Để “bảo đảm vệ vinh”,
người ta dùng roi quật họ tới tấp như mau để bắt họ nhảy nháo lên mỗi ngày vài
lần nhau, còn những người ốm bị coi là hàng hoá đã hư hỏng không bán được , bị
quẳng xuống biển. Khi biển động, người ta ném người da đen xuống biển để cho
tàu nhẹ. Nói chung khi chuyến tàu cập bến thì một phần tư chuyến hàng da đen đã
chết gục vì bênh truyền nhiễm hay chết ngạt.Những nô lệ còn sống sót bị đem
đóng dấu và đánh số bằng sắt nung đỏ như súc vật vậy, người ta đếm họ bằng
“tấn”, bằng “kiện” chứ không phải bằng đầu người…
10. Kênh hình


10.1 Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ


10.2. Lược đồ phát triển kinh tế Anh

10.3 Sự kiện chè
Botxtơn


10.3 Sự kiện chè Botxton


10.4 Đại hội 13 thuộc địa Anh thông qua bản Tuyên ngôn 4/7/1776

10.5 G.Oa - sinh - tơn (1732-1799)




×